Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Ninh Bình mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch 101/KH-UBND về việc tổ chức cơ cấu lại ngành Du lịch Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu huy động các nguồn lực, tập trung khai thác lợi thế về tài nguyên, sản phẩm, thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh của tỉnh Ninh Bình tới bạn bè trong nước và quốc tế. Phấn đấu Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Du lịch Ninh Bình đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đạt tổng doanh thu từ du lịch trên 8.000 tỷ đồng; đón và phục vụ 1,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 7 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 2 triệu lượt khách lưu trú); tạo việc làm cho 30.000 lao động, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp…
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Kế hoạch đề ra các giải pháp cơ cấu lại thị trường khách du lịch; củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý; cơ cấu lại nguồn lực để phát triển du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch. Trong đó ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách du lịch; chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia Tràng An, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Cúc Phương, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng… với các sản phẩm du lịch đa dạng, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khách sạn có chất lượng cao, nhà hàng ăn uống đạt chuẩn và các khu vui chơi giải trí hiện đại để phục vụ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch; tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong Ngành; tích cực đổi mới các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh; quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh; nhân rộng mô hình các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch…
PV
Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Để Phát Triển Bền Vững
Với mong muốn phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch thành phố đang nghiên cứu xây dựng đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Việc cơ cấu lại này sẽ giúp ngành du lịch thành phố nhìn nhận và đánh giá rõ nét hơn tổng thể tương quan, tỷ lệ giữa các phân ngành du lịch cơ bản là dịch vụ lưu trú, lữ hành và dịch vụ vận chuyển du lịch.
Một trong những lợi thế của ngành du lịch Đà Nẵng là hạ tầng du lịch phát triển khá đồng bộ. TRONG ẢNH: Hệ thống khách sạn trên tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà. Ảnh: THU HÀ
Giảm mất cân đối giữa “cung” và “cầu”
Theo Sở Du lịch, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2019 là 2,68 ngày. Trong đó, số ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế 2,9 ngày, khách du lịch nội địa 2,35 ngày. Giai đoạn 2013-2019, tốc độ tăng trưởng thời gian lưu trú bình quân đạt trên 5%/năm, trong đó số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, khoảng 7%, khách nội địa chỉ khoảng trên 3%.
Theo kết quả điều tra khảo sát du lịch năm 2019, chi tiêu bình quân của khách nội địa khoảng 3,55 triệu đồng/lượt khách, bằng 48,2% so với khách du lịch quốc tế (7,37 triệu đồng/lượt khách). Giai đoạn 2013-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân chi tiêu của khách trên 6%/năm.
Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cho thấy đến cuối năm 2019, Đà Nẵng có 943 cơ sở lưu trú du lịch với 40.074 phòng, với số lượng khách có lưu trú (khách nghỉ qua đêm) tại Đà Nẵng năm 2019 là 5,92 triệu lượt thì tổng số phòng tối đa cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách là 37.090 phòng. Như vậy, với tổng số 40.074 phòng hiện có “cung” về số lượng phòng đã vượt “cầu” khoảng 8%, ảnh hưởng lớn đến công suất sử dụng buồng phòng chung của thành phố. Chưa kể, vào mùa thấp điểm về du lịch nội địa từ tháng 10 năm này đến tháng 4 năm sau, lượng khách nội địa giảm xuống còn 40-50% và ngày lưu trú trung bình chỉ còn 1,0-1,2 ngày/khách thì “cầu” chỉ còn khoảng 30.637 phòng.
Điều này đồng nghĩa với “cung” về số phòng hiện tại đã vượt “cầu” tới 30%. Chính sự bất hợp lý về cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú nhìn từ góc độ “cung – cầu” nếu không được điều chỉnh sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tăng trưởng và tính bền vững trong phát triển du lịch.
Chưa kể, nhân lực du lịch cũng là một trong những yếu tố cần đề cập tới. Thống kê của Sở Du lịch thành phố đến hết năm 2019, tổng số lao động trong ngành du lịch khoảng 49.463 người, trong đó khoảng 19,2% lao động trong lĩnh vực lữ hành vận chuyển; 61,3% trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung khác khoảng 19,5%. Cơ cấu lao động thiếu hợp lý thể hiện sự mất cân đối khi lao động trong lĩnh vực lưu trú và nhà hàng chiếm phần lớn trong cơ cấu dịch vụ du lịch.
Cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ
Một trong những yếu tố hạn chế chất lượng tăng trưởng của du lịch Đà Nẵng là chưa có được sản phẩm du lịch đêm với trọng tâm là văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm và tham quan du lịch. Ở nhiều điểm đến, du lịch mua sắm rất được coi trọng phát triển để góp phần tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Đà Nẵng cần hình thành và phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chính và nhóm sản phẩm du lịch bổ sung mới để đón bắt xu hướng phát triển của du lịch thế giới và đáp ứng nhu cầu của thị trường, chú trọng đáp ứng các nhu cầu, sở thích đặc biệt của khách du lịch.
Do đó, để định hướng cơ cấu lại du lịch Đà Nẵng theo hướng ngành kinh tế mũi nhọn và bảo đảm sự phát triển bền vững, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh cho hay, với việc cơ cấu lại ngành du lịch của thành phố phải bảo đảm góp phần tích cực giữ được sự ổn định và tiếp tục nâng cao vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của du lịch Đà Nẵng.
Du lịch thành phố cần phát huy đầy đủ lợi thế, các nguồn lực phát triển du lịch cùng với việc khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển. Việc vận hành du lịch thành phố theo quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu tầm khu vực, thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế.
Đồng thời, tạo sự khác biệt về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho điểm đến du lịch Đà Nẵng; phát triển du lịch Đà Nẵng nhanh và bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, phát huy vai trò trung tâm của hệ thống doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.
Bà Trương Thị Hồng Hạnh cũng cho biết thêm, giải pháp chung thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch trong giai đoạn mới sẽ bao gồm: đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch; tạo thuận lợi về điều kiện tiếp cận và đi lại cho khách du lịch; tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, bảo đảm an toàn vệ sinh cho các điểm đến; tập trung đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường liên kết phát triển du lịch…
THU HÀ
Cơ Cấu Lại Nguồn Khách Du Lịch
Cơ cấu lại nguồn khách du lịch
Nhân Tâm
(TBKTSG) – Thành phố du lịch miền Trung – Đà Nẵng đang tìm cách khai thác các thị trường khách quốc tế mới để tránh bị phụ thuộc vào một vài nguồn khách và gia tăng lợi ích không chỉ cho Đà Nẵng.
Du khách nước ngoài tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Đào Loan
Những cơ hội mới
Một biên bản ghi nhớ giữa Đà Nẵng với thành phố Sens của Pháp về hợp tác phát triển du lịch cũng đã được ký kết, có nội dung hợp tác với Công ty Logi Yonne về tổ chức các sự kiện Amazonnes Raids trong năm 2019, và với Công ty H&V Tech về quảng bá thành phố Đà Nẵng đến thị trường châu Âu.
Chia sẻ về cơ hội từ đường bay Doha – Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Omega Tours, cho rằng du khách từ Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ đến Đà Nẵng thông qua đường bay này sẽ giúp nâng cao chất lượng và hình ảnh của điểm đến. Còn theo ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng, việc xúc tiến đường bay là cần thiết nhằm kích cầu các nguồn khách du lịch từ các thị trường còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách quốc tế đến đây.
Theo thống kê, hiện nay du khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm gần 80% lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng. “Nếu không chuẩn bị những phương án thay thế thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ bị hụt nguồn khách, một khi khách Hàn Quốc muốn tìm kiếm những điểm đến mới hơn”, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng, nói. Ông cũng cho rằng, để thu hút thêm khách từ Đông Nam Á, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ, vấn đề cốt lõi là phải mở thêm đường bay.
Ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý lữ hành, Sở Du lịch Đà Nẵng, trích dẫn thông tin từ trang chúng tôi (Úc), cho biết Đà Nẵng và Nha Trang được đưa vào danh sách “top 10” điểm đến trong năm 2019 mà khách Úc quan tâm. Đây không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường cho riêng Đà Nẵng mà còn cho cả miền Trung. Trong khi đó, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Indochina Unique Tourist, đặt thêm vấn đề: “Đà Nẵng đã kết hợp được với Qatar Airways để khai thác đường bay Doha-Đà Nẵng thì tại sao không kết nối với Qantas Airways để mở các đường bay từ Úc đến Đà Nẵng? Nhất là khi Qantas Airways mới mở đường bay từ Úc đến châu Âu. Đây là cơ hội để nối chuyến”.
Ráo riết chuẩn bị
Cơ hội về thị trường mới đã mở, nhưng vấn đề đang được nhiều người quan tâm là Đà Nẵng có những gì phục vụ nguồn khách mới?
Ông Nguyễn Xuân Bình cho biết thành phố đã chú trọng đầu tư nâng chất các điểm tham quan, mua sắm, giải trí gắn với văn hóa như Bảo tàng Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hills, làng quê cổ Phong Nam, các chương trình biểu diễn nghệ thuật… “Chúng tôi sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm du lịch như khôi phục một số làng nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng kết hợp khám phá trải nghiệm phong tục tập quán, văn hóa địa phương”.
Ông Bình nói hiện đã có những doanh nghiệp mong muốn góp sức với ngành du lịch Đà Nẵng xúc tiến nhanh một số dự án. Đơn cử Công ty Indochina Unique Tourist đã có kế hoạch chi tiết phát triển làng rau La Hường trở thành điểm đến của khách quốc tế, bao gồm khách tàu biển. Khách có thể vừa tham quan làng rau vừa thực nghiệm làm nông dân trồng và hái rau, thưởng thức sản phẩm mình hái được ngay tại chỗ.
Bên cạnh đó, ngành du lịch Đà Nẵng đang hình thành một tuyến tham quan mới nhắm vào những nhóm khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Đà Nẵng cũng như về Trường Sa và Hoàng Sa. Trong hành trình của tour này có cột chỉ tên đường cổ nhất tại Đà Nẵng với gần 100 năm, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, đình làng Hải Châu và Nhà trưng bày Hoàng Sa.
Những phương án thu hút khách
Ở góc độ của một chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng, cho rằng việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch luôn cần thiết và càng cần thiết trong mục tiêu thu hút thêm khách Âu, Mỹ nhằm cân bằng các nguồn khách đến. Nhưng điều đó không nên hiểu là tìm cách hạn chế khách Trung Quốc, Hàn Quốc. Ông nói: “Tăng chất lượng điểm đến cũng đồng nghĩa với chọn lọc đối tượng khách”. Ông giải thích, khi các cơ sở, dịch vụ, sản phẩm đều có sự cải thiện về chất lượng thì tự nhiên sẽ tăng được lượng khách trung và cao cấp. Những khách bình dân đi tour giá rẻ sẽ tự động tìm đến nơi khác.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng Đà Nẵng nên tận dụng những lợi thế để thu hút nhiều hơn lượng khách MICE (khách tham gia sự kiện kết hợp nghỉ dưỡng). Lợi thế được nhắc đến ở đây là hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp nằm dọc bờ biển chạy dài từ Đà Nẵng đến Hội An. Nếu những khu nghỉ dưỡng bắt tay nhau thì sẽ đủ sức phục vụ nhóm đối tượng khách này, ngay cả khi lên đến vài ngàn người. Ông Trần Tấn Điền, người có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn các đoàn khách quốc tế vào Việt Nam, nói rằng các đoàn khách sang trọng từ châu Âu và Mỹ thường chọn Đà Nẵng làm nơi hội họp và nghỉ dưỡng. “Cơ sở và tiện nghi ở các khu nghỉ dưỡng 5 sao đủ tốt cho sự sẵn sàng chi trả của khách”, ông Điền nói.
Vấn đề cần tập trung quan tâm, theo ông Quỳnh, là ở việc quảng bá thông tin và sự liên kết giữa các khu nghỉ dưỡng. “Đà Nẵng đã từng tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như APEC, Techfest, hội nghị môi trường quốc tế… với hàng ngàn khách, xứng đáng đem đi quảng bá”. Cũng theo ông Quỳnh, Đà Nẵng là cửa ngõ đến miền Trung nên khi thành phố này có sự phong phú về nguồn khách thì đó cũng chính là cơ hội cho những địa phương khác ở miền Trung nếu biết khai thác, chẳng hạn như thu hút khách tham gia vào “hành trình di sản miền Trung” đến với các điểm đến ở Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình.
Du lịch – tiệc cưới cũng là một gợi ý. Ông Nobuaki Hanafusa, Tổng giám đốc Watabe Wedding Corp. (Nhật), cho rằng Đà Nẵng có tiềm năng trở thành điểm đến yêu thích của các cặp đôi Nhật Bản. “Mỗi cặp khi tổ chức đám cưới sẽ kèm theo gia đình và bạn bè, sẽ góp phần phát triển du lịch tại Đà Nẵng”, ông nói. Ông Nobuaki Hanafusa còn cho biết trong thời gian tới, ngoài các cặp đôi người Nhật, công ty của ông sẽ mở rộng phục vụ các đôi uyên ương đến từ các khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ muốn tổ chức đám cưới tại Đà Nẵng và miền Trung.
Rõ ràng, có khá nhiều ý tưởng phát triển du lịch cho Đà Nẵng và cả miền Trung. Vấn đề ở chỗ các phương án thực thi nhanh hay chậm, có tận dụng hiệu quả các cơ hội hay không.
Tổng Cục Du Lịch Bàn Giải Pháp Cơ Cấu Lại Thị Trường Khách
Đánh giá lại thực trạng hoạt động của du lịch cùng với nhận diện những thách thức, khó khăn; tìm kiếm cơ hội song song với chuẩn bị sẵn sàng cho sự bứt phá “hậu Covid-19” là trọng tâm của Hội nghị cơ cấu lại thị trường khách du lịch do Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong những năm gần đây, Du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng. Từ năm 2015 – 2019, tốc độ tăng trưởng lượng khách luôn đạt 2 con số, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế nhanh nhất thế giới, lượng khách nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng (bình quân 56%). Năm 2019, ngành Du lịch đã đóng góp 9,2% vào GDP đất nước. Ngày 22/1/2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó những mục tiêu đặt ra về lượng khách, doanh thu, đóng góp của ngành Du lịch vào GDP… cho thấy Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặt rất nhiều kỳ vọng vào ngành Du lịch.
Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo đề dẫn về cơ cấu lại thị trường khách du lịch cho thấy, trong những năm gần đây, khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam; tỷ lệ tổng thu từ khách quốc tế và nội địa hầu như không thay đổi với 55,7% thu từ khách quốc tế và 44,3% thu từ khách nội địa. Về khách quốc tế, thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, khoảng 66,8% năm 2019; thị trường ASEAN có tỷ trọng ổn định, chiếm khoảng 11,3% khách quốc tế đến Việt Nam; các thị trường truyền thống như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Khách du lịch nội địa đã tăng từ 57 triệu lượt người năm 2015 lên hơn 85 triệu lượt năm 2019, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành Du lịch, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không và nhiều ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, du lịch là ngành hết sức nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra ngành Du lịch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Hiện nay, du lịch vẫn tiếp tục chịu những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Theo dự báo, năm 2020 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ sụt giảm khoảng 80%, khách du lịch nội địa giảm khoảng 50%, tổng thiệt hại đối với du lịch khoảng 23 tỷ USD, trong đó 16 tỷ USD từ thị trường khách quốc tế. Mặc dù vậy, trong bối cảnh khó khăn cũng gợi mở những cơ hội mà ngành Du lịch có thể nắm bắt để vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đón khách du lịch quốc tế khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn. Nhằm chuẩn bị tốt cho sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới, TCDL tổ chức hội nghị này với mong muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp, đánh giá lại thực trạng hoạt động cũng như những cơ hội, thách thức đối với Du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Du lịch Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, hoạt động Du lịch Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức như: cơ cấu khách quốc tế phụ thuộc vào một số thị trường, nhiều rủi ro, chất lượng chưa cao, một số địa phương đang có tình trạng tăng trưởng khách Trung Quốc tỷ lệ nghịch với khách châu Âu, Nhật Bản; tăng trưởng nóng của một số thị trường làm quá tải một số điểm đến, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, môi trường, ảnh hưởng việc đảm bảo thương hiệu, chất lượng dịch vụ du lịch quốc gia; việc phát triển sản phẩm và thu hút khách du lịch chưa căn cứ trên nhu cầu thị trường, chưa xác định rõ ràng các phân khúc cần tập trung đẩy mạnh; trong bối cảnh đại dịch, nhiều quốc gia có xu hướng khuyến khích công dân nước mình đi du lịch nội địa thay vì du lịch quốc tế, gây ra sự khó khăn trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam… Trong bối cảnh đó, TCDL đề xuất cơ cấu lại thị trường khách du lịch tập trung vào một số nhiệm vụ như sau: nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch, cơ chế chính sách, xúc tiến quảng bá, chuyển đổi số trong phát triển thị trường khách du lịch, tăng cường phát triển nguồn nhân lực nhắm sang cơ cấu thị trường mới…
Kết luận hội nghị, Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu cảm ơn những đóng góp, chia sẻ cởi mở của các đại biểu; những ý kiến này sẽ được ghi nhận, chọn lọc để báo cáo tại hội nghịtoàn quốc về du lịch sắp được tổ chức thời gian tới. “Để thúc đẩy toàn ngành Du lịch Việt Nam phát triển, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương đều cần thực hiện cơ cấu lại, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể của cả nước phù hợp với bối cảnh mới”, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh. (http://vtr.org.vn/)
Bạn đang xem bài viết Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Ninh Bình trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!