Xem Nhiều 3/2023 #️ Đánh Thức Du Lịch Biển, Đảo Bình Định # Top 8 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đánh Thức Du Lịch Biển, Đảo Bình Định # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đánh Thức Du Lịch Biển, Đảo Bình Định mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bình Ðịnh được trời phú cho một bờ biển dài với rất nhiều bãi tắm tuyệt đẹp. Từ biển Lộ Diêu, Vi Rồng, Tân Thanh, Trung Lương, Phong Ðiện, tới Nhơn Lý, Kỳ Co, Quy Hòa cùng nhiều hòn và đảo khác, tất cả còn giữ khá nguyên vẹn nét hoang sơ, kỳ thú của mình. Biển đảo và thành phố yên bình

Nếu như biển Trung Lương (Phù Cát) làm mê mỏi con mắt người ta bằng đường bờ biển uốn lượn với hàng hàng, đợt đợt con sóng vỗ bạc đầu thì đặc thù của biển Nhơn Lý (Quy Nhơn) là phải leo núi và lặn biển. Cứ leo núi tới đâu lại khám phá tới đó.

Những dãy núi chúi mình lao ra đại dương như những con thuồng luồng nằm phơi mình ngàn năm bên bãi cát vàng. Cả một bờ biển rộng bị chia cắt tạo thành những bãi tắm vừa trữ tình, êm ả như nhung lại vừa nham hiểm, khắc nghiệt với bao nhiêu hang hốc, đá chông. Trong lòng núi có hang động; dưới chân núi, sát bờ biển lại có bể nước ngọt từ trong lòng núi chảy ra.

Trên suốt hơn 100km đường bờ biển Bình Định nói riêng và dọc biển miền Trung trở vào Nam, có lẽ hiếm thấy một bờ biển nào kỳ thú như vậy. Danh xưng “hùng quan thiên tạo” có lẽ phải dùng cho biển Nhơn Lý này mới đúng.

Cũng trong khu vực bán đảo Phương Mai, cách Eo Gió không xa, hòn Khô và Kỳ Co đang thành những “ngôi sao mới nổi” với tour lặn biển ngắm san hô. Dự án quần thể du lịch cao cấp FLC Nhơn Lý đang lao về đích với tốc độ chóng mặt càng khiến người ta hồ hởi mường tượng về một thiên đường nghỉ dưỡng mới trong tương lai.

Riêng thành phố Quy Nhơn lại hội đủ các cảnh sắc đa dạng, suối sông, đầm hồ, ghềnh bãi, bến bờ, vũng vịnh, biển đảo, hang động, núi đồi, vườn ruộng thật bình yên, thơ mộng. Ít có một nơi nào có điều kiện du lịch cảnh quan với nhiều sắc thái và loại hình tuyệt vời như ở Quy Nhơn.

Với du lịch văn hóa, ngoài tháp Đôi đồ sộ ngàn năm canh giữ cho biển trời Thị Nại, Quy Nhơn còn lưu luyến du khách bởi ngọn hải đăng cao vòi vọi giữa Cù Lao Xanh – một xã đảo nằm cách bờ biển chừng 2 giờ tàu chạy.

Cần quyết tâm mạnh mẽ

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm của tỉnh đặt trọng tâm vào du lịch biển đảo, lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn.Phát triển du lịch Bình Định sẽ đồng thời gắn liền với phát triển chúng tôi Nhơn, đưa du lịch Quy Nhơn thành thương hiệu chính.

Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016 vừa kết thúc đầu tháng 4 đã đem đến cho người tham dự một cái nhìn rõ ràng hơn về những định hướng tương lai. Đọng lại sau những bài tham luận là các chương trình định hướng tour nghỉ dưỡng cao cấp 4 – 5 sao.

Theo ý kiến của một số công ty lữ hành, cái khó của làm du lịch là giải quyết được tính thời vụ.Vì mục tiêu có được nguồn khách ổn định mới là điều quan trọng.Trong khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở dải đất miền Trung này là một yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ.

Quy Nhơn – Bình Định đi sau càng phải xem xét trong lợi thế so sánh để tìm thấy các yếu tố tạo sức hút cho mình.Từ đó hình thành hoặc tạo ra lợi thế khác để bù đắp cho các khiếm khuyết hiện tại. Việc du khách đã quá quen với những cái tên như Nha Trang, Đà Nẵng… mà chưa biết nhiều đến Bình Định cũng có thể coi như một lợi thế nếu nhìn ở góc độ tích cực. Vì được trải nghiệm (cả những điều mới mẻ hay thưởng thức lại những niềm luyến tiếc) là điều hạnh phúc. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Định cho biết: Quy hoạch du lịch Bình Định đến năm 2020 sẽ lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn với 3 loại hình: sinh thái nghỉ dưỡng biển, khám phá trải nghiệm, ẩm thực biển gắn với văn hóa lịch sử. Mảng du lịch văn hóa sẽ được đẩy mạnh để làm nền tảng phát huy tính đặc thù và tạo sự khác biệt.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Định nhấn mạnh: Bình Định chú trọng vào khâu quy hoạch dải đô thị sinh thái biển ở tầm quy mô lớn, tạo nên một quần thể, không để bị nát vụn bởi các dự án nhỏ lẻ của các nhà đầu tư. Quan điểm của tỉnh là giữ bãi biển này cho nhân dân, cho du khách.

Nguyên Vỹ

Đánh Thức Du Lịch Biển Đảo

Phát triển du lịch biển đảo nói chung và tại Quảng Ngãi nói riêng vừa là việc phát huy di sản văn hóa biển, vừa gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Nhưng trên thực tế, mọi thế mạnh du lịch biển đảo hiện vẫn đang ở dạng tiềm năng. Đây là những nhận định được đưa ra tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa dân gian với vấn đề biển đảo” vừa được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Quảng Ngãi.

Di sản văn hóa biển vẫn ngủ quên

Ông Phan Đình Độ- phụ trách phòng Quản lý Di sản (Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi) khẳng định: Vùng biển địa phương nổi tiếng không chỉ với di sản văn hóa vật thể mà còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú, phản ánh sinh động đời sống của cư dân biển đảo. Ngoài các di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Sa Huỳnh, trong những năm gần đây ở vùng ven biển Quảng Ngãi còn phát hiện nhiều tàu cổ đắm ở vùng biển Vũng Tàu (Bình Châu- Bình Sơn) và Lý Sơn.

Qua khảo sát dọc ven biển Quảng Ngãi và Lý Sơn có đến hàng trăm di tích đền thờ cá Ông (Thần Nam Hải)- một vị “phúc thần” của ngư dân làm nghề đánh bắt hải sản; rồi đền thờ các nữ thần ( Thiên y a na, Thủy Long, Ngũ Hành…) của ngư dân làm nông nghiệp và thủ công; đình làng, đền miếu âm linh tự thờ các thần Thành hoàng làng, tiền hiền, hậu hiền- những người có công với quê hương đất nước.

Các di tích đền, miếu nói trên được người dân xây dưng, tôn tạo mang nhiều giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật kiến trúc… Bên cạnh đó, trong các di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội là một sáng tạo văn hóa độc đáo và mang đậm nét đặc trưng của văn hóa biển.

Ở vùng biển đảo Quảng Ngãi hàng năm có rất nhiều lễ hội truyền thống được duy trì từ đời này sang đời khác như Lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống ở 2 xã An Vĩnh và An Hải (Lý Sơn); hội đua thuyền ở các xã ven biển Bình Thuận, Bình Châu (Bình Sơn); lễ hội ra quân đánh bắt hải sản ở Sa Huỳnh, Lý Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức; lễ hội Nghinh ông kết hợp với hát múa bả trạo ở làng Hải Ninh, Đông Yên, Mỹ Tân (huyện Bình Sơn)…

Đặc biệt trong số những di sản văn hóa phi vật thể kể trên, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm ở đảo Lý Sơn là một lễ hội gắn liền với việc thực thi chủ quyền của quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tri ân những Cai đội và binh phu Hoàng Sa đã hi sinh trên biển khi làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Dẫu vậy tại hội thảo vừa rồi, các đại biểu cùng có chung nhận định với tiềm năng phát triển du lịch biển đảo rất phong phú, lẽ ra Quảng Ngãi đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn. Song cho đến nay, những tiềm năng ấy vẫn chưa được đánh thức. Để trả lời câu hỏi làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với vùng biển này vẫn là bài toán hết sức nan giải.

TS Đặng Hoàng Lan (Khoa Du lịch- Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh) phân tích: nếu tính toán dựa trên các con số thống kê có thể thấy lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Quảng Ngãi trong vòng 5 năm qua tăng qua mỗi năm; cơ sở vật chất phục vụ việc lưu trú của du khách được xây dựng nhiều hơn… nhưng so với tiềm năng thì vẫn còn hạn chế với các địa phương khác.

Theo phân tích của TS Đặng Hoàng Lan, nguyên nhân bởi nhiều sản phẩm du lịch được hình thành nhưng lại không phát huy hiệu quả; công tác quảng bá du lịch chưa được chú trọng. Do đó để du lịch Quảng Ngãi phát triển, trước mắt cần tập trung lấy Lý Sơn làm điểm nhấn.

Phát triển “du lịch ý thức” ở Lý Sơn

Theo TS Đặng Hoàng Lan, ngay cả việc chọn Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để làm cơ hội quảng bá cho du lịch Quảng Ngãi, hiện những gì đang diễn ra cũng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của di sản. Từ năm 2013 Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần văn hóa biển đảo Quảng Ngãi được tổ chức với qui mô lớn, Lý Sơn đã đón hàng ngàn lượt khách thập phương về đảo dịp này. Nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ lưu trú của khách tham quan còn quá ít ỏi.

Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Hữu Sơn- Phó Chủ tịch Hội VNGD Việt Nam cũng cho rằng, Quảng Ngãi có nhiều thế mạnh về phát triển du lịch biển đảo, nhưng hiện vẫn đang bỏ ngỏ tiềm năng, hoặc có phát triển cũng vẫn còn đơn điệu, chủ yếu xây dựng sản phẩm du lịch trên 2 tour chính là “Lý Sơn- biển đảo quê hương” và “Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm”.

Trong 5 tour du lịch của Cty CPDL Quảng Ngãi quảng bá thì có tới 3 tour có điểm đến là bãi biển Mỹ Khê. Nhưng hoạt động của các điểm đến này chỉ là…tắm biển. Theo TS. Trần Hữu Sơn, bên cạnh chương trình du lịch “Lý Sơn- biển đảo quê hương” cần nghiên cứu bổ sung chương trình riêng mang tính đặc thù là “Tiếng gọi Hoàng Sa”, “Lý Sơn mùa tỏi”, “Hành trình của các thần linh”…Trong đó bổ sung các trải nghiệm về khám phá biển, khám phá san hô, khám phá tri thức dân gian về văn hóa tỏi…

Theo TS Đặng Hoàng Lan, Lý Sơn cần phát triển mạnh mẽ một hình thức du lịch mới hướng về đảo Lý Sơn và Hoàng Sa: Đó là du lịch ý thức chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Nói du lịch ý thức với nghĩa đây là hình thức du lịch mà ý thức của người đi du lịch phải được đặt lên hàng đầu, trước cả mục đích tham quan hay khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên và con người nơi đến du lịch.

Ngoài ra, việc tổ chức các tour du lịch cũng cần liên kết với các địa phương lân cận để mở các tuyến du lịch ven biển đến Lý Sơn như Cù Lao Chàm- Lý Sơn; Đà Nẵng- Lý Sơn, Bình Ba- Lý Sơn…

Nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch ở Quảng Ngãi và Lý Sơn, bên cạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch thuần túy như tham quan, nghỉ dưỡng biển đảo, cần phát huy, xây dựng sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa- khảo cổ; du lịch di tích lịch sử văn hóa “thăm lại chiến trường xưa”….

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, có một tin vui là tới đây sẽ có cây cầu vượt biển nối đảo Lớn với đảo Bé ở huyện đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi được xây dựng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng nằm trong dự án qui hoạch huyện đảo Lý Sơn- một huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Hương Lê

Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch Côn Đảo

Côn Đảo được biết đến là một trong những điểm đến hàng đầu không chỉ ở Việt Nam. Năm 2017, CNN công bố Côn Đảo là một trong 10 hòn đảo bình yên nhất châu Á. Còn tờ The Guardian (Anh) nhận định, đây là điểm du lịch lý tưởng ít người biết ở Đông Nam Á. Travel & Leisure cũng liệt kê địa danh này là hòn đảo kỳ thú nhất thế giới.

Nằm ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Đảo rộng 76 km2, sở hữu những bãi biển đẹp kỳ ảo như Đầm Trầu, Bãi Nhát, An Hải, các rặng san hô rực rỡ và những hẻm núi hiểm trở, cùng các công trình lịch sử, tâm linh nổi tiếng. Với vẻ hoang sơ bên cạnh chính sách bảo tồn tốt, Côn Đảo sở hữu nhiều trải nghiệm trở về với thiên nhiên thu hút du khách.

Ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ, Côn Đảo là một quần thể quy tụ 16 hòn đảo lớn nhỏ, hệ sinh thái thiên nhiên còn gần như nguyên vẹn. Tại đây có nhiều loài sinh vật quý hiếm cần bảo tồn như rùa biển, hệ sinh thái dưới biển là san hô thuộc loại đẹp nhất tại Việt Nam, cùng diện tích lớn rừng nguyên sinh.

Sở hữu nhiều lợi thế đặc biệt hấp dẫn cho phát triển du lịch, song du lịch Côn Đảo chưa được khai phá một cách tương xứng với tiềm năng. Theo nhiều chuyên gia, thứ duy nhất kìm hãm Côn Đảo phát triển là cơ sở hạ tầng giao thông.

Cụ thể, muốn đi đường hàng không đến Côn Đảo, du khách chỉ có một lựa chọn là bay từ TP. HCM với một hãng duy nhất. Khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc muốn đến phải di chuyển hai chặng, thời gian bay và nối chuyến tổng cộng 4 đến 5 tiếng đồng hồ.

Ông Trịnh Hàng

Tại Toạ đàm Bay thẳng tới Côn Đảo, trải nghiệm thiên đường du lịch mới, ông Hàng thừa nhận, điều đáng tiếc đối với du lịch Côn Đảo là việc kết nối với đất liền còn nhiều hạn chế. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Trước thực trạng này, việc Bamboo Airways mở 3 đường bay thẳng đến Con Đảo được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng du lịch của địa phương này. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo những người đam mê du lịch.

Theo đó, lần đầu tiên, du khách được bay thẳng với loại tàu bay lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam là Embraer – hãng sản xuất máy bay dân dụng lớn thứ 3 thế giới, sau Boeing và Airbus. Đây cũng là lần đầu tiên có đường bay thẳng nối Côn Đảo với hai thành phố Vinh và Hải Phòng, bên cạnh đường bay Hà Nội.

Ba đường bay thẳng mới do Bamboo Airways khai thác từ 29/9, vé mở bán từ 0h ngày 12/9, được dự báo sẽ là cú hích quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch Côn Đảo, nhất là trong bối cảnh lượng quan tâm đến địa danh này đang tăng trưởng chóng mặt. Theo thống kê của Sở du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2019, Côn Đảo đón gần 400.000 lượt khách, tăng 37% so với năm 2018.

Côn Đảo không đón khách bằng mọi giá

Việc mở đường bay thẳng tới Côn Đảo chắc chắn sẽ thu hút một số lượng lớn du khách tới Côn Đảo, song điều này cũng sẽ gây sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng của địa phương này khi hạ tầng giao thông, xã hội, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch nơi đây còn rất hạn chế.

Theo ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam, ngay từ khi Côn Đảo thiếu vắng các đường bay thẳng, hạ tầng giao thông khó khăn, lượng khách du lịch đến với đảo tăng 400% thời gian qua. Tiềm năng du lịch của Côn Đảo là rất lớn. Chính vì vậy, với 3 đường bay mới, du khách sẽ đến với Côn Đảo nhiều hơn.

Song trong dài hạn, câu chuyện đáp ứng phòng lưu trú cho du khách và vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá lịch sử của địa phương này sẽ như thế nào, ông Đức trăn trở.

Dẫn tin từ CNN năm 2017 đã bình chọn Côn Đảo là một trong 12 đảo yên bình nhất châu Á. “Chữ yên bình rất đặc biệt”, ông Đức nói và khẳng định, Côn Đảo là di tích lịch sử quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Nếu không giữ gìn vài năm nữa thì sẽ không ai tìm đến”.

Ngoài ra, với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, đây là di sản thiên nhiên ban tặng nếu mất đi thì Côn Đảo không thể lấy lại được. Muốn phát triển bền vững, thu hút nhiều khách du lịch, Côn Đảo không nên đón bằng mọi giá cần một số lượng đảm bảo. Đồng thời, Côn Đảo nên hướng tới đối tượng khách hàng sang trọng, có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả dịch vụ cao cấp tại điểm đến du lịch.

Theo ông Đức, Côn Đảo không phải là điểm đến lớn nên tính đến sức chứa, đường bay một cách phù hợp. Các cơ quan quản lý cần sớm có quy hoạch cụ thể đối với việc phát triển du lịch của hòn đảo này để đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và phát triển du lịch.

Về vấn đề này, ông Hàng cũng cho rằng, việc Bamboo Airways mở 3 đường bay thẳng tới Côn Đảo chắc chắn sẽ gây áp lực lớn lên hạ tầng, cơ sở lưu trú. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện đang khởi công các dự án để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Theo đề án quy hoạch khu du lịch Vườn quốc gia Côn Đảo, địa phương mong muốn thu hút 65 dự án du lịch trên toàn bộ hòn đảo. “Chúng tôi đã tính toán phương án phát triển du lịch bền vững, làm rất kỹ, cân nhắc phát triển nhưng vẫn giữ nguyên hệ sinh thái”, ông Trịnh Hàng nói.

Theo Giám đốc sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, năm 2019, Côn Đảo đón khoảng 420.000 khách du lịch. Trong 8 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, địa phương vẫn đón trên 235.000 lượt khách.

Một trong những yếu tố còn thiếu tại Côn Đảo là hạ tầng du lịch. Do đó, địa phương mong chào đón nhiều nhà đầu tư đẳng cấp để tạo ra những sản phẩm tốt, phù hợp với hệ sinh thái, bền vững cho môi trường. Với Côn Đảo, vai trò của ngành công nghiệp không khói này là vô cùng quan trọng, đang đóng góp tới 80% GDP cho địa phương.

Một vấn đề quan tâm khác là những dịch vụ còn thiếu ở Côn Đảo. “Thông qua sự kiện lần này, chúng tôi hy vọng các Sở VHTTDL và Tổng cục Du lịch vận động các địa phương cung cấp dịch vụ để hoạt động du lịch Côn Đảo ngày càng tốt hơn”, ông Hàng nói.

Cần Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch Biển Việt Nam

Tiềm năng và vai trò của ngành du lịch biển đối với kinh tế Việt Nam hiện nay là rất lớn. Đánh thức tiềm năng du lịch sẽ đóng góp rất nhiều cho kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

Tiềm năng du lịch biển Việt Nam

Theo sách “100 câu hỏi-đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”, vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Du lịch đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế biển ở nước ta, đang là hướng ưu tiên phát triển và có mức tăng trưởng khá rõ rệt trong những năm gần đây. Đặc điểm địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch trên suốt chiều dài đất nước như đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả… xen kẽ với các mũi nhô và vũng, vụng ven bờ với khoảng 126 bãi cát biển đẹp, trong đó khoảng 20 bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, dài 16 km, chưa kể đến hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vụng tĩnh lặng ven các đảo hoang sơ có thể phát triển loại hình du ngoạn, picnic,… Vùng biển ven bờ tập trung tới trên 2.500 đảo lớn nhỏ, nhiều đảo/cụm đảo có giá trị du lịch như Quan Lạn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,…

Từ cơ sở mà sách nêu trên, chắc hẳn nhiều người đã nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch biển của Việt Nam nhưng cần làm như thế nào để đánh thức tiềm năng du lịch biển? Trách nhiệm này thuộc về mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam, việc quảng bá du lịch biển Việt Nam ra thế giới là điều tất yếu và vô cùng cần thiết.

Du lịch biển Việt Nam

Các loại hình du lịch biển ở Việt Nam?

Cũng theo sách “100 câu hỏi-đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”, với tư cách là một trong 5 lĩnh vực kinh tế biển quan trọng được xác định tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, du lịch và kinh tế đảo ngày càng khẳng định vị trí của mình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và đối với bản thân sự phát triển ngành du lịch nói riêng.

Du lịch biển phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.

Ở Việt Nam du lịch biển có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu nên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác tương xứng, nhưng ở khu vực ven biển đã phát triển khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút từ 70– 80% lượng khách du lịch. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch cả nước. Điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

Căn cứ vào đặc điểm địa lý lãnh thổ nơi diễn ra hoạt động du lịch, có thể được chia thành du lịch biển, du lịch núi, du lịch cao nguyên,… Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh thổ vùng ven biển và vùng biển ven bờ (bao gồm cả các đảo ven bờ) và vì vậy hoạt động phát triển du lịch biển chủ yếu dựa vào đặc điểm tự nhiên và tiềm năng du lịch của lãnh thổ địa lý này. Biển, vùng ven biển và hải đảo nước ta đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, giàu có về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cho nên các loại hình du lịch cũng khá phong phú và đa dạng. Bao gồm du lịch ngắm xem (bằng du thuyền và lặn), du ngoạn, nghỉ dưỡng, tắm biển, văn hóa biển, khoa học biển, du lịch hang động, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đảo; du lịch thể thao biển (còn chưa phát triển nhiều) và các loại hình du lịch picnic,…

Bạn đang xem bài viết Đánh Thức Du Lịch Biển, Đảo Bình Định trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!