Xem Nhiều 3/2023 #️ Danh Sách 50+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Du Lịch Hay Nhất # Top 11 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Danh Sách 50+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Du Lịch Hay Nhất # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Danh Sách 50+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Du Lịch Hay Nhất mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu bạn đang đọc bài viết này, xin chúc mừng bạn vì bạn đang ở chặng cuối cùng của con đường học thạc sĩ du lịch. Và chắc chắn rồi, lúc này đây bạn hẳn là đang rất hoang mang khi lựa chọn một đề tài luận văn thạc sĩ về du lịch cho mình. Nó có dễ dàng không? Bạn hẳn đã có câu trả lời rồi đúng không nào? Ngay cả là lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ về du lịch dành cho bậc đại học, cao đẳng đã là một vấn đề vô cùng nan giải đối với mọi sinh viên.

Những đề tài luận văn thạc sĩ về du lịch hay nhất

May mắn thay, Wiki Luận Văn hiểu rõ vấn đề của bạn. Và trong bài viết sau đây bạn sẽ được tham khảo những đề tài luận văn thạc sĩ về du lịch hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp giúp bạn. Cùng khám phá nào!

Kho đề tài luận văn thạc sĩ về du lịch tiêu biểu

Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò

Công tác quản lý nhà nước của sở du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa

Công tác quản lý nhà nước của sở văn hóa, thể thao và du lịch – Sở du lịch đối với doanh nghiệp

Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về du lịch văn hóa tỉnh A

Đánh giá sự hài lòng của nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở A

Giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh A

Khả năng nâng hạng sao của các khách sạn 3 sao – Galaxy, La Thành, Hòa Bình (Hà Nội)

Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 công ty lữ hành – Saigontourist, Indochina Service và Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội

khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm Nghệ Tĩnh phục vụ phát triển du lịch

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng Việt Bắc (qua nghiên cứu ở Bắc Cạn, Thái Nguyên)

Khai thác văn hóa ẩm thực địa phương trong các khách sạn 4 sao tại A

Liên kết phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở Việt Nam

Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Đức tới Việt Nam

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tàu biển tại A

Nghiên cứu ẩm thực truyền thống phú thọ phục vụ khách du lịch

Nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở A phục vụ phát triển du lịch

Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch tại Cát Bà cho khách nội địa

Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch biển A

Nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng ở xã A, huyện B, Hà Nội

Nghiên cứu công tác đào tạo trong các khách sạn 5 sao tại thành phố A

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nhân viên bộ phận bàn tại các khách sạn 3 sao A

Nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở A

Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội

Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại A

Nghiên cứu năng lực sử dụng tiếng anh của nhân viên khách sạn 4 sao tại A

Nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn A

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn A

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh A

Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh A

Nghiên cứu phát triển thương hiệu du lịch A

Nghiên cứu sản phẩm du lịch cho khách du lịch ba – lô (backpacker) đến A

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm – Hội An, Quảng Nam

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện đảo phú quý A, tỉnh B

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá xã hội của cộng đồng người H’mông ở A

Nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các khách sạn 4 sao ở A

Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Tây Bắc phục vụ du lịch (nghiên cứu trường hợp 2 tỉnh Hòa Bình, Sơn La)

Nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh A

Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh (Nghiên cứu trường hợp đảo Cô Tô)

Phát triển du lịch biển đảo ở A

Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn quốc gia Cát Tiên – tỉnh Đồng Nai

Phát triển du lịch tâm linh ở A

Phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh A

Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở A – Nghiên cứu trường hợp làng nghề B

Quản lý hướng dẫn viên du lịch tự do hoạt động trên địa bàn thành phố A, tỉnh B hiện nay

Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật

Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn ba sao ở Hà Nội theo dự án EU (Nghiên cứu trường hợp khách sạn Kim Liên và khách sạn Sài Gòn)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn (Nghiên cứu trường hợp khách sạn Nikko Hà Nội)

Tăng sức hấp dẫn của điểm đến khu di tích đền Trần – chùa Tháp, tỉnh A

Văn hóa doanh nghiệp trong một số khách sạn 5 sao tại A. Nghiên cứu trường hợp khách sạn

Xây dựng sản phẩm teambuilding phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội

40 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch Lữ Hành Khách Sạn

Việt Nam là một quốc gia được thế giới biết đến với sự phong phú và đa dạng về văn hóa. Ở đây, văn hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả, từ những phong tục, tín ngưỡng, lối sống, nhà ở, lao động… Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay nền văn hóa nước ta đã đạt được những kết quả và thành tựu nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức đặt ra trước mắt cũng không hề nhỏ, đặc biệt, trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa Thế giới.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Mộc Châu một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, khí hậu ôn đới trong lành cùng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây cộng cư của 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Nhiều năm qua, Mộc Châu luôn là điểm đến của khách du lịch. Một trong những điểm thu hút khách du lịch là xã Đông Sang. Đến Đông Sang là đến với bản làng Thái, văn hóa Thái cùng với đồi Thông, bản Áng.

Ngày 12/11/2014, tại huyện Mộc Châu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu” và xác định Đồi Thông, bản Áng xã Đông Sang là điểm đến của cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc Thái đã trở thành sản phẩm du lịch.

Và từ đó tôi chọn đề tài “Di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu”, để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.

3.2. Lịch sử nghiên cứu

Với các đề tài nghiên cứu về người Thái đến nay đã có một số lượng đáng kể công trình nghiên cứu về các lĩnh vực: Ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học,… những công trình nghiên cứu về nếp ăn, nếp ở, nếp mặc truyền thống của người Thái đã được các tác giả như:

Trong cuốn “Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái ở Mai Châu” của PGS. TS Nguyễn Hữu Thức đã phần nào làm rõ được văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Tác giả Lê Ngọc Thắng với cuốn “Nghệ thuật trang phục Thái”, Tác giả Lâm Tô Lộc trong cuốn “Xòe Thái” đã giới thiệu một cách cụ thể về nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái ở Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có một số cuốn sách nghiên cứu về đề tài này như: “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam” (1998), của Nxb Văn hóa dân tộc; tác phẩm “Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc” (2001) của Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật; tác phẩm “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam” (2005) của chúng tôi Hoàng Lương, Nxb Trường đại học Văn hóa Hà Nội.

Tuy nhiên những công trình này chỉ dừng lại dưới góc độ tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hằng ngày của người Thái nói chung. Trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu đã có tác giả đi sâu vào tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái cụ thể là tại xã Đông Sang – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Đồng thời đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị đó để thấy được thực trạng, sự biến đổi của nó và qua đó gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

3.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.3.1. Mục đích nghiên cứu

Khẳng định giá trị di sản văn hóa của người Thái ở xã Đông Sang là tài sản vô giá, là sản phẩm phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch sinh thái ở Mộc Châu.

3.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về di sản văn hóa và tổng quan về khu du lịch sinh thái xã Đông Sang – Mộc Châu. Vai trò của di sản văn hóa dân tộc Thái đối với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu.

Phân tích, nêu thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

Đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu, coi di sản văn hóa Thái là sản phẩm du lịch của huyện Mộc Châu.

3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu: di sản văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang, hoạt động du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

3.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Trọng tâm nghiên cứu là di sản văn hóa của người Thái trong phạm vi xã Đông Sang huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Có liên hệ với các điểm du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Phạm vi thời gian: Các vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

Phương pháp tra cứu tài liệu

Phương pháp khảo sát tại thực địa

Phương pháp liên ngành

Phương pháp phân tích, tổng hợp

3.6. Những đóng góp của luận văn

Về ý nghĩa khoa học: Từ việc khẳng định các giá trị của di sản văn hóa Thái, đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ giữa di sản văn hóa với hoạt động du lịch. Di sản văn hóa là tài sản của du lịch.

Về ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu cho cán bộ của phòng văn hóa xã Đông Sang tham khảo nhằm xây dựng khu đồi thông, bản Áng trở thành điểm du lịch hấp dẫn

3.7. Cấu trúc của Luận văn thạc sĩ du lịch

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về di sản văn hóa và tổng quan khu du lịch sinh thái xã Đông Sang – Mộc Châu

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang gắn phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Luận Văn Đề Tài Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Tỉnh Ninh Bình

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế – xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà ở cả các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc đầu tiên khi tập trung phát triển du lịch là phải nhận diện tiềm năng du lịch. Du lịch là ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Do vậy việc tìm hiểu đánh giá tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Ninh Bình là một tỉnh cực nam của đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý và hệ thống đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy rất thuận tiện cho giao lƣu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Đặc biệt Ninh Bình nằm ở vùng cửa ngõ miền Bắc Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 93km là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nƣớc. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của nƣớc Việt thế kỉ X mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc 3 triều đại Đinh, Lê, Lý với những dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô ở Hà Nội. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc đã tạo nên Ninh Bình thành một vùng đất thiêng, nơi phát tích của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc nhƣ: anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Trƣơng Hán Siêu Đây cũng là miền đất cội nguồn, là kho tàng của văn hóa dân gian đặc sắc của miền đồng bằng Bắc Bộ, với những làn điệu hát chèo, hát chầu văn cùng với những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nhƣ: Cố đô Hoa Lƣ, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đặc sắc đó đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Luận Văn Đề Tài Quản Lý Di Tích, Danh Thắng Gắn Với Phát Triển Du Lịch Ở Quảng Bình

1.1. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo này, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích. Ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Như vậy, di tích, cổ tích, hay gọi đầy đủ là di sản văn hóa, cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn luôn đặc biệt quan bảo vệ vì nó là hồn của dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững, nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay. 1.2. Quảng Bình là một tỉnh ở khu vực Bắc miền Trung, có diện tích khiêm tốn, song chính từ mảnh đất này chứa đựng nhiều giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng hết sức phong phú và đa dạng. Nơi đây là một trong những đầu mối giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa: Đông Sơn – Sa Huỳnh; Đại Việt – Chiêm Thành; Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nơi đây còn có thể được xem là mảnh đất chứa đựng nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi gắn liền với các tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đặc biệt, Quảng Bình còn có Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Theo thống kê đến tháng 5 năm 2009, Quảng Bình có hơn 300 di tích và danh thắng, trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng. Tuy số lượng di tích và danh thắng không nhiều nhưng lại đầy đủ các loại hình, phân bố khá tập trung, ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa và truyền thống, di tích và danh thắng ở Quảng Bình có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch. 1.3. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vô cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay. Điều dễ nhận ra là di tích và danh thắng gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tài nguyên của du lịch, chính vì lẽ đó nếu không nhận thức đầy đủ mối quan hệ mang tính biện chứng, hữu cơ thì nguồn “tài nguyên” ấy cũng đến lúc cạn kiệt; ngược lại, nếu không biết sử dụng một cách khoa học vốn “tài nguyên” ấy thì nó cũng trở thành lãng quên, khô cứng, uổng phí những gì vốn có từ giá trị của nó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng phải trở thành bộ phận hợp thành nên nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ những giá trị của di tích và danh thắng mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cách khoa học, biện chứng. Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh Quảng Bình, tôi đã chọn đề tài “Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích và danh thắng nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên quê hương Quảng Bình.

Bạn đang xem bài viết Danh Sách 50+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Du Lịch Hay Nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!