Cập nhật thông tin chi tiết về Công Bố Logo Và Slogan Du Lịch Việt Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày 27/12, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chính thức công bố Slogan mới của ngành du lịch Việt Nam là “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” (tiếng Anh là Việt Nam – Timeless Charm) và Logo là hình bông sen nhiều sắc màu đang nở.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, các chuyên gia đã xác định những sản phẩm, những giá trị cốt lõi, những cảm nhận, kinh nghiệm mà du lịch Việt Nam mang lại cho du khách hình thành thông điệp mới để chuyển đổi nhận thức du lịch Việt Nam từ vẻ đẹp tiềm ẩn đến sự cởi mở, sinh động và tự tin; từ chuyến đi ngắn ngày thành chuyến đi dài ngày, lặp lại thường xuyên và tập trung chuyến đi biển đảo.
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Logo và slogan mới của ngành du lịch sẽ được sử dụng cho chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Logo và Slogan mới có tiếp thu những điểm mạnh của Tiêu đề – Biểu tượng giai đoạn trước; thể hiện được định hướng phát triển của du lịch Việt Nam giai đoạn mới là du lịch biển, văn hóa, sinh thái.Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, các chuyên gia đã xác định những sản phẩm, những giá trị cốt lõi, những cảm nhận, kinh nghiệm mà du lịch Việt Nam mang lại cho du khách hình thành thông điệp mới để chuyển đổi nhận thức du lịch Việt Nam từ vẻ đẹp tiềm ẩn đến sự cởi mở, sinh động và tự tin; từ chuyến đi ngắn ngày thành chuyến đi dài ngày, lặp lại thường xuyên và tập trung chuyến đi biển đảo.
Công Bố Logo Và Slogan Du Lịch Gia Lai
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai vừa chính thức công bố biểu trưng (Logo) và tiêu ngữ (Slogan) Du lịch của tỉnh này. Đây là tác phẩm của tác giả Lê Công Đạo (TP. Đà Nẵng), đã đạt giải Nhất cuộc thi do Sở này tổ chức trước đó.
Logo Du lịch Gia Lai được thiết kế độc đáo, giàu tính biểu cảm, dễ nhận biết và thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện truyền thông. Đặc biệt, việc sử dụng nghệ thuật chữ tượng hình từ tên viết tắt “GL” cùng hình tượng tiêu biểu về Gia Lai tạo thành tín hiệu thị giác đơn giản, chuyển tải được nội hàm vùng đất hội tụ nhiều giá trị văn hóa – thiên nhiên – con người đậm đà bản sắc Tây Nguyên.
Logo gửi đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh một Gia Lai xinh đẹp, mộc mạc, giàu truyền thống lịch sử văn hóa và lòng mến khách. Với gam màu chủ đạo tươi sáng, hài hoà, tinh tế, càng làm nổi bật nét đặc trưng của du lịch nơi đây.
Trong đó, màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên; màu vàng tượng trưng cho du lịch văn hóa, cộng đồng và lịch sử; màu đỏ và tím là vẻ đẹp của sự nồng hậu, nhiệt huyết, thân thiện của con người; màu xanh dương gợi nhắc Biển Hồ, thác và những con sông huyền thoại.
Slogan chính thức để tuyên truyền, quảng bá Du lịch của tỉnh Gia Lai là: “Gia Lai – trải nghiệm và chia sẻ” (Sharing and experience).
Câu Slogan này như truyền tải thông điệp, đến với Gia Lai, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hình thức du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh và du lịch cuối tuần. Đây còn như lời mời gọi du khách về với Gia Lai để tham quan, khám phá nét đẹp độc đáo của mảnh đất và con người phố núi; chia sẻ sự trải nghiệm thú vị đó cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong nước và quốc tế…
Theo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, Logo, Slogan Du lịch Gia Lai sẽ góp phần định vị và nhận diện thương hiệu du lịch, phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh này, nhằm lưu dấu những ấn tượng khó quên trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Nguồn : Doanh Nghiệp Việt Nam
Đà Nẵng Công Bố Logo Và Slogan Du Lịch Chính Thức • Rgb
Thiết kế mang mã số 168 của tác giả Đoàn Hải Tú đã vượt qua 1004 bài dự thi hợp lệ của 512 tác giả đến từ 38 tỉnh thành trong cả nước để đoạt giải Nhất cuộc thi Logo & Slogan Du lịch Đà Nẵng.
Sau hơn 8 tháng tổ chức (từ 13-7-2013 đến 20-3-2014), Cuộc thi Logo & Slogan Du lịch Đà Nẵng đã thu được 1.004 bài dự thi hợp lệ của 512 tác giả đến từ 38 tỉnh, thành. Trong đó, Đà Nẵng có 210 bài dự thi, TP. Hồ Chí Minh 195 bài, Hà Nội 134 bài và các tỉnh, thành khác 465 bài. Sau buổi chấm giải ngày 24-3, Ban giám khảo đã chọn ra 20 thiết kế tốt nhất để tiếp tục xem xét trong vòng chấm chung khảo, tìm ra logo xuất sắc nhất đại diện cho du lịch thành phố. 20 thiết kế này được trưng bày tại khu vực Cầu chữ T (trước UBND thành phố) từ ngày 6 đến 16-4 và thu được 1.159 phiếu góp ý từ công chúng.
Tại buổi tổng kết, Ban tổ chức đã trao 3 giải khuyến Khích cho 3 tác phẩm mang mã số 555, 811 và 836, trị giá mỗi giải thưởng 3 triệu đồng cùng một đêm nghỉ dưỡng tại khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng. Giải nhất thuộc về tác phẩm mang mã số 168 của nhà thiết kế đồ họa Đoàn Hải Tú (sinh năm 1989, TP. Hồ Chí Minh) với trị giá giải thưởng 100 triệu đồng cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác do các tập đoàn, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố dành tặng. Đoàn Hải Tú hiện đang là một nhà thiết kế tự do, đã từng đoạt các giải thưởng trong các cuộc thi thiết kế, như: Giải nhất thiết kế logo kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Australia – Việt Nam vào ngày 29-2-2013, giải nhất và giải ba cuộc thi thiết kế Tắt đèn bật ý tưởng 2014.
Tại buổi lễ, tác giả Đoàn Hải Tú đã chính thức ký với Sở VH-TT-DL Đà Nẵng hợp đồng trị giá 100 triệu đồng chuyển nhượng tác quyền của logo và slogan vừa đạt giải. Ông Trần Chí Cường cho hay sẽ phối hợp với tác giả có những chỉnh sửa để tiếp tục hoàn thiện thiết kế logo cho phù hợp với nhu cầu quảng bá du lịch Đà Nẵng, đặc biệt là nhắm đến thị trường quốc tế.
Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với tác giả đạt giải để triển khai các hệ thống nhận diện thương hiệu, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng sẽ chọn mời các đơn vị truyền thông uy tín trong và ngoài nước để xây dựng chiến lược thương hiệu gắn với logo và slogan mới. Sau khi hoàn thiện các nội dung này, Sở sẽ ban hành quy chuẩn hướng dẫn sử dụng logo và slogan để công bố rộng rãi cho công chúng, cộng đồng doanh nghiệp biết và sử dụng.
Sự hòa quyện của nắng, biển, thiên nhiên và con người Đà Nẵng
Ý tưởng tạo hình chủ đạo của logo chính là cách điệu 2 chữ D và N, hai chữ cái đầu tiên của tên Đà Nẵng. Đồng thời, để thể hiện ý tưởng về sự đa dạng và sức sống tươi trẻ của du lịch Đà Nẵng, các hình khối trong logo được kiến tạo từ những đường nét vươn lên khỏe khoắn và những màu sắc sống động.
5 hình khối trong logo tượng trưng cho 5 ngọn núi của Ngũ Hành Sơn. Với danh hiệu “Nam thiên danh thắng”, Ngũ Hành Sơn là một trong những biểu trưng sâu sắc gợi nhắc về du lịch Đà Nẵng. Ngoài ra, 5 hình khối này với 5 màu chủ đạo đều là những gam màu tươi sáng mang đến cảm nhận về một thành phố trẻ, năng động. Mỗi màu sắc lại thể hiện một đặc trưng của du lịch Đà Nẵng. Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự trong lành và gần gũi thiên nhiên. Màu vàng và cam là màu nắng chang hòa của xứ nhiệt đới đang nhuộm lấp lánh trên sóng, trên cát biển. Màu đỏ và tím là vẻ đẹp của sự nồng hậu, thân thiện của người dân Đà Nẵng. Và màu xanh dương là gợi nhắc về một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Tất cả sự bay bổng về tạo hình và màu sắc này được đặt trên một chân đế vững vàng, đó là tên DANANG và Slogan “Fantasticity!”, từ đó tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Nhìn tổng thể, những mảng màu kết hợp lại trong hình dáng một đóa hoa sắp nở. Vừa biểu trưng cho một Đà Nẵng duyên dáng, đầy hứa hẹn; đây còn là đóa hoa bừng nở trong lòng du khách khi dừng chân ở nơi đây. Để khi cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của Đà Nẵng, giống như một đóa hoa đã bừng nở trong lòng, du khách có thể thốt lên lời ngợi khen “Fantasticity!” – “Tuyệt vời!”. Slogan này là sự kết hợp giữa chữ “Fantastic” và chữ “city”, có nghĩa là thành phố tuyệt vời. Cùng với dấu chấm than ở cuối, “Fantasticity!” chính là một nhận xét được thốt ra từ một người đang cảm thấy thích thú và hạnh phúc. Đây cũng chính là triết lý mà du lịch Đà Nẵng cần hướng đến: Sự vui vẻ và hạnh phúc của du khách khi khám phá, trải nghiệm một thành phố tuyệt vời!
[Logo Và Slogan Du Lịch Việt Nam Qua Các Thời Kì]
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của du lịch Việt Nam qua các giai đoạn luôn gắn liền với logo và slogan khác nhau. Chúng được coi là lời mời gọi ngắn gọn nhất, súc tích nhất và rất hiệu quả thông qua hình ảnh, chữ viết để giới thiểu về lợi thế du lịch quốc gia qua đó thu hút du khách quốc tế. Từ năm 2001 đến 2015 logo và slogan du lịch Việt Nam đã được thay đổi tổng cộng 4 lần, mỗi logo và slogan đó đều có những điểm khác biệt riêng.
Năm 2001, Việt Nam lần đầu tiên đã có logo và slogan để quảng bá cho du lịch Việt trong và ngoài nước trong chương trình hành động quốc gia về du lịch. Lần thiết kế logo và slogan lần đầu tiên này, Việt Nam lấy slogan ” Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới ” (“V ietnam – A destination for the new millennium”) với hình ảnh cô gái Việt đội nón lá cười rạng rỡ. Hình ảnh cô gái sau đó đã được hiện diện ở nhiều nơi từ Nam ra Bắc và thậm chí ra ngoài quốc tế. Chính logo và slogan này lần đầu tiên đã giới thiệu về du lịch Việt Nam với du khách quốc tế, tô đậm hình ảnh du lịch Việt Nam với các du khách quốc tế. Câu slogan “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ” thực sự đã thành công khi khơi gợi sự tò mò và thu hút du khách đến Việt Nam. Thiết kế logo và slogan này được du lịch Việt Nam sử dụng đến năm 2004 và ngành du lịch thấy cần phải thay đổi bằng một chiến dịch quảng bá khác và đó là sự ra đời của logo du lịch giai đoạn 2004-2005.
Giai đoạn này du lịch V iệt N am đã chọn m ột slogan khác ” Hãy đến với Việt Nam ” (“Welcome to Vietnam”). Logo và slogan này ngay lập tức bị sự phản đối của các chuyên gia và độc giả, “Welcome to Vietnam” đây là câu nói hết sức bình thường không chút sáng tạo, không gợi lên sự tò mò hay bất cứ gì, có thể nói câu slogan là một thất bại. Cùng với câu slogan, logo lần này là cô gái áo dài cách điệu thể hiện được đặc trưng của dân tộc Việt Nam là tà áo dài tuy nhiên nó chưa thể hiện được sự sáng tạo trong đó. Logo và slogan này nhanh chóng bị phản đối quyết liệt từ các chuyên gia và phía công chúng và chỉ tồn tại đến năm 2005.
Đến năm 2006, ngành du lịch đã mở hẳn một cuộc thi về thiết kế logo và slogan cho du lịch Việt Nam, phần thắng thuộc về logo búp sen uốn lượn hình chữ S với slogan ” Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn ” (“Vietnam – The hidden charm”). Đúng là đầu tư có khác. Lần đầu tiên ngành du lịch Việt Nam có được một logo và slogan đẹp và ấn tượng cùng với đó là những kế hoạch truyền thông, marketing chuyên nghiệp. Tuy nhiên logo và slogan này vẫn không tránh khỏi sự phản đối của vài chuyên gia. Cuối cùng, logo và slogan này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong 5 năm giai đoạn 2006 – 2011.
Tiếp bước sự thành công cuộc thi lần trước, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục mở cuộc thi thiết kế logo và slogan. Logo du lịch Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 với hoa sen làm hình tượng chính và câu slogan ” Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó vụ trưởng Vụ thị trường thì logo du lịch việt nam giai đoạn 2012 – 2015 lựa chọn hoa sen là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho ý nghĩa cao đẹp, vẻ đẹp của con người Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên. Màu vàng tượng trưng cho du lịch văn hóa, lịch sử. Màu tím tượng trưng du lịch khám phá. Màu hồng tượng trưng cho lòng hiếu khách của con người Việt Nam. Hoa sen là hình ảnh nối tiếp logo giai đoạn 2006-2011 trước đây, khi còn là nụ sen thì mang vẻ đẹp tiềm ẩn, nhưng hình ảnh những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của du lịch Việt Nam.
Vậy hãy cùng chờ xem sự thay đổi trong hình ảnh logo và slogan mới vào năm nay.
Bạn đang xem bài viết Công Bố Logo Và Slogan Du Lịch Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!