Cập nhật thông tin chi tiết về Chậm Thi Hành Án Tại Dự Án Thụy Việt (Cam Lâm): Chờ Kết Quả Giải Quyết Của Chính Phủ mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ông Trần Quang Hoành – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Trường Long – viết tắt Công ty Trường Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh) gửi đơn đến Báo Khánh Hòa nêu bức xúc về việc chậm thi hành bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tỉnh, khiến công ty ông gặp rất nhiều khó khăn.
8 lần yêu cầu thi hành án
Năm 2010, Công ty Trường Long ký hợp đồng xây dựng một số hạng mục thuộc dự án Khu du lịch Thụy Việt, do Công ty TNHH Ngọc Lan – viết tắt Công ty Ngọc Lan (Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm) làm chủ đầu tư. Hợp đồng có trị giá hơn 20,4 tỷ đồng. Công ty Trường Long đã thi công được một số hạng mục, nhưng Công ty Ngọc Lan không thanh toán như thỏa thuận. Từ năm 2012 đến 2014, Công ty Trường Long nhiều lần yêu cầu thanh toán mà không được.
Ngày 3-9-2015, UBND tỉnh có quyết định thu hồi dự án trên của Công ty Ngọc Lan và phê duyệt trị giá tài sản còn lại đã đầu tư trên đất gần 23,3 tỷ đồng cho Công ty Ngọc Lan do Nhà nước thu hồi đất. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh (viết tắt là trung tâm) được chỉ đạo gửi số tiền trên vào tài khoản của trung tâm quản lý. Công ty Ngọc Lan đã giao trả dự án.
Để đảm bảo quyền lợi, Công ty Trường Long đã khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại đối với Công ty Ngọc Lan để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Ngày 7-12-2015, Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm và tuyên buộc Công ty Ngọc Lan thanh toán cho Công ty Trường Long hơn 3,77 tỷ đồng nợ gốc và nợ lãi. Sau đó, Công ty Trường Long làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Cam Lâm và yêu cầu phong tỏa số tiền trên. Tuy nhiên, 3 năm rưỡi trôi qua, Công ty Trường Long đã 8 lần gửi đơn đến Chi cục THADS huyện Cam Lâm; đồng thời nhiều lần kiến nghị Cục THADS tỉnh, nhưng tình hình vẫn giậm chân tại chỗ. Hiện nay, ngân hàng đã gửi thông báo khởi kiện, phát mãi tài sản… vì Công ty Trường Long không trả được lãi.
Chờ kết quả giải quyết của Chính phủ
Căn cứ vào kết quả xác minh thi hành án, ngày 21-12-2015, Chi cục THADS huyện Cam Lâm đã ban hành các quyết định thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba (trung tâm) giữ. Sau đó, chi cục lại có công văn yêu cầu trung tâm phối hợp chuyển tiền của người phải thi hành án vào tài khoản tạm giữ của chi cục tại Kho bạc Nhà nước chi nhánh Cam Lâm để đảm bảo thi hành án; ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của trung tâm để thi hành án.
Theo thông tin từ Cục THADS tỉnh, do bản án đã có hiệu lực pháp luật và Công ty Trường Long đã có yêu cầu thi hành án nên việc thi hành không dừng. Tuy nhiên, qua xác minh điều kiện thi hành án, Công ty Ngọc Lan hiện nay không có tài sản nào khác ngoài tài sản tranh chấp và khiếu nại đang do Chính phủ giải quyết. Do vậy, để xử lý phần tài sản của Công ty Ngọc Lan phục vụ thi hành án, phải chờ kết quả giải quyết của Chính phủ.
NGUYỄN BÌNH
Một Dự Án Của Công Ty Hoa Sen: Rất Cần Chính Quyền Chung Tay Giải Quyết
(CATP) Tại thôn 2, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2011 Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen tiến hành thực hiện dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh B’Nom Lumu – Hoa Sen” theo giấy phép đầu tư do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp. Dự án này đang vấp phải một số vấn đề với người dân địa phương cần sớm được chính quyền chung tay giải quyết.
Dự án lớn vấp chuyện… không nhỏ
Dự án trên do Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (gọi tắt là Công ty Hoa Sen), trụ sở chính tại thôn 2, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai – Lâm Đồng đầu tư có tổng vốn đầu tư 589,395 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích quy mô gần 600 ha (trong đó phần lớn là đất có rừng, phần còn lại là đất nông nghiệp.
Sự xuất hiện của dự án này đã khiến vùng đất nơi đây có nhiều thay đổi. Nhiều hộ gia đình nhờ bán được đất rẫy, vườn ở xa cho công ty, có tiền, họ làm thêm việc khác hoặc chuyển về tập trung lo vườn cây trái quanh nhà, đời sống an nhàn hơn, như hộ anh Truyền (trú tại TP.Đà Lạt), vợ chồng anh Phạm Văn Hợp, chị Trần Thị Oanh, Đỗ Thị Thúy, Ngô Tam (đều ở thôn 2, xã Đạ M’ri)…
Đường vào dự án – Ảnh: Ngọc Hà
Hàng chục gia đình tại địa phương có con em được doanh nghiệp nhận vào làm lao động phổ thông. Trò chuyện với chúng tôi, các công nhân cho biết, mong muốn được làm việc ở đây lâu dài, để được gần nhà, có nguồn thu nhập ổn định. Thêm những con đường trải nhựa khang trang, thông thoáng, hứa hẹn sự chuyển mình ở một vùng quê.
Trong thời gian triển khai dự án, một số ít người dân có thái độ gây khó dễ với doanh nghiệp chúng tôi; một số người vào rừng chặt cây mum, đốt tổ ong phá rừng, khi bị bảo vệ rừng của chúng tôi nhắc nhở, thì bị họ đe dọa. Những việc này chúng tôi đã báo với các cơ quan chức năng địa phương xử lý” – đại diện phía Công ty Hoa Sen cho biết.
Người trong cuộc nói gì?
– PV: Thưa ông, vì sao Công ty Hoa Sen rào lại con đường cũ, buộc họ đi chung con đường mới thuộc dự án?
+ Ông Trần Huy Tâm (PGĐ dự án của Công ty Hoa Sen): Con đường đất lâu nay các hộ dân vẫn dùng để đi lại vào phần đất rẫy canh tác hiện nằm trong khu vực quy hoạch của dự án. Với trách nhiệm là đơn vị được giao quản lý rừng, chúng tôi phải kiểm soát người ra vào nhằm hạn chế các đối tượng xấu vào đốt phá rừng, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của người dân có đất nằm trong dự án.
Ngoài ra, hiện tại chúng tôi đã triển khai một số hạng mục quan trọng của dự án, nhiều tài sản, nguyên vật liệu được vận chuyển và tập kết trên phạm vi rộng của dự án, trong khi đó con đường hiện hữu đang nằm ngay khu vực đang thi công nên phải tổ chức bảo vệ, kiểm soát.
Vì vậy, việc Công ty xây dựng con đường khang trang phục vụ người dân cũng như phục vụ dự án và lập chốt bảo vệ rừng là nhu cầu cần thiết. Việc này Cty đều được sự cho phép của chính quyền địa phương.
– Có hay không việc Cty cho rào barie gây cản trở người dân đi lại vào đất rẫy của họ, và khi đi qua cổng bảo vệ này bị chặn lại, yêu cầu xuống xe máy, dắt gây khó dễ với người dân?
+ Ông Trương Quang Thái – người trực tiếp quản lý dự án: Thông tin đó chưa chính xác. Chuyện đó xảy ra ngày 19-5-2015, một số người dân chạy xe máy vào rẫy, bảo vệ trực không biết, nên chưa nâng barie cho họ đi mà hỏi họ vào đây làm gì, khi biết là người dân vào rẫy của họ thì để họ đi, không có chuyện ngăn cản. Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo chúng tôi phải tạo điều kiện tối đa cho người dân đi lại nên chúng tôi đã bố trí anh em trực 24/24 giờ để thực hiện.
– Ông có thể nói rõ hơn về con suối nhỏ trong khu vực dự án?
+ Ông Trần Huy Tâm: Tại dự án này có một con suối nhỏ, quang cảnh khá đẹp chảy từ đỉnh núi B’Nom Lumu, hiện phía nhà đầu tư muốn trực tiếp quản lý để phục vụ dự án không bị tác động khác, vì đây là điểm nhấn cùng với đỉnh B’Nom Lumu có giá trị thiên nhiên cao của vùng này, trong khi trước đó đây là một trong những nguồn nước mà các hộ dân nơi đây có thể dùng để tưới cây trồng. Điều này khiến các hộ dân chưa đồng thuận.
Tại hai văn bản do lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và Phó chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai ký, đều khẳng định: “Do tính chất đặc thù của dự án, nguồn nước này là cốt lõi của dự án, do vậy, nguồn nước này sẽ được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của dự án.
Như vậy, cùng lúc giao nguồn nước từ con suối cho doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương sớm tìm được nguồn nước mới cho người dân. Khi trình xin thực hiện dự án, doanh nghiệp đã nhấn mạnh điều này: nguồn nước từ con suối là một trong hai điểm nhấn quan trọng (cùng với thế núi) để có thể xây dựng khu du lịch sinh thái – văn hóa tâm linh kết hợp quản lý, bảo vệ rừng nên cần được giao nguồn nước “sạch” để phục vụ dự án.
Được sự chấp thuận, chúng tôi mới tiến hành đầu tư. Kể từ năm 2011 đến nay, chúng tôi chú tâm chăm sóc, tạo cảnh quan bằng cách rải đá sạch, trồng nhiều cây xanh mang ý nghĩa tâm linh, thanh tịnh quanh dòng suối và đất trống để nâng giá trị điểm nhấn.
Tôi cũng muốn nói thêm là doanh nghiệp chúng tôi luôn chủ trương hài hòa lợi ích các bên, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Hiện tại, khu vực dự án có lực lượng lao động là người dân địa phương thường xuyên từ 50-70 người, trong đó có 12 công nhân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, không để xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại trái phép.
Năm 2014, Công ty đã nộp ngân sách huyện Đạ Huoai 4,9 tỉ đồng; quý 1-2015 là hơn 6,5 tỉ đồng, dự kiến năm 2015 là 17,5 tỷ đồng. Ngoài ra trong thời gian qua, chúng tôi đã chi gần 5 tỷ đồng cho nhiều hoạt động xã hội, giúp đỡ người nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chúng tôi mong muốn không vì một vài thông tin sai lệch hay thành kiến, mà làm ảnh hưởng đến dự án đầu tư lâu dài và bền vững nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương nói riêng, và tỉnh Lâm Đồng nói chung…
– Về phía xã, đề nghị ông cho biết việc triển khai nguồn nước khác phục vụ bà con thôn 2 đến đâu rồi, thưa ông?
+ Ông Vũ Hồng Doanh – Chủ tịch UBND xã Đạ M’ri: Việc này lãnh đạo các cơ quan chuyên môn hai cấp tỉnh, huyện chủ trì, đang khẩn trương tiến hành khảo sát theo hai hướng: xây đập thủy lợi dẫn nước từ thôn 1 hoặc tìm nguồn suối quanh khu vực dân sinh dẫn nước về nhằm phục vụ bà con toàn vùng về lâu dài, theo kế hoạch ngày 15-6-2015 sẽ báo cáo kết quả khảo sát.
Trước đó, khi có quyết định giao nguồn nước cho Công ty Hoa Sen, UBND huyện đã đưa về xã 7 máy bơm nước cùng đường ống, trị giá gần 300 triệu đồng phục vụ bà con lấy nước tưới. Hiện đã bắt đầu vào mùa mưa nên việc cần nguồn nước tưới của bà con đã không còn quá căng thẳng.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết: “Khi phê duyệt dự án của nhà đầu tư, tỉnh đã phải cân nhắc rất kỹ. Vùng đất Đạ Huoai vốn “nổi tiếng” khô cằn sỏi đá, cây công nghiệp chủ lực là điều và một số loại cây ăn trái. Đất xấu, nên thu nhập của người dân không cao, đời sống bà con khó khăn; là một trong các huyện nghèo của địa phương, ngân sách thu được hàng năm đạt 54-55 tỷ đồng, trong khi tổng chi ngân sách luôn ở mức gần 300 tỷ đồng/năm.
Xác định Công ty Hoa Sen là nhà đầu tư có năng lực, nghiêm túc, tỉnh Lâm Đồng quyết định tạo điều kiện để dự án được khả thi, nhằm thay đổi diện mạo một vùng đất, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Việc thay thế nguồn nước tưới phục vụ bà con, tỉnh đang đôn đốc chỉ đạo thực hiện”.
Mong rằng chính quyền tỉnh Lâm Đồng sớm có những động thái tích cực, làm tốt vai trò của mình, cùng người dân và doanh nghiệp hóa giải những vấn đề nảy sinh góp phần hiện thực hóa phương châm “nhà đầu tư hài lòng, người dân vui vẻ” của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 1-6, ông Vũ Hồng Doanh – Chủ tịch xã Đạ M’ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng đã viết thư gửi lãnh đạo một cơ quan báo chí đề nghị đính chính ý kiến của ông trả lời câu hỏi phóng viên tờ báo này vào ngày 26-5 rằng “nhà đầu tư có ép dân bán đất cho mình hay không?”.
Ý kiến của ông là “Địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Cty như tổ chức cho Cty gặp gỡ và trao đổi với bà con tại trụ sở UBND xã, ngoài ra còn cử cán bộ dẫn người của Cty đến từng hộ để trao đổi, thỏa thuận. Tôi khẳng định đây là việc thỏa thuận giữa công ty và người dân chứ không phải như nội dung mà báo đã đăng”
Ngọc Hà
Dự Án Khu Du Lịch Thụy Việt Cam Ranh: Tiếp Tục Ủy Quyền Trái Pháp Luật?
Sau khi chuyển nhượng dự án trái pháp luật, ông Thắng đã trốn về Thụy Sĩ và làm giấy ủy quyền cho một người khác nhằm tiếp tục những “chiêu trò” gây thiệt hại cho Công ty.
Theo ông Nguyễn Duy Sơn, Tổng Giám đốc Cty Ngọc Lan, “Để cố chứng minh là đại diện cho Phạm Gia Thắng, làm Phó TGĐ Công ty Ngọc Lan, bà Thủy đã làm GUQ, trong đó ghi ngày Phạm Gia Thắng ký tại Khánh Hòa là 15/02/2015 thời hạn ủy quyền 31/12/2015. Sai phạm thứ nhất trong GUQ này là: ngày 15/02/2015 Phạm Gia Thắng không có mặt ở Việt Nam và Khánh Hòa vậy làm sao ký GUQ được; Thứ hai, trong GUQ ghi “Nay tôi làm Giấy ủy quyền này cho Bà Cao Thanh Thủy, sinh ngày 15/02/1966, CMTND số 220543879, cấp ngày 04/03/2015 tại CA tỉnh Khánh hòa”. Vậy có thể khẳng định là GUQ giả vì ngày ký là ngày 15/02/2015, còn CMTND của Thủy được cấp 17 ngày sau đó, nhưng vì sao 17 ngày trước đã có ghi trong GUQ.
Về GUQ lần 2 cũng do ông Phạm Gia Thắng ủy quyền cho bà Cao Thanh Thủy có giá trị đến ngày 31/12/2017. GUQ này được thực hiện vào ngày 25/4/2016 tại Văn phòng Công chứng Ngọc Trung, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa do Công chứng viên Lê Ngọc Trung ký, đóng dấu. Nhưng điều ngạc nhiên là ngày 25/4/2016, ông Thắng không hề có mặt tại Việt Nam lúc thực hiện việc ủy quyền cho bà Thủy như Văn phòng Công chứng này chứng thực.
Hậu quả của việc sử dụng Giấy ủy quyền sai phạm
Như vậy, có thể thấy bà Thủy không phải là thành viên góp vốn vào Công ty Ngọc Lan từ đầu nhưng nhờ GUQ sai trái của hai Văn phòng Công chứng đã được UBND tỉnh Khánh Hòa thừa nhận đủ tư cách pháp lý để làm việc với các sở, ngành về phạm vi được ủy quyền.
Sau khi được thừa nhận đủ tư cách, bà Thủy có hàng loạt việc làm bất bình thường, đi ngược với quyền lợi của các thành viên Công ty Ngọc Lan như: làm đơn xin hoàn trả và bàn giao lại đất dự án, tự nguyện bàn giao tài sản đã đầu tư trên đất để tỉnh bàn giao cho chủ đầu tư mới; đồng thời bà cũng ký vào biên bản để Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa chi trả ngay 5,9 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Nam Á thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp.
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa khẳng định: Giấy ủy quyền do ông Phạm Gia Thắng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Ngọc Lan ủy quyền cho bà Cao Thanh Thủy là không đảm bảo quy định pháp luật.
Cũng theo ông Nguyễn Duy Sơn, “4 năm qua, UBND và nhiều Sở, ngành của tỉnh Khánh Hòa bị Cao Thanh Thủy lừa. Các cơ quan này chỉ căn cứ vào 2 tờ giấy ủy quyền sai phạm đã xem Cao Thanh Thủy như là người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH Ngọc Lan, đại diện của Ông Phạm Gia Thắng.
Cao Thanh Thủy đã sử dụng giấy tờ giả, chiếm dụng con dấu đã hết hạn đăng ký mẫu dấu để đứng ra ký Biên bản xác định trị giá tài sản của doanh nghiệp đã đầu tư trên đất một cách rẻ mạt 23 tỷ 261 triệu, trong khi tổng giá trị đã đầu tư trên đất tính đến 2014 là trên 115 tỷ, còn xác định của Sở KH&ĐT năm 2012 là 40 tỷ). Rõ ràng việc xác định như vậy là sự thiệt hại quá lớn đối với doanh nghiệp chúng tôi…”.
Chính vì thừa nhận người được ủy quyền dễ dãi, UBND tỉnh Khánh Hòa sau đó đã có hàng loạt quyết định không phù hợp như: chỉ đạo bàn giao đất ngoài thực địa cho chủ đầu tư mới, chỉ đạo thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho Công ty Ngọc Lan… khi quyền lợi của các thành viên góp vốn hợp pháp của Công ty Ngọc Lan chưa được xem xét, giải quyết thấu đáo.
Nguồn : https://enternews.vn
Giãi Bày Về Dự Án Trồng Rừng Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Tại Lâm Đồng
(NTD) – Ngày 4/6 tại chúng tôi Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen đã tổ chức họp báo về dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh B’nom Lumu-Hoa Sen” tại huyện Đa Huoai, Lâm Đồng.
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh B’nom Lumu- Hoa Sen” do Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (Công ty Hoa Sen) làm chủ đầu tư được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 7/2011 với tổng vốn đầu tư 590 tỷ đồng trên diện tích 576 ha. Chức năng chính của dự án là trồng rừng và bảo vệ rừng, kết hợp khu du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công ty gặp khá nhiều khó khăn, xảy ra căng thẳng giữa công ty và người dân. Nguyên nhân là do người dân có đất canh tác nằm gần dự án phải phụ thuộc về vấn đề đường đi và nguồn nước từ phía Công ty Hoa Sen.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen. Ảnh:hoasengroup
Khi được hỏi vì sao Công ty Hoa Sen lại rào đường đi cũ của người dân, ông Trần Huy Tâm – Phó Giám đốc Công ty Hoa Sen đồng thời là Phó Giám đốc quản lý dự án này cho rằng con đường cũ mà người dân xưa nay thường đi hiện nằm trong khu vực quy hoạch của dự án. Công ty được giao quyền quản lý rừng nên công ty phải kiểm soát người ra vào, hạn chế các đối tượng xấu vào đốt phá rừng, do đó công ty đã xây dựng 1 con đường mới giúp người dân qua lại và đã được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Ông Tâm còn khẳng định thông tin nhân viên của công ty rào barrier không cho người dân đi lại vào khu vực đất của họ vào ngày 19/5 là hoàn toàn không chính xác. Ngày 19/5, một số người dân chạy xe vào rẫy, bảo trực không biết nên chưa thể nâng barrier kịp cho người dân chứ không có chuyện ngăn cản. Hiện công ty đã bố trí nhân viên trực 24/24 để giúp người dân qua lại dễ dàng.
Ngoài ra, khi trình đơn xin thực hiện dự án, công ty đã nhấn mạnh, nguồn nước từ con suối nằm trong dự án là một trong hai điểm nhấn quan trọng để công ty xây dựng khu du lịch sinh thái – văn hóa tâm linh nên cần được giao nguồn nước từ con suối trong dự án và đã nhận được sự chấp thuận của các cấp chính quyền nên công ty mới tiến hành đầu tư. Vì vậy, công ty mong rằng chính quyền địa phương nên sớm chủ động tìm nguồn nước mới cho người dân, để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân cũng như quá trình thực hiện dự án của công ty.
Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen thành lập ngày 12/7/2010 với số vốn điều lệ 25 tỷ đồng, trụ sở tại thôn 2, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng do ông Lê Phước Vũ làm Chủ tịch.
Sơn Mạch
Bạn đang xem bài viết Chậm Thi Hành Án Tại Dự Án Thụy Việt (Cam Lâm): Chờ Kết Quả Giải Quyết Của Chính Phủ trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!