Xem Nhiều 6/2023 #️ Công Viên Văn Hóa Suối Tiên # Top 10 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Công Viên Văn Hóa Suối Tiên # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Viên Văn Hóa Suối Tiên mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nằm trên một địa bàn rộng lớn thuộc quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh chừng hơn 16km và với 150 công trình tham quan giải trí, Suối Tiên hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan. Ở đây, hầu như có đầy đủ những kỳ tích văn hóa, lịch sử từ thời xa xưa đến những sân chơi thiên nhiên hiện đại, tạo cho chúng ta cảm giác vô cùng thoải mái sau những giờ phút lao động mệt nhọc… Công viên văn hóa Suối Tiên đang được đề cử là Top 5 Công viên văn hóa – giải trí thu hút du khách nhất của Việt Nam.

Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một trong những địa điểm vui chơi giải trí cuối tuần nổi tiếng của người dân TPHCM và mọi du khách trong và ngoài nước. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng phong cảnh tự nhiên hữu tình: có suối chảy, có rừng cây, hồ cá… được bố trí xem kẽ, kết hợp hài hòa trong một tổng thể không gian xanh mát, rộng lớn. Tại khu du lịch còn được đầu tư xây dựng một khu liên hợp vui chơi giải trí với những kiểu cách, kiến trúc, thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, chín tầng địa ngục, tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng hội tụ, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng – biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến.

Một công trình đặc biệt thu hút đông đảo du khách vào tham quan, vi chơi tại Suối Tiên là khu vực biển Tiên Đồng – Một mô hình biển nhân tạo duy nhất ở Việt Nam. Trong khu vực biển Tiên Đồng có thiết kế xây dựng một dãy núi cao 70 m, được xây dựng hoành tráng, lộng lẫy với bức tượng khổng lồ của Thần Lạc Long Quân. Ðối diện là núi Âu Cơ và các núi Ngũ Châu Hoàng nằm dọc theo mạn bắc, núi Hương Khư, Thiên Thủy, Bồng Lai … Tất cả đã hợp thành một không gian vui chơi giải trí ấn tượng, vừa hiện đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Công Viên Văn Hóa Đồng Xanh (Gia Lai)

Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 10km về phía Đông, cạnh quốc lộ 19 và trải dài trên một cù lao xanh mượt của cánh đồng lúa xã An Phú (thành phố Pleiku), Công viên Đồng Xanh là tụ điểm vui chơi nghỉ dưỡng, khám phá bản sắc Tây nguyên khá thú vị không chỉ đối với người dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, mà còn của nhiều du khách khi đến với vùng đất Bắc Tây nguyên.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA BẮC TÂY NGUYÊN

Nguyên từ năm 1998, trên cơ sở nhà kho và sân phơi đã xuống cấp của Hợp tác xã An Phú, Công ty Điện ảnh Gia Lai (tiền thân của Công ty cổ phần Văn hóa Du lịch ngày nay) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí ngay tại cửa ngỏ đi vào thành phố Pleiku. Mặc dù ban đầu có một số ý kiến trái chiều và nguồn vốn cũng rất hạn chế nhưng với niềm đam mê và sự quyết đoán, những người tiên phong đã nỗ lực vượt qua khó khăn, biến vùng đất đai cằn cỗi thành địa điểm giải trí và sinh hoạt văn hóa khá hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa Tây nguyên.

Với tổng diện tích khai thác 12ha, Công viên Đồng Xanh đã chú trọng đầu tư chăm chút nhiều hạng mục và tạo cảnh công phu, từ vườn hoa với đủ kỳ hoa dị thảo đến hồ cá, non bộ, ao sen…, đặc biệt Công viên Đồng Xanh sở hữu cây cổ thụ hóa thạch có niên đại hàng triệu năm với đường kính hơn 1 mét, dài hàng chục mét được tìm thấy tại miệng núi lửa xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Nền văn hóa bản địa Jrai, Bahnar được tập trung giới thiệu tại Công viên Đồng Xanh, qua các ngôi nhà rông, nhà dài, nhà sàn, kho gạo, nhà mồ và tượng nhà mồ, nhạc cụ T’rưng nước, đài cảnh Tây nguyên, các tượng Vua Nước, Vua Lửa là hai biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng tự nhiên của các dân tộc Tây nguyên, tượng chàng Djông đi tìm nữ thần Mặt Trời cùng hàng trăm mô hình khắc họa cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của đồng bào Jrai, Bahnar… đã tạo cho Công viên Đồng Xanh một sắc thái riêng khó lẫn với những công trình khác.

NHỮNG CÔNG TRÌNH TẠO DẤU ẤN

Trong tinh thần hướng về nguồn cội, Công viên Đồng Xanh đã dành một không gian quan trọng xây dựng đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, được khánh thành vào dịp lễ giỗ Quốc tổ (10-3 âl) năm 2009. Với mái nhà rông cách điệu cao 18m tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng, đền thờ Quốc tổ tại Công viên Đồng Xanh có quy mô lớn nhất miền Trung và Tây nguyên. Ngoài tượng Quốc tổ bằng gỗ cao 6m được tôn trí trong chánh điện, phía trước điện thờ còn bài trí 18 tượng Vua Hùng cao 36m tạo nên một không gian hoành tráng, trang nghiêm.

Công viên Đồng Xanh còn tạo dấu ấn với việc dựng chùa Một Cột theo nguyên mẫu tại Hà Nội, lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, cổng Tam quan bằng đá Ninh Bình và hai chú Voi bằng đá tượng trưng cho nghệ thuật săn bắt thuần dưỡng voi rừng của cư dân bản địa Tây nguyên… Tại đây còn có công viên nước với hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây nguyên, khu vườn thú mini với nhiều chim muông, thú qúy như Đà điểu, Nai, Beo, Gấu, cá Sấu… cùng hệ thống nhà nghỉ với những bungalow phục vụ khách có nhu cầu nghỉ dưỡng…

Trong nỗ lực tôn vinh không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên – di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại và chào đón Festival cồng chiêng quốc tế được tổ chức tại tỉnh Gia Lai vào năm 2009, một chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam với đường kính 2,5m, nặng 700kg đã được ra mắt công chúng vào dịp Tết 2008, là tác phẩm thực hiện bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam).

CÔNG VIÊN ĐỒNG XANH – ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN

Nổi bật với không gian văn hóa Bắc Tây nguyên cùng bầu khí trong lành, mát mẻ của chốn “hương đồng gió nội”, quả không khó hiểu khi Công viên Đồng Xanh nhanh chóng trở thành điểm nghỉ dưỡng giải trí khá thú vị của người dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Không những thế, Công viên Đồng Xanh còn là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của tỉnh Gia Lai và trong năm 2009, đã có nhiều hoạt động lớn phục vụ Festival cồng chiêng quốc tế được tổ chức tại Gia Lai.

Nhiều gia đình thích chọn Công viên Đồng Xanh làm điểm đến cuối tuần bởi nơi đây hội tụ nhiều hạng mục, từ công viên nước, khu vườn thú mini, khu giải trí thiếu nhi đến khu dịch vụ ẩm thực; nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như bơi lội, du thuyền, đạp Vịt, câu cá thư giản… Nhiều đôi uyên ương thích tìm đến đây không chỉ để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất, mà còn chiêu đãi bà con, bạn bè hai họ trong ngày hạnh phúc của mình.

Trong tinh thần cầu thị và dám nghĩ, dám làm, tập thể cán bộ – công nhân viên Công ty cổ phần Văn hóa Du lịch Gia Lai đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ xây dựng Công viên Đồng Xanh thành một công viên hiện đại và hấp dẫn nhất khu vực. Để làm được điều này, ngay từ năm 2011 Công ty đã có kế hoạch xây dựng Làng Điện ảnh với nội dung hình tượng hóa những nhân vật nổi tiếng trong những bộ phim kinh điển đã từng chinh phục tình cảm của người hâm mộ điện ảnh trong nước và quốc tế. Chỉ ngay trong năm 2011, Công ty đã đưa vào hoạt động khu nhà hàng hai tầng với kiến trúc độc đáo có khả năng phục vụ trên 1.000 thực khách, xây mới cầu dẫn vào công viên… đã cho thấy rõ quyết tâm của những người trong cuộc.

● ● ●

Mong rằng những khó khăn của thời kinh tế suy thoái không làm ảnh hưởng đến quyết tâm của một tập thể đầy năng động và chúng ta sẽ sớm chứng kiến một Công viên Đồng Xanh ngày càng đẹp hơn, hiện đại hơn đáp ứng niềm kỳ vọng của những người mến mộ khắp gần, xa…

Mai Kim Thành

ASEANTRAVELLER.NET

Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Thành Ngành Công Nghiệp Văn Hóa Ở Việt Nam

Du lịch văn hóa là một trong những hình thức căn bản của du lịch, là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa tạo thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cho quốc gia, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập. Hơn thế, các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ tạo nên sự hấp dẫn, sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, mà còn là nguồn lực, là sức mạnh mềm cho phát triển bền vững và quảng bá thương hiệu quốc gia. Việc phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, chiến lược và kiến tạo cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa khác ở nước ta hiện nay. Bài viết nhằm diễn giải và bàn luận về phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam thành ngành công nghiệp văn hóa.

1. Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là một trong hai hình thức quan trọng nhất của ngành du lịch, đó là du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. Từ lâu, du lịch văn hóa đã được nhiều tác giả và tổ chức quan tâm kiến giải. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch phát triển dựa trên các giá trị văn hóa, đó là việc khai thác các giá trị của di sản văn hóa tạo các thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần bảo tồn văn hóa. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”[1]. Theo Trần Quốc Vượng: “Du lịch văn hóa là một loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”[3]. Luật Du lịch giải thích: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh những giá trị văn hóa mới của nhân loại”[4]. Từ góc độ tiếp cận của mình, Dương Văn Sáu cho rằng: “Du lịch văn hóa ở Việt Nam là loại hình du lịch khai thác có chọn lọc những giá trị các thành tố của văn hóa Việt Nam thông qua các chương trình du lịch. Hoạt động này nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị văn hóa của dân tộc thông qua hoạt động du lịch; đem lại lợi ích nhiều mặt cho cả người kinh doanh, cộng đồng cư dân bản địa và các đối tượng du khách; tạo sự phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam”[5]. Theo Nguyễn Phạm Hùng: “Du lịch văn hóa là hoạt động đa dạng của du khách rời khỏi nơi cư trú của mình trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn hóa. Du lịch văn hóa là toàn bộ các dịch vụ du lịch do con người tạo ra, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên văn hóa nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt phục vụ nhu cầu thưởng, trải nghiệm, khám phá của du khách trong một không gian và thời gian nhất định”[6].

Hình 1: Chùa Phổ Minh ở Nam Định

Như vậy, du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của du khách như tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ẩm thực… Nói cách khác, du lịch văn hóa lấy văn hóa làm đối tượng nghiên cứu để khai thác và biến các giá trị của văn hóa thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Du khách không chỉ tham quan, tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ còn quan tâm đến thái độ ứng xử, cách tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cũng như được học hỏi và trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân bản địa. Do đó, việc nhận thức đúng vai trò của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như quan tâm đến thái độ ứng xử và giao tiếp của chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch là vô cùng quan trọng. Thực tiễn cho chúng ta biết rằng, các di sản văn hóa Việt Nam luôn có sức hấp dẫn với mọi du khách. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được khai thác thành các sản phẩm du lịch văn hóa thường thu hút khách du lịch trải nghiệm, thưởng thức, khám phá. Đó là những chương trình du lịch, những dịch vụ du lịch khác trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng… Do đó, chủ thể kinh doanh phải biết ứng dựng những dụng kiến thức văn hóa và các kỹ năng – nghiệp vụ du lịch vào các hoạt động kinh doanh du lịch như kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn – nhà hàng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Vì vậy, ngành du lịch ở từng địa phương, từng vùng và quốc gia phải nghiên cứu, quy hoạch, lập trình, thiết kế những tour lữ hành tham quan các di sản văn hóa là mục tiêu hướng đến của du lịch văn hóa. Việc làm này còn góp phần xây dựng thương quốc gia từ du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa được ngành du lịch xác định là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần phát triển bền vững, là một trong những dòng sản phẩm thu hút du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Hai là, phát triển du lịch văn hóa là một ngành công nghiệp góp phần phát huy, bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa dân tộc. Như chúng ta được biết, Việt Nam là một quốc gia có lịch sử và văn hóa lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc và đa dạng. Các giá trị văn hóa này được biểu hiện thông qua văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đặc biệt là nhiều di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa của thế giới như Kinh thành Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Dân ca Bài Chòi, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ… Điều này khẳng định Việt Nam là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng góp phần sáng tạo và làm phong phú thêm các giá trị cho văn hóa nhân loại. Các giá trị văn hóa Việt Nam không chỉ là nền tảng, là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển đất nước trong thời hội nhập, toàn cầu hóa, mà còn là nền tảng cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phát triển bền vững, góp phần không nhỏ cho việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên toàn cầu. Theo đó, các giá trị văn hóa Việt Nam vừa được bảo tồn vừa được phát huy qua con đường du lịch là một quy luật tất yếu và phù hợp với xã hội đương đại. Phát triển du lịch văn hóa còn là một trong những phương cách làm giàu và phong phú thêm các giá trị văn hóa mới cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Bởi vì trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa đã diễn ra sự trao đổi giữa du khách với nhân viên du lịch và với người dân bản địa. Đây là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa trong du lịch. Sự tiếp biến văn hóa này được phản ánh thông qua các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch như dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển khách và các dịch vụ khác. Sự tiếp biến văn hóa này không chỉ góp phần bảo tồn, quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam qua thị trường du khách nội địa mà nó còn là sự tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của nhân loại qua các thị trường du khách quốc tế. Đó là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch văn hóa từ những quốc gia có ngành công nghiệp du lịch văn hóa nổi tiếng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh…

Ba là, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam thành một ngành công nghiệp văn hóa còn thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa phong phú, đa dạng của người dân. Các sản phẩm của du lịch văn hóa mang tính phổ biến, được sản xuất hàng loạt như các chương trình/dịch vụ du lịch văn hóa. Sản phẩm của du lịch văn hóa không phải chỉ dành riêng cho một đối tượng hay một tầng lớp trong xã hội, mà nó còn là cơ hội cho mọi người dân được hưởng thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa này. Không những thế, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam thành một ngành công nghiệp văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân vừa có ý nghĩa phục hưng, nâng tầm cao mới cho sự phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, khi sản xuất các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam cũng cần quan tâm, tìm hiểu sâu về nhu cầu của người dân thì mới cung ứng những sản phẩm du lịch phù hợp. Điều này biểu hiện qua các hoạt động kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú và ăn uống, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ du lịch bổ sung khác của các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch.

Bốn là, phát triển du lịch văn hóa còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Có thể nói, ngoài lợi ích kinh tế – xã hội – văn hóa, thì các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa là một trong những hình thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa, con người và đất nước Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Chẳng hạn văn hóa ẩm thực, tiêu biểu như phở Việt Nam. Đây là một món ăn đã kết tinh các giá trị văn hóa, con người và đất nước Việt Nam. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam còn ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng đến đời sống văn hóa thế giới. Ngành công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam càng phát triển thì cần đẩy mạnh công tác giới thiệu, thâm nhập các thị trường quốc tế để quảng bá các sản phẩm du lịch. Sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa, thông qua sự phổ biến của internet và các phương tiện thông tin đại chúng là cơ hội tiếp xúc văn hóa dễ dàng và bình đẳng cho mọi người dân. Mọi người đều được hưởng thụ, nghe nhìn, cảm nhận, hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của dân tộc qua các sản phẩm du lịch văn hóa. Từ đó, người Việt Nam sẽ hiểu sâu về truyền thống dân tộc mình, nâng cao ý thức và tự hào tự tôn dân tộc và có đời sống tinh thần phong phú hơn. Mặt khác, việc phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa thông qua việc sản xuất các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch còn kiến tạo được làn sóng yêu thích văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Hiện nay, việc tổ chức các hội chợ triển lãm về thời trang, ẩm thực, nông sản, điện ảnh, kiến trúc, liên hoan du lịch, tuần lễ văn hóa Việt Nam tại các nước… cùng với việc tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quốc tế không chỉ đẩy mạnh phát triển công nghiệp du lịch văn hóa trong và ngoài nước mà còn là công cụ quảng bá hiệu quả, nhanh chóng, sinh động về văn hóa, con người và đất nước Việt Nam ra thế giới.

Năm là, phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp văn hóa còn có ý nghĩa về chính trị và ngoại giao văn hóa. Phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa còn thể hiện sự đa dạng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta. Đối với vai trò chính trị đối nội, ngành công nghiệp du lịch văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng nền tảng của xã hội tri thức nâng cao mối quan hệ giữa Chính phủ với người dân, giữa Chính phủ với doanh nghiệp. Về ý nghĩa đối ngoại, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam là một ngành công nghiệp văn hóa còn là một phương cách thực hiện chiến lược ngoại giao văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế và thương hiệu quốc tế của Việt Nam. Việc phát triển du lịch văn hóa thành ngành công nghiệp văn hóa sẽ tạo được sự quan tâm, sự hiểu biết, tạo cơ sở tin tưởng và hợp tác ngoại giao quốc tế. Đồng thời phát triển công nghiệp du lịch văn hóa còn thúc đẩy sự yêu thích các sản văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và góp phần nâng tầm hình ảnh quốc gia. Bởi vì đặc thù của một sản phẩm công nghiệp văn hóa khác với sản phẩm văn hóa thông thường, nó được sản xuất, lưu thông và tiêu dùng thông qua hệ thống thông tin, truyền thông điện tử như máy tính, điện thoại thông minh… Nhờ các phương thức và phương tiện mới như internet mà du khách quốc tế nhanh chóng trong tìm kiếm, quyết định tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam.

Tạm kết

Nhìn chung lại, du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác các giá trị của di sản văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội, chính trị cho địa phương, quốc gia và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Phát triển du lịch văn hóa còn góp phần xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Việc phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, chính trị và văn hóa cho đất nước ta hiện nay cũng như lâu dài thông qua việc kết nối và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa khác. Tuy nhiên, để phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa từ nay đến năm 2030 theo chủ trương của Chính phủ và các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương thì chúng ta còn nhiều việc cần làm. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của nó trong hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt là ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải xây dựng chiến lược, ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể, nguồn lực tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn, quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, hình thành các trung tâm sáng tạo, thành phố sáng tạo phát triển công nghiệp du lịch văn hóa tiêu biểu như thành phố Hà Nội, thành phố Hạ Long, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ./.

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Thúy Anh (chủ biên), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr. 7.

[2]. Nguyễn Văn Bốn, “Văn hóa du lịch Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 335, Hà Nội, 2012.

[3]. Lê Hồng Lý (chủ biên), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010, tr. 24.

[4]. Luật Du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội, 2017, tr. 7.

[5]. Dương Văn Sáu, Văn hóa du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội, 2017, tr. 41.

[6]. Nguyễn Phạm Hùng, Văn hóa du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017, tr. 261.

[7]. Đặng Hoài Thu và Phạm Bích Huyền, Các ngành công nghiệp văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội, 2012, tr. 9.

[8]. Hạ Vân, Năm 2018, Du lịch Việt Nam đạt nhiều thành tựu, chúng tôi ngày 15/7/2020.

[9]. Hà Giang, Nhà hát múa rối Thăng Long, sáng tạo là mệnh lệnh sống còn, chúng tôi ngày 15/8/2020.

[10]. http://hueworldheritage.org.vn , ngày 15/8/2020.

[11]. Đinh Thị Vân Chi, Nhu cầu trong của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004.

[12]. Đổng Ngọc Minh – Vương Đình Lôi (chủ biên), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

[13]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội, 2016.

[14]. Phạm Hồng Thái (chủ biên), Sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015.

Bài viết và hình ảnh: TS. Nguyễn Văn Bốn

Tổng Quan Về Khu Du Lịch Khoang Xanh Suối Tiên

Ba Vì từ lâu được biết đến là một nơi du lịch thú vị vào ngày cuối tuần với nhiều khu du lịch và Khoang Xanh Suối Tiên du khách không thể bỏ qua khi đến nơi đây. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên.

Nằm trong quần thể vườn quốc gia Ba Vì , Khoang Xanh -Suối Tiên được biết tới là khu nghỉ dưỡng lý tưởng với cảnh quan thơ mộng, hữu tình, hệ thống nhà hàng theo phong cách thuần việt và nhiều dịch vụ giải trí cao cấp khác.

Nằm trong quần thể vườn quốc gia tại khu vực Ba Vì, Khoang Xanh – Suối Tiên được hưởng trọn vẹn cảnh quan tươi đẹp của toàn khu giữa khung cảnh ngoại ô thanh bình và lãng mạn. Những ưu thế về cảnh quan và giao thông thuận tiện đã đưa Khoang Xanh – Suối Tiên trở thành điểm đến lý tưởng cho các du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng không chỉ vào dịp cuối tuần.

2. Giá vé vào khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên

Giá vé vào khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên : 150.000đ/ người lớn và 120.000đ/ trẻ em dưới 1,2 m

Giá vé chưa bao gồm vé vào động trượt tuyết, xem phim 5D và động âm cung.

Ngoài ra giá vé vào động trượt tuyết : 100.000đ/ người lớn và 70.000đ/ trẻ em, động âm cung: 40.000đ/ người.

3. Dịch vụ ở khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên

3.1. Dịch vụ nghỉ ngơi tại khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên

Khoang Xanh Suối Tiên có hệ thống phòng khách sạn đa dạng cho du khách lựa chọn. Hệ thống phòng khách sạn được chia thành các loại phòng khác nhau, phòng loại 1, phòng loại 2, phòng 3 và phòng tập thể.

Nhà sàn nhỏ: với sức chứa 25 thành viên, đáp ứng nhu cầu cho các đoàn số lượng không đông thành viên, nhà sàn có quạt, chiếu, gối.

Nhà sàn lớn với sức chứa 80 thành viên, đáp ứng chỗ nghỉ ngơi cho các đoàn có số lượng thành viên lớn, điều đặc biệt bên trong nhà sàn có 1 bục sân khấu, khá tiện cho các hoạt động tại nhà sàn.

3.2. Dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên

Đến với khu du lịch Ao Vua du khách được đắm mình vào các trò chơi tại nơi đây. Các trò chơi cảm giác mạnh như đu quay sao chổi, thảm bay,… mang lại những giây phút tuyệt vời. Bên cạnh đó các trò chơi nhẹ nhàng như nhà liên hoàn, đu quay nữ hoàng một lựa chọn không thể bỏ qua. Du khách thư giãn, thả hồn và phong cảnh nên thơ bời việc đi du thuyền thiên nga.

3.3. Dịch vụ ăn uống tại khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên

Một chuyến đi ngoài vấn đề nghỉ ngơi, vui chơi thì dịch vụ ăn uống không thể bỏ qua. Đến với khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên du khách được thưởng thức các món ăn mang đậm đà bản sắc của vùng núi Ba Vì như gà đồi, lợn rừng, đà điểu,… mang lại những trải nghiệm tuyệt vời.

3.4. Dịch vụ khác tại Khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên

Ngoài các dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, ăn uống, Ao Vua có phòng hội họp để các đoàn tổ chức cho công ty. Lửa trại một lựa chọn thích hợp cho các đoàn ở qua đêm, mang lại những giây phút gần gũi bên nhau.

Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc Tổng quan về khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên, mong rằng mang lại những thông tin bổ ích cho người đọc.

Đặt vé online và tổ chức tour trọn gói được giảm 5% – 10% Liên hệ ngay để được tư vấn! Ms Huyền: 0965.65.2165 – Mr Dũng: 0978.565.165

Bạn đang xem bài viết Công Viên Văn Hóa Suối Tiên trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!