Cập nhật thông tin chi tiết về Bắc Mê Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bắc Mê Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch
Tour du lịch Hà Giang- Bắc Mê là huyện vùng sâu của tỉnh Hà Giang, nơi được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên quý giá, giàu tiềm năng để trở thành vùng du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn. Trong những năm gần đây, Bắc Mê đã tích cực khai thác thế mạnh về du lịch, thu hút hàng nghìn du khách tham quan du lịch mỗi năm và trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh.
Giới Thiệu Dốc Bắc Sum- Hà Giang
Bắc Mê Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch
chương trình- Bắc Mê là huyện vùng sâu của tỉnh Hà Giang, nơi được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên quý giá, giàu tiềm năng để trở thành vùng du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn. Trong những năm gần đây, Bắc Mê đã tích cực khai thác thế mạnh về du lịch, thu hút hàng nghìn du khách tham quan du lịch mỗi năm và trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh.
Đến với Bắc Mê, du khách không những được khám phá, tìm hiểu thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa – khảo cổ, hệ thống hang động phong phú mà còn được hòa mình vào cuộc sống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây.
Nằm cách thành Phố nơi này 56 km về phía Đông, phía Bắc giáp huyện Yên Minh, phía Nam giáp huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang, Bắc Mê được chia thành 2 tiểu vùng sinh thái rõ rệt: Vùng núi cao gồm các xã Phiêng Luông, Đườngm, Đường Hồng, Phú Nam, Yên Cường, Giáp Trung và một số thôn của xã Yên Phong, Yên Phú và Minh Sơn có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 800 đến 1.400m, lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.600 mm. Vùng núi thấp gồm các xã còn lại có độ cao trung bình từ 100 đến 500m so với mực nước biển. Với tính chất như vậy nên đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 9.299 hộ, 46.879 nhân khẩu. Có 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 37,86% là dân tộc Dao, 22,34% là dân tộc Tày, 22,21% là người Mông, còn lại là các dân tộc khác. Sự đa dạng của dân tộc cùng với nhiều giá trị văn hóa mang bản sắc riêng, kết hợp sự giao lưu, đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đầy cuốn hút nơi đây.
Với rất nhiều lợi thế về sinh thái tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, phong tục tập quán truyền thống để phát triển tốt các loại hình du lịch, huyện Bắc Mê đã tập trung vào một số loại hình đặc trưng như: Du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch lòng hồ… Các loại hình này bước đầu đã phát huy hiệu quả thu hút được khách tham quan, du lịch. Nhận rõ những tiềm năng to lớn được thiên nhiên ban tặng, huyện Bắc Mê đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2010. Theo ông Vi Hữu Cầu, Bí thư Huyện ủy cho biết: Sau 5 năm triển khai đề án quy hoạch phát triển du lịch, đến nay hoạt động du lịch huyện nhà đã đạt được một số kết quả khả quan, có tính định hướng cho phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Huyện đã tiến hành quy hoạch các điểm du lịch như: Điểm du lịch trung tâm huyện, điểm du lịch cụm lịch sử văn hoá khảo cổ Yên Cường, điểm du lịch sinh thái đa dạng sinh học Phiêng Luông, điểm du lịch tại các làng văn hoá du lịch cộng đồng Bản Lạn (Yên Phú), Bản Nghè (Yên Cường), Tắn Khâu (Phú Nam), Thôn Phiêng Đáy (Phiêng Luông). Xây dựng các tua tuyến du lịch và các điểm dừng chân để liên kết giữa các tuyến, các điểm du lịch trong và ngoài huyện, cụ thể đã xây dựng tuyến thành phố nơi đây – Bắc Mê theo trục đường Quốc lộ 34 kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Cao Bằng và các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh; tuyến Bắc Mê – Nà Hang – Ba Bể (bằng đường thuỷ). Ngoài ra, huyện còn chủ trương lập thêm một số tuyến nội huyện đường bộ và đường thuỷ kết hợp như: Tuyến Bắc Mê – Phiêng Luông – Thượng Tân; tuyến Minh Ngọc – Thượng Tân – Lạc Nông – Bắc Mê. Huyện đã hoàn thành việc xây dựng Bến thuyền Yên Phú, Bến thuyền Thượng Tân. Đầu tư mua sắm 1 tàu du lịch 30 chỗ, 1 nhà nổi, 1nhà sàn phục vụ công tác phát triển du lịch. Đầu tư, hỗ trợ xây dựng 3 làng văn hoá du lịch cộng đồng. Trong đó hỗ trợ làng văn hoá du lịch cộng đồng Bản Lạn (Yên Phú) xây dựng đường bê tông nội thôn, làm các công trình vệ sinh, di rời chuồng trại gia súc ra xa nhà… Cùng với việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng là việc bảo tồn, phát triển vốn văn hoá phi vật thể làn điệu Then, Lượn, Cọi, lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày… Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, dệt mành cọ, nấu rượu, rèn… đang phát triển mạnh mẽ tại các xã: Yên Cường, Phú Nam, Yên Định, Giáp Trung. Các mặt hàng lưu niệm đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã đã trở thành món quà không thể thiếu của mỗi du khách khi đến với Bắc Mê. Nhờ vậy, trong 5 năm phát triển du lịch, số lượng khách tham quan, du lịch trên địa bàn huyện tăng mỗi năm. Trong năm 2010, số lượng khách tham quan, du lịch trên địa bàn huyện đạt trên 1000 lượt người, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 500 triệu đồng.
Mặc dù Bắc Mê có những tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch nhưng hiện nay vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa thực sự thu hút khách du lịch và tạo ra doanh thu lớn cho huyện. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch dịch vụ, các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng trên địa bàn chưa đáp ứng cho phát triển du lịch. Ngoài các điểm, cụm, khu di tích lịch sử đã được quy hoạch, những nơi được thiên nhiên ban tặng tiềm năng về du lịch sinh thái chưa có sự đầu tư, tác động tích cực để phát triển du lịch.
Chiến lược phát triển du lịch trong thời gian tới, huyện đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành từng bước xây dựng bộ máy quản lý về du lịch. Huyện cũng sẽ tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 34 đến các điểm du lịch. Đồng thời, sẽ có cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút, mời gọi các nhà đầu tư tích cực khai thác thế mạnh, tiềm năng; liên kết với các huyện, tỉnh lân cận xây dựng các tour du lịch; sản xuất các sản phẩm du lịch đặc trưng, mở rộng quảng bá các di tích, khu du lịch sinh thái, các ngành nghề truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian, khôi phục lễ hội truyền thống… Với những hướng đi ấy, huyện Bắc Mê đã và đang từng bước đánh thức tiềm năng, đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế, hình thành các trung tâm du lịch với các loại hình đa dạng, để thực sự là điểm đến lý tưởng cho du khách khi về với Bắc Mê.
Nguồn: Theo baohagiang
Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch
An Giang là vùng đất có nhiều tiềm năng để khai thác ngành du lịch, thu hút gần 6 triệu lượt khách du lịch tìm về mỗi năm. Bên cạnh những lợi thế sẵn có từ thiên nhiên, An Giang còn có nhiều đặc sản mang hương vị miền sông nước như: bánh phồng Phú Mỹ, mắm Châu Đốc, đường Thốt Nốt,… Ngoài ra, còn có dầu ăn cao cấp Ranee do Tập đoàn Sao Mai sản xuất. Đây là loại dầu ăn tinh luyện từ mỡ cá tra với hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên rất cao, được quản lý VSATTP rất nghiêm ngặt. Nhiều du khách đã tìm mua làm quà biếu mỗi khi đặt chân về vùng đất Thất Sơn.
Ông Nguyễn Tấn Sơn – Tổng GĐ CT CP DL An Giang (trái) và ông Phạm Thế Triều – Phó GĐ Sở Văn hóa Thể thao và DL tỉnh An Giang (phải) – hai nhà kiến tạo du lịch An Giang
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) An Giang, giai đoạn 2011 – 2015 lượng du khách đến tham quan An Giang tăng bình quân 8,4%/năm, doanh thu du lịch tăng 17%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành du lịch đạt 4%/năm. Tuy nhiên, du lịch An Giang vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và công năng vốn có, vì chỉ mới khai thác tiềm năng “thiên tạo” mà chưa chú trọng đến chất lượng của những công trình “nhân tạo” như: hệ thống nhà hàng – khách sạn, cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ vui chơi, giải trí,…
Là người luôn tâm huyết, dõi theo từng bước tiến của du lịch tỉnh nhà, ông Phạm Thế Triều – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL An Giang cùng ông Nguyễn Tấn Sơn – Tổng Giám đốc Công ty CP Du lich An Giang đang hợp tác và khẩn trương kiến tạo lại du lịch tỉnh nhà bằng những hướng đi riêng táo bạo. Với sự đồng hành của Tập đoàn Sao Mai, những ý tưởng độc đáo cho việc phát triển du lịch tỉnh đang nhanh chóng biến thành hiện thực. Trong thời gian tới, Sao Mai sẽ gánh vác sứ mệnh quan trọng bằng công cuộc tái cấu trúc ngoạn mục cho Công ty CP Du lịch An Giang. Đó chính là khát vọng, là tâm huyết lớn lao mà biết bao thế hệ lãnh đạo tỉnh An Giang đã nỗ lực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Những khởi sắc mới
Với bề dày 38 năm trong nghề, Công ty CP Du lịch An Giang đã từng là đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu trong cả nước, có 6 nhà hàng – khách sạn khang trang, 6 nhà máy chế biến và xuất khẩu gạo quy mô lớn, trải dài nhiều huyện thị trong tỉnh, có 2 khu du lịch mang dấu ấn lịch sử là Đồi Tức Dụp và Bến đá Núi Sam. Tuy nhiên, những nơi này cần phải cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện thêm cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) để theo kịp vòng xoay của thời gian, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng. Ông Phạm Thế Triều cho biết: ” CSVCKT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch của khách hàng. Một CSVCKT tốt thì bản thân nó đã phản ánh một dịch vụ tốt “. Vì thế, Sở VHTT&DL tỉnh An Giang đang phối hợp cùng lãnh đạo Công ty CP Du lịch An Giang nâng cấp, sửa chữa, đầu tư thêm CSVCKT cho các khu du lịch trọng điểm thuộc công ty. Cụ thể, khu du lịch Bến đá Núi Sam đang được lên kế hoạch sửa chữa những trang thiết bị cũ, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để nâng cấp thêm các phòng VIP đạt tiêu chuẩn 4 sao để phục vụ khách hàng. Quầy trưng bày quà lưu niệm của khu du lịch cũng sẽ được sửa chữa để quảng bá những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng và các đặc sản miền bảy núi đến với du khách.
Với định hướng phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty CP Du lịch An Giang đang cho các kiến trúc sư có kinh nghiệm lấy lại bản đồ không ảnh để quy hoạch tổng thể, tôn tạo cảnh quan, mở rộng thêm diện tích và các loại hình dịch vụ vui chơi – giải trí cho khu du lịch Tức Dụp. Đây là căn cứ địa hào hùng một thời của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thu hút du khách tìm về thưởng ngoạn. Thêm vào đó, Sao Mai cũng đang trình tỉnh kế hoạch đầu tư khu du lịch sinh thái ở phường Vĩnh Mỹ, TP.Châu Đốc với diện tích rộng đến 30ha tạo nên sức hút cho du lịch An Giang.
Ông Nguyễn Tấn Sơn – Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch An Giang cho biết: “An Giang có nhiều khách đến tham quan, nhưng số du khách lưu trú lại thấp và thiếu các dịch vụ đa dạng phục vụ khách hàng dẫn đến nhiều yếu kém”. Để níu chân du khách dài ngày, công ty sẽ đề xuất với Tập đoàn Sao Mai đầu tư thêm một khách sạn 5 sao ở Núi Sam và nâng cấp CSVCKT cho các hệ thống nhà hàng – khách sạn thuộc công ty. Đặc biệt, Tập đoàn đã đầu tư gần 2 tỷ đồng cho phòng ăn VIP của khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên. Phòng ăn có diện tích hơn 78m2 với điểm nhấn đặc biệt là chiếc bàn ăn tròn với sức chứa “khủng” gần 30 người. Đến với phòng ăn VIP của khách sạn Đông Xuyên, quý khách không chỉ thỏa vị với những món ăn mang hương vị Mekong, được mãn nhãn với một thiên cảnh ở trung tâm bàn ăn mà còn được lắng lòng với những cung bậc âm nhạc phát ra từ giàn nhạc nước trên chiếc bàn đặc biệt ấy. Những dòng nước nhỏ li ti xung quanh trung tâm bàn sẽ phun theo điệu nhạc tạo nên cảm giác trong lành, yên bình cho thực khách như đang đắm mình trong khung cảnh sông nước thơ mộng của quê hương An Giang. Một sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa ẩm thực và nghệ thuật tạo nên cảm giác thích thú cho thực khách khi ngồi vào chiếc bàn ăn đó. Bốn mặt của phòng ăn được thiết kế bởi các khung cửa kính sang trọng sẽ giúp quý khách ngắm nhìn được toàn cảnh trung tâm của chúng tôi Xuyên lung linh khi lên đèn. Đây là một phòng ăn VIP đặc biệt chỉ ở khách sạn Đông Xuyên mới có.
Những kế hoạch táo bạo mà hai nhà kiến tạo nói trên đang cùng Tập đoàn Sao Mai thực hiện chính là động thái tích cực mang lại điểm sáng mới cho Công ty CP Du lịch An Giang, góp phần đưa du lịch An Giang “trở mình” sau một “giấc ngủ” dài. Từ đây, du lịch An Giang hứa hẹn sẽ có thêm nhiều khởi sắc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quê hương Bác Tôn kính yêu theo đúng định hướng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đề ra cho giai đoạn phát triển từ năm 2014-2020.
Đinh Lăng
“Đánh Thức” Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Phía Tây Bắc
Để có thể phát triển du lịch phía tây bắc thành phố, ngành du lịch cũng như chính quyền địa phương cần tạo ra động lực, cũng như sự kết nối, hình thành tour, tuyến, sản phẩm du lịch hoàn thiện. Theo đánh giá của những người làm du lịch, cần có sự tư vấn giám sát của các chuyên gia để phát triển theo đúng định hướng. Chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hỗ trợ người dân địa phương cùng tham gia vào việc phát triển du lịch.
Ẩm thực địa phương sẽ là một trong những điểm nhấn để phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái tại tuyến tây bắc thành phố. Trong ảnh: Người dân tộc Cơ tu (huyện Hòa Vang) đang tái hiện lại những món đặc sản địa phương. Ảnh: THU HÀ
Phải xây dựng được sản phẩm tour hoàn thiện
Ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (Vitours) cho rằng, xu hướng hiện nay của một số thị trường khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế thường thích những sản phẩm du lịch gắn liền với trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa địa phương… Do đó, nếu làng nghề nước mắm Nam Ô kết nối với các điểm đến khác như tại khu vực sông Cu Đê, lên Hòa Bắc rồi vòng về Túy Loan sẽ tạo thành những sản phẩm du lịch mới, độc đáo.
Tại đây đang có một số khu du lịch được hình thành theo ý tưởng của những người làm du lịch cộng đồng và các điểm đến này dần được du khách địa phương và trong nước biết tới thông qua các trang mạng xã hội. Do đó, nên tận dụng cơ hội này để hình thành những sản phẩm du lịch cụ thể như có thêm một số vườn cây ăn trái và chăn nuôi; sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông, bảng chỉ dẫn cho du khách…
Đồng quan điểm, ông Lê Thiên Tư, Giám đốc Công ty Du lịch V.E.I nhìn nhận, muốn phát triển du lịch phía tây bắc thành phố nhất định phải “lên được” đường tour và thiết kế thành các sản phẩm hoàn thiện. Có thể là tour trải nghiệm, khám phá phía tây bắc thành phố bằng các phương tiện như ô-tô, đạp xe, chèo thuyền, vòng về làng rau Túy Loan… Có thể hình thành sản phẩm tour 2 ngày 1 đêm, kết hợp sông, suối, làng xã để lên sản phẩm cho phù hợp. “Thành phố nên tổ chức những chuyến khảo sát tại khu vực này cho những cá nhân, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch chuyên nghiệp để họ có thể thiết kế thành các tour hoàn chỉnh. Từ đó sẽ thấy được còn thiếu vắng những dịch vụ, tiện ích gì để bổ sung, kêu gọi đầu tư, hoàn thiện sản phẩm”, ông Tư gợi ý.
Ông Bùi Đức Vũ, chủ khu du lịch Yên Retreat (thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) thì cho rằng, tuyến tây bắc có rất nhiều nơi có thể hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn như chèo kayak trên sông Cu Đê, đạp xe… Những sản phẩm này phù hợp với các thị trường khách quốc tế châu Âu, châu Mỹ (thích những điểm đến mang tính trải nghiệm, hoang sơ…). Vì thế, các doanh nghiệp, những người làm du lịch cộng đồng nên bắt tay, kết nối với nhau để hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm.
Cần cơ chế, chính sách “mở”
Ông Lê Tấn Thanh Tùng cho rằng, khu vực phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng ở phía tây bắc thành phố khi khớp nối giao thông được hoàn thiện thì không nên xây dựng quá nhiều cơ sở lưu trú ở khu vực này, mà cần hình thành những cụm dịch vụ trải nghiệm cho du khách. Nếu xây dựng cơ sở lưu trú thì nên quy hoạch thành từng khu vực tách biệt, vì khi khách du lịch lên quá đông sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương nên tạo cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, khuyến khích cho chính người dân trực tiếp tổ chức, quản lý.
Ông Lê Thiên Tư nhìn nhận, loại hình du lịch trải nghiệm ở phía tây bắc còn khá mới mẻ ở Đà Nẵng nên cần sự vào cuộc của lãnh đạo thành phố, chính quyền địa phương, đặc biệt các đơn vị lữ hành, để giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho du khách. Chính quyền địa phương có thể hỗ trợ bằng cách quy hoạch các khu vực cụ thể để các đơn vị khai thác, kinh doanh loại hình du lịch này có thể tổ chức các hoạt động cộng đồng, trải nghiệm cho du khách. Các doanh nghiệp thì hỗ trợ trong việc kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đối tác, du khách…
Bà Lê Thị Kim Chi, Giám đốc Khối thị trường trong nước, Công ty CP Việt Nam Travel Mart mong muốn, ngoài việc xây dựng phát triển sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông. Nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển thành công, kết nối được với du khách là nhờ đến các công tác truyền thông; vì thế cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, phải giới thiệu, đưa ra cho khách thấy chúng ta có sản phẩm gì thì khách mới biết mà tới.
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Nguyễn Xuân Bình, hiện nay, huyện Hòa Vang cũng đang làm đề án để phát triển loại hình du lịch này trên quy mô rộng hơn, tạo thành sản phẩm chuyên biệt. Riêng với những sản phẩm hiện tại như homestay tại Hòa Bắc, ngành du lịch thành phố sẽ đưa sản phẩm này vào các chương trình quảng bá của thành phố để giới thiệu với đối tác, khách hàng. Về lâu dài bản thân các cơ sở cũng phải tăng cường các khâu quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình hơn nữa. Ngoài ra, Sở Du lịch sẽ phối hợp với các sở, ngành để hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng cho những người dân địa phương có nhu cầu muốn phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái… giúp tự bản thân người dân có thể làm du lịch một cách bền vững.
UBND huyện Hòa Vang đang xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030, trong đó xác định các cụm du lịch cộng đồng du lịch trọng tâm. Cụ thể gồm: cụm du lịch cộng đồng Tà Lang – Giàn Bí với trọng điểm du lịch không gian sinh thái, văn hóa người Cơ tu; cụm du lịch cộng đồng An Định – Phò Nam – Lộc Mỹ với trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng, cắm trại, thám hiểm núi rừng, tổ chức các trò chơi sông và trải nghiệm nông nghiệp; cụm du lịch cộng đồng Túy Loan – Thạch Nham Tây – Thái Lai – Phú Túc với trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái cộng đồng, trải nghiệm văn hóa làng nghề đậm chất miền quê Trung bộ.
Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch Lục Ngạn
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 40km và cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Đông Bắc. Đây là vùng đất cổ có bề dày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm với nhiều địa danh hiển hách đã được lưu truyền trong sử sách như: Động Giáp, Đèo Ải, Nội Bàng, Bến Bò, Nam Điện… Không những thế, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Lục Ngạn một tiểu vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ, để rồi hôm nay, huyện miền núi Lục Ngạn đã trở thành một vùng cây ăn quả trù phú và những sản vật nổi tiếng của cả nước như vải thiều, mỳ Chũ, rượu Kiên Thành và nếp cái hoa vàng Phì Điền. Trong đó tiếng thơm của Vải thiều thơm ngon, bổ dưỡng đã và đang chắp cánh cho thương hiệu Lục Ngạn không ngừng vươn xa ra khắp trong và ngoài nước. Không chỉ có vậy, nơi đây còn có nhiều quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tạo nên một tiềm năng du lịch hấp dẫn đang mời gọi du khách gần xa đến với vùng quê Lục Ngạn. Mỗi khi nhắc đến Lục Ngạn, người ta nghĩ đến vùng đất này không chỉ là vùng đất đã viết nên bao huyền thoại, với những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, những thắng cảnh nguyên sơ, thơ mộng du khách còn biết đến Lục Ngạn như là kinh đô của quả vải thiều vang danh khắp chốn gần xa.
Ảnh sưu tầm
Có thể thấy, Lục Ngạn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai… cho nên nơi đây rất phù hợp với việc phát triển các loại cây ăn quả đặc biệt là vải thiều, đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của địa phương mà khắp bốn phương đâu đâu ai cũng biết đến. Nếu như hơn 20 năm trước, ở Lục Ngạn là một vùng đất đồi cằn đá sỏi, hoang sơ thì giờ đây với bàn tay, khối óc của người Lục Ngạn đã biến vùng đất này thành những miệt vườn trù phú với cây vải thiều, để rồi hôm nay, vùng Lục Ngạn được bạn bè khắp gần xa biết đến như một vương quốc vải thiều, viên ngọc xanh nơi phên dậu phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Những khu vườn đồi trồng vải vươn dài, trải rộng từ vùng thấp đến vùng cao đã và đang tạo ra cho nơi vùng quê này một môi trường sinh thái trong lành mát mẻ, một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với màu xanh ngút tầm mắt. Nếu những ai đã từng đến Lục Ngạn vào mùa xuân, khi cả vùng đồi Lục Ngạn khoác trên mình tấm áo trắng tinh khôi của hoa vải sẽ thấy lòng mình thư thái đến lạ thường, hương thơm từ mật hoa đã mời gọi hàng chục nghìn đàn ong về làm mật. Khi cả vùng Lục Ngạn được tô điểm lên màu đỏ rực của vải thiều chín, những vườn vải thiều chín lúc lỉu rung rinh dưới nắng hè càng tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm phần sống động. Hương vị ngọt ngào của quả vải cùng với tình người đất vải đang là điểm nhấn mời gọi du khách gần xa về với vùng quê Lục Ngạn. Du khách đến với Lục Ngạn vào dịp này sẽ thỏa sức đi thăm các vườn vải thiều chín, được tận tay ngắt trái vải chín mọng trên cây để mềm môi thưởng thức mà cảm nhận được duyên đất và tình người được chắt chiu trong đó. Thăm vườn vải thiều, kết hợp với các dịch vụ nhà vườn sinh thái sẽ là một trong những loại hình du lịch hấp dẫn được khai thác trong tương lai không xa ở huyện miền núi Lục Ngạn.
Không chỉ có vải thiều, du khách đến Lục Ngạn còn được thưởng thức nhiều loại trái cây khác như hồng Nhân Hậu, táo Đài Loan, cam Đường Canh hay Bưởi Diễn… đây cũng là những đặc sản mà du khách thường chọn lựa sau mỗi chuyến thăm quan để làm quà tặng cho người thân.
Đến với Lục Ngạn, ngoài việc thăm quan các miệt vườn trái chín, du khách sẽ không quên một lần đến thăm làng nghề truyền thống nơi bên kia dòng sông Lục hiền hòa và nếm thử hương vị dẻo dai, béo ngậy của đặc sản mỳ Chũ. Sợi mỳ mềm, dẻo, dai, có màu trắng ngà rất được du khách trong và ngoài nước tin dùng, bên cạnh đó Lục Ngạn còn nổi tiếng với sản phẩm mật ong hoa vải có chất lượng cao, tăng cường sức khỏe, làm thuốc chữa bệnh…
Cách thị trấn Chũ, về phía Tây Bắc chừng 10 đến 30km, du khách sẽ được đắm mình trong không gian mênh mông sơn thủy hữu tình của hồ Khuôn Thần và hồ Cấm Sơn. Đây là 2 địa danh nổi tiếng về du lịch sinh thái hấp dẫn và thu hút đông khách đến thăm nhất của huyện Lục Ngạn nói riêng và của Bắc Giang nói chung. Du khách đến nơi đây sẽ được tắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, được chèo thuyền câu cá, kết hợp với nghỉ dưỡng và đi bộ leo núi….so với hồ Khuôn Thần thì hồ Cấm Sơn có diện tích lớn hơn, hồ có diện tích mặt nước là 2650ha, dài khoảng 26 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 7km, mặt nước trong xanh phẳng lặng, đan xen giữa mặt hồ là các đảo nổi nhấp nhô, xung quanh mặt hồ là những dãy núi cao và làng xóm bao bọc trùng điệp. Tại đây, du khách sẽ được cảm nhận bầu không khí trong lành mát mẻ, được hòa nhập với thiên nhiên tuyệt diệu, phong cảnh hữu tình, trên mây dưới hồ nước…. Hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần là hai dự án nằm trong tổng số 8 dự án được tỉnh Bắc Giang kêu gọi đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 (Hồ Cấm Sơn số vốn đầu tư là 4000 tỷ, với diện tích từ 1000-2300ha. Hồ Khuôn Thần số vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng diện tích khoảng 400 ha).
Hồ Khuôn Thần xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh TTXTDL
Đến với Lục Ngạn du khách không chỉ được thưởng thức những sản vật nổi tiếng của địa phương, được du ngoạn trên hồ Khuôn Thần và hồ Cấm Sơn mà còn được tham quan các di tích lịch sử văn hoá đã có từ lâu đời như đền Từ Hả, xã Hồng Giang; đền Cầu Từ, xã Phượng Sơn và mới đây là khu di tích lịch sử văn hóa chùa Am Vãi (hay còn gọi là Am Ni Tự) tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Am Ni (núi Quan âm) thuộc xã Nam Dương, chùa nằm trên sườn núi cao hơn so với mực nước biển 700m thuộc vòng cung Yên Tử. Từ trên cao nhìn xuống thung lũng trải một màu xanh mượt, đan xen là sông uốn khúc như dải lụa bạc. Cảnh sơn thủy hữu tình lại có thêm ngôi chùa cổ càng làm tăng thêm vẻ đẹp của vùng đất nơi đây. Bên cạnh đó Lục Ngạn còn là mảnh đất lưu giữ những giá trị di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc của đồng bào các dân tộc của tỉnh Bắc Giang như lễ hội đền Từ Hả, xã Hồng Giang và các hội hát soong hao, hát sli, hát lượn… nay đã trở thành nét văn hóa được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Những giá trị trên là điều kiện lý tưởng để Lục Ngạn phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch tâm linh…
Có thể nói, Lục Ngạn là miền đất cổ có từ lâu đời, giàu truyền thống lịch sử văn hóa, trải qua sự thăng trầm của lịch sử, đến nay Lục Ngạn vẫn còn lưu giữ được nhiều những di tích lịch sử có giá trị văn hóa như thành nhà Mạc tại xã Phượng Sơn, nơi đây là địa điểm phòng tuyến chống quân Nguyên-Mông của Trần Hưng đạo. Vùng đất Lục Ngạn cũng là nơi sinh ra những bậc hào kiệt anh hùng như tướng quân Thân Cảnh Phúc, theo truyền thuyết ông là Phò Mã của vương triều nhà Lý là người văn võ song toàn, có công đánh đuổi giặc Tống vào thế kỷ XII, Quân Tống khiếp sợ ông và phong ông là Thiên Thần Động Giáp.Hiện nay, tại đền Từ Hả, xã Hồng Giang là nơi nhân dân tôn thờ và tưởng niệm đến công lao to lớn của ông. Lục Ngạn còn được du khách gần xa biết đến với ngôi đền Cầu Từ nổi tiếng linh thiêng, trong đền có cây Thị cổ thụ to khoảng vài người ôm không hết, lá quanh năm xanh tốt, theo các cụ cao niên trong làng cho biết cây Thị có khoảng trên 600 trăm năm tuổi. Kế bên đền là một khu đất nhỏ đã được các nhà khảo cổ học khai quật và phát hiện một số gạch ngói niên đại khoảng thời Lý( thế kỷ thứ XI-XII).
Lục Ngạn cũng là nơi sinh sống của đông đồng bào dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao và dân tộc Hoa…bởi vậy, nơi đây còn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Du khách lên Lục Ngạn và đi chợ hội vùng cao, sẽ được nghe câu sloong hao chợ Cầu Trắng xã Phong Vân, chợ Thác Lười xã Tân Sơn, nghe câu Soong cô của dân tộc Sán Dìu, điệu then tình tứ của người Tày và tiếng Khèn gọi bạn của người Dao Na Lang hay điệu Sịnh ca của dân tộc Cao Lan, xã Đèo Gia… Đặc biệt những nét văn hóa ấy được hội tụ trong ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc Lục Ngạn được tổ chức hàng năm vào ngày 18, tháng 2 âm lịch đã trở thành bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Lục Ngạn.
Tuy nhiên, để Lục Ngạn trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tương lai lại là cả một quá trình dài bền bỉ phấn đấu của các cấp, ngành và nhân dân địa phương. Ngoài sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương Lục Ngạn rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cho lộ trình phát triển du lịch Lục Ngạn. Ngoài các tiềm năng phong phú về các loại hình du lịch, vị thế cho Lục Ngạn cũng cần phải lựa chọn bước đi, cần phải có chiến lược phát triển du lịch. Trong đó, cần coi trọng yếu tố văn hóa, bởi văn hóa luôn là nền tảng của du lịch, cho du lịch cơ hội khai thác, phát huy. Và hơn hết, việc gìn giữ bản sắc, gìn giữ không gian, môi trường, di sản văn hóa phải được quan tâm thường xuyên. Mặt khác, công tác đầu tư phát triển du lịch văn hóa cần tránh làm sai, hỏng hoặc “mới hoá” vốn bản sắc văn hóa truyền thống. Để làm được điều này, trước tiên, Lục Ngạn cần phải lập bản đồ quy hoạch và khoanh vùng tổng thể, trước mắt tập trung cho ba điểm: du lịch hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, đền Từ Hả và chùa Am Vãi. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ trương phát triển du lịch, tạo ra sự đồng thuận cao trong việc bảo vệ các di tích, cảnh quan, môi trường và từ đó người dân tự giác tham gia làm du lịch. Đồng thời, thực hiện công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hạ tầng dịch vụ như: nhà nghỉ, khu vui chơi, nghỉ dưỡng, khu nhà hàng, khách sạn. Có như vậy, tiềm năng du lịch của Lục Ngạn mới được phát huy, khai thác tạo nguồn thu cho ngân sách và góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Cùng chung sự phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang, du lịch Lục Ngạn đang ngày càng khởi sắc. Với những tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, Lục Ngạn sẽ là địa phương mang đến cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có nhiều sự lựa chọn để khai thác, xây dựng và phát huy các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang nét riêng, đặc trưng của vùng Lục Ngạn. Đây là những yếu tố quan trọng giúp cho du lịch Lục Ngạn sẽ tiến nhanh hơn trong chặng đường phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Bạn đang xem bài viết Bắc Mê Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!