Xem Nhiều 6/2023 #️ Chính Sách Khi Sinh Con Ở Úc: Đi Đẻ Không Mất Tiền, Mỗi Tháng Con Được Trợ Cấp Hơn 30 Triệu Đồng? # Top 7 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Chính Sách Khi Sinh Con Ở Úc: Đi Đẻ Không Mất Tiền, Mỗi Tháng Con Được Trợ Cấp Hơn 30 Triệu Đồng? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chính Sách Khi Sinh Con Ở Úc: Đi Đẻ Không Mất Tiền, Mỗi Tháng Con Được Trợ Cấp Hơn 30 Triệu Đồng? mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Chia sẻ về ca sinh con đầu lòng của mình tại Úc cách đây ít ngày, chị Nguyễn Nga (thành viên Hội xúc tiến thương mại của Hiệp hội Úc) cho biết, chị cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với dịch vụ y tế ở đây. “Mình không phải đóng bất cứ một đồng tiền viện phí hay mất một xu nào cho bác sĩ, nhưng vẫn được phục vụ như tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Ở đây chính phủ trả tiền cho bác sĩ là để lo cho sức khỏe người dân và không hề phân biệt nghèo giàu.”, chị Nga cho biết. Ngoài ra, chế độ thai sản với công dân Úc cũng vô cùng ưu đãi. Sau sinh, mỗi sản phụ sẽ được nhận một khoản tiền không hề nhỏ để bồi dưỡng và các bé cũng nhận được tiền hỗ trợ bỉm, sữa mỗi tháng. Dù mới sinh con khá bận rộn nhưng chị Nga vẫn dành chút thời gian rảnh rỗi để chia sẻ với các mẹ về chuyện đi đẻ ở “xứ người” của mình.”

Báo Úc đã cập nhật từ chúng tôi Tùy theo hoàn cảnh, việc làm và mức thu nhập của mỗi công dân Úc, mà sự hỗ trợ của chính phủ cho từng trường hợp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định, những thông tin trên thiếu chính xác, không có căn cứ rõ ràng, không được cập nhật và gây tâm lý bối rối cho những người làm cha mẹ lần đầu, hoặc không rành tiếng Anh, để có thể tiếp cận các thông tin chính thức từ Centrelink – Cơ quan thuộc Bộ dịch vụ nhân sinh của chính phủ.

Chính sách nghỉ làm sinh con có lương

Khi người mẹ có thai và xin nghỉ thai sản để chăm sóc con của mình hoặc nhận con nuôi, cha mẹ có thể nhận được chương trình Paid Parental Leave (Hay còn gọi là Chính sách hỗ trợ cha mẹ nghỉ phép vì lý do mới có con).

Chính phủ Úc trả khoản trợ cấp cho những cha mẹ hội đủ điều kiện thông qua chương trình Paid Parental Leave. Khoản trợ giúp này giúp cha mẹ nghỉ làm để chăm sóc đứa trẻ mới sinh hoặc mới nhận nuôi.

Chương trình này có 2 khoản trợ cấp trả cho cha mẹ có việc làm, bao gồm:

* Parental Leave Pay * Dad and Partner Pay

Parental Leave Pay (Tiền trả Nghỉ Nuôi con) là khoản có áp thuế. Khoản tiền này cũng tính vào quy trắc nghiệm lợi tức nếu quý vị nhận một trợ cấp hỗ trợt hu nhập.

Khoản tiền này giúp các bậc phụ huynh đi làm được nghỉ phép để chăm sóc chính cho một đứa trẻ mới gia nhập gia đình. Nếu đủ tư cách, người mẹ có thể nhận được khoản tiền ở mức National Minimum Wage (Lương Tối thiểu Toàn quốc, tương đương khoảng $720 mỗi tuần) trong khoảng thời gian lên đến 18 tuần.

Những ai được nhận trợ cấp này?

Cha mẹ có thể hội đủ điều kiện nhận Parental Leave Pay (Tiền trả Nghỉ Nuôi con) nếu:

Là người chăm sóc chính cho một trẻ sơ sinh hay trẻ mới được nhận nuôi

Thu nhập cá nhân của năm tài khoán gần nhất dưới $150,000

Đang nghỉ phép hay không đi làm trong khoảng thời gian Paid Parental Leave (Nghỉ phép Nuôi con Hưởng lương).

Đã làm việc 10 tháng trên tổng số 13 tháng trước khi sinh hay nhận nuôi trẻ và thỏa mãn các điều kiện về cư trú.

Để nhận được đủ 18 tuần Parental Leave Pay (Tiền trả Nghỉ Nuôi con), quý vị cần chỉ định một ngày bắt đầu nằm trong khoảng thời gian 34 tuần tính từ thời điểm sinh hay nhận nuôi con của quý vị.

Tùy vào hoản cảnh của cha mẹ, khoản Parental Leave Pay (Tiền trả Nghỉ Nuôi con) của sẽ do chủ lao động hay Centrelink chi trả. Nếu chủ lao động của quý vị là đơn vị chi trả, quý vị sẽ nhận khoản tiền này theo chu kỳ trả lương thông thường. Centrelink sẽ làm việc với chủ lao động của quý vị về việc này. Nếu quý vị không nhận Parental Leave Pay (Tiền trả Nghỉ Nuôi con) từ chủ lao động của quý vị, hoặc nếu quý vị làm việc tự do, Centrelink sẽ trực tiếp trả cho quý vị vào mỗi hai tuần.

Dad and Partner Pay (Tiền trả cho người Cha và Người phối ngẫu) là khoản thanh toán một lần nếu quý vị là người cha hay người phối ngẫu đang nghỉ phép không hưởng lương để giúp chăm sóc cho đứa con mới của mình.

Nếu đủ tư cách, người cha có thể nhận được khoản tiền ở mức National Minimum Wage (Lương Tối thiểu Toàn quốc) trong khoảng thời gian lên đến 2 tuần.

Dad and Partner Pay (Tiền trả cho người Cha và Người phối ngẫu) là khoản có áp thuế.

Những đối tượng nào được nhận trợ cấp này?

Cha ruột của trẻ

Là người phối ngẫu của người mẹ sinh ra trẻ

Phụ huynh nhận con nuôi hay người phối ngẫu của một phụ huynh nhận con nuôi, hoặc cá nhân đang chăm sóc một đứa trẻ sinh ra theo một hợp đồng mang thai hộ và đang chăm sóc cho một trẻ sơ sinh hay trẻmới được nhận nuôi

Thu nhập cá nhân của năm tài khoán gần nhất dưới $150,000

Không làm việc hay không nghỉphép hưởng lương trong thời gian nhận Dad and Partner Pay.

Đã làm việc đủ theo quy tắc trắc nghiệm làm việc, và thỏa mãn các điều kiện về cư trú

Người cha có thể nhận Dad and Partner Pay vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 52 tuần từ khi trẻ sinh ra hay được nhận nuôi.

Centrelink sẽ trả trực tiếp một lần vào trương mục ngân hàng do quý vị chỉ định.

Để được nhận Parental Leave Pay (Tiền trả Nghỉ Nuôi con) hay Dad and Partner Pay (Tiền trả cho người Cha và Người phối ngẫu), quý vị cần phải làm việc đủ ít nhất 330 tiếng, hay khoảng 1 ngày một tuần trong vòng 10 tháng trên tổng thời gian 13 tháng.

Hỗ trợ cho cha mẹ sinh con không đi làm

Quý vị có thể đủ điều kiện nhận Newborn Upfront Payment (Thanh toán trước cho Trẻ sơ sinh) và Newborn Supplement (Trợ cấp Sơ sinh) nếu quý vị đang nhận Family Tax Benefit Part A (Trợ cấp Thuế Gia đình Phần A).

Newborn Upfront Payment (Thanh toán trước cho Trẻ sơ sinh)

Đây là khoản thanh toán một lần, với $ 550 mỗi đứa trẻ và không phải chịu thuế.

Newborn Supplement (Trợ cấp Sơ sinh)

Đây là một khoản thanh toán liên tục trong tối đa 13 tuần và không phải chịu thuế.

Số tiền cha mẹ nhận được tùy thuộc vào số lượng con quý vị có và thu nhập của gia đình.

Đối với đứa con đầu lòng của bạn, tổng số tiền tối đa có thể nhận được là $ 1,649,83 trong 13 tuần. Đối với những đứa trẻ tiếp theo, tổng số tiền tối đa là $ 550,55 trong 13 tuần.

Hỗ trợ nuôi con

Parenting Payment là trợ cấp lợi tức dành cho cha mẹ hoặc người giám hộ để phụ chi phí nuôi dưỡng con cái.

Điều kiện phải hội đủ đối với Parenting Payment:

Parenting Payment là trợ cấp dành cho người nuôi dưỡng chính của đứa trẻ. Chỉ có người cha/mẹ hoặc người giám hộ mới có thể được lãnh trợ cấp này. Quý vị có thể hội đủ điều kiện để được lãnh Parenting Payment theo tư cách cha mẹ, ông bà, hoặc người nuôi dưỡng tạm, nếu:

Quý vị độc thân và nuôi dưỡng ít nhất một đứa trẻ dưới tám tuổi, hoặc có người phối ngẫu và nuôi dưỡng ít nhất một đứa trẻ dưới sáu tuổi;Thu nhập và tài sản của cả quý vị lẫn của người phối ngẫu (nếu có) thấp hơn mức nhất định; Đáp ứng các yêu cầu về tình trạng cư trú; Có thể đáp ứng các yêu cầu tham gia nếu cần thiết.

Khoản Parenting Payment quý vị được lãnh là bao nhiêu phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, trắc nghiệm lợi tức và tài sản của cả quý vị lẫn của người phối ngẫu (nếu có). Tài sản là bất kỳ tài sản hoặc của cải nào cha mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ, bao gồm tài sản ở nước ngoài và các khoản nợ người ta thiếu quý vị.

Mức trợ cấp này được cập nhật vào ngày 20 tháng 3 và 20 tháng 9 hàng năm. Muốn biết mức trợ cấp cập nhật nhất, xin vào trang mạng humanservices.gov.au/parentingpayment.

Hỗ trợ về chi phí giữ trẻ

Child Care Subsidy là hỗ trợ chi phí dịch vụ trông giữ trẻ được công nhận. Nếu quý vị hội đủ các điều kiện cần có, Centrelink sẽ trả trực tiếp tới nhà cung cấp dịch vụ trông trẻ của quý vị để giảm khoản phí quý vị phải trả.

Để đạt các yêu cầu về cư trú, quý vị hay người phối ngẫu phải đang sinh sống tại Úc và thuộc một trong các diện: là công dân Úc hay có chiếu khán thường trú, mang chiếu khán Special Category, hoặc mang một loại chiếu khán tạm trú nhất định, ví dụ, chiếu khán Partner Provisional hay chiếu khán Temporary Protection.

Quý vị cũng có thể thỏa mãn các điều kiện về cư trú nếu: quý vị hay người phối ngẫu là du học sinh, được Chính phủ Úc bảo trợ để học tập tại Úc, hoặc quý vị đang gặp khó khăn hay một tình huống đặc biệt áp dụng.

Giá trị của khoản Child Care Subsidy mà cha mẹ đủ tư cách nhận sẽ phụ thuộc vào:

Thu nhập của gia đình

Mức trần theo giờ dựa trên loại hình trông giữ trẻ được công nhận mà quý vị đã sử dụng và tuổi của con

Số giờ mà quý vị và người phối ngẫu dành cho các sinh hoạt được thừa nhận.

Centrelink sẽ sử dụng khoản ước tính thu nhập gia đình của quý vị để tính phần trăm phí mỗi giờ mà Centrelink sẽ hỗ trợ.

Số giờ được hỗ trợ trông trẻ mà quý vị có thể nhận dựa vào số giờ quý vị dành cho các sinh hoạt được thừa nhận trong mỗi hai tuần.

Những sinh hoạt được thừa nhận: công việc có thu nhập – bao gồm nghỉ phép, như nghỉ thai sản; học tập và huấn nghệ; công việc không thu nhập trong doanh vụ gia đình; đang kiếm việc làm; tình nguyện; kinh doanh tự do, và các hoạt động khác xét theo từng trường hợp.

Các bậc phụ huynh không thể thoả mãn các điều kiện của kiểm tra sinh hoạt với lí do chính đáng sẽ được ngoại lệ để hỗ trợ trẻ đi học mầm non.

Để giảm thiểu khả năng trả thừa, mỗi hai tuần Centrelink sẽ giữ lại 5% thuộc Child Care Subsidy của quý vị. Vào cuối mỗi năm tài chính, Centrelink sẽ cân đối khoản thanh toán của quý vị. Centrelink làm điều này bằng cách so sánh dự toán thu nhập với thu nhập thực tế của quý vị. Điều này sẽ bảo đảm rằng quý vị nhận được khoản hỗ trợ chính xác.

Hỗ trợ giảm thuế từ chính phủ để nuôi con

Family Tax Benefit là khoản thanh toán có hai phần giúp hỗ trợ chi phí nuôi con.

Family Tax Benefit Part A được trả cho mỗi trẻ em. Số tiền cha mẹ nhận được tùy thuộc vào hoàn cảnh của gia đình quý vị. Nếu quý vị chăm sóc một đứa trẻ trước khi lên một tuổi, hoặc cha mẹ nhận con nuôi ở bất kì lứa tuổi nào thì cha mẹ có thể được gia tăng khoản Family Tax Benefit Part A. Khoản này được gọi là Newborn Upfront Payment và Newborn Supplement.

Family Tax Benefit Part B trợ giúp thêm cho cha mẹ đơn thân, người chăm sóc không phải cha mẹ (kể cả ông bà) và các cặp vợ chồng có một người có thu nhập chính. Yêu cầu của quý vị sẽ được kiểm tra thu nhập và số tiền quý vị nhận được sẽ tùy thuộc vào độ tuổi con út của quý vị.

Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể chia sẻ sự chăm sóc của một đứa trẻ. Nếu quý vị đang ở trong tình huống này, cha mẹ vẫn có thể đủ điều kiện nhận một khoản Family Tax Benefit cho đứa trẻ nếu quý vị chăm sóc cho chúng ít nhất 35% thời gian.

Quý vị có thể đủ điều kiện cho Family Tax Benefit Part A nếu quý vị chăm sóc cho một đứa trẻ phụ thuộc: dưới 15 tuổi, hoặc 16 đến 19 tuổi, và đang học tập toàn thời gian trong một khóa học được phê duyệt hướng đến năm lớp 12 hoặc bằng tương đương với một khối lượng học tập chấp nhận được, hoặc đã được miễn trừ các yêu cầu giáo dục.

Nếu quý vị đủ điều kiện để nhận Family Tax Benefit Part A đối với trẻ em phụ thuộc trong độ tuổi từ 16 đến 19 thì quý vị có thể nhận được thanh toán cho đến cuối năm dương lịch, khi trẻ đủ 19 tuổi, nếu chúng tiếp tục học toàn thời gian.

Quý vị có thể đủ điều kiện cho Family Tax Benefit Part B nếu quý vị là vợ hoặc chồng thì và chăm sóc trẻ em phụ thuộc dưới 13 tuổi.

Nếu quý vị là cha mẹ đơn thân, ông bà hoặc cụ cố chăm sóc trẻ thì quý vị có thể hội đủ điều kiện được hưởng Family Tax Benefit Part B nếu đứa trẻ mà quý vị chăm sóc: dưới 16 tuổi, hoặclà học sinh trung học toàn thời gian, cho đến cuối năm dương lịch mà các em tròn 18 tuổi.

Việc học ở nhà đối với trẻ em từ 16 đến 19 tuổi không đáp ứng được các yêu cầu học tập để được hưởng Family Tax Benefit.

Để biết thêm thông tin

* Truy cập chúng tôi để có thêm thông tin bằng tiếng Anh

* Truy cập chúng tôi để có thể đọc, nghe hay theo dõi thông tin bằng tiếng Việt

Thông tin bài viết chị Nguyễn Nga Chia sẻ về ca sinh con đầu lòng của mình tại Úc cách đây ít ngày, chị Nguyễn Nga (thành viên Hội xúc tiến thương mại của Hiệp hội Úc) cho biết, chị cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với dịch vụ y tế ở đây. “Mình không phải đóng bất cứ một đồng tiền viện phí hay mất một xu nào cho bác sĩ, nhưng vẫn được phục vụ như tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Ở đây chính phủ trả tiền cho bác sĩ là để lo cho sức khỏe người dân và không hề phân biệt nghèo giàu.”, chị Nga cho biết.

Ngoài ra, chế độ thai sản với công dân Úc cũng vô cùng ưu đãi. Sau sinh, mỗi sản phụ sẽ được nhận một khoản tiền không hề nhỏ để bồi dưỡng và các bé cũng nhận được tiền hỗ trợ bỉm, sữa mỗi tháng.

Dù mới sinh con khá bận rộn nhưng chị Nga vẫn dành chút thời gian rảnh rỗi để chia sẻ với các mẹ về chuyện đi đẻ ở “xứ người” của mình.

Bầu bí ăn uống thoải mái

Chị Nguyễn Nga hiện tại đang sinh sống ở Úc nhưng hầu hết thời gian làm việc của chị là ở Việt Nam. Dù bầu bí nhưng trong suốt thời gian qua, chị vẫn đi lại 2 nước để lo công việc ở công ty do chị làm chủ tịch hội đồng quản trị. Chị cho biết dù mang thai nhưng may mắn là chị khá khỏe mạnh. Chị luôn chú ý đến việc ăn uống để nạp đầy đủ dưỡng chất cho con phát triển mà mẹ không bị tăng cân quá nhiều. Khi bước lên bàn đẻ, chị tăng tổng cộng 12kg.

Chị cho biết trong chế độ ăn uống hàng ngày, chị không kiêng khem nhiều, ăn uống thoải mái nhưng luôn chú ý uống sữa và các loại vitamin để con đủ chất phát triển.

Vì có sức khỏe thai kỳ tốt nên chị Nga luôn nghĩ rằng mình sẽ đẻ thường và các bác sĩ Úc cũng luôn khuyến khích sản phụ sinh thường để tốt cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, chị bị vỡ ối sớm trước ngày dự sinh 10 ngày, “chiến đấu” với những cơn đau đẻ suốt một ngày một đêm mà em bé vẫn không chịu chào đời nên cuối cùng chị phải sinh mổ.

Chị sống ở Úc nhưng làm việc chủ yếu tại Việt Nam. (Trong ảnh là ngài Đại sứ Hugh Borrowman, Đại sứ Australia tại Việt Nam. Ảnh: NVCC) Đi đẻ không mất tiền vẫn được phụ vụ theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao

Kể lại ca sinh con của mình, chị Nga cho biết: “Mình vật vã với những cơn đau đẻ suốt 1 ngày 1 đêm. Đến gần 2 giờ sáng hôm sau thì bố Gấu bay từ Việt Nam về tới Úc. Bố Gấu quyết định ký giấy cho mình sinh mổ. 4 giờ 11 phút Gấu cất tiếng khóc chào đời… trở thành công dân người Úc gốc Việt tại bệnh viện Joondalup Preth Úc.”

Chị Nga cũng kể lại khi chồng ký quyết định cho chị sinh mổ, chị không hề biết, một phần vì chồng sợ chị lo lắng nên không nói, phần nữa là do chị được gây tê tủy sống để chuẩn bị sinh thường nhưng do bé bị dây rốn quấn cổ nên buộc phải gây tê phần bụng dưới lần 2 để mổ đẻ. “Khi đó mình vô cùng ngạc nhiên sao đẻ gì mà nhanh và dễ thế. Tới lúc bố đón con đưa cho mẹ nhìn, cảm giác lúc này thật khó tả, hai hàng nước mắt cứ chảy dài vì hạnh phúc, so với một ngày một đêm đau thì dường như quên hết.

Chị cho biết chị rất hài lòng với ca sinh của mình, với 11 người (gồm 7 bác sĩ, 4y tá) đỡ đẻ và chỉ hết khoảng 15 phút. Thêm nữa, dịch vụ sau sinh ở bệnh viện thì vô cùng hoàn hảo. “Những ngày mình ở bệnh viện từ vệ sinh cho tới ăn uống, tắm rửa thay băng thay đồ đều được các bác sĩ thay nhau chăm sóc, người nhà không phải đụng chạm bất cứ một việc gì. Đêm đầu chồng được ở lại, còn những đêm sau thì chỉ có hai mẹ con. Mẹ phải học cách chăm sóc con, từ cách tắm và cách cho con bú, cách pha sữa, da tiếp da hàng ngày… thật sự là rất chuyên nghiệp.”

Trong thai kỳ chị Nga ăn uống điều độ và không tăng quá nhiều kg.

Mặc dù được chăm sóc rất chu đáo nhưng khi xuất viện, chị Nga không phải trả bất cứ khoản viện phí nào. Khi về nhà, hàng ngày còn có bác sĩ của bệnh viện tới kiểm tra sức khỏe cho 2 mẹ con chị và cũng hoàn toàn miễn phí. Thái độ của bác sĩ, y tá phục vụ rất chuyên nghiệp, luôn nở nụ cười thân thiện với bệnh nhân.

Sau sinh, mỗi tháng con được 2.200 đô la (khoảng 34 triệu đồng)

Điều tuyệt vời hơn cả mà mỗi bà mẹ sinh con ở Úc đều cảm thấy hài lòng đó là chế độ thai sản ở đây rất ưu đãi. Chế độ thai sản ở đây áp dụng theo từng tiểu bang và có chế độ riêng cho người đi làm, chế độ an sinh xã hội, chế độ y tế, chế độ phụ cấp gia đình có con nhỏ…

Với bà mẹ đi làm (chế độ cho người đi làm), sau khi sinh sẽ được nghỉ dưỡng khoảng 1 năm và vẫn được lĩnh lương đầy đủ theo từng công việc. Còn chế độ an sinh xã hội là chế độ mỗi đứa trẻ sẽ được bộ an sinh xã hội phụ cấp tiền nuôi trẻ (mà các bà mẹ Việt kiều bên này gọi là tiền bỉm, sữa, thường thì lĩnh 2 tuần một lần lên tới 2.000 đô la/tháng (31 triệu đồng) tùy tiểu bang, tùy tình trạng lợi tức của bố mẹ và các chương trình hỗ trợ của chính phủ tiểu bang, liên bang, các nhà cầm quyền.

Hình ảnh chị Nga đang da tiếp da với con. Hàng ngày, chị đều đặn thực hiện phương pháp này từ 20-30 phút. Phòng sinh của chị tại Bệnh viện Joondalup Preth Úc. Tại đây chị được nằm một mình một phòng rộng tới 50 mét vuông với đầy đủ thiết bị y tế hiện đại.

Về chế độ phụ cấp gia đình sinh con thì số tiền này đến tay tất cả mọi người ngay sau khi sinh thường, từ 2.700 đô la (42 triệu đồng) đến khoảng 13.000 đô la (204 triệu đồng). Số tiền này cũng tùy theo dịp và tùy theo năm. Còn về chế độ Y tế thì sẽ được hệ thống y tế công (medicare) chi trả hoàn toàn và được phục vụ chu đáo với độ ngũ y bác sĩ tay nghề cao và tận tâm từ khi mang thai đến sau khi sinh nở.

Với chị Nga, sau sinh em bé chị nhận được một khoản tiền thai sản là 7.000 đô la (110 triệu đồng) còn em bé sẽ nhận được tiền bỉm sữa hàng tháng là 2.200 đô la (khoảng 34 triệu đồng). Ngoài ra, từ lúc sinh cho đến 18 tuổi, bé sẽ được đi học miễn phí hoàn toàn. Còn chế độ y tế thì sẽ là miễn phí cả đời. “Được trải nghiệm thật từ bản thân mới thấy chuyện sinh con ở đây thật tuyệt vời.”, chị Nga nói.

Đã từ rất lâu, du lịch Úc khám phá xứ sở kangaroo luôn là lựa chọn hàng đầu của toàn du khách trên thế giới. Nước Úc không chỉ nổi tiếng với những thắng cảnh mang tính biểu tượng như nhà hát Opera hay cầu cảng Sydney, mà còn đó những bãi biển cát trắng trải dài, những hòn hoang sơ đầy sức lôi cuốn hay những công trình có kiến trúc cổ đặc biệt…Tất cả đã tạo nên một bức tranh du lịch Úc khiến bất kỳ du khách nào trên thế giới cũng đều phải trầm trồ bởi vẻ đẹp của đất nước đáng sống này.

Sinh Con Ở Úc Có Được Nhập Quốc Tịch Không? Những Quyền Lợi Khi Sinh Con Tại Úc

Đứa trẻ sinh ra tại Úc có được nhập quốc tịch không khi cả bố và mẹ đều đang là visa tạm trú của Úc?

Trẻ em sinh ra tại Úc sau ngày 20/08/1986 không tự động được quốc tịch Úc. Căn cứ theo điều 12(1)(a) của Luật Quốc Tịch (Úc) nêu rằng nếu ai đó sinh ra ở Úc và cha/mẹ của người đó là quốc tịch/thường trú thì sẽ được quốc tịch kể từ khi chào đời.

Du học sinh và sinh con ở Úc với một người đang giữ visa 457

Theo luật quốc tịch Úc hiện hành, chỉ có con của thường trú nhân Úc hoặc con của công dân Úc khi sinh ra mới có quốc tịch Úc.

Luật này nằm trong điều luật số 12 của luật Quốc Tịch Úc. Việc em là du học sinh, và có con với người giữ visa 457 thì con của em sẽ không được quốc tịch Úc.

Có rất nhiều người nhầm lẫn về visa 457. Visa 457 chỉ là visa lao động tạm trú nhưng được ở Úc dài hạn, đây không phải là visa thường trú.

Và một khi cha mẹ không phải là thường trú nhân thì con của em sinh ra sẽ không có quốc tịch Úc. Trường hợp này con của em sẽ giữ quốc tịch Việt Nam của em và của ba cháu.

Du học sinh sinh con ở Úc được quyền lợi gì?

Trong trường hợp bạn mang thai, điều kiện sức khỏe không cho phép mình tiếp tục các khóa học, các bạn có thể nộp đơn xin tạm hoãn khóa học của mình (Leave of Absence).

Bạn có thể vẫn ở lại Úc hoặc về nước trong thời gian Leave of Absence.

Và do có thời gian tạm hoãn này nên chắc chắn là bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành khóa học so với kế hoạch ban đầu và buộc lòng phải gia hạn visa du học của mình.

Nếu các bạn mang thai, không cần nghỉ hẳn một khoảng thời gian dài như vậy thì không cần phải nộp đơn xin Leave of Absence.

Tuy vậy, có thể là trong một vài trường hợp, bạn không khỏe và không thể hoàn thành được các bài kiểm tra đúng hạn hoặc là không thể tham gia buổi thi nào đó theo lịch của nhà trường thì bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin tạm hoãn.

Và tất nhiên là bạn cũng cần giấy tờ chứng minh về tình trạng sức khỏe của mình.

Trường hợp Cha Mẹ đều mang quốc tịch Việt Nam

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, nếu cả cha và mẹ mang quốc tịch Việt Nam thì khi sinh con ở Úc đã đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam.

Con bạn sẽ được đăng kí khai sinh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, được cấp hộ chiếu VN, được miễn thị thực khi nhập xuất cảnh Việt Nam.

Quan trọng hơn sau này khi về Việt Nam được hưởng quyền và có nghĩa vụ như mọi công dân Việt Nam khác theo qui định của Luật pháp VN.

Úc có thể công nhận con bạn có hai quốc tịch nhưng Việt Nam chỉ công nhận con bạn có một quốc tịch

Con bạn sẽ bị coi là đối tượng người nước ngoài, phải xin thị thực nhập xuất cảnh khi vào VN và phải tuân thủ các quy định của VN đối với người nước ngoài.

Nếu cả bố và mẹ đều giữ visa tạm trú thì em bé cũng sẽ chỉ có visa tạm trú, và subclass trùng với subclass của bố mẹ.

Theo điều 12(1)(b), đứa bé có thể được trở thành công dân Úc vào lần sinh nhật thứ 10 của mình nếu như trong khoảng 10 năm đó đứa bé sinh sống chủ yếu tại Úc.

Trong trường hợp đặc biệt người cha không chịu ký thì thủ tục này sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ qua bộ phận bảo vệ quyền lợi trẻ em, Child Support Agency hoặc Toà Án Gia Đình căn cứ theo điều 69W của Luật Gia Đình (Úc) bắt buộc người cha xét nghiệm DNA.

Các Vấn Đề Sinh Con Ở Úc Và Quốc Tịch Của Con

Trong bài viết hôm nay, mời quý độc giả cùng theo dõi những câu trả lời về luật quốc tịch Úc cho trẻ em được sinh ra ở Úc và người nước Úc.

Trước khi đi vào trả lời những câu hỏi, tôi muốn trả lời một câu hỏi chung nhất, đó là việc du học sinh có con với du học sinh và sinh em bé ở Úc. Trong trường hợp này, em bé sẽ không có quốc tịch Úc vì cả cha và mẹ đều giữ visa du học – là loại visa tạm trú.

Chào chị, chị cho em hỏi em là du học sinh và sinh con ở Úc với một người đang giữ visa 457, vậy con em sẽ có quốc tịch Úc hay là Việt Nam ạ?

huynh_***@hotmail.com

Chào em,

Đào Nguyễn xin được trả lời câu hỏi của em như sau:

Theo luật quốc tịch Úc hiện hành, chỉ có con của thường trú nhân Úc hoặc con của công dân Úc khi sinh ra mới có quốc tịch Úc. Luật này nằm trong điều luật số 12 của luật Quốc Tịch Úc. Việc em là du học sinh, và có con với người giữ visa 457 thì con của em sẽ không được quốc tịch Úc. Có rất nhiều người nhầm lẫn về visa 457. Visa 457 chỉ là visa lao động tạm trú nhưng được ở Úc dài hạn, đây không phải là visa thường trú. Và một khi cha mẹ không phải là thường trú nhân thì con của em sinh ra sẽ không có quốc tịch Úc. Trường hợp này con của em sẽ giữ quốc tịch Việt Nam của em và của ba cháu.

Cho tôi hỏi rằng tôi và chồng sang Úc đã 6 năm và hiện đang ở Úc bằng visa 187. Tôi sắp sinh con nhưng tôi không biết rằng con của tôi sẽ có thường trú Úc giống như vợ chồng tôi hay là tôi phải thông báo với bộ di trú để xin visa thường trú cho con của tôi?

tdtruong***@gmail.com

Chào bạn,

Trong trường hợp bạn đang ở Úc bằng visa thường trú loại 187 thì con của bạn khi sinh ra sẽ có quốc tịch Úc. Theo điều luật số 12 của luật quốc tịch Úc năm 2007, chỉ cần cha hoặc mẹ của đứa trẻ là thường trú nhân Úc thì đứa trẻ sẽ có quốc tịch Úc. Bạn sẽ không cần phải xin visa cho bé vì bé sẽ tự động là công dân Úc. Đối vưới trường hợp con của những người giữ visa 186, 189 hay 190 cũng tương tự. Nếu đứa trẻ được sinh ra ở Úc, chỉ cần cha hoặc mẹ có visa thường trú là đứa trẻ sẽ tự động có được quốc tịch Úc.

Chào em,

Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về tòa soạn. Trường hợp cùa em không có gì khó khăn và không rắc rối nên em đừng lo lắng. Hiện tại em là thường trú nhân Úc, nên con của em khi sinh ra sẽ được quốc tịch Úc dựa theo điều luật số 12 của luật quốc tịch Úc. Em không cần phải xin visa hay quốc tịch cho con của em. Tuy nhiên, nếu muốn làm passport cho con của em, thì em phải xin giấy Evidence of Australian Citizenship.

Điều em cần làm bây giờ đó là phải hợp pháp hóa tình trạng visa của bạn gái em. Để bạn gái em có thể được ở Úc một cách hợp pháp.

Chào cô Đào Nguyễn. Tôi đọc các bài viết của cô tôi thấy rất hay và đem nhiều thông tin bổ ích cho cộng đồng. Nay tôi có câu hỏi về quốc tịch muốn hỏi cô. Hy vọng nhận được hồi âm từ cô. Con gái của tôi ở Việt Nam hiện có con với người Úc, cháu bé được 9 tháng. Con rể của tôi sẽ bảo lãnh con tôi và cháu tôi sang Úc theo diện kết hôn. Vậy con của tôi sẽ nộp đơn xin visa và điền tên cháu vào đơn để xin visa Úc cho cháu, hay là cháu phải xin passport của Úc riêng? Tôi nghe nói rằng cháu của tôi có thể xin quốc tịch Úc nhưng không biết có cần xin visa để đi Úc hay không?

tranthi****@yahoo.com.vn

Chào chị, trường hợp của con chị sẽ cần điền tên của cháu chị, là người phụ thuộc trong đơn xin visa nhưng sẽ không cần xin visa. Cha của cháu là người Úc vậy nên có thể xin quốc tịch Úc cho cháu. Sau khi xin quốc tịch cho cháu thì cha mẹ cháu sẽ cần làm passport cho cháu để cháu có thể đi sang Úc cùng với mẹ khi mẹ của cháu được cấp visa. Vì là công dân Úc và có passport Úc nên cháu của chị sẽ không cần xin visa Úc nữa. Hy vọng câu trả lời trên giải đáp được thắc mắc của chị.

Để Du Lịch Cộng Đồng Là “Con Gà Đẻ Trứng Vàng”

Đây là thế mạnh để Hà Giang phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho khách du lịch khám phá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào.

Trước năm 2006, một số làng dân tộc thiểu số của Hà Giang đã được các công ty lữ hành đưa khách du lịch đến tham quan, tổ chức ăn nghỉ trong dân. Tuy nhiên, hình thức du lịch này hoàn toàn mang tính tự phát chưa được chú ý quy hoạch, quản lý và chưa có sự hướng dẫn cho người dân kỹ năng khai thác, bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.

Từ những mô hình sơ khai, đến nay Hà Giang đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng với tổng mức đầu tư trên 17,6 tỷ đồng. Bước đầu, các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan, khám phá.

Tại các làng văn hóa du lịch như thôn Tha, xã Phương Độ (huyện Vị Xuyên), thôn Tiến Thắng, xã Phương Thên; Bản Tùy, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang); thôn Bục Bản (huyện Yên Minh)… đã có hàng nghìn lượt khách đến tham quan.

Nhận thấy những thế mạnh từ phát triển loại hình văn hóa du lịch cộng đồng, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang đã xây dựng tiêu chí và phối hợp với các huyện khảo sát, chọn lựa các làng, bản đạt tiêu chuẩn để xây dựng.

Hà Giang đã tổ chức nhiều khóa tập huấn du lịch cộng đồng tại thôn, bản cho hàng nghìn học viên là những người tham gia các hoạt động phát triển, khai thác, quản lý du lịch cộng đồng như bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch; kỹ năng trong kinh doanh, phục vụ du lịch tại thôn, bản; trình tự đón khách, quy trình phục vụ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng phục vụ lưu trú tại gia, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, kỹ năng hướng dẫn khách tham quan.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã chủ động bố trí ngân sách hỗ trợ nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản như đường bêtông nông thôn, nhà văn hóa du lịch cộng đồng, cổng làng, bể chứa nước sạch…

Tuy nhiên, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng còn khá mới đối với người dân Hà Giang nên trong quá trình phát triển vẫn phải đối mặt, giải quyết mâu thuẫn giữa giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc với nhu cầu của cuộc sống hiện đại hay sự ảnh hưởng sâu, rộng của quá trình hội nhập trong đời sống người dân.

Nghề truyền thống hầu hết đã bị thất truyền do sự xâm nhập của hàng hóa được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp nên việc khôi phục làng nghề truyền thống để sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Mặt khác, sự tham gia của cộng đồng chưa được tổ chức, quản lý thích hợp…

Trước thực trạng đó, Hà Giang đã tổ chức hội thảo “Du lịch cộng đồng thực trạng và giải pháp phát triển bền vững.” Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các công ty lữ hành và Tổng cục Du lịch.

Theo ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), vẻ đẹp của Hà Giang chính là vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa thiên nhiên và văn hóa. Vẻ đẹp ấy chỉ bền vững cùng với sự phát triển du lịch khi chúng ta thực sự quan tâm tới lợi ích người dân địa phương, hướng dẫn người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, gắn lợi ích đồng thời nâng cao nhận thức của họ trong việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa.

Là tỉnh đang sở hữu kho tàng thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn, Hà Giang mới bắt đầu phát triển du lịch, vì vậy càng cần phải thận trọng trong mọi quyết sách để tránh những thất bại như nhiều địa phương đã gặp phải. Hà Giang nên tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở những vùng có tiềm năng như huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê và thị xã Hà Giang.

Thạc sỹ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cũng cho rằng Hà Giang là vùng khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ như đỉnh Tây Côn Lĩnh, thác Thí, thác Bay, thạch nhũ đôi, Cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pì Lèng, cột cờ Lũng Cú…

Bên cạnh đó, Hà Giang có kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng thể hiện qua các phong tục, tập quán, tôn giáo và những di sản văn hóa dân gian như thơ ca, truyện cổ, thành ngữ, lễ hội dân gian như lễ Cấp sắc của người Dao; Gầu tào của người Mông; Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Điều hấp dẫn khách đến thăm Hà Giang còn thể hiện ở các món ăn truyền thống như thắng cố, bò khô, cháo ấu tẩu…

Vì vậy, để khai thác những tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển du lịch, Hà Giang cần quy hoạch, phát triển các làng du lịch sinh thái cộng đồng. Và điều cần thiết là hướng dẫn người dân địa phương để họ trực tiếp tham gia, được hưởng lợi từ loại hình du lịch này./.

Bạn đang xem bài viết Chính Sách Khi Sinh Con Ở Úc: Đi Đẻ Không Mất Tiền, Mỗi Tháng Con Được Trợ Cấp Hơn 30 Triệu Đồng? trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!