Xem Nhiều 4/2023 #️ Các Loại Hình Du Lịch Sinh Thái # Top 4 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 4/2023 # Các Loại Hình Du Lịch Sinh Thái # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Hình Du Lịch Sinh Thái mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại địa phương. Đường bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trải rộng từ Bắc vào Nam là điều kiện tuyệt vời để phát triển du lịch sinh thái. Đặc biệt, nước ta hiện nay đã có tới 8 khu du lịch sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tất cả tạo nên một tiềm lực to lớn để phát triển loại hình du lịch này.

Hiện nay chưa có một phân loại cụ thể nào về các loại hình du lịch sinh thái. Dựa trên tài liệu làm rõ khái niệm về du lịch sinh thái của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố năm 2002, có thể tạm chia du lịch sinh thái làm 2 loại: dựa vào thiên nhiên và du lịch sinh thái dựa trên diễn giải các giá trị của tự nhiên và văn hóa bản địa.

Du lịch sinh thái dựa vào tự nhiên

Nhu cầu nghỉ dưỡng, hòa mình với thiên nhiên ngày càng cao nên gần như du lịch sinh thái dựa vào tự nhiên hiện nay đã quen thuộc với nhiều người. Cảnh quan thiên nhiên nước ta từ Bắc vào Nam nơi đâu cũng nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ đều phù hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào tự nhiên.

Du lịch sinh thái dựa vào tự nhiên nhìn chung có vẻ phù hợp với những ai vừa thích du lịch vừa lấy giá trị sinh thái làm mục tiêu của chuyến đi. Du khách đến với du lịch sinh thái không chỉ đơn giản là “thưởng thức thiên nhiên” một cách có ý thức mà còn là loại hình thể hiện trách nhiệm với thiên nhiên thông qua các hành động tôn trọng, bảo tồn thiên nhiên nơi mình đặt chân đến. Các lợi ích về kinh tế của người dân địa phương thu về từ chính các hoạt động bảo tồn của du khách chứ không thông qua các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên.

Du lịch sinh thái dựa trên diễn giải các giá trị văn hóa bản địa

Theo thống kê năm 2009, cả nước Việt Nam có gần 8000 lễ hội bao gồm cả lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử và lễ hội tôn giáo. Các địa phương có nhiều lễ hội có thể kể đến là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ. Với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm, Việt Nam nhiều lần tiếp xúc bị động với các nền văn hóa từ Đông sang Tây nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Bên cạnh các lễ hội, nhiều phong tục, tập quán chất chứa giá trị văn hóa đến nay vẫn còn được lưu giữ.

Chính vì thế, du lịch sinh thái dựa trên diễn giải các giá trị văn hóa bản địa tuy mới xuất hiện nhưng hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Du khách có thể đến tìm hiểu các giá trị văn hóa bằng cách cùng tham gia vào các bước chuẩn bị lễ hội, tìm hiểu ý nghĩa văn hóa trong từng hoạt động. Từ đó họ có thể cảm nhận được những giá trị cô đọng nhất trong văn hóa lễ hội, tập tục của người Việt.

Hiện nay, nhiều người còn hiểu sai ý nghĩa của du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là hòa mình vào thiên nhiên, cộng đồng và không gây ra bất cứ tác động nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển của môi trường tự nhiên.

Với tiềm năng to lớn về tự nhiên, nhu cầu thực tế của đời sống kết hợp với những kinh nghiệm tổ chức du lịch, các loại hình du lịch sinh thái sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam. Ngoài những chính sách về du lịch sinh thái, ý thức và trách nhiệm của chính du khách cũng sẽ quyết định rất lớn vào chất lượng của du lịch sinh thái tại Việt Nam trong thời gian tới.

Khái Niệm Du Lịch Sinh Thái Và Nhiệm Vụ Của Các Loại Hình Sinh Thái

Du lịch sinh thái là là du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiện không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế các hoạt động tiêu cực do các khách quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực. theo ( Cebalos- Lascurain , 1996) Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thá i là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương

2. Các loại hình du lịch sinh thái

Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái. Loại hình du lịch này quả vẫn còn mới mẻ, mặc dù những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu một số quan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện của sự phát triển du lịch Một số nhà khoa học về du lịch cũng kết luận có các loại hình du lịch sinh thái như sau:

Du lịch xanh, du lịch dã ngoại.

Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển…

Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản…

Du lịch môi trường.

Du lịch thám hiểm, mạo hiểm,lặn biển, thăm hang động…

3. Nhiệm vụ của các loại hình sinh thái

– Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên. – Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng. – Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v… – Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừa đảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch.

4. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng khách du lịch sinh thái ở Huế

Mở Các Loại Hình Du Lịch Mới

Mọi người luôn phê bình ngành Du lịch Việt Nam nghèo nàn về sản phẩm du lịch và chất lượng sản phẩm chưa cao. Điều này hoàn toàn đúng với những tổng kết trên. Để phát triển du lịch, trước hết là thu hút nhiều khách du lịch những người làm du lịch trước hết phải nắm được nhu cầu, thị hiếu, sở thích và khả năng thanh toán của khách, vì thế triết lý của marketing ngày nay đã thay đổi 4P thành 4C mà 2C đầu tiên là Customer Solutions (giải pháp thực hiện theo nhu cầu của khách hàng) sau đó là Customer Cost (chi phí khách hàng có thể chấp nhận).

Trong hoạt động du lịch, khách là yếu tố quyết định cho sự phát triển, khách du lịch là những người có giới tính, tuổi tác, dân tộc, nghề nghiệp, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng và khả năng tài chính khác nhau, những người làm du lịch cần phải nắm vững được các vấn đề này mới có thể thu hút được khách du lịch. Phải tạo ra những điều mới lạ, độc đáo và hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng khách du lịch được thể hiện trong các loại hình du lịch.

Trong những năm qua, loại hình du lịch cơ bản của Việt Nam là du lịch biển, nghỉ núi, du lịch tham quan theo tuyến…, loại hình du lịch văn hóa tuy có đề cập nhưng vẫn chưa tạo ra nhiều ấn tượng để thu hút khách, mặc dù chúng ta có rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận.

Những loại hình du lịch khác theo nhu cầu của du khách chưa được tổ chức, một phần do ý tưởng sáng tạo của các nhà kinh doanh, nhưng phần khác vướng vào những quy định của luật pháp.

Có thể thấy rằng, nhiều loại hình du lịch theo yêu cầu của du khách và ý tưởng của người làm du lịch nhưng các quy định của pháp luật không cho phép nên không thể thực hiện. Nếu thực hiện sẽ phải đi xin phép nhiều Bộ, ngành và địa phương mất nhiều thời gian nhưng lại chỉ mang tính thử nghiệm chưa được tổ chức thường xuyên và liên tục.

Đối với các loại hình du lịch truyền thống, chúng ta mới chỉ khai thác một cách nguyên sơ mà chưa có nhiều ý tưởng sáng tạo để cạnh tranh thu hút khách. Có thể thấy một số loại hình du lịch cơ bản sau:

1. Du lịch biển, đảo: Việt Nam có đường biển dài trên 3.000km, có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh nhưng khả năng thu hút khách du lịch quốc tế còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực như: Thai Lan, Malaysia, Bali (Indonexia). Vậy nguyên nhân chủ yếu ở đây là gì, phải chăng sức cạnh tranh của các khu du lịch vùng biển kém, phải chăng chưa có các loại hình du lịch khác ở đây có sức hút đối với du khách.

Chúng tôi còn nhớ, khi nói chuyện với khách du lịch Nga đến nghỉ tại Nha Trang họ ca ngợi bãi biển rất đẹp, nước biển tuyệt vời, nhưng ngoài tắm biển họ không có nhiều hoạt động để chơi. Người Nga thích uống rượu ở các quán bar đến gần hết đêm, họ thích đi nhảy ở những vũ trường lớn, họ thích tắm hơi công cộng (theo kiểu châu Âu) … Họ không thích vào các phòng Karaoke và phòng Sauna và Massaga chật hẹp. Họ không thích đi tham quan nhiều nên họ chỉ đến một lần cho biết.

Châu Anh (Còn nữa)

Các Loại Hình Du Lịch Biển Ở Việt Nam?

(Tin Môi Trường) – Du lịch biển phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.

Với tư cách là một trong 5 lĩnh vực kinh tếtrí của mình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và đối với bản thân sự phát triển ngành biển quan trọng được xác định tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược du lịch nói riêng. biển Việt Nam đến năm 2020, du lịch và kinh tế đảo ngày càng khẳng định vị

Du lịch biển phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.

Ở Việt Nam du lịch biển có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác tương xứng, nhưng ở khu vực ven biển đã phát triển khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút từ 70 – 80% lượng khách du lịch. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch cả nước.

Điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

Căn cứ vào đặc điểm địa lý lãnh thổ nơi diễn ra hoạt động du lịch, có thể được chia thành du lịch biển, du lịch núi, du lịch cao nguyên,… Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh thổ vùng ven biển và vùng biển ven bờ (bao gồm cả các đảo ven bờ) và vì vậy hoạt động phát triển du lịch biển chủ yếu dựa vào đặc điểm tự nhiên và tiềm năng du lịch của lãnh thổ địa lý này.

Biển, vùng ven biển và hải đảo nước ta đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, giàu có về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cho nên các loại hình du lịch cũng khá phong phú và đa dạng. Bao gồm du lịch ngắm xem (bằng du thuyền và lặn), du ngoạn, nghỉ dưỡng, tắm biển, văn hóa biển, khoa học biển, du lịch hang động, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đảo; du lịch thể thao biển (còn chưa phát triển nhiều) và các loại hình du lịch picnic,…

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các loại hình du lịch biển ở Việt Nam?

Bạn đang xem bài viết Các Loại Hình Du Lịch Sinh Thái trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!