Xem Nhiều 6/2023 #️ Các Sản Phẩm Văn Hóa Du Lịch Ở Hội An # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Các Sản Phẩm Văn Hóa Du Lịch Ở Hội An # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Sản Phẩm Văn Hóa Du Lịch Ở Hội An mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thành công của Liên hoan hợp xướng quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam vừa tổ chức ở thành phố Hội An(Quảng Nam) tháng ba vừa qua càng khẳng định rõ ràng, chính kinh nghiệm và môi trường thân thiện là yếu tố để Hội Anđược giao quyền đăng cai nhiều sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế như Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Hoàn vũ, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản…

Tham quan phố cổ vào đêm ‘Ðêm phố cổ’ là tên của chương trình tham quan phố cổ diễn ra vào đêm 14 âm lịch hằng tháng do Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội Antổ chức. Ði bộ tham quan khu phố cổ trong đêm tắt đèn chiếu sáng, thay vào đó là những chiếc đèn lồng truyền thống lung linh, mới có thể thưởng lãm hết vẻ đẹp của phố cổ, những mái nhà rêu phong, những con đường uốn lượn huyền ảo dưới ánh trăng. Tour ‘Ðêm phố cổ’ lãng mạn và sâu lắng cũng là tâm điểm thu hút các công ty du lịchlữ hành trên cả nước tìm đến Hội An. Theo ước tính, mỗi dịp diễn ra hoạt động ‘Ðêm phố cổ’, lượng khách tăng đột biến, tăng bình quân mỗi đêm là gần 600 lượt khách so với những ngày không có hoạt động này. ‘Ðêm phố cổ’ kéo dài 12 năm qua (từ 1998-2010) đã chứng minh sức sống tiềm tàng của một sản phẩm văn hóadu lịchđặc sắc, đầy sáng tạo, riêng có của phố và người Hội Anluôn có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Sự đồng thuận của người dân phố cổ góp phần quan trọng trong quá trình tạo dựng, nâng cao uy tín thương hiệu du lịch- văn hóaHội An. Ðó cũng là những cơ hội để du khách và bạn bè quốc tế cùng trải nghiệm những giá trị đặc sắc của các sản phẩm văn hóadu lịchở Hội An. Thành phố cổ kính, êm đềm và nhịp sống chậm rãi đã và đang tạo dựng ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Tuy nhiên, song hành cùng nỗ lực ‘tự làm mới mình’, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa, du lịchhấp dẫn, phát triển du lịchHội Anmột cách bền vững rất cần cái nhìn về bảo tồn và phát triển giá trị di sản.

Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội Anchia sẻ, nhằm thu hút du khách đến Hội An, từ năm ngoái, TP Hội An đã thực hiện thí điểm mở rộng thời gian và nội dung phục vụ khách tham quan khu phố cổ Hội Anvào ban đêm. Ðây là sản phẩm du lịchmới nhằm tái hiện bức tranh văn hóacủa một di sản sống động, tăng cường công tác quảng bá những giá trị văn hóacủa phố cổ và đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan phố cổ về đêm. Chương trình thử nghiệm này khởi động cho đề án ‘Tái hiện không gian văn hóa-kiến trúc khu phố cổ Hội Anxưa’ được kỳ vọng làm cho ‘Ðêm phố cổ’ sau 12 năm thành công có thêm nội dung đi vào chiều sâu, chỉn chu và có tần suất hoạt động cao hơn so với trước đây. Vào đêm, phố cổ vẫn lung linh trong ánh đèn lồng dọc hai bờ sông, hay trên các con phố. Khách tham quan không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp toàn bộ không gian kiến trúc đô thị cổ với hệ thống đèn lồng hắt sáng khắp các ngôi nhà cổ, mà có thể chọn bất kỳ địa điểm, thời gian tham quan các điểm di tích hay thưởng thức các loại hình nghệ thuật đặc sắc. Các điểm di tích có thể kể đến là chùa Cầu dài 18m, một kiến trúc đặc trưng và trở thành biểu tượng của Hội An được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17; các ngôi nhà cổ ba trăm năm tuổi là nhà cổ Quân Thắng, Phùng Hưng và Ðức An, v.v. là những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Hội An… Vòng xoay ở ngã ba đường Bạch Ðằng và Nguyễn Thái Học – một trong những không gian sinh hoạt văn hóa – văn nghệ ngoài trời của Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội Anchính là điểm trò chơi dân gian bài chòi, điểm đến không thể thiếu của du khách khi tham quan phố cổ vào ban đêm. Thú chơi bài chòi trên các chòi tranh, tre, nứa với sự điều khiển cuốn hút của các ‘anh hiệu’ hô bài, không quan trọng chuyện được thua mà thú vị ở chỗ thưởng thức những câu hô nhịp nhàng, vần điệu, lúc bổng, lúc trầm bổng của ‘anh hiệu’. Chơi bài chòi không những vui mà còn có cơ hội ‘rinh’ quà phố Hội là chiếc đèn lồng về nhà cho những ai may mắn có đủ ba con bài như anh hiệu hô. Dấu ấn chương trình tham quan đêm phố cổ mới còn ở các điểm trình tấu nhạc dân tộc trong các nhà cổ, điểm tập hát dân ca ở vòng cung chùa Cầu… Con số gần 2.000 lượt khách mua vé vào tham quan khu phố cổ ban đêm có thể là nhỏ so với tất cả lượng khách đến phố nhưng cũng khẳng định thành công bước đầu và kinh nghiệm rút ra từ chương trình thử nghiệm phục vụ tham quan khu phố cổ vào ban đêm. Trong năm năm qua, du lịch của thành phố Hội Anvẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao (bình quân hơn 16%/năm) nhờ những sản phẩm du lịch, văn hóa như ‘Ðêm phố cổ’, ‘Phố đi bộ’, các hoạt động hướng dẫn tham quan di sản, làng nghề, thưởng thức nghệ thuật cổ truyền… Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch hiện còn nghèo nàn và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có cũng như chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Phát huy thế mạnh du lịchvăn hóa Ðể khai thác tiềm năng, ý tưởng sản phẩm du lịchtrong mùa lũ lụt tại Hội An cũng được tính đến. Khi nước dâng làm ngập nhà, không ít du khách và các nhiếp ảnh gia sẵn sàng bỏ tiền thuê thuyền theo dòng nước tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An, dừng chân ở các quán cà-phê trên tầng hai nhà cổ để ‘chớp’ lấy hình những nhà cổ rêu phong chìm trong biển nước cũng như khám phá các phương thức độc đáo của cư dân Hội An từ bao đời nay để sống chung với lũ lụt mà năm nào phố cổ Hội Angần như phải hứng chịu vài ba trận. Với họ, lũ lụt lại là ‘khoảnh khắc vàng’ để người xem có điều kiện tiếp cận phố cổ ở một góc nhìn khác. Ông Võ Phùng chia sẻ, dự án sản phẩm du lịch đặc thù trong mùa mưa lụt vào ba tháng cuối hằng năm chắc chắn sẽ mang đến một diện mạo, cảnh quan mới cho du lịchHội An. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng và phát triển sản phẩm du lịchđộc đáo này với chủ trương ‘biến họa thành phúc’, ‘chế ngự các yếu tố bất lợi về thiên nhiên hằng năm ở Hội Anđể khai thác du lịch; trước mắt chưa có khả thi, bởi cần có một lộ trình chặt chẽ, có hoạt động thử nghiệm với sự chung tay trách nhiệm của nhiều ngành chức năng, của cộng đồng để bảo đảm cứu hộ, an toàn tính mạng cho du khách. Hướng khai thác sản phẩm du lịchcủa Hội An được xác định, bên cạnh giá trị văn hóacủa khu phố cổ đang đuợc phát huy thì ưu thế của một Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cũng sẽ được tận dụng khai thác. Ngoài những dịch vụ tắm biển, lặn biển ngắm san hô, các tuyến tham quan tại Cù Lao Chàm hiện cần được đầu tư nhiều hơn mới bắt kịp yêu cầu của khách du lịch. Với diện tích tự nhiên hơn 40.000 ha bao gồm vùng biển Cù Lao Chàm, vùng rừng ngập mặn Cửa Ðại, vùng lõi khu phố cổ, Hội Ansở hữu đầy đủ tiềm năng đa dạng về sinh học, cảnh quan môi trường và các giá trị văn hóalịch sử. Thực tế, gần 12 năm kể từ khi phố cổ Hội Anđược Unesco công nhận là Di sản văn hóathế giới, phát triển du lịch đang đặt ra cho Hội Anvấn đề về bảo tồn và phát triển giá trị di sản. Theo ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An, đó là bên cạnh việc giữ cho được nguyên trạng phố cổ Hội An trước cơn lốc đô thị hóa, thì điều quan trọng hơn là gìn giữ được hồn cốt của phố cổ. Hội Anđang tiến hành dời dân, giảm tác động và mật độ kinh doanh, buôn bán trong phố cổ, xây dựng và phát triển du lịchcộng đồng tại Cẩm Thanh… Với cách tiếp cận mới, dự án Lồng ghép văn hóavà du lịchnhằm phát triển bền vững được triển khai trong vòng một năm qua đã mở đường cho việc khai thác tối đa lợi thế phát triển du lịchnhưng vẫn bảo tồn được di sản trước việc đầu tư mạnh như hiện nay. Ðó là việc huy động sự tham gia, đóng góp tích cực từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư sinh sống trong và chung quanh các khu vực di sản. Ðặc biệt cần tạo mối liên kết giữa việc quảng bá, xây dựng một trung tâm thông tin du khách và liên kết Cù Lao Chàm – Hội An- Mỹ Sơn.

Sản Phẩm Văn Hóa Trong Du Lịch Sinh Thái Ở Trung Bộ

Trong xu thế hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, và sự cạnh tranh của các quốc gia ở khu vực và trên thế giới. Việc lựa chọn ra được phương hướng phát triển phù hợp với tiềm năng về tài nguyên du lịch, để tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao là hết sức cần thiết và cấp bách. Đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường luôn được sự quan tâm không chỉ của những nhà hoạch định mà cả đối với khách du lịch. Vì vậy, trong vài năm gần đây loại hình du lịch sinh thái luôn được du khách lựa chọn trong chuyến hành trình khám phá những vùng đất mới.

T rong môi trường sinh thái nhân văn, khi chủ thể muốn tìm hiểu văn hóa của quốc gia khác thông qua việc tham quan, thưởng ngoạn, thì kiến thức họ thu được chỉ là nhất thời trước những giá trị mà họ quan sát được trong thời gian hoạt động du lịch. Nhưng nếu chủ thể trược tiếp tham gia vào các hoạt động, hòa nhập vào điều kiện sống mới để cảm nhận sự thay đổi, được trải nghiệm, từ đó sẽ trân trọng những giá trị cuộc sống hơn.

Khi đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái Trung Bộ, bên cạnh phương thức đánh giá tổng hợp đặc điểm tự nhiên, cần có những đánh giá riêng về thẩm mỹ, sinh học, kỹ thuật, các giá trị xã hội. Từ các chuẩn đánh giá, có thể nhận diện tài nguyên du lịch sinh thái Trung Bộ trong các nhóm:

Nhóm tài nguyên du lịch mạo hiểm chủ yếu là hệ sinh thái núi đá, địa hình karst, điển hình là khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, hệ thống núi đá ở Tây Bắc, dọc theo phía tây một số tỉnh bắc Trung Bộ và Đà Nẵng.

Nhóm tài nguyên cảnh quan bao gồm hệ thống hỗn hợp các cảnh quan đồi núi, sông hồ, cù lao và đảo biển. Dạng tài nguyên này có ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam .

là loại hình mang lại cảm xúc và phản ứng thẩm mỹ trước đối tượng. Ở nước ta, loại hình này đã được khai thác trong những tour du lịch gắn liền với tên gọi tour ắc từ Lào Cai đến Hạ Long, chinh phục thung lũng Mai Châu bằng xe đạp, Loại sản phẩm thứ nhất về nguồn như : Raid Gauloise tổ chức năm 2002 với sự tham gia của 600 vận động viên quốc tế thực hiện chuyến đi dọc biên giới phía b năm 2003 tổ chức hành trình Ac xuyên Việt cho 19 khách nước ngoài… Tuy nhiên, t rong những năm qua Saffron Road VietNam 2004 Việt Nam chưa khai thác tốt loại hình và sản phẩm du lịch này, dù rằng chúng ta được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên và giá trị văn hóa để phát triển.

Loại sản phẩm thứ hai , khai thác từ loại hình du lịch mạo hiểm để trải nghiệm trước sự hùng vĩ và kỳ thú của thiên nhiên. Đây là loại sản phẩm du lịch mới và trong giai đoạn thử nghiệm, đòi hỏi đầu tư nghiên cứu công phu và tổ chức chặt chẽ. N hững năm gần đây, một số địa phương ở nước ta đã tổ ch ứ c thành công loại hình du lịch này như : chinh phục vách núi hòn Phụ Pử ( Hà Tiên ) , hang Dơi ( Phan Thiết ) , v ực tử thần Đa Tan La ( Đà Lạt ) , các vách đá ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) , Phong N h a – Kẻ Bàng (Quảng Bình).. . Tại Trung Bộ, khu vực di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng được coi là có nguồn tài nguyên độc đáo cho phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Với hệ thống hang động ngầm dài hàng chục km, sông ngầm xuyên qua nhiều địa hình hiểm trở và hình thế cheo leo của địa hình k arst hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm lý thú trong hành trình trinh phục thiên nhiên . Ng oài Phong Nha – Kẻ Bàng , Việt Nam còn nhiều danh thắng có thể khai thác loại hình và sản phẩm du lịch mạo hiểm như : chinh phục độ cao ở Hoàng Liên Sơn, thác g h ềnh ở Tây Bắc, Tây Nguyên , leo vách núi ở vịnh Hạ Long …

Loại sản phẩm thứ ba là sản phẩm văn hóa thu được thông qua hình thức du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng đã phát triển sớm trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau như du lịch bản xứ , du lịch nhà tran h.. . Trong vài năm gần đây, loại hình du lịch này ở Việt Nam cũng rất phát triển trên cơ sở khai thác các yếu tố văn hóa của cộng đồng. Môi trường sinh thái nhân văn trong du lịch cộng đồng rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là khuôn viên hoạt động của vương triều phong kiến cũ mà họ thâm nhập vào trong vai trò là một thần dân, hay cảng thị cổ mà người du lịch cảm nhận cái không khí giao thương cổ điển, tại làng nghề truyền thống để thử nghiệm k ỹ năng của bản thân . K hu vực Trung Bộ có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng, bởi l ẽ nơi đây là một trong số rất ít địa bàn còn bảo tồn nhiều nét văn hóa cổ gắn với lịch s ử của cộng đồng các tộc người. Điển hình nhất cho loại hình du lịch cộng đồng ở khu vực Trung Bộ là Hội An. Dựa trên thế mạnh về lịch sử, văn hóa, Hội An đã trở thành điểm du lịch cộng đồng được nhiều du khách nước ngoài tìm đến để tham gia vào những tour du lịch hấp dẫn cùng với người dân bản địa.

Loại sản phẩm thứ tư là du lịch sinh thái tìm hiểu văn hóa tộc người. Trên thế giới, loại hình và sản phẩm du lịch n à y đã có từ lâu và thu hút khá sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khu vực các nước N am Mỹ. Ở Việt Nam, loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa tộc người chủ yếu phát triển ở các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Trung B ộ, Tây Nguyên nơi sinh sống của nhiều tộc người với những nét văn hóa cổ còn được bảo tồn , lưu giữ tại các bản làng. Thông tin về một cộng đồng tộc người với những sắc thái độc đáo có thể khai thác , tìm hiểu trên nhiều phương tiện truyền thông và khoa học hiện nay . Thế nhưng nếu chỉ tìm hiểu thông qua những phương thức như vậy thì sẽ không cảm nhận hết được nét độc đáo riêng có của các tộc người. Sức hấp dẫn của loại hình du lịch này chính là được trải nghiệm và thử nghiệm với vai trò là chủ thể trực tiếp tham gia trong môi trường sống của các tộc người thì mới cảm nhận hết được sự nét đẹp độc đáo của nó.

Điểm qua một số công trình như vậy để thấy việc nghiên cứu tài nguyên và phương thức khai thác y ếu tố văn hóa trong du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay còn rất mỏng và chưa được quan tâm thích đáng. Hàng năm, mỗi tỉnh, thành phố đều lập quy hoạch du lịch, nhưng liệu không có những đề tài điều tra nghiêm túc thì làm sao có luận cứ cho việc xác lập quy hoạch. Vậy nên, tổ chức việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng theo các chuẩn khoa học là việc không nên chậm tr ễ.

Như vậy, để xây dựng phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch sinh thái ở Trung Bộ trên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú, cần phải hoạch định và đề ra được một hệ thống giải pháp đồng bộ, nhằm thúc đẩy và quản lý tốt mọi hoạt động. Hơn nữa, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, không phải là vấn đề riêng của các cấp lãnh đạo, mà cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Có như vậy, du lịch Trung Bộ mới phát triển và khẳng định được vị trí trong bản đồ du lịch của Việt Nam.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 345, tháng 3-2013

Tác giả : Nguyễn Khắc Thái – Thái Thu Hoài

Ý kiến bạn đọc

Văn Hóa Tây Nguyên Làm Phong Phú Sản Phẩm Du Lịch

Sự suy giảm đa dạng văn hóa ở Tây Nguyên là thách thức lớn đối với sự phát triển các loại hình du lịch văn hóa ở Tây Nguyên.

Sinh hoạt lửa trại thể hiện tính cộng đồng của người Tây Nguyên

Chúng ta đang xây dựng và triển khai nhiều dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn, về Tây Nguyên… với mục tiêu phát huy giá trị của văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, gắn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Chúng ta đang xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xã hội bằng cách dựa vào tiềm năng mô hình làng du lịch văn hóa, nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc song song với phát triển kinh tế gia đình. Phát triển nông thôn hay phát triển du lịch văn hóa ở Tây Nguyên nên xuất phát từ một nền tảng nội sinh của chủ thể văn hóa thể hiện qua các đặc trưng về ẩm thực, nhà mồ, điêu khắc, dân ca, dân vũ… Ở Tây Nguyên hiện nay, Lâm Đồng được nhận xét là phát triển du lịch văn hóa bản địa khá rõ nét, khá bài bản. Du lịch văn hóa ở Lâm Đồng do chính quyền tổ chức, còn các tỉnh khác mang tính tự phát, do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện. Thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã quy hoạch làng du lịch, nhưng đến bây giờ là 11 năm, người dân tham gia vẫn chưa được giao đất. Gia Lai, Kon Tum, vẫn còn văn hóa nhà rông rất rõ nét là do các dân tộc bản địa còn chiếm tỷ lệ lớn, tình trạng cộng cư chưa diễn ra mạnh mẽ như ở Đăk Lăk, hay Lâm Đồng.

Cần tạo điều kiện để đồng bào có không gian thể hiện được đặc trưng của từng dân tộc, mới có thể nói đến bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, tăng cường tính hấp dẫn đối với các di sản văn hóa quan trọng. Các vấn đề nghiên cứu tổng thể, gắn các tài nguyên du lịch, kiểm kê các di sản văn hóa một cách có hệ thống theo hướng quảng bá, phổ biến qua kênh du lịch cũng là việc cần làm ngay. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng đang sinh sống, làm việc ở Tây Nguyên hiểu sâu sắc về giá trị, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa và con người Tây Nguyên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay; đồng thời bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có tâm huyết gắn bó với văn hóa – xã hội Tây Nguyên để phát huy tốt giá trị văn hóa gắn với phát triển xã hội; tạo điều kiện cho các chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ các dự án, chính sách về Tây Nguyên.

Có một thực tế đang diễn ra là hoạt động của các nhóm cồng chiêng của dân tộc Lạch ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) trong hoạt động du lịch của Khu du lịch Lang Bian tạo ra cơ hội để khôi phục và giữ gìn các điệu cồng, điệu chiêng, bài dân vũ, dân ca, hát kể… cùng với đó là nghệ thuật ẩm thực, nghi lễ cộng đồng, phong tục truyền thống… Đó chính là tác động của sự phát triển du lịch văn hóa đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản ở cộng đồng thể hiện qua việc thu được nguồn lợi kinh tế từ bán các sản phẩm văn hóa vật thể cho du khách và trở thành chất xúc tác cho người dân tự sưu tầm, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tính đa dạng của văn hóa Tây Nguyên là lợi thế, là tiềm năng quan trọng cho phát triển du lịch văn hóa ở Tây Nguyên. Để phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn và duy trì được vốn văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên, cần xây dựng được khung pháp lý cần thiết để quản lý các loại hình du lịch mới và bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, và khi ban hành và thực thi các chính sách về kinh tế – xã hội… cần xem xét đến các vấn đề đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên, tạo điều kiện cho người dân tham gia giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình thông qua hoạt động du lịch…

Du lịch cưỡi voi ở Đắk Lắk. Ảnh: Duy Bằng (Long An)

Trong Hội thảo: “Văn hóa và sự phát triển du lịch Tây Nguyên”, nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Bàn về du lịch Tây Nguyên không chỉ bàn về một “nghề” như bao nghề khác, ở những nơi khác. Du lịch Tây Nguyên trong bối cảnh này cần được coi là một phần cốt lõi trong định hướng phát triển mới của Tây Nguyên. Du lịch Tây Nguyên phải là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái – thực ra là một, vì không gian văn hóa Tây Nguyên chính là môi trường sinh thái đó. Vốn “tài nguyên” đặc biệt của Tây Nguyên chính là văn hóa, là truyền thống văn hóa đặc sắc được hòa mình vào tự nhiên”.

Tạo Ra Các Sản Phẩm Văn Hóa Đặc Trưng, Thu Hút Khách Du Lịch Đến Thủ Đô

Ngày 6/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng

phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: TA)

Báo cáo với đoàn kiểm tra, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Tô Văn Động cho biết: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 06 của Thành ủy, công tác ngành đã có nhiều chuyển biến, thể hiện rõ trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình, tích cực đóng góp vào sự phát triển du lịch Thủ đô với mức tăng bình quân khách du lịch đạt 10,2%/năm, mức độ tăng trưởng 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Sở đã chú trọng, triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện; tham mưu Thành phố ban hành và tổ chức thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, gắn với đẩy mạnh phong trào thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần xây dựng môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn…

Sở cũng đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Trung bình mỗi năm, các đơn vị thuộc Sở tổ chức khoảng 2.500 sự kiện văn hóa, nghệ thuật độc đáo, có sức hấp dẫn cao, thu hút sự tham gia của người dân và khách du lịch. Đặc biệt, Sở đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch của các di tích trên địa bàn, như giữ gìn môi trường, cảnh quan di tích xanh, sạch, đẹp; tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên; phối hợp với các đơn vị lữ hành trong kết nối tour, tuyến du lịch; xây dựng các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm quảng bá về di tích… Chính vì thế, lượng khách du lịch đến với các điểm di tích của Thành phố ngày một tăng. Tính chung từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2019, lượng khách du lịch đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trên 6 triệu lượt; đến di tích Nhà tù Hỏa Lò là trên 1,4 triệu lượt; đến Đền Ngọc Sơn là gần 4 triệu lượt…

Việc xây dựng các sản phẩm văn hóa gắn với du lịch đạt được nhiều kết quả. Sở đã nghiên cứu phối hợp với các cơ quan tham mưu thành phố tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao đẳng cấp tổ chức thường niên tại Hà Nội như: Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản; Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic – Hanoi Concert; Ngày chạy Marathon quốc tế di sản Hà Nội; Lễ hội bơi chải truyền thống Hà Nội mở rộng; Giải đua xe Công thức 1;…

Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa với các tỉnh, thành phố trong nước, quốc tế được mở rộng, tiêu biểu là thành công của các sự kiện của các tỉnh, thành phố, đại sứ quán tại khu vực phố đi bộ Hoàn Kiếm; các hoạt động giới thiệu văn hóa, con người Thủ đô tại các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế…

Khẳng định sản phẩm văn hóa là sản phẩm bền vững nhất, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Tô Văn Động mong muốn thành phố có những chỉ đạo để tái đầu tư cho sản phẩm văn hóa; chỉ đạo các công ty du lịch điều hành các tua tuyến đến các điểm di tích; đầu tư mẫu mã quà tặng Thủ đô. Sở Văn hóa và Thể thao cũng mong muốn các ngành cùng phối hợp, đặc biệt trong vấn đề an ninh đối với việc tổ chức các sự kiện văn hóa…

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động

phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TA)

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của thành viên đoàn kiểm tra và ý kiến giải trình của lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận và đánh giá cao sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, cũng như sự nghiêm túc, chủ động của Sở Văn hóa và Thể thao trong thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Thành ủy. Những kết quả công tác của Sở đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quan trọng hơn, hình ảnh Thủ đô hòa bình, thân thiện, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước đã được xây dựng và củng cố…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, như: Nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần phải được đẩy mạnh hơn để trở thành việc làm thường xuyên của mỗi người; công tác tham mưu với Thành ủy, UBND thành phố trong triển khai nhiệm vụ của ngành phải chủ động hơn; giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn còn chưa được phát huy đúng mức để trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch bền vững; Việc phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn gắn với quảng bá và phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, còn lãng phí trong khai thác….

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu, trong thời gian tới, Đảng ủy, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao cần tiếp tục tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 207 của UBND thành phố. Sở cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc trưng của Hà Nội, dựa trên những giá trị di sản tự nhiên, nhân văn, cả vật thể và phi vật thể, nhất là những di tích lịch sử quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, những di tích lịch sử được UNESCO công nhận, các chương trình nghệ thuật truyền thống…

Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao tập trung đẩy nhanh Đề án triển khai thực hiện phần trưng bày của Bảo tàng Hà Nội; phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa để trở thành các điểm thu hút khách du lịch bền vững; Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, quận, huyện, đặc biệt với Ngành du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng yêu cầu Sở tiếp tục tổ chức tốt ngày văn hóa Thủ đô Hà Nội tại các tỉnh, thành phố trong nước, quốc tế; Tổ chức hiệu quả các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm để xây dựng nơi đây thành điểm du lịch văn hóa tiêu biểu, có sức hấp dẫn cao, thu hút du khách du khách trong nước và quốc tế.

Trưởng đoàn kiểm tra cũng đề nghị Sở tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch và triển khai thực hiện 2 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố, góp phần phát huy hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch an toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn. Đồng thời chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của du khách trong nước và quốc tế…/.

Bạn đang xem bài viết Các Sản Phẩm Văn Hóa Du Lịch Ở Hội An trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!