Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Yên Tử Quảng Ninh mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
» Chùa Cái Bầu Quảng Ninh
» Đặc sản Quảng Ninh
» Vịnh Hạ Long
Chùa Yên Tử ở đâu?
Chùa Yên Tử bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều. Đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân sơn.
Yên Tử không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa mà còn là cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Khu di tích trên đỉnh Yên Tử thường được nhắc đến ngắn gọi với tên chùa Yên Tử. Tại vị trí núi non hùng vĩ này có nhiều những ngôi chùa, tháp cổ đã có từ rất lâu đời. Được biết đây còn chính là trung tâm Phật giáo của Việt Nam.
Địa chỉ chi tiết thuộc: Núi Yên tử Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Thời gian mở cửa từ 5h – 20h hàng ngày
Tham khảo địa chỉ đi Chùa Yên Tử TẠI ĐÂY
Núi Yên Tử
Chùa Yên Tử Quảng Ninh thờ ai?
Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau nhưng mỗi năm hành hương tới đây, du khách lại một lần muốn tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem đến phước lành cho dân chúng. Mỗi năm khi đến lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.
Núi Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông Tu Hành
Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét?
Chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao nhất là 1068m. Đây là vị trí của chùa Đồng, ngôi chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa này được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao là 3m và rộng 12m. Tại đây có bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng lớn để các du khách tới hành lễ.
Ở độ cao khoảng 700 là ngôi chùa Vân Tiêu. Đúng với tên gọi này, ngôi chùa như núp mình sau những áng mây, lúc ẩn lúc hiện. Ở vị trí thấp nhất, độ cao khoảng 543m là ngôi chùa Hoa Yên. Đây là một trong những ngôi chùa tại Yên Tử được xây mới hoàn toàn thay thế cho ngôi chùa cũ 30 năm tuổi. Phong cách kiến trúc thời Trần – Lê có thể thấy rõ ở ngôi chùa này. Vì được thiết kế lại nên Hoa Yên có đầy đủ các khu vực phục vụ hành lễ của sư trụ trì và tăng ni.
Chiều cao núi Yên Tử
Kinh nghiệm đi chùa Yên Tử Quảng Ninh như thế nào?
Những kinh nghiệm đi chùa Yên Tử sẽ giúp bạn có chuyến đi như ý
Di chuyển đến chùa Yên Tử Quảng Ninh
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi bằng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Đối với các phương tiện cá nhân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng định vị qua bản đồ để có thể lái xe một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Hai điểm Tây Yên Tử và Đông Yên Tử đều nằm trên QL18, chính vì vậy từ Hà Nội bạn có thể bắt các chuyến xe đi Quảng Ninh, Móng Cái và chọn điểm dừng phù hợp. Nếu muốn đến phía Tây, bạn sẽ dừng tại điểm thị xã Đồng Triều. Điểm dừng là đoạn cắt giữa phố Trần Nhân Tông với QL18. Từ đây bạn bắt xe đến ga cáp treo Ngọa Vân khoảng 10km.
Với những bạn muốn đi đến phía Đông thì sẽ xuống xe ở đoạn Tp. Uông Bí. Từ đoạn chùa Trình bạn sẽ tiếp tục bắt xe đến bế xe Hạ Kiều khoảng 15km.
Tham khảo đi đến chùa Trình Yên Tử qua google Maps TẠI ĐÂY
Cách di chuyển đến Chùa Trình Yên Tử
Di chuyển lên chùa Đồng Yên Tử
Trang phục khi đến chùa Yên Tử Quảng Ninh
Các ngôi chùa đều là nơi linh thiêng chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến việc ăn mặc khi muốn đến dâng hương. Không chỉ riêng chùa Yên Tử, mà bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng cần mặc đồ kín đáo, lịch sự.
Hãy luôn cẩn trọng về trang phục khi đi chùa Yên Tử
Thường du khách sẽ đến đây dịp đầu năm, khi đó thời tiết khá lạnh và chùa cũng ở trên cao nên bạn cần chú ý đem theo áo khoác. Đặc biệt, bạn cũng sẽ phải leo một quãng đường núi khá dài nên hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao thật tốt, êm chân để có thể di chuyển thoải mái.
Tham khảo một số điểm du lịch gần Chùa Yên tử: Chùa Ba Vàng Quảng Ninh, khu du lịch Quảng Ninh Gate Đông Triều
Tham khảo đặc sản Quảng Ninh nổi tiếng về làm quà
Từ khóa:
Từ khóa:
Lịch Sử Chùa Yên Tử Quảng Ninh
Chùa Yên Tử Quảng Ninh có gì độc đáo?
Yên Tử là một ngọn núi đẹp và nổi tiếng ở nước ta với những con suối trong vắt lững lờ trông như một dải lụa uốn quanh những rừng trúc, rừng tùng xanh bạt ngàn thấp thoáng và ẩn hiện những ngọn tháp và đền chùa cổ kính. Núi Yên Tử xưa kia là kinh đô của phật giáo với phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng mà người sáng lập ra là anh hùng dân tộc – vua Trần Nhân Tông.
Núi Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí Quảng Ninh nằm cách trung tâm thị xã 17 km khi đứng ở trên độ cao 1068 m bạn sẽ có thể bao quát được toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn.
2.Sự tích Yên Tử:
Xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông và tìm đến cõi phật khi ông đi đã có nhiều cung tần, mỹ nữ đi theo ông để khuyên ông trở về nhưng không được nên họ đã lao xuống suối để tự vấn. Vua Trần Nhân Tông vì thương cảm họ nên đã lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan và từ đó chùa và con suối có tên là Giải Oan. Chùa Giải Oan đã được trùng tu nhiều lần và ẩn mình trong những lùm cây soi bóng xuống suối trong uốn quanh .
Tour du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh 1 ngày Khuyến Mại Tour du lịch Ninh Bình 1 ngày Ghép lẻ Khuyến Mại Tour du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm Khuyến Mại Đặc Biệt
Từ Giải Oan cốc leo ngược mỗi lúc một cao và khó đi và ven đường là hàng tùng cổ khoảng 100-800 năm tuổi có thân to rắn chắc, rễ bò làn trên mặt đường trông như những con trăn lớn. Tục truyền đến dốc Voi Phục tương truyền xưa kua vua Trần Anh Tông lên thăm chùa Hoa Yên đều phải xuống kiệu đi bộ leo lên chùa.Bên cạnh dốc Voi phục là hòn Ngọc và trên đỉnh núi có nhiều tháp và mộ, vôi lở gạch rêu đây là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các vị sư trụ trì chùa Yên Tử.
Quan Hòn Ngọc đến cụm tháp Huệ Quang là tháp của Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm-Trần Nhân Tông đây được coi là tác phẩm điêu khắc có giá trị nhất ngày nay.
Quan khách khi hành hương đi theo một lối được lót bằng gạch cổ phía trên mặt trang trí có hình hoa cúc và điển hình cho gạch đời Trần. Lối lên chùa đá được ghép thành bậc cuối đường là thềm chùa Vân Yên sau này đổi thành Hoa Yên và nhân dân trong vùng vẫn đang gọi bằng cái tên xa xưa là chùa Yên Tử.
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Yên Tử Quảng Ninh
Chùa Yên Tử là một di tích và thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ninh, là một trong những ngôi chùa linh thiêng và thu hút du khách nhất tại Việt Nam. Với kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử được chia sẻ trong bài viết này sẽ là thông tin hữu ích để du khách chuẩn bị hoàn hảo nhất cho một chuyến du lịch tuyệt vời.
Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và từ lâu ngôi chùa đã nổi tiếng là rất linh thiêng, quy tụ nhiều tăng ni Phật tử, du khách thập phương tụ hội.
Mọi người truyền tai nhau là ai đi chùa Yên Tử ba năm liền liên tiếp sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Thời gian thích hợp đi du lịch chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử thu hút du khách quanh năm. Tuy nhiên thời gian đông nhất và hợp lý nhất là vào mùa du lịch lễ hội đầu năm, tổ chức hàng năm từ 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Nếu du khách đi vào mùa lễ hội sẽ rất đông du khách. Tuy nhiên nếu thích không gian vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành thì nên đi ngoài thời gian diễn ra lễ hội.
Cách di chuyển đến chùa Yên Tử
Xe máy, xe bus, ô tô đều là phương tiện có thể di chuyển đến mảnh đất linh thiêng Yên Tử. Cụ thể:
– Đi từ hướng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định chỉ cần đi tới Uông Bí (đoạn ngã ba giao QL10 và QL18 rồi rẽ trái là tới đền Trình).
– Đi từ hướng Hà Nội: đi Bắc Ninh tới QL18, chạy thẳng sẽ tới đền Trình. Từ đây rẽ trái 10km sẽ tới Yên Tử.
Điểm tham quan tại chùa Yên Tử
Chùa Trình/đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Là nơi nổi tiếng, tu học của các cư sĩ và nhà sư, giống theo kiểu trường dạy, không phải là nơi thờ cúng nhưng du khách vẫn có thể vào tham quan.
Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi.
Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền với một lòng yêu vua, lên núi cầu mong vua về lại với triều đình nhưng khuyên không được các bà đã gieo mình xuống sông.
Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.
Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.
Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.
Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.
An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng PHật Hoàng bằng đồng rất lớn.
Chuẩn bị hành lý cần mang khi đi du lịch Yên Tử
Tiền: Nên mang vừa đủ dùng để tránh bị kẻ gian móc túi.
Giày: Nên đi giày thể thao, giày đế mềm để thuận tiện leo núi, leo bậc thang đá, các đoạn đường mòn. Tránh mang giày cao gót, giày công sở.
Balo: Chiếc balo rất thuận tiện để đựng đồ đạc, đồ ăn, thức uống và đeo trên vai dễ di chuyển, gọn nhẹ.
Quần áo: Mang gọn nhẹ. Nếu đi vào thời tiết lạnh nên mặc đủ ấm.
Đồ ăn: Có thể mang theo những đồ ăn nhanh như sữa, bánh mì, xôi,…hoặc không có thể ăn trên núi với nhiều món ăn núi rừng ngon thơm như khoai nướng, ngô, xúc xích, trứng gà nướng, phở,…
Máy ảnh, điện thoại: Trên đỉnh núi Yên Tử có rất nhiều cảnh đẹp, là khung cảnh tuyệt vời để du khách ghi lại những bức ảnh kỉ niệm tuyệt vời.
Chùa Yên Tử Ở Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử ở đâu? Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử đầy đủ nhất:
700 năm trước sau khi đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông vị anh hùng Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để lên Yên Tử tu hành, nghiên cứu giáo lý nhà phật và sáng lập nên thiền Phái Trúc Lâm với nhập thế tu tại tâm. Có thể nói dòng thiền là sự hòa hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo giữa tư tưởng và đạo đức. Ngày nay những tư tưởng của thiền phật đã được truyền bá rộng rãi với nhiều trung tâm thiền phái Trúc Lâm trong và ngoài nước không những chỉ thu hút người Việt mà còn được nhiều người nước ngoài quan tâm theo học và tu hành.
Tour du lịch Chùa Ba Vàng-Yên Tử 1 ngày Khuyến Mại Tour Du Lịch Chùa Ba Vàng-Chùa Yên Tử 1 ngày Giá Rẻ
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với 1 cây cầu đá xanh nối 2 bờ suối, cây cầu dài 10m có kiến trúc hài hòa với khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Tiếp đến là chùa Đồng đây là nơi dừng chân cao nhất của du khách chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi là Thiên Trúc Tự, chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất có chiều cao 3 m, rộng 12m2 và nặng khoảng 60 tấn. Vào năm 2010 ở khu vực chùa Đồng đã khởi công và khánh thành bức tượng đồng phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc và bức tượng cao hơn 3 m, có đài sen hơn 2 m, thân tượng đồng cao 9,9 m và chùa được xây dựng trên khu đất rộng 2200 m2 bao gồm các khu vực đặt tượng , sân hành lễ , sân tập kết…và nhiều công trình khác.
Đường đến chùa Đồng Yên Tử khá cheo leo và hiểm trở, trước đây du khách phải mất 5-6 tiếng đồng hồ để lên đến nơi còn những năm gần đây chùa Đồng đã được các cấp ngành quan tâm đã xây dựng hệ thống cáp treo với gần 2 trạm, trạm đầu tiên dài 1,2 km cao gần 450m ở gần chùa Hoa Yên và trạm thứ 2 từ chùa Hoa Yên đi đến gần chùa Đồng. Khi di chuyển bằng cáp treo bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như sức lực và bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi nằm xen kẽ ở trong rừng xanh.
Bạn đang xem bài viết Chùa Yên Tử Quảng Ninh trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!