Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 39. Vấn Đề Khai Thác Lãnh Thổ Theo Chiều Sâu Ở Đông Nam Bộ mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Khái quát chung.
– Gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Diện tích (23,6 nghìn km 2), số dân (12 triệu người, năm 2006). Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
– Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác.
– Có ưu thế về vị trí địa lý, nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật, có chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
II -Các thế mạnh và hạn chế của vùng (Nêu các thế mạnh và hạn chế của vùng ĐNB trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.)
-Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; Campuchia; Đồng bằng sông Cửu Long, biển Đông.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
– Đất đai: Đất đỏ badan khá màu mỡ ( 40% diện tích đất của vùng ); đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
– Khí hậu: cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào. thủy lợi được cải thiện, thuận lợi phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn.
– Rừng: không lớn, cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguyên liệu giấy .Rừng quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) , Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh).
– Thủy điện : Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn.
3-Điều kiện kinh tế – xã hội.
– Dân cư đông,lao động dồi dào có chuyên môn cao.
– Thành phố Hồ Chí Minh: lớn nhất nước về diện tích ,dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
– Vốn và kỹ thuật cao, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước .
– Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
-ĐNB có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước nên chỉ cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
– Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
1-Một số phương hướng chính để khai thác theo chiêu sâu trong công nghiệp ( Trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN của vùng.)
– Tăng cường và cải thiện phát triển nguồn năng lượng.
+Các nhà máy thủy điện : Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai, Thác Mơ ,Cần Đơn trên Sông Bé.
+Các nhà máy điện tuốc bin khí được xây dựng và mở rộng gồm :Phú Mỹ 1 , 2 , 3 , 4 (lớn nhất 4.000 MW), các nhà máy Bà Rịa, Thủ Đức và một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất.
+Đường dây cao áp 500 kV Hòa Bình – Phú Lâm( TP HCM)
+Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ – Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm. Hàng loạt công trình 220 kV được xây dựng theo quy hoạch.
– Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhất là GTVT và TTLL.
-Mở rộng hợp tác, đầu tư với nước ngoài, chú trọng các ngành CN trọng điểm.
– Khi phát triển công nghiệp cần phải luôn quan tam đến môi trường, tránh làm tổn hại đến ngành du lịch .
– Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
– Ngày càng phát triển đa dạng : dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch…
– Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
. ( CMR việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sự dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng.)
– ĐNB có mùa khô sâu sắc kéo dài,có nhiều vùng trũng thấp dọc theo sông Đồng Nai, sông La Ngà bị ngập úng vào mùa mưa.Nên vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu.
– Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng:
+ Công trình thủy lợi Dầu Tiếng : thượng lưu sông Saigon ( Tây Ninh, lớn nhất của nước ta)
+ Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước): giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Saigon , cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
– Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà: diện tích đất trồng trọt tăng , hệ số sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
*Việc thay đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hơn vị trí của vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
-Những vườn cao su già cỗi, năng suất thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới, sản lượng không ngừng tăng lên.
– Sản xuất: cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía ,đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây CN ngắn ngày.
* Lâm nghiệp :Bảo vệ rừng trên thượng lưu các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển .
4.Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển . ( CMR phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng . )
-Vùng biển và bờ biển ĐNB có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp KT biển,khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
-Việc phát hiện và khai thác dầu khí ( từ năm 1986) ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta với quy mô ngày càng lớn, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng , là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí.
-Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
– Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng , là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí.
1/ Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế. a) Vị trí địa lý: – Nằm liền kề ĐBSCL, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển CN chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải NTB. – Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế. b) ĐKTN & TNTN: – Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng- nối tiếp vùng Nam Tây Nguyên, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương à thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. – Khí hậu cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, café, đỗ tương, thuốc lá, cây ăn quả… – Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản. – Vùng nằm gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận- Bình Thuận- BR- VT, Cà Mau- Kiên Giangàcó điều kiện xây dựng các cảng cá, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. – Rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dựng cho tp. HCM và ĐBSCL, nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sảnà Nam Cát Tiên, Cần Giờ – Khoáng sản: dầu, khí trữ lượng lớn ở thềm lục địa Vũng Tàu; đất sét, cao lanh cho CN VLXD, gốm, sứ ở Đồng Nai, Bình Dương. c) ĐKKT- XH: – Lực lượng lao động lành nghề, có chuyên cao; nguồn lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường – Có cơ sở vật chất- kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng… phát triển hơn các vùng khác. – Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp. HCM- ĐN- BD- VT, đặc biệt quan trọng tp. HCM là TTCN, GTVT, DV lớn nhất nước. Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. – Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.
2/ Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp (KTLTTCS) của vùng. * KTLTTCS: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT- XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng KT cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ MT. * Công nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước), nổi bật: CN điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm… * Một số phương hướng chính: * Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng: – Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thuỷ điện Thác Mơ trên sông Bé (150MW), Cần Đơn trên sông Bé… – Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp. HCM) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. – Phát triển các nhà máy điện tuốc- bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức trong đó Trung tâm điện lực Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế là 4. 000MW. – Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu CN, khu chế xuất. * Nâng cao, hoàn thiện CSHT, nhất là GTVT- TTLL. * Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.
của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (BD, BP) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT- TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng… 3/ Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng. Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng:
– Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng 270km2, chứa 1,5 tỷ m3, đảm bảo tưới tiêu cho 170. 000 ha
A. Đất cát. B. Đât badan. C. Đất xám. D. Đất phù sa.
A. Thềm lục địa. B. Vùng ngoài khơi C. Vùng cửa sông D. Trên đất liền
A. Đồng Nai. B. Bình Phước. C. Tây Ninh. D. TP. Hồ Chí Minh
A. Trên 45% B. Trên 50% C. 60% D. 30% Câu 44. Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào?
A. Đồng Nai. B. Bình Phước. C. TP. Hồ Chí Minh D. Tây Ninh
Mấy Vấn Đề Về Khai Thác Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Ở Côn Đảo
Côn Lôn là một quần đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích là 76.71 km2, trải ra trên một vùng biển có toạ độ địa lý từ 106031′ đến 106045′ kinh độ đông; từ 8034′ đến 8049′ vĩ độ bắc, cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh và cùng một vĩ độ với thị trấn Năm Căn (Cà Mau) 1.
Côn Đảo là một địa danh, một quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong lịch sử cận – hiện đại của dân tộc Việt Nam, từ năm 1862 đến năm 1975, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã biến quần đảo tươi đẹp này trở thành “địa ngục trần gian”. Nhưng tội ác và sự tàn bạo của bọn thực dân đế quốc càng nhiều thì lại càng làm cho Côn Đảo trở thành một biểu tượng sáng ngời về tinh thần đấu tranh anh dũng, quật cường của một dân tộc anh hùng với hàng chục thế hệ dám xả thân cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Mảnh đất Côn Đảo thiêng liêng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các học giả, các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ trên tất cả các lĩnh vực từ văn học, lịch sử, đến địa lí viết về nó. Bài viết đề cập đến một khía cạnh nhỏ của du lịch ở Côn Đảo, đó là phát triển du lịch dựa trên các tài nguyên về di sản văn hóa cụ thể là văn hóa tâm linh. Đây là một tiềm năng còn nhiều triển vọng mà nếu được khai thác và triển khai hiệu quả, hợp lý sẽ đưa du lịch văn hóa tâm linh Côn Đảo phát triển ở tốc độ cao và bền vững.
Sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo)[1]. Ngoài tên gọi Côn Đảo thì quần đảo này còn có những tên gọi khác như: Côn Lôn Sơn, Côn Sơn, Côn Nôn. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo[2]. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106036’10” kinh độ Đông và 8040’57” vĩ độ Bắc. Có độ cao độ trung bình so với mặt nước biển khoảng 3m. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam.
Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo. Trên bản đồ địa lý, Côn Đảo có hình thể rất giống một con trâu, không phải trâu nước mà là loại trâu cày ruộng của nhà nông. Lưng trâu quay về phía cửa sông Hậu. Bụng là vùng mặt tiền của thị trấn, nhìn ra biển Đông. Cổ là vùng Cỏ Ống, giáp vịnh Đông Bắc. Đầu là vùng Đầm Tre. Hai chân trước là mũi Cỏ Ống và mũi Lò Vôi. Hai chân sau vươn ra mũi Cá Mập và Hòn Bà[3].
Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền châu Âu và châu Á, vì vậy Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm. Côn Đảo chỉ cách đường hàng hải Quốc tế (trục Bắc – Nam) có 60 km. Từ Côn Đảo, tàu thuyền ngược lên phía Bắc Á như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hải Nam, Thẩm Quyến, Hồng Kông. Nếu xuôi xuống Nam là đến các nước Đông Nam Á như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan. Trước đây, khi Thái Lan có ý định đào kênh KRA nếu thực hiện được nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mở ra trục Đông – Tây thì Côn Đảo sẽ nằm ở ngã tư giao thông biển quốc tế.
Về lịch sử hình thành Côn Đảo, qua các di chỉ khảo cổ cho thấy, cách đây bốn năm ngàn năm, Côn Đảo đã có dân cư sinh sống: “vào giai đoạn hậu kỳ thời đá mới – cách đây trên dưới 4000 năm, lớp cư dân đầu tiên đã có mặt tại quần đảo Côn Lôn”[4]. Những phát hiện đó cho thấy trên những hòn đảo này từ những thế kỷ trước đã có những cộng đồng người Việt định canh định cư. Dấu tích những làng xưa nhất còn để lại ở vùng An Hải, An Hội, Cỏ Ống trên Côn Lôn hay xóm Bà Thiết ở Hòn Cau. Tuy nhiên, đến thế kỷ 19 thực dân Pháp xâm chiếm, biến Côn Đảo thành một nhà tù khổng lồ, trở thành “địa ngục trần gian” giam giữ hàng trăm nghìn người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hơn 20.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các khu lao, chuồng cọp, chuồng bò, hầm xay lúa, bến Ðầm, Cầu Tầu, trại Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình, cùng khu nhà Chúa Đảo, nghĩa trang Hàng Dương… mãi mãi còn đó, thể hiện tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường của con người Việt Nam. Côn Ðảo là một chứng tích hùng hồn, tố cáo chế độ độc ác, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đối với phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, Côn Đảo trở thành một di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Côn Đảo có nhiều di tích lịch sử văn hoá tâm linh như: Chùa Miên (ở Sở Tiêu), chùa Hoà Hảo (trên đường đi Bến Đầm), Hoà Sơn Tự (làm năm 1967), Vân Sơn Tự (trên núi Một) làm năm 1965; miếu Bà An Hội (thờ bà Nguyễn Thị Thân, còn gọi là chùa Bà), miếu Bà – Cậu (An Hải) thờ bà Phi Yến và con trai là Hoàng tử Cải, miếu Cậu (Cỏ Ống) thờ Hoàng tử Cải, miếu Bà (Cỏ Ống) thờ bà Phi Yến, miếu Cô Sáu (nghĩa địa Hàng Dương), miếu Bà – Cậu (Bến Đầm)… Đây là những địa chỉ quen thuộc mà du khách cả trong và ngoài nước thường viếng thăm khi đến với Côn Đảo. Với tiềm năng du lịch phong phú này, nếu phát huy tốt thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch Côn Đảo nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung
Luật Di sản văn hóa (2001) đã khẳng định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”[5]. Những công trình trên là những địa chỉ góp phần lưu giữ và bảo tồn di sản văn hóa và là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong đời sống tâm linh nơi đảo xa. Xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị những công trình kiến trúc tín ngưỡng nói riêng và các di tích ở Côn Đảo nói chung là việc làm thiết thực và có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và phát triển Côn Đảo, cũng như việc khẳng định và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên Côn Đảo.
Hoạt động văn hóa tâm linh của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Côn Đảo là hoạt động rất tích cực, hướng thiện và nhân văn. Nếu so sánh với hoạt động văn hóa tâm linh trên đất liền trong thời gian gần đây, hoạt động văn hóa tâm linh của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Côn Đảo không chịu sự chi phối tiêu cực của những suy nghĩ, hành vi, hành động trục lợi vị kỷ, phản nhân văn, không có các biểu hiện phản văn hóa như đài, báo đã phê phán, chỉ trích đối với một số địa phương vừa qua. Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và phát huy tác dụng tích cực của hoạt động văn hóa tâm linh cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Côn Đảo cũng như du khách khi đến thăm Côn Đảo, thiết nghĩ cần có một số giải pháp như:
– Cần ban hành một quy chế quy định hình thức phù hợp nhằm định hướng, giáo dục nhận thức và thống nhất hoạt động văn hóa tâm linh cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nói chung và du khách nói riêng khi hoạt động, tham quan Côn Đảo, đảm bảo cho hoạt động này được tổ chức phù hợp và thường xuyên phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống và chiến đấu, xứng đáng là trường học chính trị không những dưới chế độ đàn áp tàn khốc của Pháp – Mỹ mà còn là nơi giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ hôm nay.
– Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức làm tốt công tác giáo dục và định hướng đúng đắn cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa tích cực của văn hóa tâm linh và tổ chức hoạt động văn hóa tâm linh một cách đúng đắn, phù hợp với truyền thống văn hóa tinh thần dân tộc. Đấu tranh phê phán nhận thức và hành động sai trái, phản văn hóa, mê tín, dị đoan, tuyệt đối hóa yếu tố tâm linh dẫn đến hạ thấp vai trò chỉ huy, lãnh đạo, khoa học, kỹ thuật.. Du lịch Côn Ðảo không chỉ đến thăm chứng tích “địa ngục trần gian” của thực dân, đế quốc mà còn là đến với những hòn đảo đẹp luôn rực rỡ sắc biển, màu trời, những hòn đảo xanh tươi của rừng núi, của lúa, của tiêu, của dừa và của các loài thú quý hiếm… Côn Ðảo đang phát huy thế mạnh du lịch biển của mình. Trên đảo Côn Sơn có sân bay Cỏ Ống là cầu nối quần đảo với đất liền, rất thích hợp cho việc đưa đón khách du lịch. Thị trấn có rất nhiều cây bàng nên vào những ngày nắng nóng vẫn rợp bóng xanh mát. Các bãi tắm ở Côn Ðảo còn nhiều nét hoang sơ với môi trường trong lành, trong đó có những bãi rất đẹp như Hàng Dương, Phi Yến, Ðầm Trầu… bằng phẳng, sạch sẽ, nước trong xanh, có thể nhìn rõ đáy cát. Ngoài ra các Nhà nghỉ, Resort, Khách sạn ở Côn Đảo cũng đang được đầu tư theo định hướng phát triển du lịch sinh thái của Đảo.
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và vị trí thuận tiện…, hướng phát triển và khai thác loại hình du lịch chủ yếu của Côn Đảo là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch biển… nhiệm vụ quan trọng nhất của du lịch thực chất là để giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về cảnh quan thiên nhiên cũng như văn hóa, kế tiếp mới là mục tiêu kinh tế. Như vậy, việc truyền tải thông tin về đặc trưng văn hóa, con người của Côn Đảo đến với bạn bè trong nước và trên thế giới là nhiệm vụ quan trọng của du lịch Côn Đảo trong thời gian tới. Để phù hợp với các thị hiếu khác nhau của thị trường khách khác nhau, các di sản văn hóa nêu trên cần có sự phối kết hợp với các loại hình, các điểm du lịch khác trên đảo nhằm tăng thêm sự đa dạng, phong phú và tính hấp dẫn của từng tour, tuyến, điểm du lịch cho du khách.
Cùng với không gian du lịch biển, không gian du lịch sinh thái, không gian du lịch văn hóa với tiềm năng là di sản văn hóa tâm linh nếu được quan tâm, đầu tư sẽ đưa Côn Đảo thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn, lôi cuốn du khách không chỉ bởi nét đẹp về núi, biển, đảo mà còn bởi nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng ẩn chứa trong những di sản văn hóa vật thể. Có thể khẳng định rằng: Di sản văn hóa Côn Đảo thực sự là một nguồn lực có nhiều tiềm năng và triển vọng cần được khai thác, tận dụng và phát triển để không gian du lịch văn hóa Côn Đảo vượt ra khỏi vai trò “hỗ trợ” và có một chỗ đứng riêng trong lòng du khách yêu mến nét đẹp văn hóa truyền thống cách mạng nơi Côn Đảo.
ThS. ĐẶNG THỊ MINH PHƯỢNG Trường ĐH KHXH-NV ĐHQG TP HCM
Tài Nguyên Du Lịch Của Chúng Ta Rất Lớn, Vấn Đề Là Khai Thác Thế Nào Thôi!
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng tư vấn du lịch TAB
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm PTDLBV. Theo ông, quan điểm này cần được cụ thể hóa bằng hành động như thế nào?
Vì du lịch là con dao 2 lưỡi nên luôn luôn có 2 mặt tích cực và tiêu cực đi cùng nhau. Vì thế, khi phát triển du lịch cần đặc biệt chú ý tới du lịch có trách nhiệm, PTDLBV. Trong đó, sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và hỗ trợ bảo tồn di sản thiên nhiên, tính đa dạng sinh học. Tôn trọng và bảo vệ tính xác thực của văn hóa xã hội và di sản, tôn trọng các giá trị truyền thống, góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng với các nền văn hóa khác. Đảm bảo lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài cho tất cả các bên; đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế một cách đồng đều bao gồm cả các dịch vụ xã hội; góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời phải dung hòa được lợi ích của cả 4 bên: nhà nước, doanh nghiệp, người dân địa phương và khách du lịch.
Việt Nam được đánh giá là giàu tài nguyên để phát triển du lịch nhưng có một nghịch lý là ngồi trên kho vàng đó mà người dân ở nhiều điểm đến vẫn nghèo. Theo ông, nguyên nhân vì sao?
Có thể thấy, ở nhiều nơi, chúng ta chưa khai thác được tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, hoặc là bỏ phí, hoặc là tận thu từ thiên nhiên, khai thác kiểu tàn phá nên ngồi trên mỏ vàng mà vẫn nghèo. Trong khi đó, theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, tài nguyên văn hóa và kinh doanh du lịch của Việt Nam được xếp thứ 29, tài nguyên thiên nhiên xếp thứ 35/ 140 quốc gia được xếp hạng. Điều này cho thấy, tài nguyên của chúng ta rất lớn, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, chỉ có điều chúng ta phải khai thác thế nào thôi.
Hiện nay có rất nhiều điểm đến khai thác tài nguyên còn chưa ổn. Phú Quốc (Kiên Giang) là một ví dụ điển hình. Phú Quốc có mọi thứ, tài nguyên dồi dào, thu hút nhiều nhà đầu tư, khách du lịch cũng rất muốn đến… Tuy nhiên, điều mà Phú Quốc và nhiều điểm đến hiện nay chưa làm được là xây dựng chiến lược phát triển du lịch. Chiến lược này phải định hướng cả về không gian, thời gian, quy mô… để định hình một “bức tranh” đầy đủ, với sự tham gia của các ngành khác vào phát triển du lịch.
Trong đó, đặt ra những mục tiêu cụ thể như đón được bao nhiêu khách mỗi năm, bao nhiêu khách quốc tế, bao nhiêu khách nội địa, cần chuẩn bị những gì để phục vụ được từng đó khách, sức chứa của các điểm đến thế nào, marketing ra sao? Sau khi có chiến lược, các ngành phải dựa vào đây để phát triển. Vì nếu cứ làm được chăng hay chớ, phát triển không có định hướng, quy hoạch, có thể có tác động ngược, khách đến sẽ thất vọng, sau đó truyền miệng nhau. Có thể khách đó sẽ không trở lại và tác động cho các khách khác cũng không đến.
Có thể thấy rõ, sự phát triển của Du lịch Việt Nam gần đây, từ khi có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, đã có nhiều phát triển bứt phá, với tốc độ tăng trưởng thuộc top đầu thế giới. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong sự PTDLBV theo định hướng của NQ 08?
Đây là câu hỏi khó, nếu muốn trả lời chính xác phải đến từng điểm đến để nghiên cứu và lắng nghe người dân xem thực sự các dự án du lịch tác động như thế nào đến kinh tế của địa phương và người dân. Nhưng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào hoạt động du lịch là rất quan trọng và là điều không thể bỏ qua.
Nếu không có các nhà đầu tư chiến lược này thì không biết đến bao giờ mới có thể phát triển được. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư hiểu cách làm như thế nào để bền vững và có lợi ích thì cần có Bộ tài liệu hướng dẫn để PTDLBV. Các doanh nghiệp khi phát triển đều phải nhìn vào những Bộ tài liệu hướng dẫn đó để thực hiện hoặc các địa phương khi cấp phép cho các dự án cũng phải đối chiếu vào đó để triển khai cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương.
Các tỉnh cũng cần phải có quy hoạch du lịch đồng thời sáng suốt sự lựa chọn các nhà đầu tư có tâm, có tầm để thực hiện các dự án du lịch, thay vì phát triển du lịch một cách tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, có thể làm hại đến tài nguyên mà lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội thu về không được bao nhiêu. Thậm chí, nếu chính quyền và nhà đầu tư không thống nhất được quan điểm PTDLBV, địa phương cần dũng cảm từ chối cấp phép đầu tư.
Hiện nay chúng tôi đang xây dựng Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh Du lịch VN (Vietnam Tourism Competitiveness Index – VTCI), trong đó có những chỉ số nói về sự hài lòng của các doanh nghiệp với sự quản lý của địa phương, sự hài lòng của khách du lịch với điểm đến hoặc sự hài lòng của người dân đối với những dự án du lịch trên địa bàn… Từ đó, giúp địa phương có những đánh giá tổng quát để quản lý và phát triển đúng hướng.
Theo ông, trong thời gian tới, Nhà nước và cộng đồng cần có sự nhìn nhận và khuyến khích ra sao để thêm nhiều đơn vị du lịch tâm huyết tham gia phát triển du lịch xanh, bền vững?
Như tôi đã phân tích ở trên, vai trò dẫn dắt của cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng. Do đó, cần xây dựng Bộ công cụ hướng dẫn PTDLBV, nêu rõ thế nào là phát triển bền vững, những gì là bắt buộc thực hiện và những gì khuyến khích thực hiện. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào, nhà đầu tư ra sao, người dân và khách du lịch phải làm gì… Khách du lịch cũng phải có trách nhiệm chứ không phải cứ đi phượt xong vứt rác lại điểm đến, không chi tiêu gì… Thế là sai lầm.
Ở nước ngoài, các Bộ quy tắc ứng xử thường được xây dựng trên 3 mức độ. Mức độ 1 là bắt buộc thực hiện (ví dụ như ở trong vườn quốc gia cấm được đốt lửa trại); mức độ 2 là cần thiết thực hiện (ví dụ như ở trong vườn quốc gia không được xả rác bừa bãi); mức độ 3 là khuyến khích thực hiện (ví dụ như ở trong vườn quốc gia nên tổ chức du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường). Ở Việt Nam, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành nhưng chỉ là vận động, khuyến khích thực hiện chứ không có bắt buộc.
Hiện nay, có quan điểm cho rằng cần giữ nguyên trạng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa để PTDLBV thay vì đầu tư đồng bộ để phát triển. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Cần phải nhìn nhận rõ ràng là việc phát triển du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, cộng đồng và dân cư. Ngoài việc đem lại giá trị kinh tế, việc phát triển du lịch còn làm cho cộng đồng có ý thức tốt hơn về bảo tồn, nhìn thấy lợi ích từ bảo tồn và có nguồn thu để tái đầu tư cho bảo tồn. Việc phát triển du lịch cũng thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản và cảnh quan thiên nhiên.
Tuy nhiên, nếu phát triển quá tải hoặc phát triển không đúng hướng, thương mại hoá cũng là vấn đề đáng lo ngại. Tôi cho rằng, cần phải hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn nhưng không nên đại trà hoá các điểm đến mà cần lựa chọn đối tượng khách, phân khúc thị trường. Sơn Đoòng là một ví dụ cho việc vẫn bảo tồn được điểm đến một cách khá nguyên vẹn, vẫn thu được rất nhiều tiền từ những tour du lịch mạo hiểm cao cấp, đặc sắc và vẫn xây dựng được thương hiệu là một điểm đến đẳng cấp thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Lê Hà
Du Lịch Mice Ở Đông Nam Bộ
Thật không khó để khiến du lịch mice ở đông nam bộ trở nên mạnh mẽ và phát triển nhất trong các khu vực kinh tế khác ở Việt Nam. Điều đó được thể hiện rõ khi tìm hiểu nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch MICE. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ tại khu vực phía Nam lại được đánh giá rất cao, điều đó khẳng định nơi đây là điểm sáng của trong sự lựa chọn của các tour du lịch MICE. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn nữa và đưa được sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình dựa trên kinh nghiệm tổ chức du lịch MICE đầy đủ, chi tiết nhất.
Thế Mạnh Của Phát Triển Du Lịch MICE Ở Đông Nam Bộ
Cảnh Quan Thiên Nhiên Tuyệt Đẹp
Phía đông Việt Nam luôn sở hữu lợi thế tuyệt hảo nhờ có đường bờ biển dài và nhiều bãi tắm nổi tiếng thế giới. Sông núi thì hữu tình, bãi cát lại trắng phau cùng nhiều hòn đảo lớn nhỏ hoang sơ đã khiến cho du lịch Miền Đông Nam bộ nói chung và sự lựa chọn cho du lịch MICE mãi là sự lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam. Ví dụ: Bãi biển Nha Trang, bãi biển Vũng Tàu, đảo Điệp Sơn, Đà Lạt mờ sương…
Đối với khách công vụ, điều tuyệt vời nhất là được đắm mình trong thắng cảnh mà vẫn đem lại những lợi ích kinh tế cho bản thân mình. Và hơn thế nữa, không gian mê hồn cũng khiến cho những đối tác của bạn trở nên dễ tính hơn, và nhiều thỏa thuận đạt được mong muốn bởi tâm hồn được nghỉ ngơi, tinh thần được thư giãn.
Khách du lịch MICE ở Đông Nam Bộ thường đến với không chỉ những nơi có hương gió biển cả, mà họ còn tìm đến các khu vui chơi giải trí, mua sắm đẳng cấp quốc tế. Công viên hay các khu giải trí biệt lập hàng năm thu hút rất nhiều du khách như Vinpearland Nha Trang, hay Đại Nam cùng nhiều tổ hợp giải trí mạo hiểm khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn tổ chức Team Building cho những ngày thảnh thơi của hành trình du lịch MICE. Đặc điểm của loại hình này giúp bạn được khai phá khả năng của bản thân, vượt lên chính mình và tìm được nguồn hứng khởi trong cuộc sống, mở rộng óc sáng tạo, tư duy logic.
Di Sản Và Di Tích Có Giá Trị
Văn hóa đặc sắc của người Đông Nam Bộ tuy không được thể hiện rõ rệt như khu vực trung trung bộ, nam trung bộ, hay tây bắc, tuy vậy cũng đáng để du khách phải để tâm tới. Nhiều sản phẩm du lịch mới được sáng tạo phù hợp như tuyến du lịch đường sông từ TPHCM đi Biên Hòa thăm thú các di tích văn hóa như cù lao Phố, KDL Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên rồi ngược dòng sông Đồng Nai lên hồ Trị An, Vườn Quốc gia Cát Tiên,…
Còn các di tích lịch sử nữa, và khi đã là người Việt Nam đã là khách du lịch MICE bạn cần phải tới thăm quan để hiểu hơn về chính đất nước của mình, chính những con người của lịch sử và những chiến tích truyền thống hào hùng ấy.
Là chủ các doanh nghiệp, là người có vị trí quan trọng trong các công ty lớn nhỏ, chắc hẳn công việc và cuộc sống đô thị dù bận bịu nhưng cũng khiến bạn chán nản. Khi này, hãy để dịch vụ hoàn hảo của các Khách sạn lơn, khu resort 5 sao làm bạn hài lòng. Và Viet Vision Team Building chắc chắn rằng du lịch Mice ở Đông Nam Bộ sẽ không làm bạn thất vọng.
Ví dụ:
Majestic, Rex, Pullman, Caravelle – Sài Gòn
Imperial Vũng Tàu, Leman Cap, Malibu, Palace – Vũng Tàu
Intercontinental , Evason Ana Mandara Resort, Six Sence Ninh Van Bay – Nha Trang
Ưu điểm của các loại hình lưu trú cao cấp này chính là hệ thống cơ sở vật chất vô cùng phù hợp với các hoạt động hội họp chuyên nghiệp và khả năng cung ứng dịch vụ vô cùng cao:
Cơ Sở Vật Chất Hiện Đại
Bạn cần những gì cho buổi họp trong chuyến gặp gỡ đối tác sắp tới? Mọi yêu cầu, từ chi tiết đến hình ảnh và cung cách phục vụ đều được cung cấp tại các khách sạn này. Đó là:
Phòng họp Banquet với nhiều kích cỡ, diện tích và sức chứa khác nhau tại mỗi khách sạn
Thiết bị âm thanh, loa đài, máy chiếu hiện đại
Bàn ghế, cốc, folder, bút, điểm tâm được sắp xếp theo yêu cầu
MC, hoạt nào viên chuyên nghiệp
Thiết kế, in ấn và lắp đặt phông nền backdrop hoàn hảo
Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản
Giao Thông Vận Tải Thuận Tiện
Trong những năm gần đây, nhờ có đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đã rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu. Đây là tuyến đường quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, trở thành yếu tố thiết yếu giúp phát triển du lịch mice ở Đông Nam Bộ.
Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình để thấy được nỗ lực thành đổi và phát triển của toàn vùng vào công tác cung ứng dịch vụ du lịch. Đối với khách công vụ – khách du lịch MICE thì điều này vô cùng quan trọng. Bởi những cuộc họp cấp bách, những sự kiện cần độ chính xác cao về giờ giấc sẽ được đảm bảo và điều này làm nên chữ “chuyên nghiệp” cho chuyến hành trình của bạn.
Những Địa Danh Phát Triển Du Lịch Mice Ở Đông Nam Bộ
Du Lịch MICE Ở Nha Trang
Du Lịch MICE Ở Đà Lạt
Du lịch MICE ở Nha Trang cũng là cơ hội để bạn khám phá thành phố trên mây Đà Lạt. Tuy nhiên, đừng nghĩ vùng đất này chỉ dành cho những kẻ mơ mộng, đây cũng là một địa danh thường được lựa chọn làm nơi tổ chức du lịch Mice cho nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh hội họp, các doanh nhân của chúng ta có thể dạo chơi tại một trong những sân golf “xịn xò” rộng lớn, và lâu đời nhất tại Đồi Cù.
Du Lịch MICE Ở Sài Gòn
Sài Gòn thì không chỉ là trung tâm du lịch mà còn là địa điểm phát triển du lịch MICE ở Đông Nam Bộ trọng điểm. Nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp tụ hội về đây, cơ hội hợp tác đầu tư và thuận tiện về nhiều mặt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham quan những địa danh nổi tiếng như Địa đạo Củ Chi, Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, các trung tâm mua sắm lớn.
Từ Sài Gòn ra tới Vũng Tàu cũng không hề khó khăn. Chỉ hơn 100km, là nơi nghỉ dưỡng vô cùng thích hợp ngoại thành Sài Gòn. Và đây cũng là vùng biển khá yên tĩnh với các hoạt động du lịch không quá đông đúc đủ để thư giãn. Nơi đây có nhiều resort cao cấp phù hợp với khách du lịch MICE ở Vũng Tàu.
Bạn đang xem bài viết Bài 39. Vấn Đề Khai Thác Lãnh Thổ Theo Chiều Sâu Ở Đông Nam Bộ trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!