Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Tàng Lực Lượng Vũ Trang Việt Bắc mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ bảy – 17/08/2019 16:03
Bảo tàng lực lượng vũ trang (LLVT) Việt Bắc – Quân khu 1, thuộc loại hình bảo tàng lịch sử quân sự, tọa lạc trên một khu đất cao, cạnh đường Quang Trung , thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa truyền thống tiêu biểu phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân và dân Việt Bắc. Bảo tàng là một địa chỉ đỏ thu hút, hấp dẫn du khách khi đến với Thái Nguyên.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ 9.700 hiện vật, trong đó có 2.500 hiện vật tiêu biểu được trưng bày. Đây là những di sản có giá trị lớn, là chứng tích của một thời chiến tranh oai hùng, bất khuất của các lực lượng vũ trang Quân khu 1 cũng như của đồng bào, chiến sỹ các dân tộc Việt Bắc.
Đến tham quan Bảo tàng LLVT Việt Bắc – Quân khu 1, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và bổ ích. Tại giữa khuôn viên của Bảo tàng là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng cao 2,5m, nặng 1,5 tấn do sư cụ Đàm Hinh một hiền đạo chân tu hiến tặng. Từ đây, du khách tiếp tục tham quan các hiện vật lịch sử, công trình nghệ thuật phản ánh những chiến công tiêu biểu của quân và dân Việt Bắc trong 2 cuộc kháng chiến kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc.
Trước hết là tham quan các tổ hợp hiện vật ngoài trời với những hiện vật thể khối lớn như: Khẩu sơn pháo 75mm của Trung đoàn 675 bắn viên đạn đầu tiên vào Đồn To Đông Khê mở màn chiến dịch Biên Giới 1950; pháo phòng không 100mm của đoàn Tân Trào (Lữ đoàn 210) đã cùng quân và dân Bắc Thái bắn rơi chiếc máy bay thứ 1000 trên bầu trời miền Bắc; máy bay MIG 21 số hiệu 4320 do anh hùng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, người con của quê hương Phú Bình – Thái Nguyên đã lái cùng đồng đội bắn cháy 8 máy bay Mỹ, riêng đồng chí bắn rơi 2 chiếc…
Đặc biệt, Bảo tàng Quân khu 1 có sa bàn điện tử hiện đại về chiến dịch Biên giới – Thu Đông 1950, nội dung kết hợp với không gian thẩm mỹ, âm thanh, ánh sáng thể hiện diễn biến chiến dịch một cách trung thực, hấp dẫn. Tất cả như “một cuốn sử sống” tái hiện sinh động về lịch sử truyền thống hào hùng của quân và dân dân Việt Bắc. Đến đây, du khách không chỉ được cảm nhận vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, không gian kiến trúc của Bảo tàng mà còn được cảm thụ những giá trị lịch sử truyền thống và tri ân với các thế hệ cha ông đã cống hiến sức lực, hy sinh cả xương máu để dành độc lập tự do cho dân tộc, sự thống nhất toàn vẹn non sông gấm vóc như ngày nay.
Bảo tàng LLVT Việt Bắc – Quân khu 1 xứng đáng là một điểm du lịch, văn hóa lịch sử, giáo dục truyền thống của Thái Nguyên nói riêng và vùng Việt Bắc nói chung.
Những tin mới hơn Những tin cũ hơn
Một Ngày Đến Với Bảo Tàng
Một ngày đến với bảo tàng
Ngày đăng: 29-06-2020
Tổng hợp các buổi tham quan Bảo tàng của các sinh viên Khoa Truyền thông trong tháng 6/2020.
* Sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 7 tham quan Bảo tàng Áo dài
Sáng ngày 3/6/2020 lớp Truyền thông Văn hóa 7 đã có hoạt động tham quan và tìm hiểu về bảo tàng Áo Dài tọa lạc tại Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Hoạt động do sự kết hợp của ban cán sự lớp cùng BCH Đoàn-Hội tổ chức nhằm mong muốn các bạn sinh viên trong lớp có thể phát huy tính học hỏi và tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam .Thấy được qua buổi tham quan , các bạn sinh viên cũng đã hiểu nhiều hơn về lịch sử áo dài Việt Nam và tham quan được rất nhiều công trình kiến trúc tại nơi đây.
Cùng với đó đã kết hợp môn học “Kỹ thuật audio, nhiếp ảnh, video” khiến buổi tham quan trở thành tiết học thực hành đầy thú vị. Tham gia hoạt động còn có sự hướng dẫn của Giảng Viên môn học thầy Trần Hữu Nhựt và theo sát là đại diện LCH Khoa Truyền Thông.
Kết thúc ngày hôm đó, tất cả các bạn đã tìm hiểu thêm rất nhiều điều mới về văn hóa nước nhà cũng như học hỏi thêm những kỹ năng môn học vô cũng hữu ít. Lớp mong sau này sẽ có thêm nhiều hoạt động tham quan thế nữa để cũng nhau trải nghiệm và học tập.
Tập thể sinh viên Lớp Truyền thông Văn hóa 7 và Giảng viên
* Sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 8.1 tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Trải qua một tuần học tập căng thẳng, thì những ngày cuối tuần là thời gian vui chơi và thư giản cùng mọi người. Và chủ nhật hôm nay cũng thế, lớp Truyền Thông Văn Hóa 8.1 đã tổ chức một buổi tham quan đến Bến Nhà Rồng – hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhằm để cho các bạn sinh viên có thể hiểu rõ hơn về lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Nào hãy cùng theo chân các bạn sinh viên Truyền Thông Văn Hóa 8.1 cùng tham quan tại Bến Nhà Rồng có những điều gì thú vị nhé.
Địa chỉ Bến Nhà Rồng tọa lạc tại: số 01 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây vừa là di tích lịch sử lớn nhất Việt Nam, vừa là bến cảng lớn nhất của Nam bộ và cả nước trong 150 năm qua. Bảo tàng hiện nay có 9 phòng trưng bày với 4 chủ đề và 3 chuyên đề khác nhau, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đi vào bên trong bảo tàng, ta thấy nơi đây đã trưng bày nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình đấu tranh giữ nước trong đó nổi bật nhất là sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Kết thúc chuyến tham quan, tập thể lớp Truyền thông Văn hóa 8.1 đã cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại bảo tàng và có cơ hội hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử của nước nhà, để hoàn thành tốt bài thu hoạch cá nhân của các bạn. Vậy là lớp đã có một ngày Chủ nhật đầy năng lượng và vui vẻ như thế đấy. Còn chần chừ gì nữa, mà không mau mau ghé thăm Bến Nhà Rồng để được trải nghiệm những điều thú vị ở nơi đây, các bạn nhé.
Tập thể sinh viên Lớp Truyền thông Văn hóa 8.1 và đại diện BCH Liên Chi hội
* Sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 8.2 tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Được sự chỉ đạo từ Hội sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.Hồ Chí Minh sự hỗ trợ của Ban Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 8.2 đã có cơ hội đến tham quan tại Bảo tàng ngụ tại 26 Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3, P. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 15/06/2020.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Đây là dịp để sinh viên Truyền thông ôn lại kỷ niệm về những dấu mốc vàng son của lịch sử nước nhà, hiểu thêm về những khốn cùng và cố gắng của cha ông suốt những năm tháng chống thực dân. Đồng thời còn là cơ hội để Truyền thông Văn hóa 8.2 mang hình ảnh của sinh viên Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến gần hơn với mọi người.
Sinh viên Lớp Truyền thông Văn hóa 8.2 tham quan phòng trưng bày tại Bảo tàng
Tin, hình ảnh: Liên Chi hội Khoa Truyền thông
Nghiên Cứu Thành Lập Lực Lượng Cảnh Sát Du Lịch Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các địa phương và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch; chỉ đạo thực hiện việc công nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đối với các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch; đề xuất bổ sung hành vi, chế tài xử lý các hành vi xâm hại môi trường và an toàn của khách du lịch theo hướng tăng mức xử phạt…
Để đảm bảo môi trường giao thông tốt, thuận lợi cho du khách Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng taxi, xích lô hoạt động không phép lừa đảo, tăng giá, ép khách.
Với Bộ Công an, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh Việt Nam hoạt động trái pháp luật, lừa đảo, thao túng, ép giá, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến môi trường Du lịch Việt Nam.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Đề án thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch, tăng cường triển khai lực lượng hình sự đặc nhiệm tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trung tâm, các khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch, có nguy cơ xảy ra mất an toàn đối với du khách.
Chỉ đạo Công an cửa khẩu phát động phong trào ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, tổ chức các lớp tập huấn “nụ cười thân thiện”.
PV
Du Lịch Bụi Phnom Penh (3): Bảo Tàng Quốc Gia Và Tuol Sleng, Bảo Tàng Diệt Chủng
Bảo tàng quốc gia Campuchia
Điểm đến đầu tiên của mình là bảo tàng quốc gia Campuchia (National Museum), nó nằm ngay gần hoàng cung, đi ở quảng trường hoàng cung bạn sẽ thấy ngay nó, cái tòa nhà màu đỏ to tướng với nhiều hoa văn uốn lượn. Nó đó, 3$ (hay 5$ nhỉ, mình quên mất tiêu rồi) vào cửa. Bảo tàng này được xây năm 1928, bởi George Grosiler – họa sĩ, nhà khảo cổ học người Pháp. Tòa nhà này cũng là một sự pha trộn tài tình giữa kiến trúc Campuchia và Pháp. Bạn có thể hình du nó là bốn dãy nhà xếp thành một khối hình vuông, ở giữa là khoảng sân vườn thoáng mát, nơi này thật trong lành, bốn góc có 4 cái hồ thả đầy cá.
Những họa tiết điêu khắc mềm mại, thanh thoát trên đá. Được tạo ra cách đây ngót nghét nghìn năm.
Tượng thần Vishnu bằng đồng trong tư thế đang nằm ngủ.
Theo cảm nhận của cá nhân mình thì nơi này đáng để tham quan, cùng với cụng di tích cung điện hoàng gia, chùa Bạc, gói gọn trong một buổi là đủ.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, nơi khơi dậy nỗi đau mất mát, nhắc nhở về một thời kỳ đen tối
Mình đạp xe đến đây, ấn tượng ban đầu nhìn nơi này giống với một khuôn viên trường học. Hôm đầu tới Phnom Penh, mình có nói chuyện với một chú lái xe tuk tuk, chú chỉ vào địa điểm này và nói đây là họ (Khmer Đỏ) giết người. Những gian phòng, tối, không có bàn ghế. Phòng tầng một nhỏ, mình nghĩ là nơi làm việc của ban giám hiệu, bên trong có đặt những chiếc giường sắt (kiểu ngày xưa ấy), phòng một, phòng hai, qua tới phòng ba vẫn thế, tới phòng tiếp theo vẫn vậy, thêm ở trên đó là một hộp đựng đạn tiểu liên và bức tranh đen trắng, có một người đàn ông cả da thịt bóng nhẫy đang nằm trên chiếc giường, máu lênh láng. Nơi này đã từng là một ngôi trường trung học, Khmer Đỏ đã đóng cửa và sử dụng nó làm nhà tù để giam giữ, tra khảo tù nhân. Chúng nói không cần phải học. Tất cả rời thành phố về nông thôn lao động. Ở hầu hết các phòng đều có những lỗ thủng được đục ở góc nhà để thoát nước, mình nghĩ đã từng có rất nhiều máu đổ ở đây và chúng phải làm cách nào đó để cho chúng chảy đi. Dãy nhà thứ hai chứa đầy tranh ảnh nạn nhân. Khmer Đỏ đã chụp ảnh những người đến đây làm hồ sơ phạm tội, dù họ chưa từng vi phạm pháp luật. Hầu hết họ là nhà giáo, bác sĩ, những người có học, những người biết ngoại ngữ… có khả năng phá hủy kế hoạch của Pol Pot đều bị đem đến đây. 20.000 người. Chúng cho xây nhanh những ngăn nhỏ để nhốt từng người. Một số phòng tập thể. Những phòng còn lại được dùng để tra tấn. Dụng cụ tra tấn là những vật dụng đơn giản nhất: dùng kìm kẹp đầu vú, cho tay vào hộp đạn và dập mạnh, dùng roi đánh, nhúng đầu vào thùng nước dơ bẩn (dùng để tưới phân cho cây ngoài cánh đồng)… chỉ nhằm một mục đích, bắt tù nhân nhận những tội họ chưa từng làm. Sau đó chúng chụp ảnh họ và gửi đi Killing Fields để hành quyết (mình sẽ viết về Killing Fields sau phần này). Có một giãy lớp học làm mình buồn gai góc. Chúng được bịt kín bởi hàng rào dây thép gai. Có cái gì đó vừa tương đồng, vừa mâu thuẫn giữa nhà tù và trường học. Buồn hơn nữa là khi mình đến dãy nhà cuối cùng, nơi có những bức ảnh nạn nhân được trưng bày. Họ được đánh số ở ngực, có rất nhiều khuôn mặt, nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Có đôi mắt hờ hững, có đôi mắt ngạc nhiên, có những người căm phẫn, có sợ hãi… và có cả những đôi mắt hồn nhiên ngây thơ của những đứa trẻ, thậm chí có đứa còn cười khi được chụp ảnh. Dường như họ không biết có chuyện gì đang xảy ra ở S-21, không thể biết có điều gì đang xảy ra ở Phnom Penh, chỉ biết họ bị chuyển đi, bị chia tách khỏi ra đình. Và 20.000 người ở đây, còn 7 người sống sót, đó là 7 người biết vẽ và tạc tượng, Pol Pot giữ họ lại để tạc tượng cho hắn. Số còn lại, chết không sót người. Quân Khmer Đỏ thật sự chuyên nghiệp với những khẩu hiệu “nhổ cỏ nhổ tận gốc” hay “thà giết nhầm người vô tội còn hơn bỏ sót”… Đó là một ngày buồn ghê gớm khi thấy những hộp sọ nằm trong tủ, một vài trong số đó có lỗ thủng to do bị đập búa, đóng đinh, một vài cái sương hàm mất một vài chiếc răng ở giữa. Sau buổi này mình quyết định đi tiếp đến Killing Fields, nơi cuộc hành quyết diễn ra. Đây chẳng phải đất nước của mình, chẳng phải người thân, không phải bè bạn, nhưng có cái gì đó buồn ghê gớm.
Một vài hình ảnh bên dưới để bạn có thể hình dung nếu mình tả kém quá. Và bạn vẫn còn một buổi chiều nữa để đến Killing Fields, nhưng bạn cần một chiếc xe máy, hoặc tuk tuk để đi vì nó cách thành phố 15km. Nếu đến Phnom Penh, bạn có thể bỏ qua bất cứ địa điểm nào, nhưng nhấ định đừng bỏ qua Tuol Sleng và Filling Fields.
(Còn rất nhiều hình ảnh khác, đáng sợ hơn, nhưng mình tôn trọng ban quản lý, họ không muốn những hình ảnh ấy được chụp lại. Nhưng dụng cụ tra tấn, ảnh nạn nhân, hộp sọ người đã chết…)
Tiếp đến là Killing Fields, một trong rất nhiều điểm hành quyết ở Campuchia. Nơi khoảng 20.000 người đã đến và không bao giờ rời đi, và một buổi tối lang thang ở Campuchia (khu chợ đêm, phố tây mới…)
Phần tiếp theo (ngày thứ 4) Killing Fields, nơi tưởng nhớ nạn nhân diệt chủng Khmer Đỏ
Bạn đang xem bài viết Bảo Tàng Lực Lượng Vũ Trang Việt Bắc trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!