Xem Nhiều 6/2023 #️ Đảo Guam Ở Đâu, Và Vì Sao Triều Tiên Lại Dọa Tấn Công Nơi Này? # Top 9 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Đảo Guam Ở Đâu, Và Vì Sao Triều Tiên Lại Dọa Tấn Công Nơi Này? # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đảo Guam Ở Đâu, Và Vì Sao Triều Tiên Lại Dọa Tấn Công Nơi Này? mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Do Guam là căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ, và đồng thời nằm trong tầm bắn của các tên lửa tầm xa và tầm trung của CHDCND Triều Tiên, nên nó trở thành mục tiêu rất hợp lý đối với Bình Nhưỡng.

Hôm thứ Hai vừa qua, hai máy bay ném bom B-1B của không quân Mỹ đã bay từ Guam để tham gia vào các đội bay đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm thực hiện diễn tập trên bán đảo Triều Tiên, cách Guam gần 3.400km.

Trong một lần diễn tập khác hồi tháng trước, Mỹ đã hai lần cho 2 máy bay ném bom siêu thanh cất cánh từ Guam đến bán đảo Triều Tiên, sau 2 cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên.

Guam có vị trí khá xa đất liền: quốc gia gần nơi này nhất là quần đảo Micronesia, cách khoảng 920km. Xa hơn một chút là Papua New Guinea nằm cách 2.200km, còn Philippines thì nằm cách 2.570km và Nhật Bản nằm cách 2.620km.

Các căn cứ quân sự Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. Ảnh: Daily Mail

Khoảng 40% trong tổng số 162.000 dân của Guam là người Chamorro bản địa, trong khi người gốc Philippines chiếm 25%.

Mặc dù đã có một bộ phận người dân Guam phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đây, nhưng các khoản chi tiêu của quân đội Mỹ đóng vai trò quan trọng thứ nhì trong nền kinh tế của hòn đảo này, chỉ sau ngành du lịch.

Theo trang web du lịch chính thức của Guam, đây là một điểm đến không giống bất kì nơi nào khác, với “những bãi biển có các hạt cát hình ngôi sao, bầu trời trong xanh và cảnh hoàng hôn nổi tiếng thế giới”.

Guam được người Tây Ban Nha tuyên bố thuộc chủ quyền của họ vào năm 1565, và trở thành lãnh thổ của Mỹ vào năm 1898 sau một cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Mỹ.

Nhật Bản đã chiếm giữ hòn đảo này khoảng 36 tháng trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Năm 1950, một đạo luật của quốc hội Mỹ đã biến nơi này thành lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Mỹ.

Căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam. Ảnh: Wikimedia

Guam có chính phủ tự trị nhưng quyền lực hạn chế, với một thống đốc được dân bầu, một cơ quan lập pháp nhỏ và đoàn đại biểu không có quyền biểu quyết trong Hạ viện Mỹ. Các công dân ở đây không đóng thuế thu nhập cho chính phủ Mỹ hay bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng được công nhận là công dân Mỹ.

Mỹ hiện có một căn cứ hải quân cùng một trạm tuần duyên ở phía Nam đảo Guam, và một căn cứ không quân ở phía Bắc hòn đảo, vốn từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh với Việt Nam.

Bảo vệ hòn đảo này là hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối của quân đội Mỹ, hay còn gọi là THAAD, được sử dụng để bắn hạ các tên lửa đạn đạo.

Thủ phủ của Guam là Hagåtña và thành phố lớn nhất của hòn đảo này là Dededo. Các ngôn ngữ chính ở đây là tiếng Anh và tiếng Chamorro. Đã có những phong trào nhằm giúp Guam có được chính quyền tự trị lớn hơn hoặc thậm chí là trở thành một bang của Mỹ. Hồi những năm 1980, đã từng có một nỗ lực lớn nhưng bất thành để biến hòn đảo này thành một lãnh thổ thịnh vượng chung của Mỹ, tương tự như Puerto Rico.

Lê Thanh Hải

Nguồn The Guardian

Căn Cứ Mỹ Ở Đảo Guam Có Thực Sự Là ‘Mồi Ngon’ Của Tên Lửa Triều Tiên?

Một phần căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam.

Guam – chìa khóa kiềm chế Triều Tiên của Mỹ

Guam, tên chính thức là Lãnh thổ Guam, là hải đảo nằm ở miền tây Thái Bình Dương và là lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Mỹ.

Nhìn qua, mảnh đất hơn 543 km 2 giống như một nơi yên bình, thích hợp phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, từ lâu, nó được đánh giá là tiền đồn quân sự chiến lược quan trọng hàng đầu, là điểm chiến lược quan trọng cho kế hoạch và sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Washington, đồng thời đóng vai trò trọng tâm trong chiến lược của Mỹ nhằm đối phó với các nguy cơ đến từ Triều Tiên và Trung Quốc, theo USA Today.

Tất cả đều nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, gần các điểm nóng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: cách Tokyo (Nhật Bản) và Manila (Philippines) 3 giờ bay; cách Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Seoul (Hàn Quốc) 4 giờ bay; cách Singapore và Bali (Indonesia) 5 giờ bay; cách Bangkok (Thái Lan), Sydney (Australia) 6 giờ bay…, cũng như điều kiện thời tiết gần như hoàn hảo.

Hiện tại, hơn 30% diện tích đảo thuộc quản lý của quân đội Mỹ, với ít nhất 6.000 binh sĩ. Guam còn có Căn cứ Hải quân Guam và Căn cứ không quân Andersen (AFB), cùng nhiều cơ sở quân sự khác, biến nơi này trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Chưa kể đến, các căn cứ quân sự trên đảo Guam sở hữu hàng loạt vũ khí tối tân của Mỹ như máy bay ném bom siêu thanh B-1B, máy bay ném bom B-52, máy bay không người lái Global Hawk, hạm đội tàu ngầm … và nhiều vũ khí, trang thiết bị quân dụng khác.

Ở đây còn có máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất như B-52H, B-1B, B-2A. Ngoài ra, còn có một số đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng. Ảnh: Popularmilitary

Các căn cứ quân sự này thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung với các nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản… đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.

Mới đây, hai máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer của Không lực Mỹ từ đảo Guam đã tập trận chung cùng 2 chiến đấu cơ F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản quanh đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản, vào ngày 8/8.

Trước đó, sau khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào 4 và 28/7, các máy bay B-1B Lancer từ Guam cũng tập trận chung với chiến đấu cơ F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản và chiến đấu cơ F-15 của Hàn Quốc.

Chưa kể, Washington vẫn đang đầu tư vốn mở rộng cơ sở hạ tầng trên đảo và theo dự kiến lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) sẽ đến đóng quân ở Guam trong những năm 2020.

Với vai trò chiến lược quan trọng như vậy, việc Triều Tiên, cách đảo hơn 3.379km về phía tây bắc, nuôi ý định tấn công Guam không phải là khó hiểu.

Chuyên gia Hàn Quốc nhận định trên Yonhap, Bình Nhưỡng muốn vô hiệu hóa các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam nhằm kiềm chế các hoạt động “thù địch” của Washington trên Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, liệu kế hoạch này của chính quyền Kim Jong-un có khả thi khi sức mạnh quân sự của Guam không phải chuyện đùa.

Tên lửa Triều Tiên có dễ huỷ diệt đảo Guam?

Theo tuyên bố của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) trên hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 9/8, Bình Nhưỡng sẽ bao vây đảo Guam bằng lửa từ Hwasong-12, tên lửa đạn đạo tầm ngắn xuyên lục địa với phạm vi tấn công khoảng 4.500km.

Kế hoạch này có vẻ hợp lý nếu trên đảo Guam không có Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Tháng 4/2013, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ THAAD tại khu vực tây bắc đảo Guam nhằm mục đích đối phó với sự khiêu khích của Triều Tiên, theo IHS Jane’s Defence.

“Chúng tôi triển khai hệ thống ở đây để tạo ra sự kiềm chế chiến lược đối với Triều Tiên. Nếu sự kiềm chế đó không hiệu quả thì chúng tôi sẽ vô hiệu hóa tất cả các nguy cơ đến từ tên lửa đạn đạo của họ”, Trung tá Clyde Cochrane, Chỉ huy hệ thống tên lửa thời điểm đó, tuyên bố.

Dường như, tất cả mọi tính toán của Mỹ khi triển khai THAAD trên đảo đều là sự chuẩn bị hoàn hảo cho vụ tấn công tiềm năng từ Bình Nhưỡng như tuyên bố mới đây.

Rõ ràng, nếu thực sự Triều Tiên tấn công Guam, THAAD chính là “rào cản” lớn nhất và gần như bất khả xâm phạm.

THAAD là hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Quân đội Mỹ được đưa vào trang bị từ năm 2008. Nó được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Hệ thống radar AN/TPY-2 của THAAD có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở cự ly 1.000km. Nó cũng có năng lực theo dõi đồng thời hàng trăm mục tiêu cùng một lúc và đưa ra lựa chọn đánh chặn các mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó.

Trên lý thuyết, THAAD có khả năng phòng thủ hiệu quả trong bán kính 200km. Trên thực tế, lý thuyết trên đã được chứng minh trên thực tiễn khi hệ thống này đạt tỷ lệ bắn hạ tên lửa 100% trong tất cả các cuộc thử nghiệm được tiến hành từ năm 2006 đến nay, Reuters đưa tin.

Chưa kể, lực lượng quân đội Mỹ gồm hải quân và không quân, cùng loạt vũ khí tối tân trên đảo Guam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ này.

Nữ nghị sĩ Mỹ tại Guam Madeleine Z. Bordallo cho biết, hoàn toàn tin tưởng các lực lượng Mỹ có thể bảo vệ đảo khỏi “mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên”.

Tú Oanh

Theo USA Today, Reuters, Yonhap

Visa Guam: Thủ Tục Làm Visa Đảo Guam

Gửi lúc 11:41′ 27/01/2013

Quý khách đang tìm kiếm Thủ tục xin visa đi Đảo Guam? Bạn muốn tìm một Dịch vụ Làm visa đi Đảo Guam có uy tín? Hãy bạn đang xin thư mời đi công tác Đảo Guam mà chưa thành công? Hoặc bạn muốn liên hệ Đại sứ quán Đảo Guam tại Việt Nam mà không được? Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất các Thủ tục Làm visa đi Đảo Guam cho bạn. Dịch vụ Làm visa đi Đảo Guam giá rẻ của Du lịch XANH – VIET GREEN TRAVEL đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.

Dịch vụ Làm visa đi Đảo Guam của Du lịch XANH – VIET GREEN TRAVEL sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Đại sứ quán và Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp visa đi Đảo Guam cho khách hàng theo đúng quy định của Đại sứ quan Đảo Guam và pháp luật Việt Nam. Chính vì thế, Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về giá cả và chất lượng khi đến với dịch vụ Làm visa đi Đảo Guam giá rẻ của Du lịch XANH – VIET GREEN TRAVEL.

THÔNG TIN HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ LÀM VISA ĐI DU LỊCH, THĂM THÂN, CÔNG TÁC

*** HỒ SƠ NGƯỜI THÂN/ BẠN BÈ/ ĐỐI TÁC CẦN CHUẨN BỊ ***

1.Thư mời với nội dung nêu rõ một số thông tin sau: thông tin về người mời và người được, thông tin về thời gian và mục đích chuyến đi đồng thời cũng nêu rõ thông tin về chi phí chuyến đi ai sẽ là người chi trả hay đài thọ 2.Bản sao y công chứng passport/ chứng nhận quốc tịch/ visa hay giấy giờ chứng minh tình trạng lưu trú của người mời 3.Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với đương đơn Việt Nam 4.Nếu đài thọ chi phí chuyến đi vui lòng cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính

*** HỒ SƠ CẦN THIẾT CHUẨN BỊ LÀM VISA ***

1.Hộ chiếu gốc còn hạn 6 tháng trở lên + Các hộ chiếu cũ

2.04 Ảnh (4 cm x 6 cm) phong nền trắng, chụp mới chính diện, khổ hình theo yêu cầu của từng loại visa

3.Giấy tờ chứng minh tình trạng cá nhân, nhân thân và xã hội: Chứng minh thư, Hộ khẩu gia đình, Đăng ký kết hôn

4.Giấy tờ chứng minh tình trạng công việc: Đăng ký kinh doanh, Hợp đồng lao động,

5.Giấy tờ chứng minh khả năng tài tính và tài sản

6.Booking vé và khách sạn/ giấy tờ chứng minh tình trạng lưu trú tại nước ngoài (Phòng vé máy bay Du Lịch Xanh sẽ đặt vé máy bay giá rẻ đi Đảo Guam cho Quý khách)

Vì Sao Phải Đi Đài Loan Trong Mùa Hè Này?

Sở hữu nhiều phong cảnh đẹp, ẩm thực đa dạng và chi phí không quá đắt đỏ, đặc biệt là chính sách miễn visa có điều kiện là những lý do khiến bạn không thể bỏ qua Đài Loan trong mùa hè này.

Thủ tục visa dễ dàng

Từ ngày 1/9/2016, Đài Loan nới lỏng điều kiện cấp visa du lịch cho người Việt Nam. Theo đó những ai đã từng du lịch một số nước phát triển (Mỹ, Canada, Nhật, Schengen, Australia, New Zealand và Hàn Quốc) còn hạn hoặc hết hạn cách ngày nhập cảnh không quá 10 năm, sẽ được xem xét miễn visa Đài Loan trong 30 ngày. Những người có nhu cầu cũng có thể khai và xin visa đi Đài Loan qua mạng nhanh chóng.

Trường hợp bạn không có đủ điều kiện xin miễn visa thì cũng không cần lo lắng bởi Fiditour đã được Cục Du lịch Đài Loan ủy quyền xin cấp visa du lịch Đài Loan miễn chứng minh tài chính, miễn chứng minh việc làm và miễn lệ phí visa cho khách đi tour theo đoàn.

Giá tour tốt chưa từng có

Từ đầu năm 2017, Fiditour hợp tác với các hãng hàng không triển khai tour trọn gói Đài Bắc – Đài Trung – Nam Đầu 4 ngày với mức giá chỉ từ 8,99 triệu đồng; tour Đài Bắc – Đài Trung – Cao Hùng 5 ngày chỉ có giá từ 9,99 triệu đồng. Đây được xem là mức giá tốt nhất trên thị trường, tiết kiệm 50% giá vé máy bay khứ hồi so với tự đặt mua.

Lịch trình vẫn đảm bảo các trải nghiệm được yêu thích như chiêm ngưỡng tòa tháp Taipei 101, du thuyền ngắm hồ Nhật Nguyệt trên núi đẹp nhất xứ Đài, mục kích công viên địa chất Yehliu, chiêm ngưỡng Phật Quang Sơn, trổ tài làm bánh dứa đặc sản,… và các tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên, hướng dẫn viên suốt tuyến, vé tham quan, các bữa ăn, phương tiện vận chuyển, bảo hiểm du lịch quốc tế.

Du khách trải nghiệm làm bánh dứa (Ảnh: Fiditour)

Sự cổ kính hòa quyện giữa nét hiện đại

Nếu yêu thích những giá trị truyền thống, Đài Loan chính là điểm đến phù hợp. Ghé thăm đảo quốc này, du khách sẽ dễ dàng nhận ra sự cổ kính hòa quyện cùng dòng chảy hiện đại, trẻ trung ở các thành phố lớn. Bạn không thể bỏ qua làng cổ Cửu Phần, Thập Phần với vẻ đẹp đậm chất văn hóa truyền thống sẽ không làm bạn thất vọng. Những mái nhà san sát phủ lớp màu rêu phong, hẳn sẽ gợi nhớ đến khung cảnh trong những bộ phim truyền hình Đài Loan đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.

Khách du lịch thả đèn trời cầu nguyện tại làng cổ Thập Phần (Ảnh: Fiditour)

Bước ra khỏi những ngôi làng cổ yên bình, bạn sẽ thấy ngay ngọn tháp Taipei 101 hoành tráng, không chỉ vô cùng nổi tiếng tại Đài Loan mà còn rất xứng đáng khi ghi tên mình vào top danh sách những tòa tháp cao chọc trời trên thế giới. Được một lần đi thang máy tốc độ cao và đứng trên tầng 89 mà nhìn xuống toàn cảnh thành phố, bạn mới cảm nhận được hết một Đài Bắc hiện đại, một Đài Loan xinh đẹp rực rỡ đến nhường nào.

Tòa tháp Taipei 101 – niềm tự hào của Đài Loan (Ảnh: Shutterstock)

Thiên đường ẩm thực với nhiều món ngon hấp dẫn

Đối với những ai đam mê khám phá ẩm thực và muốn được thưởng thức thêm nhiều món ngon độc đáo của các quốc gia thì chắc chắn không thể bỏ qua thiên đường ẩm thực xứ Đài. Dù được bày bán ven đường hay cao cấp hơn là ở nhà hàng thì mỗi món ăn đều mang trong mình một hương vị ngon đến khó cưỡng. Ẩm thực Đài Loan là sự kết hợp tuyệt vời của các vùng Triều Châu, Phúc Kiến của Trung Quốc, cùng với ẩm thực các nước lân cận. Một số món ăn không thể bỏ qua khi đến Đài Loan: trứng tráng hàu, trà sữa trân châu, đậu hũ thối, mực khổng lồ nướng, bánh Mochi, mì hải sản, mì bò… vì đây được xem là những món ăn truyền thống đặc trưng của Đài Loan mà ai ai cũng mong muốn được nếm thử.

Hương vị trà sữa Đài Loan khiến du khách khó quên

Văn hóa chợ đêm

Không chỉ thu hút du khách bởi sự cổ kính hay tinh hoa ẩm thực, những khu chợ đêm náo nhiệt cũng góp phần làm nên nét văn hóa độc đáo cho đảo quốc nhỏ bé này. Không quá sầm uất và sang trọng như những trung tâm thương mại lớn nhưng chợ đêm luôn có sức hút mãnh liệt với du khách. Với hàng trăm khu chợ đêm trải dài từ Bắc vào Nam, bạn có thể tìm kiếm và tha hồ mua sắm những mặt hàng mà mình yêu thích với mức giá rất rẻ và phù hợp túi tiền. Từ các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, túi xách, giày dép, đồ lưu niệm,… cho đến các gian hàng ẩm thực bày bán nhiều món ngon “mỹ vị nhân gian”. Chợ đêm thật sự là một thiên đường du lịch lý tưởng dành cho du khách.

Khám phá chợ đêm với vô vàn món ngon và các mặt hàng thời trang, tiêu dùng (Ảnh: Shutterstock)

Liên hệ: Công ty Fiditour

VPC: 129 Nguyễn Huệ, Quận 1, chúng tôi – ĐT: 028. 39 141414 – www.fiditour.com

Bạn đang xem bài viết Đảo Guam Ở Đâu, Và Vì Sao Triều Tiên Lại Dọa Tấn Công Nơi Này? trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!