Cập nhật thông tin chi tiết về Afc Từ Chối Đề Xuất Công Nghệ Var Ở Trận Đấu Thái Lan Gặp Việt Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trận mở màn vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, ĐT Thái Lan sẽ gặp ĐT Việt Nam vào ngày 5/9 trên sân Thammasat. Đây là trận đấu có tính chất cực kỳ quan trọng giữa 2 đội tuyển khi cả hai đều đặt mục tiêu giành ngôi đầu bảng G để có vé đi tiếp vào vòng loại thứ 3, qua đó hiện thực hóa giấc mơ tham dự World Cup 2022 tại Qatar.
Chính vì vậy Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) muốn sử dụng công nghệ VAR trong trận đấu này, nhằm tránh để xảy ra những sai sót từ phía trọng tài làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu.
Thực tế, công nghệ VAR đã được FAT áp dụng ở giải Thai League từ mùa giải 2018 và đã cho thấy sự hiệu quả của công nghệ này. Do đó FAT đã gửi đề xuất lên AFC về việc họ muốn đưa công nghệ VAR vào sử dụng ở trận “derby Đông Nam Á” giữa hai đội tuyển đang cạnh tranh vị trí số 1 trong khu vực. Tuy nhiên, đề xuất này của FAT đã bị AFC từ chối.
AFC không thể đồng ý áp dụng công nghệ VAR cho trận đấu ở Thái Lan, mà các trận đấu còn lại (như chỉ tính riêng ở bảng G) giữa Indonesia, Malaysia hay đội tuyển UAE lại không sử dụng, sẽ không đảm bảo sự khách quan, công bằng cho các bên.
Hoặc giả sử nếu áp dụng công nghệ VAR ở trận lượt đi giữa Thái Lan với Việt Nam, nhưng lượt về nếu Việt Nam chưa đủ điều kiện áp dụng công nghệ này thì cũng không đảm bảo sự nhất quán khi sử dụng công nghệ máy móc để hỗ trợ con người.
“Việc sử dụng công nghệ VAR ở mỗi nước lại khác nhau, cần xác định vị trí, số lượng camera và nhiều điều kiện kỹ thuật khác, do đó không phù hợp để áp dụng trong các trận đấu trên sân nhà ở nhiều quốc gia hiện nay”, AFC kết luận.
Dù từ chối áp dụng tại vòng loại World Cup 2022 nhưng AFC có thể sẽ đồng ý cho nước chủ nhà Thái Lan sử dụng công nghệ VAR tại VCK U23 châu Á vào đầu tháng 1 năm 2020. Lý do là bởi Thái Lan là quốc gia đăng cai, chủ nhà duy nhất của giải đấu, do đó việc áp dụng công nghệ này sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Công nghệ VAR lần đầu tiên được AFC áp dụng tại vòng tứ kết Asian Cup 2019 trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Nhật Bản. Ở trận đấu này, VAR đã từ chối bàn thắng của Maya Yoshida vào lưới Đặng Văn Lâm, nhưng sau đó VAR cũng đã giúp trọng tài công nhận pha phạm lỗi của Bùi Tiến Dũng với Ritsu Doan trong vòng cấm.
Nghiên Cứu Đề Xuất Tiêu Chí Khu Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: – Mục tiêu tổng quát: góp phần xây dựng hệ thống quy định của ngành du lịch Việt Nam nhằm quản lý và phát triển du lịch có hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và môi trường.- Mục tiêu cụ thể: Đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, làm cơ sở cho đầu tư, phát triển các khu du lịch sinh thái theo định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng: Nội dung chủ yếu và kết quả của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khu du lịch sinh thái với các tiêu chí nhận biết khu du lịch sinh thái.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí là các tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, phân loại khu du lịch sinh thái và giới hạn không đưa ra các tiêu chuẩn (các quy định để đánh giá) hay các chỉ tiêu (mức định ra để đạt tới), nếu có chỉ mang tính chất tham khảo, diễn giải.
+ Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, khu du lịch và khu du lịch sinh thái (các khái niệm, định nghĩa về du lịch sinh thái, khu du lịch sinh thái, điều kiện phát triển du lịch sinh thái, các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái…).
+ Kinh nghiệm và mô hình xây dựng, phát triển khu du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Malaysia…
+ Phân tích thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái hiện nay ở Việt Nam:
Tổng quan về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam (Đặc điểm của khách du lịch sinh thái ở Việt Nam; Một số tồn tại trong phát triển du lịch sinh thái hiện nay ở Việt Nam).
Thực trạng phát triển một số khu du lịch sinh thái ở Việt Nam (Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu du lịch sinh thái biển; du lịch sinh thái hồ; du lịch sinh thái miệt vườn)
+ Đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam:
Đề tài đã đưa ra khung một số tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam gồm:
Nhóm các tiêu chí về tài nguyên;
Nhóm các tiêu chí về quy mô, quy hoạch và kiến trúc cảnh quan;
Nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng – kỹ thuật du lịch;
Nhóm các tiêu chí về bảo vệ môi trường (Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hệ thống giám sát và báo động sự cố môi trường, quản lý năng lượng, quản lý nước, quản lý nước thải, quản lý chất thải rắn, quản lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn);
Nhóm tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng.
Đề tài đã xây dựng một Bảng nhóm tiêu chí và một số loại văn bản cần xem xét áp dụng để xây dựng tiêu chuẩn khu DLST ở Việt Nam.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xem xét các căn cứ đầu tiên công nhận các khu du lịch sinh thái tuy nhiên để có thể ban hành thành văn bản pháp lý cần tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho các khu du lịch sinh thái cụ thể (đến từng loại hình khu du lịch sinh thái theo vị trí địa lý như khu du lịch sinh thái ở vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển cũng như tiêu chuẩn theo từng loại hình tài nguyên du lịch sinh thái).Trên cơ sở có hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng và đánh giá, sẽ tiến hành cấp chứng chỉ khu du lịch sinh thái.
Vấn Đề Môi Trường Du Lịch Ở Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu giảm, một trong những nguyên nhân được chỉ ra là môi trường du lịch thiếu an toàn.
Tại các tỉnh thành có hoạt động du lịch phát triển như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu, nạn “chặt chém”, đeo bám du khách được phản ánh là gia tăng đáng báo động. Lại gia tăng tình trạng “chặt chém”
Dễ nhận thấy nhất là tình trạng tài xế taxi ăn chặn tiền. Trước đây, vi phạm chủ yếu là các taxi nhái nhãn hiệu, hoạt động tự do không có đơn vị quản lý, nhưng hiện nay nhiều tài xế taxi chính hãng cũng có những hành vi gian dối, ăn chặn tiền của du khách.
Lợi dụng khách nước ngoài không am hiểu ngôn ngữ, cánh tài xế tìm đủ mọi cách để “chặt chém” du khách. Lập lờ giữa tiền Việt và USD cũng là cách các tài xế này qua mặt du khách nước ngoài. Những trường hợp du khách nước ngoài đổi ngoại tệ ra tờ 200.000 đồng hoặc 500.000 đồng để trả tiền cho món hàng chỉ vài chục ngàn, nhưng người bán hàng… không trả lại tiền dư.
Anh Jean – Jacques Barre của Hãng lữ hành Freewheelin Tours cho biết: “Đa số khách của tôi hễ tự đi taxi đều gặp cảnh bị “chặt chém”. Tôi nghe rất nhiều lời phàn nàn về taxi ở Hà Nội, nào là bị tính giá cắt cổ, đồng hồ tính cước trên taxi nhảy nhót loạn xạ… Nhiều du khách bị đưa đi lòng vòng, từ đầu phố đến cuối phố khoảng 1 km, nhưng taxi đưa khách qua nhiều con phố khác rồi mới quay lại điểm cần đến”.
Sự hài lòng của du khách là tiền đề phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam. Ảnh: Lê Phú
Phản ánh của nhiều du khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ, hè cho thấy, tại hầu hết các điểm du lịch đều xảy ra tình trạng khách sạn, phương tiện vận chuyển, ăn uống tăng giá gấp 2 – 3 lần so với ngày thường. Các cơ sở dịch vụ “chặt chém” bằng nhiều chiêu thức khác nhau như không niêm yết giá hoặc niêm yết giá chung chung.
Tình trạng lập lờ về giá xảy ra phổ biến đối với mặt hàng hải sản như cân không chính xác; tăng giá thực phẩm vô tội vạ… Việc chủ quán chi hoa hồng từ 20 – 30% cho tài xế, xích lô nếu đưa được khách đến quán cũng dẫn đến nạn chèo kéo và đưa du khách đến quán ăn “chặt chém”. Tiếp tay cho tình trạng này có cả hướng dẫn viên du lịch nhằm hưởng tiền hoa hồng.
Các hiện tượng trên tác động xấu đến tâm lý du khách, nhất là đối với khách quốc tế, làm giảm sức hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam; đã có nhiều bài viết đăng trên báo nước ngoài, báo điện tử, lan truyền rất nhanh trên mạng Internet, tạo nên dư luận tiêu cực về hình ảnh du lịch Việt Nam.
Chính vì vậy, kết quả điều tra về tình trạng cướp giật, xâm hại tài sản của du khách chủ yếu dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin. Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL TP Hồ Chí Minh cho rằng: Để dẹp nạn cướp giật hoành hành, ngành du lịch thành phố đã phối hợp với các lực lượng chức năng và các quận trọng điểm vào cuộc quyết liệt. Thế nhưng, đến tháng 5, chiến dịch buông lỏng, lập tức tình trạng xâm phạm tài sản của du khách tăng lên. Nếu chỉ phát động thành chiến dịch trong một thời gian ngắn mà không làm quyết liệt, thường xuyên thì rất khó để dẹp bỏ những vấn nạn trên. Cần chế tài đủ sức răn đe
“Đa số người bán hàng rong là những người có thu nhập thấp không có điều kiện để mở một cửa hàng nhỏ để bán. Nếu ngành chức năng mở đợt ra quân xử phạt chỉ được một thời gian rồi họ cũng tìm cách trở lại”, anh Nguyễn Hùng, hướng dẫn viên lâu năm cho biết. “Đối tượng bị cướp giật, đeo bám, bắt chẹt khách thường gặp với đối tượng khách nước ngoài; còn khách nội địa thường gặp tình trạng nâng giá, ép giá tùy tiện”.
Chính vì vậy, muốn giải quyết được tình trạng “chặt chém”, đeo bám du khách, cơ quan chức năng cần giải quyết tận gốc vấn đề về an sinh xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là để người dân sống có thu nhập chính đáng từ dịch vụ du lịch.
Một số địa phương thành lập lực lượng xử lý nhưng mỗi nơi một kiểu như tại Đà Nẵng thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách; TP Hồ Chí Minh có lực lượng bảo vệ du khách, lực lượng thanh niên xung phong… Một số nơi yêu cầu niêm yết công khai giá dịch vụ, quy định mức sàn như tại Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Sầm Sơn (Thanh Hóa)…; Đặt biển quy định cấm hàng rong, đeo bám du khách tại Vũng Tàu; Lập đường dây nóng tại hiệp hội taxi Hà Nội, Sa Pa (Lào Cai)…
Theo Tổng cục Du lịch, mặc dù việc cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm trên cơ sở tự nguyện có từ năm 2008 do Sở VH,TT&DL các địa phương cấp biển hiệu, nhưng 4 năm qua, cả nước chưa có tổng kết về số lượng và chất lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Chiến dịch “Nụ cười Việt Nam”
Để xảy ra tình trạng “chặt chém”, đeo bám khách, Bộ VH,TT&DL chỉ ra một số nguyên nhân như: “Chính quyền một số địa phương còn buông lỏng quản lý môi trường du lịch. Các cơ sở kinh doanh còn có tình trạng lừa đảo, cướp giật, chèn ép du khách nhưng chính quyền sở tại chưa có giải pháp hữu hiệu để trấn áp, quản lý.
Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, không đủ tính răn đe, dễ tái phạm và thường có biểu hiện liều lĩnh hơn trong những lần vi phạm sau. Trong khi đó, lực lượng ngăn chặn chủ yếu là dân quân tự vệ, thanh niên xung phong… không chuyên trách nên thi hành nhiệm vụ không ít trường hợp bị các đối tượng tỏ thái độ coi thường, chống lại”.
Để hạn chế tình trạng “chặt chém”, đeo bám khách, Bộ VH,TT&DL dự kiến phát động chiến dịch “Du khách chính là người thân của mình” hoặc chiến dịch “Nụ cười Việt Nam” với mục tiêu giảm 30% số vụ việc xâm hại tài sản, tính mạng của khách du lịch (so với năm 2013); Đảm bảo ổn định giá cả dịch vụ phục vụ du lịch, tăng không quá 35% các dịp cao điểm, giảm 50% số vụ bắt chẹt giá cả khách du lịch khi tham gia giao thông và các dịch vụ du lịch (so với năm 2013); Không còn tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại các khu, điểm du lịch quốc gia.
Các giải pháp có thể áp dụng làm ngay như cung cấp thông tin chính xác về y tế, an ninh… qua Internet và các ấn phẩm, cẩm nang du lịch để du khách lựa chọn, phòng ngừa. Lập danh sách công bố công khai các địa điểm dịch vụ phục vụ du lịch đạt chuẩn, tin cậy và khuyến cáo các địa điểm không nên đến. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin khi xảy ra vụ việc du khách bị xâm hại, nhất là du khách người nước ngoài; tổ chức phối hợp xác minh ngay để truy xét bắt đối tượng, ngăn chặn tình trạng bán hành rong, lấn chiếm vỉa hè.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch mới được tổ chức, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đặt câu hỏi: Để xảy ra tình trạng “chặt chém” chèo kéo đu bám khách, ai chịu trách nhiệm: ngành du lịch hay của người đứng đầu địa phương? Muốn bảo vệ du khách, ngành du lịch không thể một mình làm được. Để giải quyết tận gốc vấn đề phải tìm ra nguyên nhân, động cơ để một số người “chặt chém”.
Mục đích muốn kiếm thêm thu nhập, vậy có cách nào điều tiết giữa thu lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Bộ VH,TT&DL hoàn thiện đề án với mục tiêu là “Việt Nam điểm đến hấp dẫn, an toàn thân thiện và văn minh”. Nụ cười của khách du lịch là tương lai của du lịch Việt Nam. Chúng ta phải lấy sự hài lòng của khách du lịch là tiền đề phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam.
“Về giải pháp thực hiện, Bộ VH,TT&DL cần xây dựng trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị hoàn thiện môi trường văn hóa Việt Nam từ nay đến 2015. Trong các giải pháp, tôi thấy việc thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách là cần thiết. Các tỉnh cần thành lập các trung tâm tại các điểm du lịch lớn. Bộ VH,TT&DL cần tham khảo địa phương để có hướng dẫn thành lập các trung tâm này. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ở địa phương về công tác du lịch.
Bộ VH,TT&DL chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương đề xuất, rà soát lại các văn bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch. Một vấn đề khác là công bố các danh sách đơn vị dịch vụ, thương mại đủ điều kiện kinh doanh về du lịch rất cần. Đồng thời có biểu tượng để khách hàng nhận biết, tiếp cận những cơ sở đạt chuẩn một cách rộng rãi.
Bên cạnh đó cần phân cấp quản lý theo cách, thành phố có BQL thì tại các địa điểm du lịch, cấp quận huyện, phường cũng phải có BQL du lịch riêng để sát sao tình hình, xử lý kịp thời những phát sinh xảy ra với du khách”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam
Từ những năm 80 trở lại đây, du lịch sinh thái đã phát triển như một hiện tượng, một xu thế được quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, nhiều du khách và nó đã trở thành vấn đề phát triển toàn cầu khi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra thông điệp “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển du lịch bền vững” (2002). Thực tế phát triển ở nhiều nước cho thấy việc tập trung phát triển du lịch thiên nhiên hay du lịch sinh thái đang là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong thu hút ngoại tệ. Theo tính toán của UNWTO, số lượng khách du lịch quốc tế năm 2007 tham gia loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 7% tổng số khách quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Con số này đến nay đã gia tăng lên nhiều hơn nữa.
Là một loại hình du lịch có trách nhiệm, bên cạnh những nguồn lợi kinh tế, du lịch sinh thái còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác như đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng địa phương. Phần lớn các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã thiết lập và duy trì hệ thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn đa dạng sinh học để phát huy khả năng khai thác phát triển du lịch sinh thái, mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục.
Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái
– Việt Nam là nơi cư trú của 21.000 loài thực vật, gần 12.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, nhiều loài được đưa vào Sách Đỏ của thế giới như Sao La, Vooc mũi hếch, Bò biển…
– Năm 2015, Việt Nam có: 31 vườn quốc gia; 64 khu dự trữ thiên nhiên; 16 khu bảo tồn loài – sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan.
– Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật (theo WCMC); một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và là một trong các nước được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu;
– Việt Nam được UNESCO công nhận 10 khu dự trữ sinh quyển thế giới;
– Việt Nam có 8 khu Ramsar của Thế giới.
Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Và gần đây nhiều hệ sinh thái nông nghiệp như các miệt vườn, các làng sinh thái thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch… Nó không chỉ góp phần đưa lại hiệu quả cho ngành kinh tế du lịch mà còn có ý nghĩa cao, tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương và đóng góp nỗ lực cho bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010 cũng như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cho thời kỳ mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luôn xác định du lịch sinh thái là một trong các dòng sản phẩm du lịch chính, có sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới của du lịch Việt Nam.
Theo các nhà khoa học, các hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái, trong đó đáng chú ý là các hệ sinh thái sau:
+ Hệ sinh thái trên cạn với đặc trưng của các kiểu rừng, đồng cỏ, núi cao, núi đá vôi, hệ sinh thái hang động.
+ Hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó đáng chú ý là các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển; đầm phá; hồ, đầm; sông suối kênh rạch. Việt Nam có 2 vùng đất ngập nước quan trọng là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
+ Hệ sinh thái biển, cồn cát ven biển, hệ sinh thái san hô, cỏ biển
+ Hệ sinh thái nông nghiệp đặc thù (ruộng lúa nước, ruộng bậc thang, miệt vườn…)
Không tách rời khỏi các hệ sinh thái trên là những giá trị văn hóa bản địa được nhiều thế hệ người Việt sáng tạo và vun đắp. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.
Du lịch sinh thái ở Việt Nam mới đi những chặng đường đầu tiên
Từ cuối những năm 90 trở lại đây, du lịch sinh thái đã nổi lên như một nhân tố mới cho ngành du lịch Việt Nam. Du lịch sinh thái đang dần phát triển để trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai gần. Nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên đang dần trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch như Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Hoàng Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Hương Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, YokDon, Nam Cát Tiên, Cà Mau… Nhiều khu du lịch sinh thái miệt vườn đang rất phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang… Bên cạnh đó là sự phát triển của các tour du lịch sinh thái sông, hồ, biển đảo như du lịch sinh thái sông Mekong, kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long, du lịch sinh thái hồ Ba Bể, hồ Đồng Mô, Vân Long, Rạn Trào, Cù lao Chàm, sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, rừng tràm Trà Sư…
Mặc dầu mới trải qua chặng đường đầu tiên, du lịch sinh thái Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể. Điều này được chứng minh bằng lượng khách du lịch tham gia loại hình du lịch sinh thái hay các hoạt động du lịch sinh thái tăng qua các năm. Khách du lịch quốc tế trải nghiệm du lịch sinh thái ở Việt Nam chủ yếu là các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và gần đây có sự tham gia của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách quốc tế thường đi theo nhóm nhỏ, ý thức cao và thể hiện rõ những đặc trưng của du lịch sinh thái cộng đồng (đi thành từng nhóm nhỏ, có khả năng chi trả cao, thích tự do khám phá, thích ngủ Homestay, thời gian cho mỗi chuyến đi khá dài…). Theo một số nhà chuyên gia du lịch, tỷ lệ khách quốc tế tham gia vào các tour du lịch sinh thái chỉ chiếm khoảng từ 5 – 8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch sinh thái không chỉ thu hút khách du lịch quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa. Lượng khách nội địa tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái có tỷ lệ đa phần là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên với mục đích nghiên cứu, tham quan, học tập kết hợp giải trí. Nhìn chung, khách nội địa có thời gian lưu trú ngắn, thường đi về trong ngày, mức chi trả dịch vụ không cao.
Các hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu hiện nay tại Việt Nam:
– Tham quan, dã ngoại tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã với các hoạt động như tham quan các vườn quốc gia, đi bộ trong rừng, ngắm chim, leo núi, lặn biển ngắm san hô.
– Tham quan thắng cảnh hang động.
– Tham quan các hệ sinh thái nông nghiệp như tham quan miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, tham quan các ruộng lúa bậc thang ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tham quan các vườn cây ăn trái ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
– Du thuyền trên sông, hồ tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái như các tour du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, du thuyền sông Hồng, sông Hương, sông Sài Gòn, sông Mekong… du lịch hồ Hòa Bình, hồ Ba Bể, hồ Thác Bà…
– Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái: nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các hang động.
Những hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái
Có thể thấy rằng, các chuyến du lịch đến các khu tự nhiên của Việt Nam hiện nay còn mang tính đại chúng, chưa đích thực là du lịch sinh thái. Du lịch với số đông thường gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hoá, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm. Trong khi đó công tác quy hoạch – phân vùng phát triển du lịch sinh thái còn nhiều bất cập do Du lịch Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể phát triển du lịch sinh thái – một trong 4 dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế phát triển du lịch sinh thái hiện nay. (Myanmar gần đây đã xây dựng Chính sách du lịch sinh thái Myanmar và Chiến lược quản lý các khu bảo tồn giai đoạn 2015 – 2025; Campuchia đã phát triển chính sách du lịch sinh thái cấp quốc gia; Lào đã có Chiến lược phát triển du lịch sinh thái và xây dựng kế hoạch hành động du lịch sinh thái).
Quy mô và hình thức tổ chức hoạt động sinh thái còn nhỏ lẻ, mờ nhạt. Đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa cao, chủ yếu vẫn là các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế mang tính chất bảo tồn và nâng cao năng lực cộng động tham gia vào du lịch sinh thái tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn.
Chưa có các nghiên cứu thị trường bài bản nên việc xác định thị trường mục tiêu, các phân đoạn thị trường khách du lịch sinh thái chưa rõ ràng cùng với đó là xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái còn yếu dẫn đến việc chưa thu hút, hấp dẫn khách đến với dòng sản phẩm du lịch sinh thái.
Mặt khác, một phần do hạn chế của công tác quản lý, một phần do ý thức du khách và người dân chưa cao nên những hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra tại các khu bảo tồn thiên nhiên như: Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn động vật trái phép, xả rác không đúng nơi quy định, khắc đẽo thân cây…
Thiếu sự đầu tư về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù cho phát triển du lịch sinh thái hoặc lại xây dựng bừa bãi, không tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, gây phá vỡ cảnh quan môi trường. Những trung tâm giáo dục và diễn giải môi trường cho cả khách du lịch và dân cư địa phương tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn rất hạn chế.
Điều bất cập hơn nữa là vai trò của cộng đồng địa phương chưa được coi trọng, lợi ích từ du lịch hầu như chưa đến được với họ.
Mặc dù phát triển du lịch sinh thái là một định hướng chiến lược trong phát triển du lịch của Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều hãng lữ hành, nhiều địa phương đã có những nỗ lực trong xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng tour du lịch, khu du lịch sinh thái, các mô hình phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng…tuy nhiên các hoạt động này vẫn còn ở hình thức và quy mô nhỏ, đơn giản.
– Biến đổi khí hậu
– Đa dạng sinh học bị suy thoái, thu hẹp, bị chia cắt, giảm chất lượng
– Cạnh tranh trong khu vực
– Nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch sinh thái
– Xu hướng phát triển du lịch sinh thái của thế giới và Việt Nam;
– Có nhiều bài học kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch sinh thái;
– Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam với định hướng ưu tiên phát triển du lịch sinh thái;
– Điểm đến an ninh, an toàn
– Liên kết phát triển sản phẩm trong nước và khu vực
– Chưa có Chiến lược cũng như quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, phân vùng dành cho du lịch sinh thái;
– Đầu tư phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế
– Sự suy giảm tài nguyên (do các hoạt động dân sinh, kinh tế khác và do thiếu đầu tư bảo vệ)
– Hoạt động du lịch sinh thái mới chỉ dừng lại ở du lịch dựa vào thiên nhiên, chưa thể hiện đặc trưng và yêu cầu của du lịch sinh thái;
– Nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái (điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái)
– Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái còn hạn chế;
– Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý phát triển du lịch sinh thái và công tác quản lý còn chồng chéo.
– Quảng bá du lịch sinh thái còn hạn chế về cả nội dung lẫn phạm vi.
– Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, đa dạng, độc đáo và được quốc tế công nhận;
– Đang dần hình thành những điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, mang tầm cỡ nổi bật toàn cầu;
– Đã có những kinh nghiệm nhất định trong tổ chức du lịch sinh thái. Nhiều công ty, hãng lữ hành đã xây dựng và bán tour du lịch sinh thái có chất lượng, uy tín đến 1 số thị trường;
Các không gian và loại hình sản phẩm du lịch sinh thái:
– Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Du lịch sinh thái – trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ. Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hệ sinh thái, đa dạng sinh học rừng á nhiệt đới núi cao và rừng thường xanh nhiệt đới; Hệ sinh thái nông nghiệp (Ngắm cảnh theo mùa, tham quan ruộng bậc thang)
– Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Du lịch sinh thái – khám phá đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên thế giới. Tham quan thắng cảnh, tìm hiểu hệ sinh thái núi đá vôi ngập nước – di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ Sông Hồng. – Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Du lịch sinh thái hang động và đa dạng sinh học Đông Trường Sơn. Tham quan, thám hiểm hệ sinh thái núi đá vôi, hang động di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng; Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu đa dạng sinh học Đông Trường Sơn. – Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Du lịch sinh thái biển đảo. Tham quan, trải nghiệm thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển: cồn cát, rạn san hô, thảm cỏ biển. – Vùng Tây Nguyên: Du lịch sinh thái – trải nghiệm cảnh quan vùng cao nguyên đất đỏ chúng tôi quan, tìm hiểu các hệ sinh thái rừng Khộp (rừng thưa lá rộng, rụng lá theo mùa). Du lịch sinh thái gắn liền du lịch cộng đồng và tham quan bản làng dân tộc. – Vùng Đông Nam Bộ: Du lịch sinh thái sông. Tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái dọc tuyến sông Sài Gòn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Du lịch sinh thái – hệ sinh thái đất ngập nước. Tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa với hệ thống các kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long; Tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái ngập mặn ven biển.
– Luật Đa dạng sinh học 2008
– Luật Bảo vệ môi trường 2014
– Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
– Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
– Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
– Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Nhận thức được và hưởng ứng nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc “Du lịch sinh thái – chìa khóa để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, Du lịch Việt Nam luôn xác định du lịch sinh thái là định hướng chiến lược trong phát triển và chắn chắn thể trong thời gian tới cần thực hiện nhiều giải pháp cụ để phát triển du lịch sinh thái vừa góp phần khai thác tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, vừa mang lại đóng góp hiệu quả trong phát triển du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Hà Nội, 2011
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Hà Nội, 2013
[5] Martha Horney; Ecotourism and Sustainable Development Second Edition; Island Press, 2008.
[6] UN General Assembly: Ecotourism key to eradicating poverty and protecting environment; PR No.: PR13001.
TS. Đỗ Thị Thanh Hoa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Bạn đang xem bài viết Afc Từ Chối Đề Xuất Công Nghệ Var Ở Trận Đấu Thái Lan Gặp Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!