Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Tâm Lý Của Khách Du Lịch Theo Tín Ngưỡng Tôn Giáo mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tâm lý khách du lịch theo tôn giáo
Tâm lý khách du lịch theo đạo Hồi
Điều khách sạn cần làm khi đón tiếp du khách Hồi giáo
Rất nhiều người theo các tín ngưỡng tôn giáo, từ đó ảnh hưởng đến thói quen, cách sinh hoạt của họ. Vì vậy, làm sao để mọi đối tượng du khách hài lòng không đơn giản. Từ chủ khách sạn đến người quản lý cũng như nhân viên khách sạn cần hiểu rõ tâm lý khách du lịch theo tôn giáo. Cùng Nhà thầu thi công Nội thất Vinapad tìm hiểu điều này qua các thông tin sau.
Tâm lý khách du lịch theo tôn giáo
Tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu, thói quen của khách du lịch trên khắp thế giới. Khi theo một đạo giáo nào đó, các tín đồ có thể chỉ sử dụng các dịch vụ phù hợp hoàn toàn với đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Từ đó, yêu cầu dịch vụ cũng khác nhau ở mỗi bộ phận du khách. Vì vậy, khi tiếp nhận khách lưu trú đặt phòng và sử dụng dịch vụ, quản lý khách sạn cần nắm rõ đặc điểm tâm lý của khách. Từ tôn giáo, tới đặc trưng dân tộc, văn hóa của họ để định hướng nhân viên có cách phục vụ phù hợp nhất.
Lấy một số ví dụ về tâm lý du khách theo tôn giáo. Với người theo đạo Phật thường ưa thích sự yên tĩnh và dễ hòa hợp với người của các đạo khác. Họ cũng tuân theo nhiều tập tục kiêng kỵ như kiêng hoặc hạn chế ăn thịt (không ăn thịt vào các ngày rằm, mồng 1…), tránh nói năng thô lỗ, to tiếng…
Còn người theo đạo Thiên Chúa tin tưởng hoàn toàn vào Chúa trời (Giê Su). Họ thường chân thật, tử tế, trung thực và tốt bụng. Tương tự các tín đồ đạo giáo khác, người Thiên Chúa giáo cũng có nhiều tập tục kiêng kỵ, lễ nghi văn hóa đặc trưng. Chẳng hạn, họ thường xuyên cầu nguyện, thứ 6 hàng tuần là ngày họ thường đi lễ nhà thờ. Bên cạnh đó, họ rất tôn sùng đạo nên các khách sạn cần chú ý trong giao tiếp nên cẩn trọng để tránh làm họ phật ý.
Tâm lý khách du lịch theo đạo Hồi
Thị trường khách du lịch Hồi giáo luôn chiếm thị phần không nhỏ. Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người theo đạo Hồi – chiếm hơn 24% dân số toàn cầu. Đối tượng du khách này có thể mang lại lợi nhuận khá cao nếu biết làm hài lòng họ.
Khách theo đạo Hồi là một thị trường khách đặc biệt với khá nhiều điều kiêng kỵ. Tâm lý của khách du lịch Hồi giáo phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đạo giáo này. Đây là những tín đồ thờ thần A la, tin tưởng tuyệt đối, có tập tục kiêng ăn thịt vào tháng 3 hàng năm. Họ luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của Lễ hội, ăn chay nhịn đói, lễ hiếu sinh.
Thời gian quan trọng nhất trong năm với người Hồi giáo là Tháng Ramadan – tháng thứ 9 theo lịch Ả rập. Trong suốt tháng lễ này, tất cả tín đồ theo đạo Hồi không được ăn, uống, hút thuốc… (không đưa bất kể thứ gì vào miệng) vào ban ngày (từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn). Nhưng có các đối tượng sau được miễn trừ: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người đi du lịch ở nước ngoài mà quốc gia đó không lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Đặc biệt, cầu nguyện là việc không thể thiếu với đàn ông đạo Hồi. Họ cầu nguyện 5 lần/ ngày, quay mặt về hướng Đông, nơi có thánh địa Mecca.
Trang phục truyền thống của người Hồi giáo là áo dài màu trắng và quần trắng, khi làm lễ thường đội chiếc mũ nhỏ màu trắng. Đàn ông Hồi giáo được khuyến khích để ria mép hoặc râu, khi đi làm công sở mặc âu phục vest. Trang phục của phụ nữ Hồi giáo có phần khắt khe hơn, trùm kín từ đầu đến chân, không để lộ tóc trước mặt người lạ. Với riêng Thổ Nhĩ Kỳ – do ảnh hưởng của văn hóa châu Âu nên phụ nữ dần được ăn mặc thoải mái hơn như phụ nữ phương Tây.
Điều khách sạn cần làm khi đón tiếp du khách Hồi giáo
Các khách sạn chuyên đón và phục vụ khách Hồi giáo cần chú ý đảm bảo đủ các yêu cầu cần thiết. Về cơ sở vật chất, nên có nơi cầu nguyện, khu ăn uống riêng biệt, dịch vụ spa phù hợp. Khách sạn cần có chứng chỉ Halal nghĩa là “được cho phép” về chế biến và phục vụ ẩm thực cho người Hồi giáo. Bên cạnh đó cần đào tạo nhân viên các kiến thức cần thiết.
Những du khách theo Hồi giáo có nhu cầu sử dụng các dịch vụ phù hợp với văn hóa dân tộc, tín ngưỡng của họ. Từ đồ nội thất, màu sắc, cách sắp đặt nội thất, vật dụng trên bàn ăn. Cho đến cách phục vụ, cách giao tiếp, ứng xử và cách ăn uống, món ăn đều có đặc trưng riêng. Các khách sạn cần chú ý từ cách ứng xử, giao tiếp, phục vụ cho đến đồ nội thất, trang trí, các vật dụng được sắp xếp phù hợp để có được sự hài lòng của khách.
Nhân viên khách sạn cũng cần chú ý về ẩm thực, người Hồi giáo chỉ ăn thịt dê, cừu, trâu, bò, gia cầm… và không ăn thịt heo, huyết động vật, không uống rượu.
Kinh Doanh Du Lịch Tại Các Điểm Tôn Giáo, Tín Ngưỡng
Tuy nhiên, cùng với sự tham gia của hoạt động du lịch là quá trình thương mại hóa các giá trị tâm linh, dẫn đến nhiều mâu thuẫn nội tại. Đó là mâu thuẫn giữa những người tham gia vào hoạt động tại các điểm tôn giáo, tín ngưỡng khi mục đích của họ không đồng nhất. Đó là mâu thuẫn về việc sử dụng và đáp ứng các dịch vụ cho du khách. Đó là mâu thuẫn về chi phí và đóng góp cho các công tác nảy sinh khi có hoạt động du lịch. Đây là những vấn đề tiêu biểu nhất mà khi xem xét khai thác bất cứ một điểm tôn giáo, tín ngưỡng nào phục vụ hoạt động du lịch cần quan tâm giải quyết.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng du lịch tâm linh rất lớn với hệ thống các đình, đền, chùa, miếu, quán, lăng … dọc theo chiều dài của đất nước, rộng cùng 54 dân tộc anh em và sâu trong bốn ngàn năm lịch sử. Các nhà kinh doanh du lịch cũng đang từng bước khám phá và khai thác các giá trị này với một số các công trình mới có quy mô như khu Bái Đính Tràng An (Ninh Bình), khu Đại Nam Quốc Tự (Bình Dương), công viên Tâm Linh (Đà Nẵng) … Để việc kinh doanh du lịch tại cả các công trình cũ và mới đi đúng hướng, bài viết đề cập đến một số vấn đề vướng mắc trên để các nhà quy hoạch, quản lý có được cái nhìn chiến lược trong từng bước phát triển loại hình du lịch này ở nước ta.
Vấn đề mâu thuẫn giữa những con người tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm tôn giáo, tín ngưỡng:
Mâu thuẫn này thường nảy sinh khi có sự trái ngược về mục đích và quyền lợi giữa những con người tham gia vào hoạt động du lịch các các điểm này.
Thứ nhất, mâu thuẫn không chỉ ở các điểm tôn giáo, tín ngưỡng mà như ở bất cứ điểm du lịch mới khai thác nào khác là giữa du khách và dân địa phương. Sự xuất hiện ồ ạt của những người từ nơi khác đến vào một thời điểm làm thay đổi bầu không khí và nhịp điệu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Sau đó họ cũng để lại những hệ quả mà địa phương không mong muốn như ô nhiễm môi trường từ xả thải, biến đổi tập quán và các giá trị văn hóa từ hành vi,… Hơn nữa, như một vấn đề tâm lý, việc chia sẻ đức tin, chia sẻ “thần hộ mệnh” của mình cho những đối tượng khác nhau khiến người dân bản địa không cảm thấy hài lòng trong việc tiếp đón du khách. Trong một số trường hợp, họ chỉ coi du khách như những người mang đến một phần lợi ích kinh tế cho họ trong việc kinh doanh một số các dịch vụ mà du khách cần tại điểm. Nếu các hoạt động này tự phát và với thái độ chủ quan của dân địa phương sẽ dẫn tới tình trạng “chèo kéo”, “chặt chém” du khách. Điều này làm cho hình ảnh địa phương trong con mắt khách du lịch càng trở nên tồi tệ hơn.
Để giải quyết vấn đề này, cần nhận định rõ vai trò của dân địa phương trong việc xây dựng văn hóa ứng xử tại điểm du lịch. Họ là người chủ duy nhất của các di sản trên địa bàn của họ, trong đó có các công trình tín ngưỡng tâm linh. Bởi vậy cần trao quyền làm chủ cho họ trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động kinh doanh du lịch theo các bước sau:
(i) Ý kiến và quan điểm của người dân địa phương cần được tham khảo trong ý tưởng quy hoạch du lịch ở bất cứ di sản nào. Đặc biệt nhạy cảm đối với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, bởi nếu không có sự tham vấn ý kiến địa phương, đôi khi dự án vi phạm phải những điều cấm kỵ và mãi mãi không thể thực hiện được trong sự phản đối quyết liệt của toàn bộ dân trong vùng.
(ii) Người dân địa phương cần được tham gia vào từng lộ trình cũng như mọi hoạt động của dự án quy hoạch du lịch. Mọi cơ hội lao động từ dự án phải luôn ưu tiên người dân bản địa: từ quản lý, giám sát; hướng dẫn, thuyết minh đến những đơn vị cung cấp dịch vụ bán lẻ. Lợi nhuận thu được từ du lịch cũng cần có sự phân chia bình đẳng cho sự tham gia của chính quyền địa phương.
Để người dân địa phương thấy được vai trò, trách nhiệm và lợi ích của họ, song song với việc thực hiện dự án là mở các lớp giáo dục về kiến thức, đào tạo, huấn luyện về kỹ năng. Từng người dân phải thấy được họ có thể phát huy khả năng của họ trong lĩnh vực gì để đăng ký và qua sát hạch với ban quản lý dự án. Điều quan trọng nhất là từng người dân phải nhận thức được vốn tài sản tinh thần vô giá mà họ đang nắm giữ để trở thành người truyền bá, người dẫn dắt du khách tới chân giá trị của đức tin như mục đích họ mong muốn đến đây.
Thứ hai, một mâu thuẫn chỉ nảy sinh tại các điểm tôn giáo, tín ngưỡng là giữa các tín đồ và những du khách phi tôn giáo. Trước đây chùa là nơi dành cho các tín đồ Phật giáo ăn chay, niệm Phật. Đông đảo nhất là vào dịp lễ hội khi các con nhang, đệ tử thập phương hành hương về đây thể hiện sự thành tâm với đức Phật. Ngày nay, khi du lịch tâm linh phát triển, du khách đến đây không chỉ với mục đích thờ tự, đôi khi họ đến chỉ để tìm hiểu về kiến trúc, thưởng ngoạn phong cảnh, thỉnh kinh pháp hay ngồi thiền, ăn chay … như một sự trải nghiệm những điều mới lạ và dành khoảng thời gian tĩnh tại cho tâm hồn. Không đến với mục đích chính, đôi khi họ bị các tín đồ coi như những kẻ quấy rối, gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến bầu không khí thanh tịnh của thế giới tâm linh. Để giải quyết vấn đề này, ban quản lý dự án quy hoạch du lịch cần kêu gọi tinh thần tự nguyện tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch của các tín đồ, đặc biệt trong việc hướng dẫn, thuyết minh. Sự trải lòng mình với du khách cũng chính là con đường hiệu quả nhất giúp du khách giác ngộ các chân lý của đức tin mà họ theo đuổi. Mâu thuẫn sẽ trở nên nghiêm trọng với những du khách và tín đồ của những tôn giáo vốn đối lập và kỳ thị nhau hoặc lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị. Tuy nhiên, cái thiện căn mà bất cứ tôn giáo nào cũng hướng đến thể hiện trong hành vi ứng xử của các tín đồ với du khách sẽ là biện pháp tốt nhất để hóa giải điều này.
Vấn đề mâu thuẫn giữa con người luôn khó phân định và giải quyết trong bất cứ lĩnh vực đời sống xã hội nào. Nhưng trong kinh doanh du lịch khi sức hấp dẫn được tạo ra bởi chính hành vi của con người tại nơi đón tiếp thì việc giải quyết được vấn đề này đã trở thành yếu tố cốt lõi để thu hút ngày càng đông du khách đến đây.
Vấn đề đáp ứng các dịch vụ du lịch tại điểm tôn giáo, tín ngưỡng:
Khách du lịch ngày nay đến các điểm tôn giáo, tín ngưỡng không chỉ đơn thuần với mục đích thờ tự hay tìm hiểu một nét kiến trúc văn hóa, nghe kể về một huyền thoại gắn với di tích mà cần có sự trải nghiệm thực tế tại điểm. Để có được sự trải nghiệm này cần sự hỗ trợ của các dịch vụ bổ sung. Để sự hỗ trợ này trở nên chu đáo, bài bản và làm hài lòng du khách cần sự quy hoạch đồng bộ.
Đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách là khu vực tiếp đón. Khu vực này bao gồm đầy đủ các dịch vụ như:
(i) Đường vào rộng rãi, thuận tiện, có phân làn cho từng loại xe cơ giới, có biển chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu.
(ii) Bãi đỗ xe đủ rộng với sự phân loại các phương tiện như ô tô lớn, nhỏ, xe máy,… đảm bảo an ninh.
(iii) Trung tâm thông tin tại cổng là nơi bán vé tham quan cũng như cung cấp tài liệu, thông tin, thuyết minh viên, phương tiện, phục trang và những yêu cầu phải tuân thủ tại điểm.
(iv) Lối vào được sắp xếp quy củ, trật tự sẽ làm tăng tính linh thiêng cho điểm tôn giáo. Một số nơi phân chia du khách thành 2 làn: một làn cho khách du lịch theo đoàn và một làn cho khách lẻ (đa phần là các tín đồ) sẽ hạn chế mâu thuẫn nảy sinh và tăng cường sự hợp tác giữa họ.
Trong khuôn viên của công trình, cần phân định rõ khu vực nguyên bản – khu vực tuyệt đối không có sự tham gia của các công trình xây mới, phục vụ cho việc bảo tồn – và khu vực dịch vụ du lịch. Tại các khu vực này, cần xây dựng các nhà chờ phục vụ đồ ăn, thức uống, nhà vệ sinh, quầy bán đồ lưu niệm, đặc sản địa phương. Ở một số điểm, các nhà cung ứng quy hoạch một khu vực ngoài trời hoặc xây dựng một hội trường lớn dành cho các sinh hoạt cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng, là nơi gặp mặt của các tín đồ với du khách, là điểm tổ chức các hoạt động tâm linh cho du khách như nghe giảng kinh pháp, tọa thiền hay học và thưởng thức các đồ ăn chay…
Các hoạt động này ngày nay đã trở thành các hoạt động chính trong các chương trình du lịch đến các điểm tín ngưỡng tâm linh. Phát sinh từ nhu cầu của du khách, không chỉ mong muốn khám phá các giá trị về môi trường tự nhiên và văn hóa nhân văn mà còn mong muốn chạm tới sự cảm hóa của đức tin thông qua các khóa tu, các bài thiền, công tác từ thiện với trẻ mồ côi, người tàn tật … Từ đó mà một số chương trình và loại hình du lịch đặc trưng ra đời như loại hình du lịch Thiền, chương trình các khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên hiện nay đã được triển khai ở Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Hoằng Pháp (Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Phước Long (Bình Định)…
Bên cạnh đó, để các sản phẩm du lịch khai thác các giá trị tín ngưỡng tâm linh thực sự mang lại hiệu quả cần sự quan tâm quy hoạch vùng đệm. Đó là khu vực xung quanh nơi cung cấp cơ sở lưu trú, nhà hàng, trạm trung chuyển phương tiện vận chuyển, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, các cửa hàng và đại lý bán lẻ … Việc đáp ứng được đầy đủ các dịch vụ này cần sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch từ chính quyền đến địa phương, từ nhà quản lý đến từng đơn vị kinh doanh du lịch.
3) Vấn đề chi phí cho công tác quản lý tại điểm tôn giáo, tín ngưỡng:
Hoạt động du lịch sẽ kéo theo các vấn đề phát sinh như sự xuống cấp của di tích, ô nhiễm môi trường bởi sự xả thải và tiếng ồn do du khách gây ra, sự phá hoại do sự thiếu ý thức của du khách như viết, vẽ bậy, sờ tay hay lấy trộm, ăn cắp di vật chỉ để làm một món đồ lưu niệm. Thậm chí việc du khách ăn mặc, ứng xử không đúng với phép tắc trong không gian linh thiêng của công trình tâm linh cũng được coi là một ảnh hưởng xấu tới cảnh quan của điểm. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực do du lịch mang lại.
Trước tiên, cần sự nhận định rõ ràng về quan điểm. Đối với những xuống cấp do áp lực của tự nhiên như thời gian, biến đổi môi trường hay những áp lực có thể lường trước được do sự tăng lên của số lượng du khách cần một chiến lược quản lý dài hạn. Còn đối với những vấn đề có thể kiểm soát được như hành vi của du khách cần những biện pháp quản lý kịp thời.
Tuy nhiên tất cả các hoạt động quản lý này cần những chi phí không nhỏ. Thông thường lợi nhuận lớn thu được từ các dịch vụ trực tiếp tại điểm “chảy” vào “túi” của các nhà kinh doanh nhỏ lẻ thức thời. Chỉ một phần thuế họ chi trả là phục vụ cho các hoạt động chung của điểm và của địa phương. Còn các khoản thu khác từ vé tham quan hay sự quyên góp của du khách không đáng kể so với chi phí quản lý, đặc biệt là chi phí cho công tác bảo tồn và nâng cấp di tích định kỳ. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần xây dựng mối quan hệ đối tác giữa ban quản lý tài nguyên với các nhà cung ứng dịch vụ. Các nhà quản lý du lịch tại điểm cần được trao quyền tuyển chọn những nhà cung ứng dịch vụ cho mình theo hình thức đấu thầu mà đơn vị có kế hoạch đóng góp lợi ích cho việc bảo tồn được ưu tiên. Các nhà cung ứng dịch vụ cũng cần nhận thức rõ quan điểm phát triển bền vững. Đó là cần sự đầu tư lại cho việc phục hồi di sản và quản lý các hành vi phá hủy tài nguyên để duy trì sức hấp dẫn lâu dài cho điểm du lịch. Mối quan hệ này cần được xây dựng theo mô hình đầu vào – đầu ra trong sản xuất sản phẩm. Trong đó, đầu vào là các dịch vụ được cung cấp để thỏa mãn nhu cầu du khách. Tất cả được vận hành theo quy trình và nguyên tắc do bộ máy quản lý du lịch tại điểm đề ra để cho ra đời các sản phẩm du lịch hoàn hảo.
(i) Chi phí lâu dài cho bảo tồn và khôi phục di sản.
(ii) Chi phí cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại điểm.
(iii) Chi phí cho các chiến dịch quảng bá lớn.
(iv) Các chi phí khác.
Bởi vậy để hoạt động du lịch tại điểm có hiệu quả, không phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên tham gia cần một bộ máy quản lý có trách nhiệm và nắm vững quan điểm của phát triển bền vững:
(i) Bảo vệ môi trường.
(ii) Khai thác tối ưu các giá trị kinh tế.
Đây là những vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình khai thác một điểm tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ kinh doanh du lịch. Để những điểm tôn giáo, tín ngưỡng không ngủ yên trong những giá trị mà lịch sử mang lại cho nó, cần trao cho nó một sức sống đương đại. Sức sống đó được mang lại bởi hoạt động du lịch. Nhưng để đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra có hiệu quả, không làm tổn hại đến những gì mà quá khứ để lại, không khơi nguồn cho những mâu thuẫn xã hội, cần một tầm nhìn chiến lược trong công tác quản lý. Bài viết đưa ra một số hướng giải quyết cho những vấn đề cụ thể thường phát sinh tại điểm tôn giáo, tín ngưỡng có sự tham gia của hoạt động du lịch với mong muốn hoạt động du lịch tâm linh bước đầu nhen nhóm ở Việt Nam sẽ có một hướng đi đúng mục đích – con đường giúp con người tìm về với bản thể, vươn tới những điều tốt đẹp hơn. Đây là xu hướng của du lịch hiện đại trên thế giới và nếu được quản lý đúng đắn ở Việt Nam nó sẽ mang đến những giá trị mới cho du lịch nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Peter Robinson, Sine Heitmann & Dr Peter Dieke (2011) – Research themes for tourism (Toàn cảnh nghiên cứu về du lịch) – CABI Publishing.
[2] Dallen J. Timothy & Daniel H. Olsen (2006) – Tourism, Religion and Spiritual Journeys (Du lịch và các chuyến đi tâm linh và tôn giáo) – Routledge Publishing.
Nguồn: Bài đã đăng trên Tạp chí Văn hóa học (ISSN 1859 – 4859), số 3, năm 2012
Phân Loại Đặc Điểm Tâm Lý Khách Du Lịch
Tâm lý khách du lịch là nhu cầu, sở thích, tâm trạng, thái độ…của du khách. Việc nắm bắt được tâm lý khách du lịch sẽ giúp các hướng dẫn viên phục vụ du khách tốt hơn và đây là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công, đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp của hướng dẫn viên du lịch trong quá trình dẫn tour.
Phân loại tâm lý khách du lịch
1. Tâm lý khách du lịch theo giới tính
1.1. Khách du lịch là nữ
Có độ nhạy cảm, tinh tế và tế nhị
Thích mua sắm
Tính toán tiền nhanh, thận trọng trong việc mua sắm
Phụ nữ Châu Á thường e dè hơn phụ nữ Châu Âu
1.2. Khách du lịch là nam
Tính tình cởi mở, chi tiêu thoáng, thích mạo hiểm, khám phá
Thích ăn của lạ, dùng đồ sang, tốt
2. Tâm lý khách du lịch theo lứa tuổi
2.1. Du khách là người cao tuổi
2.2. Khách du lịch là trẻ em
Tính cách hiếu động, nghịch ngợm, mải chơi, liều lĩnh
Hay bắt chước người lớn và bạn bè, không biết tính toán trong chi tiêu
3. Tâm lý khách du lịch theo châu lục
3.1. Tâm lý người châu Á
Đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình
Ăn uống rất cầu kỳ và ngồi lâu
Chi tiêu hay tính toán, tiết kiệm
Xưng hô thân mật, thích mời chào vồn vã
Tôn trọng lễ nghi, tín nghĩa, chú trọng vấn đề chào hỏi
Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp, ít bộc lộ cá tính
3.2. Tâm lý người châu Âu
Sống thực tế, cởi mở, đề cao chủ nghĩa cá nhân
Tác phong nhanh nhẹn, giờ giấc chuẩn xác
Không thích nói chuyện về đời tư, song phẳng, làm việc có kế hoạch
Chú trọng các nghi thức giao tiếp
3.3. Tâm lý người châu Phi
3.4. Tâm lý người châu Mỹ
4. Tâm lý khách theo quốc gia dân tộc
Người Mỹ
Nước Mỹ là nơi tập hợp nhiều dân tộc thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đặc điểm khách du lịch người Mỹ rất đa dạng và phức tạp. Họ có một số đặc điểm tâm lý chung như sau:
Thông minh, thủ đoạn, thích phô trương
Năng động, thực dụng. Mọi hành động của họ đều được cân nhắc kỹ và dựa trên nguyên tắc lợi ích thực tế.
Giao tiếp rộng, hòa đồng, không khách sáo hay câu nệ hình thức
Làm việc nghiêm túc, nhanh chóng.
Tính cách cởi mở, nhiệt tình, thoải mái
Người Mỹ ít bắt tay: nam bắt tay khi được giới thiệu hoặc lâu ngày gặp lại, nữ không bắt tay.
Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc
Đề tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.
Người Trung Quốc
Đặc điểm tâm lý chung người Trung Quốc:
Giàu lòng thương người, cao thượng trong cách ứng xử
Thông minh, cần cù và kiên nhẫn
Rất kín đáo và thâm thúy
Thích bầu không khí thân mật, cởi mở như trong gia đình
Người Trung Quốc thường nói to, nói nhiều, coi trọng lời mời trực tiếp
Họ ăn nhiều và biết thưởng thức đồ ăn, thích uống trà
Khách du lịch Trung Quốc nội địa thường có thói quen làm ảnh hưởng đến người xung quanh như ồn ào, đi kéo dép lê lẹt xẹt trong khách sạn.
Thường chú ý giá rẻ nhưng giá trị chuyến đi cao.
Người Anh
Lạnh lùng, trầm lặng, thực tế (là người của công việc)
Thực tiễn, ngắn gọn, không thích dài dòng
Luôn tôn thờ gia đình, ít thay đổi và có tính truyền thống
Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh
Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn
Đề tài nên tránh: Tôn giáo – Bắc Ailen – Tiền và giá cả
Người Nhật Bản
Người Nhật thường đưa card trước khi bắt tay
Rất cẩn thận khi thực hiện nghi lễ chào hỏi: Trước hết họ đứng im tại chỗ, sau đó cúi gập lung khiến hai cánh tay vươn thẳng xuống chạm vào đầu gối trong tư thế đó vài giây, đứng thẳng trước là bất nhã nên hai người đang chào nhau phải theo dõi nhau để cùng đứng thẳng lên.
Người Nhật rất kiên nhẫn, lịch sự và khiêm nhường
Họ thích ăn thủy hải sản tươi sống
Điều nên tránh: Hoa sen là biểu tượng buồn, tang tóc với người Nhật.
5. Tâm lý khách du lịch theo nghề nghiệp
5.1. Khách du lịch là người chỉ huy
Thích hoạt động, nhiều ham muốn, hành động theo lý trí, tiết kiệm thời gian
Yêu cầu cao về tiện nghi, vật chất, hay phán xét bắt lỗi nhân viên phục vụ.
5.2. Khách du lịch là nghệ sỹ
5.3. Khách du lịch là các nhà kinh doanh
5.4. Khách du lịch là các nhà khoa học
5.5. Khách du lịch là công nhân
Năng nổ, hoạt bát, chân thành
Sinh hoạt giản dị, dễ hòa đồng, thích sinh hoạt theo tính chất hội nghề nghiệp.
6. Tâm lý khách du lịch theo tín ngưỡng, tôn giáo
6.1. Tâm lý người theo đạo Phật
6.2. Tâm lý người theo đạo Hồi
Là tín đồ thờ thần A la, tin tưởng tuyệt đối, có tập tục kiêng ăn thịt vào tháng 3 hàng năm
Tuân thủ chặt chẽ các quy định của Lễ hội, ăn chay nhịn đói, lễ hiếu sinh
6.3. Tâm lý người theo đạo Thiên Chúa
Tin tưởng vào Chúa trời một cách tuyệt đối
Tín đồ là những người hiền lành, thật thà, tốt bụng
Có nhiều tập tục kiêng kỵ, lễ nghi văn hóa đa dạng
Trong giao tiếp nên cẩn trọng vì họ rất tôn sùng đạo.
Tư vấn làm thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế cho những bạn không học đúng chuyên ngành hướng dẫn du lịch.
Những Nét Đặc Trưng Tâm Lý Khách Du Lịch Pháp Cần Biết!
Đặc điểm, tâm lý khách du lịch Pháp
Tiềm năng của du khách Pháp đến Việt Nam
Những điều cấm kỵ khi phục vụ, giao tiếp với khách Pháp
Việc tìm hiểu về tâm lý khách du lịch nói chung và tâm lý khách du lịch Pháp nói riêng giúp cho các nhà kinh doanh du lịch, dịch vụ lữ hành, kinh doanh nhà hàng hiểu và nắm bắt được phần nào tâm lý chung của những người cần được phục vụ. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp thích hợp xử lý những tình huống hay giao tiếp với khách hàng một cách đúng chuẩn mực hơn tạo nên sự hài lòng cho khách hàng.
Đặc điểm, tâm lý khách du lịch Pháp
Người Pháp có lối sống duy lý và thích chinh phục vì vậy họ thường thích đi du lịch theo dạng tự khám phá và thích những hoạt động sôi động, đam mê dịch chuyển không thích cuộc sống tĩnh lại.
Họ đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng quyền tự do của người khác và cũng đòi hỏi người khác cũng phải tôn trọng quyền cá nhân của mình.
Họ nhẹ nhàng, tinh tế và có ý thức pháp luật và lòng tự trọng rất cao.
Người Pháp thường cầu kỳ trong cách ăn uống, những món ăn không chỉ cần ngon mà bề ngoài cần phải bắt mắt.
Người Pháp thường đi du lịch theo nhóm bạn bè hoặc gia đình, họ là những con người năng động nên thích âm nhạc, nhảy múa, lễ hội vì vậy khi đi du lịch tâm lý khách du lịch Pháp có nhu cầu cao đối với các loại sản phẩm và dịch vụ này.
Tiềm năng của du khách Pháp đến Việt Nam
Pháp là một nước đứng trong TOP 10 nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất, bên cạnh đó mối quan hệ về lịch sử, văn hóa hay kiến trúc của Pháp với Việt Nam có mối liên hệ với nhau chính vì vậy người Pháp rất quan tâm và muốn khám phá những nét văn hóa của dân tộc, những danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán và con người Việt Nam. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch Pháp lựa chọn Việt Nam ngày càng tăng nhanh.
Lượng khách du lịch tăng điều đó đồng nghĩa với việc phải nâng cao điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ bởi vì người Pháp được mệnh danh là những vị khách hàng khó tính nhất. Tâm lý khách du lịch Pháp rất xem trọng hình thức nên đòi hỏi vẻ bề ngoài của các nhà hàng, khách sạn phải bắt mắt để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Các tiêu chí đem lại sự hài lòng cho khách Pháp
Những du khách người Pháp được mệnh danh là những vị khách khó tính nhất, cầu kỳ trong mọi chi tiết và chi tiêu căn cơ bậc nhất. Người Pháp kiểu cách và thường xem trọng hình thức nên đòi hỏi nhân viên trong khách sạn, nhà hàng phải phục vụ cực kỳ tận tụy và chu đáo mới có thể làm hài lòng khách hàng. Vậy những tiêu chí đem lại sự hài lòng cho khách du lịch Pháp là gì?
Thông thường thì người Pháp không giỏi tiếng Anh và tâm lý khách du lịch Pháp tự hào về ngôn ngữ của mình cho nên tại khu vực đại sảnh khi có du khách Pháp nên cử những nhân viên lễ tân có thể nói được tiếng Pháp. Nếu khách sạn của anh/chị có nhân viên biết nói tiếng Pháp thì đây sẽ là một điểm cộng lớn đối với du khách, có thể họ sẽ cảm thấy thoải mái và giới thiệu cho bạn bè đến khi đến Việt Nam.
Nên in những tờ rơi hướng dẫn bằng tiếng Pháp để du khách có thể dễ dàng đọc hiểu khi cần đi đâu đó hay tránh bị lạc mà lại không gặp những nhân viên biết tiếng Pháp để hỏi đường.
Khu vực buồng phòng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn. Du khách Pháp thường đòi hỏi cao về mặt hình thức chính vì vậy phòng ngủ lúc nào cũng cần phải sạch sẽ, gọn gàng và không có mùi ẩm mốc. Họ thường chú trọng đến sự riêng tư vì vậy nếu như họ không yêu cầu thì không được dọn dẹp phòng hay tự tiện di chuyển đồ đạc cá nhân của họ khi chưa xin phép.
Người Pháp có thói quen tắm bồn để ngâm mình thư giãn nên phòng tắm cần phải có lỗ thoát nước phòng tránh khi nước tràn ra bên ngoài.
Trong ẩm thực tâm lý khách du lịch Pháp thường rất kỹ tính từ không gian nhà hàng cho đến cách thức phục vụ món ăn. Họ thường sẽ dùng cafe, một ít bơ và mứt với những lát bánh mì cho bữa sáng của mình.
Người Pháp cũng giống như những du khách phương Tây khác giây phút uống cafe buổi sáng là một khoảnh khắc đẹp và riêng tư có vai trò rất quan trọng vì vậy tránh làm phiền khách trong thời gian này. Sau thời gian này họ thường muốn được thông báo hoặc những cập nhật tin tức trong lúc ngồi ăn tại bàn. Người Pháp thích uống nước khoáng và rượu vang trong bữa ăn.
Những điều cấm kỵ khi phục vụ, giao tiếp với khách Pháp
Nhân viên làm việc trong nhà hàng, khách sạn cần phải nắm rõ những điều cấm kỵ khi phục vụ cũng như giao tiếp với khách Pháp để tránh làm phật ý các du khách người Pháp.
Chào hỏi ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch Pháp
Khi chào hỏi bình thường chỉ cần bắt tay nhẹ hoặc nếu có thân quen thì có thể hôn nhẹ tượng trưng. Nhưng nếu lần đầu gặp thì tuyệt đối không được phép thực hiện điều này. Trong giao tiếp khi mắc sai lầm và tự nhận mình mắc lỗi thường được đánh giá cao vì người Pháp coi đó là một phẩm hạnh tốt
Khi được mời tuyệt đối không được từ chối nếu không có thể thương lượng thỏa thuận ăn nhẹ với nhau. Thường thì người Pháp bữa ăn vẫn là nơi và là dịp đàm phán thương thảo hợp đồng thuận tiên và được ưa chuộng nhất.
Cách ăn tiệc
Khi vào nhà hàng không được đi phăm phăm về phía bàn nào đó mà phải chờ nhân viên bồi bàn đến hướng dẫn. Có thể họ sẽ không chấp nhận bàn đó và đề nghị đổi bàn khác. Ngoài ra không nhất thiết phải có đồ tráng miệng nhưng có thì càng tốt, sau đó thường là cafe hoặc chè.
Tính chính xác
Đối với người Pháp thời gian là một khái niệm có tính giãn nở vì vậy mà các hoặt động ít khi bắt đầu đúng giờ tuy nhiên đối với công việc tuyệt đối phải tuân thủ đúng giờ giấc đã quy định.
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Hotline: 091.468.2106
VINAPAD – CÙNG NHAU PHÁT
Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Tâm Lý Của Khách Du Lịch Theo Tín Ngưỡng Tôn Giáo trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!