Xem Nhiều 6/2023 #️ Đảo Cô Tô Thiên Đường Du Lịch Miền Đông Bắc # Top 13 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Đảo Cô Tô Thiên Đường Du Lịch Miền Đông Bắc # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đảo Cô Tô Thiên Đường Du Lịch Miền Đông Bắc mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đến với huyện đảo Cô T ô (một trong 12 huyện đảo Việt Nam), du khách sẽ bị hớp hồn bởi vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, những bãi cát trải dài, trắng mịn hòa cùng màu nước biển xanh ngắt.

Hòn đảo rộng gần 50 km2 đang nổi lên như một thiên đường du lịch vùng Đông bắc.

Nhờ du lịch, huyện đảo với gần 7.000 dân này đã thu gần 500 tỉ đồng/năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người đã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm (3.500 USD), trong đó đóng góp từ dịch vụ du lịch chiếm trên 60%.

Trung tâm thị trấn giờ rất nhiều nhà cao tầng, các khách sạn lớn cỡ 2-3 sao . Huyện đảo giờ có hẳn một trung tâm thương mại khá qui mô. Quán bar, nhà hàng, quán karaoke, quán café… nhiều vô kể.

Ở đây có nhiều bãi tắm nổi tiếng như bãi Tàu Đắm, Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn, Tình Yêu, có nhiều sao biển, những vách núi lạ, đẹp độc đáo.

Vào mùa , cả rộn ràng, náo nhiệt bởi các hoạt động du lịch. Có thể nói 3 tháng hè, người người, nhà nhà làm du lịch, và trong quá trình hoạt động, Hội du lịch Cô Tô cũng được thành lập và chính Hội này đã giúp hình thành những “làng du lịch”, và nhiều loại hình du lịch ở khắp huyện đảo.

Tại “làng du lịch” thôn Hoàng Hải, xã Đồng Tiến, gia đình ông Lường Văn Thạo (53 tuổi, quê Hậu Lộc – Thanh Hóa) có kinh doanh cơ sở lưu trú. Ông cho biết làm du lịch, kinh doanh lưu trú hơn hẳn đi đánh lưới.

“Cả thôn có 24 hộ gia đình thì có đến 22 hộ gia đình xây dựng phòng nghỉ, mở nhà hàng, quán ăn để kinh doanh du lịch. Ban đầu, khách của ai người đó khai thác, không có sự liên kết hợp tác gì, nên cũng xảy ra những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhà nọ nói xấu nhà kia. Khách đông, rác thải nhiều, và nếu mạnh ai nấy lo thì cái làng này chả mấy mà thành bãi rác. Khi anh Minh và Hội du lịch huyện xây dựng mô hình làng du lịch, chúng tôi thấy quá hay, tham gia hết” – ông Thạo tâm sự.

Mô hình “làng du lịch” phải thống nhất về giá cả lưu trú, chỉ cạnh tranh về chất lượng phòng, dịch vụ và cung cách phục vụ, môi trường sạch đẹp, an toàn trong cả lưu trú lẫn ăn uống. Rác thải ở mỗi nhà đều được thu gom đúng chỗ. Nhà nào khách đông thì điều phối sang các nhà xung quanh. Mọi nhà đều có trách nhiệm trong giữ gìn vệ sinh chung cũng như xây dựng, tôn tạo để làm đẹp cảnh quan chung…

Nhờ mô hình này, công việc và thu nhập của các hộ dân rất ổn định. Mùa du lịch kéo dài hơn 2 tháng, những hộ gia đình như ông Thạo, bà Tâm có 5 phòng nghỉ, cộng với phục vụ ăn uống cho khách thì mỗi mùa cũng thu nhập khoảng 200 triệu đồng (đã trừ mọi chi phí).

Từ năm 2013, có điện lưới quốc gia, mọi thứ ở Cô Tô đều thay đổi, khách sạn, nhà hàng thi nhau mọc lên. Các tuyến đường liên tục được mở mang, nâng cấp. Hàng loạt các hồ chứa nước ngọt được xây dựng khắp đảo.

Bộ mặt của đảo khang trang, hiện đại dần lên, du khách cũng bắt đầu đến Cô Tô nhiều hơn khi huyện đảo dần đáp ứng được hết những nhu cầu của khách. Từ chỗ chỉ có một tàu gỗ nhỏ với 3 chuyến/tuần chạy 5-7 tiếng/chuyến, nay Cô Tô có 29 tàu cao tốc cỡ lớn có thể chở 150-300 khách/tàu hoạt động mỗi ngày, chưa kể những thuyền máy lớn, ca nô của huyện và ngư dân sẵn sàng được huy động. Chỉ mất 1 giờ đồng hồ, du khách có thể từ đất liền đặt chân lên đảo.

Cô Tô xa nhưng giờ đã thực sự gần với đất liền.

Trên bãi biển Hồng Vàn, Minh mình trần, quần lửng cùng 5-6 thanh niên ngoại quốc gom nhặt chai, lọ, mảnh xốp vào các bao tải. Minh vừa bê bao rác vừa giới thiệu: “Mấy bạn khách này đến từ Hà Lan, Pháp, Đức. Họ đặt phòng từ nước họ để nghỉ 3 ngày chỗ mình. Mấy hôm cuối mùa, vắng khách, mình khuyến mãi chỉ lấy một nửa giá phòng, mấy bạn thích quá xin ở tiếp 3 hôm. Mình rất vui khi khách hết tour mà không muốn về, ở lại thêm, họ thích thú thì mình cũng vui lây. Thấy bọn mình đầu tuần đi nhặt rác, hôm nay các bạn ấy tình nguyện theo”.

Minh sinh ra, lớn lên tại TP.Hạ Long. Năm 2008, 27 tuổi, Minh chuyển hẳn ra đảo để ngày ngày được khám phá hòn đảo này. Tất cả đảo lớn nhỏ thuộc huyện đảo, từng mỏm đá, bãi biển, hang động đều đã có dấu chân anh. Khi những nhóm khách nước ngoài và trong nước đến Cô Tô muốn khám phá, Minh là một trong những người đầu tiên nhận đưa khách.

Cũng những năm đó, khi người Cô Tô chưa biết gì về du lịch, Minh đã bắt tay vào làm. Suốt 5 năm, Minh chỉ làm nghề hướng dẫn viên du lịch trên đảo, và khi đã tích lũy được số vốn kha khá, năm 2013, khi nghe tin sắp có điện lưới , anh là một trong những người đầu tiên “đi tắt, đón đầu” đầu tư, xây khách sạn trên đảo .

“Muốn khách lưu trú lâu, để khách tự nguyện rút tiền trả mình, mình phải tìm tòi, nghĩ ra nhiều loại hình du lịch để khách ở lại lâu hơn. Mình xây dựng các mô hình du lịch có tính bền vững, các tour đi thuyền, tàu nhỏ đến các đảo nhỏ hoang vu, tổ chức cắm trại ở các đảo nhỏ, tour đi vịnh câu cá, lặn biển, trải nghiệm đánh bắt hải sản, đi thuyền kayak… Đây là những tour mà khách nước ngoài cực kì thích thú.

Đến năm 2015, khi điện lưới ổn định rồi, mình mở rộng sang mô hình homestay để du khách có thể cùng người dân bản địa tham gia vào mọi hoạt động, từ đánh bắt hải sản, tự nấu nướng, thu dọn rác bãi biển…”.

Ông Hoàng Nguyên Vĩnh (73 tuổi, khu 2 thị trấn Cô Tô) là một trong những người ra Cô Tô từ rất sớm và ở lại cho đến hôm nay. Ông là người cảm nhận rõ nhất những thay đổi của huyện đảo.

Đất có khả năng làm nông nghiệp ở Cô Tô rất ít, nên chỉ một số ít dân trồng lúa, còn lại chủ yếu làm nghề đánh bắt hải hải, làm muối, nước mắm, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

“Mấy nghề đó phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nên nay được mai thua. Nhưng từ khi du lịch phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, ổn định hơn. Giờ vào mùa du lịch, hầu như gia đình nào cũng làm du lịch, tham gia các dịch vụ, phục vụ du khách” – ông Vĩnh nói.

Nhà có một cơ sở homestay với 7 phòng nghỉ ở gần bãi biển Vàn Chảy, lại đang công tác ở Phòng Văn hóa, thể thao, du lịch của huyện, Nguyễn Hải Linh (31 tuổi, thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến) cũng tất bật hơn mỗi ngày, bởi cứ hết giờ ở cơ quan, anh về nhà, tranh thủ phụ vợ.

Linh kể, 6 năm trước, gia đình đã bắt đầu mở loại hình kinh doanh lưu trú với mô hình . Ban đầu chỉ có 2 phòng sơ sài, nhưng rồi cứ tích lũy sau mỗi năm, bằng chính tiền thu từ dịch vụ du lịch, vợ chồng Linh lại dồn phần lớn tiền để nâng cấp phòng, xây mới thêm phòng, sắm xe điện, xe máy để phục vụ nhu cầu đi lại của khách. Năm 2018 thu được hơn tỉ đồng thì năm nay tiếp tục đầu tư nâng cấp tiện nghi, chuẩn bị xây dựng bể chứa nước ngọt, khu sinh hoạt động đồng rộng 300 m2…

Để tập trung phục vụ khách (nấu nướng, đưa đón khách, dọn phòng…), 2 năm trước vợ Linh là Nguyễn Minh Huệ đang là giáo viên dạy ở trường THPT Cô Tô cũng xin nghỉ để ở nhà làm du lịch.

Ông Vũ Văn Hiển, Phó chủ tịch UBND huyện Cô Tô, cho biết chỉ tính từ khi có điện lưới quốc gia (10-2013) đến nay, tổng số khách du lịch đến huyện đảo này đã đạt gần 1,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch dịch vụ đạt gần 1.800 tỉ đồng, thu ngân sách trên 8 tỉ đồng. Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp và khoảng 2.000 lao động gián tiếp.

“Riêng năm 2018, huyện đảo đã đón 240.000 lượt khách, doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ đạt gần 500 tỉ đồng. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt nhờ chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp, thủy sản ven bờ sang làm dịch vụ du lịch”, ông Vũ Văn Hiển nói.

10 Bãi Biển Miền Bắc Nên Đến Hè Này: Cát Bà, Hòn Dấu, Thiên Cầm, Cô Tô

Không phải di chuyển quá xa, hè này du khách miền Bắc có thể đến với những bãi biển rất đẹp thuộc khu vực Bắc Bộ như đảo Cát Bà, đảo hòn Dấu (Hải Phòng), đảo Cô Tô (Quảng Ninh), biển Hải Thịnh (Nam Định)…

1. Bãi biển đảo Cát Bà – Hải Phòng

Thiên nhiên ở đảo Cát Bà còn hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.

Đến Cát Bà, bạn có thể thuê một chiếc tàu du lịch đi khắp vịnh Lan Hạ, ghé vào những bãi tắm lớn nhỏ thật đẹp với những cái tên ngộ nghĩnh: bãi Cát Cò, bãi Bến Bèo, bãi Cô Tiên… hoặc những hang động Trung Trang, Hoa Cương, Thiên Long để khám phá thiên nhiên kỳ thú rồi sau đó dừng lại ở một vịnh nhỏ bất kỳ, hưởng cái thú câu cá và nhâm nhi thủy hải sản cùng chút rượu giữa non xanh nước biếc.

2. Biển đảo Hòn Dấu – Hải Phòng

Hiếm có hòn đảo nào gần đất liền lại có được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng). Chỉ sau khoảng 20 phút “cưỡi” trên những con sóng uốn lượn từ bến Nghiêng – Đồ Sơn, bạn đã lạc vào chốn rừng núi hoang sơ, tận mắt ngắm nhìn tháp đèn biển – một công trình hơn trăm tuổi – giữa những làn gió mát rượi phóng khoáng của biển khơi.

Đảo Hòn Dấu có rừng, có biển tạo nên khung cảnh hùng vĩ giữa muôn trùng khơi xa. Cũng là đến Đồ Sơn nhưng nếu ra thăm đảo Hòn Dấu có lẽ sự thi vị của chuyến du lịch sẽ thêm lên nhiều lắm.

3. Biển Đồng Châu – Thái Bình

Khu du lịch Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương – Tiền Hải. Đến với khu du lịch biển Đồng Châu, các bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của biển, của bãi tắm luôn lộng gió.

Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5km. Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu, các bạn có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành, chỉ cách đất liền 7km.

4. Đảo Cô Tô – Quảng Ninh

Cô Tô có hai bãi biển tuyệt đẹp. Bãi Vàn Chải nằm ở phía tây đảo, hoang vu với bờ biển uốn cong, bãi cát mịn, sạch sẽ và trắng tinh, sóng vừa đủ lớn để nô đùa thư giãn. Bãi Hồng Vàn nằm ở phía đông, nước lặng êm ả, lăn tăn như nước hồ do có đảo Thanh Lân trải dài nằm chắn gió từ ngoài biển thổi vào, bờ cát mềm mại với những thảm hoa muống biển tím ngắt.

Để đến Cô Tô, từ Hà Nội, bạn đi xe buýt từ bến xe Hà Đông, Mỹ Đình, Lương Yên đến thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn – Quảng Ninh). Từ cảng Cái Rồng hàng ngày có 2 chuyến tàu đi Cô Tô và ngược lại. Tàu sẽ chạy trong lòng vịnh Bái Tử Long, vượt qua đảo Quan Lạn để tới Cô Tô, mỗi chuyến đi mất từ 3 đến 3,5h tùy thời tiết.

5. Biển Trà Cổ – Móng Cái – Quảng Ninh

Trà Cổ nằm ở cực Đông Bắc đất nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, kề sát biên giới Trung Quốc, cách thị xã Móng Cái và cửa khẩu Móng Cái 8 – 9 km. Bãi biển Trà Cổ được mệnh danh là “bãi biển trữ tình nhất Việt Nam” với bãi tắm rộng và bằng phẳng, nền cát trắng mịn hòa trong nền nước biển xanh biếc suốt bốn mùa. Ở nơi đây, nếu bạn muốn thưởng thức hải sản tươi sống, có thể mua được ở ngay bên bờ biển khi thuyền chài ngư dân đi đánh bắt

Bằng ca nô hay tàu thủy chạy từ Hải Phòng đến Móng Cái với quãng đường 206 km hoặc từ Hồng Gai với hành trình 132 km, bạn sẽ đến bãi biển Trà Cổ. Nếu đi bằng đường bộ từ Hà Nội, theo đường 18, Hà Nội – Hòn Gai đến Tiên Yên rồi rẽ đường số 4 đi thị xã Móng Cái để ra bãi biển Trà Cổ.

6. Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

Ngoài 2 lần được Hội đồng di sản thế giới công nhận là di sản thế giới vào năm 1994 và 2000, gần đây nhất, vịnh Hạ Long còn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới. Các địa danh nổi tiếng như động Thiên cung, hang Đầu gỗ, hang Trinh nữ (Sửng Sốt), khu nghỉ mát Bãi Cháy, đảo Tuần Châu, đảo Ti-tốp, hòn Trống Mái… luôn quyến rũ bất kỳ du khách trong hay ngoài nước khi đến. Sở hữu nhiều đảo lớn nhỏ nên khu vực vịnh Hạ Long có hàng loạt bãi tắm đẹp, nước trong xanh.

7. Bãi biển Cửa Lò – Nghệ An

Biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, cách thành phố Vinh 16km. Với chiều dài 8,2km biển Cửa Lò được chia thành 3 khu vực để phục vụ du khách. Thế nhưng, ngoài vẻ đẹp của những con sóng bạc đầu, những triền cát trải dài, mịn màng, nơi đây lại thu hút khách nhiều hơn ở một thú vui rất biển mà ai cũng muốn được một lần trải qua: dong thuyền ra biển trong đêm câu mực nhảy.

8. Bãi biển Cửa Hội – Nghệ An

Biển Cửa Hội nằm giữa bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) và bãi biển Xuân Thành (Hà Tĩnh) là nơi sông Lam chảy ra biển Đông. Cửa Hội thu hút du khách với những triền cát trắng, cùng cái xanh ngan ngát cũ bầu trời và mặt nước, cái yên ả của những buổi trưa vắng người hay cái nhộn nhịp của chợ cá tự phát khi thuyền cập bến.

9. Bãi biển Xuân Thành – Hà Tĩnh

Bãi biển Xuân Thành (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thoai thoải cát trắng mịn màng, nước biển sạch trong, bãi rất thoải, có thể đi bộ xa hàng trăm mét vẫn khá an toàn. Đặc biệt, bãi biển này còn ghi dấu với con sông nước ngọt Mỹ Dương từ núi Hồng Lĩnh chảy về. Nước không không sâu nhưng chẳng bao giờ cạn…

10. Bãi biển Thiên Cầm – Hà Tĩnh

Bãi biển Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nằm kề khu du lịch Thiên Cầm và núi Trộn, cách thị xã Hà Tĩnh 26km về phía Nam. Tên gọi của nơi đây gắn với tương truyền ngày xưa khi vua Hồ Quý Ly đi thị sát đất phòng thủ, đến nơi này vẳng nghe tiếng gió, tiếng sóng, tiếng lá reo cùng dội vào vách núi tạo nên một bản nhạc du dương, nên đặt tên cho vùng này là Thiên Cầm (đàn trời). Ngoài vẻ đẹp của một bãi tăm tuyệt vời, biển thiên cầm còn được thiên nhiên ban tặng những hòn đảo, dãy núi uốn lượn viền quanh mang đến vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình hiếm có.

Đặt phòng khách sạn trên chúng tôi để tiết kiệm thêm khi đến với đảo Cát Bà, Hà Tĩnh hay Nghệ An…

*** Nguồn: Cẩm nang du lịch chúng tôi

Côn Sơn: Đảo Thiên Đường Vì Chưa Đông Khách?

Vào 5 giờ sáng và 6 giờ tối, loa của chính quyền đã phát thanh trên khắp Việt Nam. Dấu tích của thời kỳ trước khi các gia đình có tivi và đài, hệ thống phát thanh công cộng (đưa tin, tuyên truyền phổ biến, thông báo thời tiết) thường nghe không được rõ lắm vì tiếng ồn lẫn lộn của động cơ mô tô, còi ô tô và thi công xây dựng.

Nhưng trên đảo Côn Sơn, tiếng phát thanh truyền to và rõ ở thị trấn nhỏ chỉ có 5.000 dân, 2 bộ đèn giao thông và một nơi dạo chơi bên bờ biển. Đến thăm hòn đảo lớn nhất của quần đảo Côn Đảo (gồm 16 đảo tuyệt đẹp phần lớn là hoang vắng phía Nam Biển Đông) kể như đi ngược dòng thời gian.

Mặc dù chỉ cần một chuyến 45 phút máy bay cánh quạt từ TP Hồ Chí Minh, thiên đường Côn Sơn là một thế giới ít được du khách lui tới ở Việt Nam. Đây là nơi nằm ngoài tầm ngắm du lịch, khuất nẻo so với các thành phố du lịch phát triển quá ồ ạt như Nha Trang và các bãi biển Phú Quốc. Chẳng thấy các người chèo kéo khách, chỉ thấy các bãi biển trống vắng êm ả, và mùa cao điểm chỉ có khoảng hơn một chục du khách Tây.

Nhưng lúc này, phần lớn các du khách là người Việt Nam đến đây để tưởng nhớ quá khứ đen tối của đảo. Được cho là Đảo Của Quỷ Dữ ở Đông Nam Á, Côn Sơn đã từng là nơi tù đầy, nơi đối xử dã man tàn bạo của thực dân Pháp và sau đó là Cuộc chiến Việt Nam. Người Pháp đã bắt 914 người làm việc đến chết để xây dựng đê chắn sóng cho đảo, trong khi đó các tù nhân Chiến tranh Việt Nam bị nhốt trong các “chuồng cọp” ghê sợ, ở đó người cộng sản hoặc tình nghi là cộng sản bị xiềng xích vào sàn các hố bê tông có song sắt bên trên. Các bức tường chính của nhà tù vẫn được thấy rõ phía trên thị trấn là điều nhắc nhở thường xuyên, các nhà giam và nghĩa địa đã trở thành nơi để viếng thăm hàng nghìn người Việt đã phải chịu đựng và chết trên đảo từ 1862 đến 1975.

Nhưng mặc dù những ký ức hãi hùng vẫn còn đè nặng, cuộc sống hiện đại ở trên đảo là thong thả và thoải mái. Phần đất dốc nhiều cây xanh của Côn Sơn được nước biển ấm áp mầu xanh ngọc và đá ngầm san hô bao quanh. Các cây phượng đỏ và hoa giấy tô điểm mầu sắc cho cánh rừng, và cây đại và mộc lan chạy dọc đại lộ rộng và yên tĩnh. Một con đường duy nhất bao vòng một nửa đảo; đi mô tô bám theo bờ biển dẫn đến các ao đầy hoa sen, các vách núi hùng vĩ mầu đỏ da cam và các bãi biển cát trắng trống vắng nối tiếp nhau. Biển thì yên tĩnh, sạch và hoàn hảo để bơi quanh năm.

Công việc hàng ngày của đảo bắt đầu từ chợ nhộn nhịp. Tại đó mực ống, cua, trai sò, chôm chôm, chuối lá, xoài, thanh long và hoa sen chất đầy để bán ở ngoài chợ. Bên trong, các bộ đội trẻ áo xanh ngồi trên ghế nhựa ở các quán ăn, họ ăn sáng với món bún riêu hoặc bún thịt nướng dưới ánh nắng ban mai. Đến 9 giờ sáng, đồ ăn đã được bán hết và đến trưa thì chợ không còn ai.

Sau đó im ắng đến 2 giờ chiều, khi đó các chủ mới của sạp hàng buổi chiều sẽ tới và bán bánh mì kẹp thịt, nước mía và bánh cuốn. Sau 2 giờ, người phụ trách bưu điện về nhà, chợ vắng vẻ, hòn đảo ngủ trưa, mặt trời rọi chiếu xuống mặt biển xanh. Chẳng còn gì để làm ngoài việc đi bơi ở một trong nhiều bãi biển đẹp đẽ; bạn đi đâu là không quan trọng, bạn làm theo ý mình.

Khi cái nóng ban ngày đã hết, nhiều du khách thích đi thăm đảo bằng xe máy.

Ở vịnh An Hải, cách thị trấn Côn Sơn 1 km về phía nam, ta thấy những người mò hạt trai và đánh cá neo tầu, họ cất giữ các thuyền thúng (tròn, bằng tre, được trám bằng nhựa cây cọ, và di chuyển bằng mái chèo) ở trên bờ. Sáu cây số tiếp theo, lên dốc theo đường dọc bờ vịnh cho đến khi ta đến mũi cực naam của đảo, ở đó nhìn được về mọi phía, ta thấy quần đảo ở phía Đông; cảng và thị trấn Côn Sơn ở phía Bắc; vùng đất lởm chởm đá của đảo ở phía Tây.

Các vách núi đá bao bọc, con đường uốn khúc qua vịnh dốc đứng và nước trong như pha lê là điểm mạnh nhất của đảo – với Bãi Nhất, bãi biển phẳng và rộng. Ở đây núi non nhường chỗ cho một vùng cát trắng hoang sơ trải dài hàng trăm mét khi triều thấp, và vùng nước biển ấm và sâu ngang bụng chạy dài một trăm mét nữa. Hãy ở lại cho tới lúc chập choạng tối, khi đó chân trời sẽ lấp lánh ánh đèn của các tầu container đi lại ở Biển Đông như mắc cửi.

Về tối, nơi dạo chơi bên bờ biển của thị trấn Côn Sơn thành trung tâm sinh hoạt xã hội của đảo. Trời ngả mầu hồng và các xe chế biến đồ nướng tới, có ngô nướng, thịt gà và thịt heo xiên nướng. Những người bơi (chủ yếu là du khách Việt Nam mà họ tránh bãi tắm vào ban ngày) tới để để ngâm mình lúc sẩm tối. Dải đất ven biển chật ních người.

Phía bên kia đường, có các biệt thự thời Pháp thuộc bị xuống cấp ở mức độ khác nhau; cây mọc hoang đầy vườn. Nhà soạn nhạc Camille Saint-Saens từng ở một vila đó khi ông hoàn tất bản nhạc kịch Brunhilda năm 1895; ngày nay, tòa nhà đó là quán cà phê Côn Sơn; ở đó chỉ có đồ uống chính là bia, kem và cà phê Việt Nam.

Về đêm, một chợ khác được tụ họp ở phố Trần Huy Liệu, cách hai ngã tư về phía Đông. Ghế và bàn gấp bằng thép chiếm nửa phố;

Bia bày bán nhiều và các quán bên đường nướng trai sò tôm cua, mực ống và các thứ đánh bắt được sau cùng trong ngày. Thư giãn với đồ nhậu như vậy thật là tuyệt và bạn sẽ cảm thấy lưu luyến không muốn rời đảo đáp máy bay trở về đất liền.

Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Cô Tô

Di chuyển đến đảo Cô Tô

Các bạn xuất phát từ Hà Nội đi Vân Đồn với khoảng cách 200km theo hướng quốc lộ 1A – 18 là đến địa phận Quảng Ninh. Tới Ngã Ba Vân Đồn rẽ phải tới bưu điện Vân Đồn. Đi tiếp khoảng 1,5km nữa là bạn tới cảng Cái Rồng. Bạn có thể mang xe máy ra đảo với giá 120k/xe/lượt còn nếu gửi xe ở cảng Cái Rồng là 20k/ngày.

Từ cảng Cái Rồng, bạn sẽ mua vé tàu cao tốc đến đảo Cô Tô với giá vé khoảng 250.000 đồng/lượt/người. Hiện nay có 3 hãng tàu cao tốc là: hãng tàu Mạnh Quang, tàu Havaco và tàu Ka Long với thời gian di chuyển khoảng 1h30 phút, du khách có thể lựa chọn để di chuyển thuận tiện và nhanh chóng.

Nghỉ ngơi ở đâu trên đảo Cô Tô? Địa chỉ: Số 2 Đường Tình Yêu, TT. Cô Tô, Cô Tô, Quảng Ninh Liên hệ: 083 226 1996 Địa chỉ: Khu 4 Trung tâm, Thị trấn Cô Tô, đảo Cô Tô 3. Cô Tô Eco Host Địa chỉ: Bãi Biển Hồng Vàn, Thôn Hồng Hải, Cô Tô, Quảng Ninh

Cách trung tâm thị trấn Cô Tô 7 km, Hồng Vàn với bãi cát trải dài, lặng sóng đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến với đảo Cô Tô. Khi hoàng hôn buông xuống, bãi Hồng Vàn nhuộm thắm trong sắc vàng lung linh, huyền ảo khiến bạn như lạc bước trong xứ sở thần tiên vậy. Ngoài ra, bạn có thể chèo thuyền kayak, lặn biển, hay check-in bên những cây xương rồng trên nền cát mịn.

Từ trung tâm thị trấn, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô trên đảo đến bãi tắm này. Bãi Vàn chảy là một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là các bạn trẻ để có thể hòa vào không gian của những bãi biển xanh đẹp quyến rũ, chìm đắm vào không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ và yên tĩnh.

Con đường tình yêu

Ai đến đảo Cô Tô, đừng bỏ lỡ “con đường tình yêu” lãng mạn và hấp dẫn. Con đường tình yêu trên đảo Cô Tô dài khoảng hơn 2km và được lát gạch đỏ dọc theo bờ biển với hai hàng dương xanh ngắt. Bạn có thể thả hồn đi bộ ngắm cảnh biển chiều hôm hay tận hưởng làn gió mát từ biển xanh.

Bãi đá Cầu Mỵ

Bãi đá Cầu Mỵ là nơi được mệnh danh là thiên đường của tình yêu và tuổi trẻ giữa sóng nước Cô Tô. Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kỳ quan duy nhất trong các đảo của Việt Nam.

Ngọn Hải Đăng

Bạn sẽ vượt qua 72 bậc cầu thang của ngọn Hải Đăng này để có thể thu trọn trong tầm mắt toàn bộ cảnh đẹp của hòn đảo. Từ trên cao nhìn xuống, mới thấy thiên nhiên nơi đây nhận được sự ưu ái lớn, rừng cây xanh mướt xen lẫn màu xanh ngắt của biển hài hoà đến kì lạ.

Bào ngư

Bào ngư hay còn gọi là ốc cửu khổng xứ là món ăn đặc sản của Cô Tô. Bào ngư Cô Tô thường được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như bào ngư nấu soup, bào ngư nấu cháo, bào ngư hầm, bào ngư xào, cơm bào ngư, bào ngư nướng than hồng , bào ngư hầm…Tất cả các món ăn từ bào ngư đều ngon và rất bổ dưỡng.

Cù kỳ

Cù kỳ – cái tên nghe thật kỳ cục nhưng lại là món ăn quen thuộc của người dân trên đảo Cô Tô. Cù kỳ có hình dáng gần giống với con cua nhưng chiếc càng to hơn, thân mảnh hơn. Cù kỳ là loại hải sản tươi sống cũng khá rẻ mà chất lượng vẫn ổn. Bạn có thể hấp, nướng, rang me hay nấu bún đến rất ngon.

Bề bề

Bề bề (người miền Nam hay gọi là tôm tít ) là món hải sản mà bạn không nên bỏ qua khi đến Cô Tô. Loại tôm này dai, chắc thịt và rất ngọt, nướng, hấp, rang muối, rang me đều hấp dẫn.

Hải sâm

Hải sâm là món ăn tiếp theo mà bạn nên thử tại Cô Tô. Đây là sinh vật biển có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho ngư dân ở đây. Hải sâm sau khi được làm sạch, bóp trắng thì được xào với cà rốt, cần tây, thịt bò tươi thì rất thơm ngon. Thịt hải sâm không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đầu lưỡi mà còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như: phòng bệnh sỏi thận và phục hồi cơ thể suy nhược.

Ốc móng tay

Ở đảo Cô Tô nổi tiếng với nhiều món ốc lạ như: ốc móng tay, ốc mỡ, ốc gai…. Đặc biệt là thưởng thức món ốc móng tay. Ốc móng tay có vị ngọt và chắc vì có nhiều khoáng chất như sắt, canxi lại có vị ngọt ngon, bùi và dai nên được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon.

Cầu Gai

Cầu gai cũng là món ăn bạn nên thử một lần khi đến đảo Cô Tô. Đặc sản cầu gai Cô Tô được người dân đảo chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, phổ biến nhất phải kể đến là ăn sống, nướng và nấu cháo. Các món ăn từ cầu gai có giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều du khách lựa chọn và tìm kiếm thưởng thức mỗi khi có dịp tới du lịch Cô Tô.

Theo chúng tôi

***

Bạn đang xem bài viết Đảo Cô Tô Thiên Đường Du Lịch Miền Đông Bắc trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!