Xem Nhiều 6/2023 #️ Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Để Phát Triển Bền Vững # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Để Phát Triển Bền Vững # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Để Phát Triển Bền Vững mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Với mong muốn phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch thành phố đang nghiên cứu xây dựng đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Việc cơ cấu lại này sẽ giúp ngành du lịch thành phố nhìn nhận và đánh giá rõ nét hơn tổng thể tương quan, tỷ lệ giữa các phân ngành du lịch cơ bản là dịch vụ lưu trú, lữ hành và dịch vụ vận chuyển du lịch.

Một trong những lợi thế của ngành du lịch Đà Nẵng là hạ tầng du lịch phát triển khá đồng bộ. TRONG ẢNH: Hệ thống khách sạn trên tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà. Ảnh: THU HÀ

Giảm mất cân đối giữa “cung” và “cầu”

Theo Sở Du lịch, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2019 là 2,68 ngày. Trong đó, số ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế 2,9 ngày, khách du lịch nội địa 2,35 ngày. Giai đoạn 2013-2019, tốc độ tăng trưởng thời gian lưu trú bình quân đạt trên 5%/năm, trong đó số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, khoảng 7%, khách nội địa chỉ khoảng trên 3%.

Theo kết quả điều tra khảo sát du lịch năm 2019, chi tiêu bình quân của khách nội địa khoảng 3,55 triệu đồng/lượt khách, bằng 48,2% so với khách du lịch quốc tế (7,37 triệu đồng/lượt khách). Giai đoạn 2013-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân chi tiêu của khách trên 6%/năm.

Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cho thấy đến cuối năm 2019, Đà Nẵng có 943 cơ sở lưu trú du lịch với 40.074 phòng, với số lượng khách có lưu trú (khách nghỉ qua đêm) tại Đà Nẵng năm 2019 là 5,92 triệu lượt thì tổng số phòng tối đa cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách là 37.090 phòng. Như vậy, với tổng số 40.074 phòng hiện có “cung” về số lượng phòng đã vượt “cầu” khoảng 8%, ảnh hưởng lớn đến công suất sử dụng buồng phòng chung của thành phố. Chưa kể, vào mùa thấp điểm về du lịch nội địa từ tháng 10 năm này đến tháng 4 năm sau, lượng khách nội địa giảm xuống còn 40-50% và ngày lưu trú trung bình chỉ còn 1,0-1,2 ngày/khách thì “cầu” chỉ còn khoảng 30.637 phòng.

Điều này đồng nghĩa với “cung” về số phòng hiện tại đã vượt “cầu” tới 30%. Chính sự bất hợp lý về cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú nhìn từ góc độ “cung – cầu” nếu không được điều chỉnh sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tăng trưởng và tính bền vững trong phát triển du lịch.

Chưa kể, nhân lực du lịch cũng là một trong những yếu tố cần đề cập tới. Thống kê của Sở Du lịch thành phố đến hết năm 2019, tổng số lao động trong ngành du lịch khoảng 49.463 người, trong đó khoảng 19,2% lao động trong lĩnh vực lữ hành vận chuyển; 61,3% trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung khác khoảng 19,5%. Cơ cấu lao động thiếu hợp lý thể hiện sự mất cân đối khi lao động trong lĩnh vực lưu trú và nhà hàng chiếm phần lớn trong cơ cấu dịch vụ du lịch.

Cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ

Một trong những yếu tố hạn chế chất lượng tăng trưởng của du lịch Đà Nẵng là chưa có được sản phẩm du lịch đêm với trọng tâm là văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm và tham quan du lịch. Ở nhiều điểm đến, du lịch mua sắm rất được coi trọng phát triển để góp phần tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Đà Nẵng cần hình thành và phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chính và nhóm sản phẩm du lịch bổ sung mới để đón bắt xu hướng phát triển của du lịch thế giới và đáp ứng nhu cầu của thị trường, chú trọng đáp ứng các nhu cầu, sở thích đặc biệt của khách du lịch.

Do đó, để định hướng cơ cấu lại du lịch Đà Nẵng theo hướng ngành kinh tế mũi nhọn và bảo đảm sự phát triển bền vững, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh cho hay, với việc cơ cấu lại ngành du lịch của thành phố phải bảo đảm góp phần tích cực giữ được sự ổn định và tiếp tục nâng cao vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của du lịch Đà Nẵng.

Du lịch thành phố cần phát huy đầy đủ lợi thế, các nguồn lực phát triển du lịch cùng với việc khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển. Việc vận hành du lịch thành phố theo quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu tầm khu vực, thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế.

Đồng thời, tạo sự khác biệt về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho điểm đến du lịch Đà Nẵng; phát triển du lịch Đà Nẵng nhanh và bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, phát huy vai trò trung tâm của hệ thống doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh cũng cho biết thêm, giải pháp chung thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch trong giai đoạn mới sẽ bao gồm: đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch; tạo thuận lợi về điều kiện tiếp cận và đi lại cho khách du lịch; tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, bảo đảm an toàn vệ sinh cho các điểm đến; tập trung đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường liên kết phát triển du lịch…

THU HÀ

An Giang Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Trở Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

an-giang-co-cau-lai-nganh-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-theo-huong-phat-trien-ben-vung2

(Cổng TTĐT AG)- Đó là một trong những mục tiêu của An Giang trong triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên cơ sở bám sát nhiệm vụ tái cơ cấu ngành du lịch theo Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới.

Miếu bà Chúa xứ Núi Sam. Ảnh: Ngọc Minh

An Giang vừa ban hành Kế hoạch 407A/KH-UBND  triển khai  thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” để cụ thể hoá các mục tiêu. Theo đó, An Giang sẽ phấn đấu tăng tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh lên 15,3% vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách bình quân 5%/năm, đón 12,9 triệu lượt khách vào năm 2025; tăng tỷ trọng khách lưu trú lên 30%/tổng lượt khách vào năm 2025 với số ngày lưu trú bình quân là 3,0 ngày. Đến 2025, có thêm ít nhất 01 khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn; có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao; có các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn tại các khu du lịch trọng điểm và các thành phố lớn như Long Xuyên, Châu Đốc.

Để thực hiện mục tiêu trên, An Giang đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu bao gồm cơ cấu lại thị trường khách du lịch; củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch; sắp xếp, kiện toàn hệ thống quản lý du lịch.

* Xác định nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch

Việc cơ cấu nguồn lực phát triển du lịch, với 4 nguồn lực được xác định trong việc cơ cấu lại gồm nguồn lực đầu tư, nguồn lực tài nguyên, nguồn lực khoa học công nghệ, phát huy nguồn lực tổng hợp, liên ngành. Theo đó, nguồn lực đầu tư chủ yếu để phát triển hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch là đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân. Chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao.  Tập trung phát triển số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, tăng cường tính kết nối trong chuỗi giá trị du lịch. Thúc đẩy phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch cộng đồng. 

Chính sách thực hiện hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, sau khi các tổ chức, cá nhân hoàn thiện dự án đầu tư và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Nguồn lực đầu tư công từ ngân sách nhà nước sẽ phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá, nâng cao thương hiệu du lịch; ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động du lịch; hỗ trợ đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng.

* Hình thành các sản phẩm du lịch mới và phát triển du lịch theo chiều sâu

Về phát triển sản phẩm du lịch, An Giang sẽ tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu đối với bốn loại hình du lịch truyền thống của tỉnh: Du lịch tâm linh; Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; Du lịch sinh thái, sông nước; Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử tại 04 khu du lịch trọng điểm của tỉnh: Núi Cấm, Núi Sam, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Óc Eo.

Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Ảnh. Ngọc Miinh

Khai thác các sản phẩm du lịch gắn với hoạt động văn hóa; Phát triển các loại hình câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật truyền thống.

Hình thành các sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh cao định hướng theo 02 nhóm sản phẩm chính: sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch văn hóa – ẩm thực, du lịch thể thao giải trí, khám phá thiên nhiên…

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ảnh: KLN Tôn Đức Thắng

Nhà trưng bày Óc Eo. Ảnh: Ngọc Minh

Bên cạnh việc phát triển, An Giang sẽ khai thác thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa theo hướng: Thị trường khách du lịch quốc tế thực hiện khai thác các tuyến du lịch quốc tế bằng đường bộ với các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc…; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch An Giang vào thị trường khách du lịch quốc tế có trọng điểm vào các nước như: du lịch sinh thái, sông nước (du khách châu Âu, châu Mỹ); du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử (du khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đông Nam Á…).

Thị trường khách du lịch nội địa thực hiện kết nối với các tỉnh miền Trung, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động tăng cường phát triển du lịch An Giang đến các khu vực trong cả nước. Đặc biệt kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ để thu hút khách du lịch bằng đường hàng không.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư tại các khu du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh. Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch; phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ hỗ trợ du khách tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ du lịch dựa trên công nghệ số. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về du lịch, quản lý điểm đến, quản lý doanh nghiệp, cung cấp thông tin và giá trị trải nghiệm phục vụ khách du lịch. Triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh kết hợp quảng bá du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, tham quan. Tăng cường hiệu quả các đường dây nóng phục vụ khách du lịch; duy trì và tăng cường chức năng lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu du lịch, điểm du lịch, tham quan; khuyến khích đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, hệ thống cung cấp nước sạch tại các điểm tham quan…/.

Phan Thanh

 

Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Ninh Bình

UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch 101/KH-UBND về việc tổ chức cơ cấu lại ngành Du lịch Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu huy động các nguồn lực, tập trung khai thác lợi thế về tài nguyên, sản phẩm, thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh của tỉnh Ninh Bình tới bạn bè trong nước và quốc tế. Phấn đấu Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Du lịch Ninh Bình đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đạt tổng doanh thu từ du lịch trên 8.000 tỷ đồng; đón và phục vụ 1,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 7 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 2 triệu lượt khách lưu trú); tạo việc làm cho 30.000 lao động, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp…

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Kế hoạch đề ra các giải pháp cơ cấu lại thị trường khách du lịch; củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý; cơ cấu lại nguồn lực để phát triển du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch. Trong đó ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách du lịch; chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia Tràng An, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Cúc Phương, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng… với các sản phẩm du lịch đa dạng, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khách sạn có chất lượng cao, nhà hàng ăn uống đạt chuẩn và các khu vui chơi giải trí hiện đại để phục vụ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch; tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong Ngành; tích cực đổi mới các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh; quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh; nhân rộng mô hình các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch…

PV

Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang: Phát Triển Bền Vững Theo Cơ Cấu Kinh Tế “Thương Mại

Nhắc đến Gò Công, người dân trên cả nước sẽ nghĩ đến ngay vị Anh hùng dân tộc Trương Định với kỳ tích làm nên lịch sử “đám lá tối trời”, người mở đầu công cuộc kháng Pháp của Nam Kỳ đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng, năm ấy ông tròn 44 tuổi…. là cái nôi của những đạo quân danh liếng lẫy lừng do anh em Võ Tánh (ở ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, cách trung tâm thị xã chừng 1km về phía Đông, người dân Gò Công có đền thờ Võ Tánh hay Võ Quốc Công Miếu), Võ Nhàn lãnh đạo rồi đến lãnh tụ Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, tri huyện Đỗ Trình Thoại… Quốc công Phạm Ðăng Hưng, hào kiệt Lê Quang Liêm có công sáng lập trường Nữ Học Sinh Áo Tím (trường Gia Long sau này), nhà văn Hồ Biểu Chánh người có công khai phá nền văn học quốc ngữ, Giám Mục Việt Nam đầu tiên Nguyễn Bá Tòng, luật sư Vương Quang Nhường, nữ sĩ Manh Manh (Lê Thị Kim)- người mở đầu thơ mới ở Nam Kỳ,… Hiện nay thì có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị- Bộ Quốc Phòng,…

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị- nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Mai Văn Chính- Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Nguyễn Văn Thể- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cùng lãnh đạo 2 tỉnh Long An- Tiền Giang đến dự lễ khánh thành cầu Mỹ Lợi…

Ngày nay có dịp về với thị xã Gò Công, người dân trong và ngoài địa phương đều bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển không ngừng của thị xã Gò Công từ năm 2015 trở lại đây… Phố chợ sầm uất, đông đúc ở cả 02 khu chợ cũ và chợ mới, nhiều tuyến đường mới được mở ra, khu dân cư xuất hiện khắp nơi, từ phường 1,2,3,4,5 đến cả xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận,… Điều đó càng minh chứng thêm sự chung tay của chính quyền và nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương, phát triển kinh tế xã hội theo hướng hiện đại nhưng luôn gắn liền với thế mạnh vốn có ở địa phương, tính truyền thống có từ lâu đời ở đất Gò Công.

Ông Nguyễn Hữu Lợi- Tỉnh ủy viên- Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công

Theo đó, từ năm 1987, khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trường (nay là Thủ tướng) ban hành quyết định công nhận Gò Công là thị xã Gò Công vào ngày 16/02/1987… Chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công ra sức xây dựng quê hương theo cơ cấu kinh tế “Thương mại- Dịch vụ- Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp- Nông nghiệp”, bắt tay vào việc chỉnh trang đô thị, tạo nên những nét đổi mới ở nhiều địa phương, hoạt động thương mại, dịch vụ được thuận lợi hơn. Các ngành công nghiệp được chú trọng, ngành điện tập trung ưu tiên cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt. Các hợp tác xã thủ công nghiệp được khuyến khích, đã thu hút hàng trăm lao động. Sản xuất nông nghiệp đã phát huy hiệu quả chương trình “ngọt hoá Gò Công”, đưa đời sống kinh tế ở nông thôn ngày càng được cải thiện. Đến cuối năm 2000, kinh tế thị xã luôn ở mức tăng trưởng khá và ổn định, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá.

Lãnh đạo thị xã Gò Công túc trực thường xuyên phát “ATM gạo” miễn phí kèm trứng gà, khẩu trang,… cho người dân có hoàn khó khăn ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây trong mùa dịch Covid-19

Và những năm gần đây, có thể nói là từ năm 2015, thị xã Gò Công đã vươn mình ở tầm cao mới, khi thu hút hàng loạt đơn vị đầu tư có uy tín như: Công ty CP May Công Tiến, Việt Long Hưng, hệ thống siêu thị Coopmart, Bách hóa xanh, Thế giới di động,… Hình thành nhiều khu dân cư như: Trương Định (được gọi là khu dân cư Phú Mỹ Hưng) thuộc phường 5, xây dựng Khu dân cư Phúc Ngân, khu dân cư phường 3 và là dự án tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đô thị Thị xã Gò Công…

Từ trái sang: ảnh chụp tác giả, ông Trần Phạm Vĩnh An- Phó Chủ tịch UBND thị xã Gò Công và ông Huỳnh Tuấn Dũng- Chủ tịch UBND phường 2, thị xã Gò Công

Vào ngày 29/8/2015, khi cầu Mỹ Lợi hình thành và đi vào hoạt động đã rút ngắn khoảng cách từ Gò Công đi TP. Hồ Chí Minh chỉ còn 60 km, điều này tạo nên vị thế cửa ngõ phía Đông cho thị xã. Với vị trí địa lý thuận lợi: cách TP. Mỹ Tho 30 km, kết nối với thị trấn Vàm Láng, khu du lịch biển Tân Thành bằng các tuyến đường 871, 862; thị xã Gò Công đóng vai trò là hạt nhân kinh tế- đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang (bao gồm: thị xã Gò Công, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông)… Ngày khánh thành cầu Mỹ Lợi có sự tham dự của các ông Mai Văn Chính- Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Đinh La Thăng- Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải, Nguyễn Văn Thể- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị- nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa,…

Có lẽ không thể không nhắc đến, riêng Gò Công có 03 hoàng hậu là: bà Đinh Thị Hạnh lấy vua Thiệu Trị, bà Phạm Thị Hằng (sau này gọi là Từ Dụ Thái hậu hay Từ Dũ)- con thượng thư Phạm Đăng Hưng, hoàng hậu Nam Phương lấy vua Bảo Đại sau này. Và theo “Địa bạ tỉnh Định Tường” viết từ thời Minh Mạng (1820-40) do ông Nguyễn Đình Đầu dịch và in năm 1994, phần lớn đất đai ở Gò Công (giáp Định Tường) phần lớn do phụ nữ giữ quyền sở hữu. Điều đó chứng tỏ hồi xưa vai trò người phụ nữ thực sự nắm quyền sở hữu ruộng đất, quản trị kinh tế gia đình, là một nét đặc biệt trong vùng đất mới, xa kinh đô… Có lần về gặp ông Nguyễn Hữu Lợi- Tỉnh ủy viên- Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công, chúng tôi thật sự cảm kích trước việc chăm sóc người mẹ già một cách chu đáo, kính cẩn,… Đi đám tiệc ở nhà người thân, họ hàng, gia đình,… là chính ông Nguyễn Hữu Lợi lái xe gắn máy chở mẹ đi.

Ông Nguyễn Hữu Lợi và mẹ tại một đám giỗ của người thân

Nói về sự phát triển của thị xã Gò Công ngày nay, ông Nguyễn Hữu Lợi- Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công cho biết: “Những gì mà chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công đạt được, cũng nhờ vào đường lối chủ trương đúng đắn của lãnh đạo cấp trên, của thế hệ lãnh đạo đi trước để lại, chúng tôi dựa vào đó làm nền tảng để phát huy, xây dựng hoàn thiện, phát triển bền vững theo cơ cấu kinh tế “Thương mại- Dịch vụ- Du lịch, công nghiệp và nông nghiệp” vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”…”.

Trung tâm Tổ chức sự kiện thị xã Gò Công- nơi vui chơi giải trí, tổ chức các sự kiện diễn ra ở địa phương

Ảnh chụp tác giả tại nhà riêng của nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng

Nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị- nguyên Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Vĩnh Trọng cho biết: “Cầu Mỹ Lợi nối liền kinh tế khu vực Gò Công, Tiền Giang với Long An và chúng tôi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền Tây, khu vực ĐBSCL, Cầu Mỹ Lợi là niềm mơ ước bấy lâu nay của nhân dân địa phương 2 tỉnh Long An, Tiền Giang nay đã thành hiện thực. Tôi rất vui…“.

Bạn đang xem bài viết Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Để Phát Triển Bền Vững trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!