Cập nhật thông tin chi tiết về Di Tích Lịch Sử Ba Chúc mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hành trình:
8h00′ – Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn, bắt đầu hành trình tìm hiểu về Khu di tích lịch sử Ba Chúc.
Trên con đường trải nhựa uốn lượn, quý khách có thể thoải mái ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ, những cánh đồng bao la xanh mát đan xen những hàng thốt nốt cao vút. Trên đường đi quý khách có thể dừng lại chụp hình ở Cửu Trùng Đài nằm ven Quốc lộ 91, thị trấn Nhà Bàng. Cửu Trùng Đài là cụm kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài gồm 03 tòa tháp: Bát Quái, Cửu Trùng và Lục Giác Đài gắn kết với nhau bằng một chiếc cầu thông nối.
Sau khi rời chùa xe sẽ đưa quý khách thẳng tiến đến Khu di tích lịch sử Ba Chúc.
Vừa đến nơi, quý khách có cảm giác như đang quay lại cuộc thảm sát hoàng cướp đi sinh mạng của hơn 3000 người vô tội. Thị trấn Ba Chúc nay đã ồn ào náo nhiệt với nhà dân san sát, buôn bán tấp nập nhưng khi đến đây quý khách vẫn cảm thấy lành lạnh cột sống với những chứng tích nhìn đến rợn người.
Toàn bộ khu chứng tích gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và Vòng rào với chùa Phi Lai và chùa Tam Bảo bao quanh. Chính giữa là Nhà Mồ Ba Chúc, nơi lưu giữ hài cốt của 1.159 người dân vô tội bị bọn Pôn Pốt thảm sát được xây dựng vào năm 1979.
Hàng năm vào ngày giỗ kỷ niệm người đã mất, nhân dân Ba Chúc lại tập trung tại Nhà Mồ để cúng tế gọi là ngày hội căm thù. Du khách đến tham quan Nhà Mồ ai nấy đều bùi ngùi xúc động, tiếc thương cho những người đã hy sinh.
Chùa Tam Bửu nằm cách chân núi Tượng khoảng 200m, tại thị trấn Ba Chúc. Đây là nơi khai đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa – một hình thức tôn giáo kháng chiến chống Pháp của phong trào Cần Vương. Trong giai đoạn khai đạo, chùa Tam Bửu trải qua hàng trăm cuộc càn quét lớn nhỏ; bị quân Pháp, Pôn Pốt đốt cháy, cướp phá.
Đặc biệt, trong ngôi chùa cổ này có một di vật bất hoại, đó là ngôi Long Đình được đặt trang trọng ở gian chánh điện để thờ một đấng bề trên tối cao được gọi là “Đấng Phật Vương”.
Điều đặc biệt ít ai biết được là nơi này đang lưu giữ một vỏ lúa thời thượng cổ to như sọ dừa được giữ gìn và bảo quản kỹ tới ngày nay.
Chùa Phi Lai nằm đối diện Chùa Tam Bửu - tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, chùa được xây dựng vào năm 1877. Cũng giống như chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai còn phải trùng tu vài lần vì bị thực dân Pháp đến đốt phá (Đạo nạn) và quân Pôn Pốt nả pháo mới có được diện mạo như ngày nay.
11h30′ – Xe và hướng dẫn đưa khách về điểm hẹn. Kết thúc chương trình tham quan.
GIÁ TOUR CHI TIẾT (vnd)
Số lượng khách
1
2
3
4
5
6
7
8
Giá/1 khách
1.870.000
1.100.000
935.000
825.000
715.000
605.000
495.000
385.000
Tour bao gồm
– Hướng dẫn viên tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
– Xe du lịch
– Nước suối, khăn lạnh
Để thêm thông tin chi tiết và hình ảnh tour, vui lòng truy cập link: Alden Travel
Lưu ý: Trẻ em 6-11 tuổi charge 50%, miễn phí cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống.
HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH HỦY PHẠT:
- Chuyển khoản 100% trước 7 ngày tour khởi hành
- Báo hủy từ 7 – 5 ngày phạt 30% giá tour
- Báo hủy từ 4 – 2 ngày phạt 75% giá tour
- Báo hủy trong vòng 48h phạt 100% giá tour
Di Tích Lịch Sử Nhà Mồ Ba Chúc
Di Tích Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước.
Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc, trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương.
Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, cùng với cả nước, Nhân dân xã Ba Chúc đi vào khắc phục hậu quả của chiến tranh, ra sức xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Không khí hòa bình ở đây chưa được bao lâu thì lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh diệt chủng do tập đoàn Pôn Pốt gây ra.
Vào đêm 30-4-1977, cùng lúc với 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, Pôn Pốt đã xua quân tấn công, tàn sát đồng bào ta một cách man rợ. Đỉnh cao của tội ác này là cuộc thảm sát 3.157 người dân Ba Chúc từ ngày 18-4 đến 30-4-1978. Qua 12 ngày đêm bị bọn Pôn Pốt chiếm đóng, Ba Chúc bị dìm trong biển máu. Đi đến đâu chúng cũng cướp bóc tài sản, đốt phá nhà cửa các công trình công cộng; tàn sát đồng bào ta không kể già trẻ, nam nữ. Những cảnh giết người hàng loạt, dã man diễn ra khắp nơi, không bút mực nào tả hết. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết hoặc xé đôi người, nắm hai chân đập đầu vào gốc cây…
Chùa Phi Lai là một trong những địa điểm bị phá hủy nặng nề. Nơi đây, bọn Pôn Pốt giết gần 300 người dân vô tội. Dưới bàn thờ của chùa có 43 người lẩn trốn, cũng bị chúng dùng lựu đạn giết chết 40 người. Tại chùa Tam Bửu, quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người dẫn ra cầu sắt Vĩnh Thông, giồng Ông Tướng và nhiều nơi khác bắn chết. Cánh đồng núi Phú Cường, Ba Chúc, núi Tượng mất đi màu xanh mát mắt, thay vào đó là hàng trăm người chết nằm chồng lên nhau.
Sau thảm sát, Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang với những nỗi đau thương đến tận cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Ba Chúc. Một số người sống sót thì mất người thân, không dám trở về quê vì bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng. Nhưng cũng có những người đã bám trụ lại vì nghĩa tình với người đã khuất cũng như sống trọn với vùng đất quê hương. Nhiều người dân chạy giặc trở về đối diện với muôn vàn khó khăn: không nhà cửa, trâu bò vật nuôi bị giết hết, hoa màu vườn tược bị phá nát. Mọi cơ sở vật chất gần như bị san bằng, Ba Chúc chìm trong tang thương và đầy rẫy mùi tử khí.
Thảm sát qua đi, hơn 30 phái đoàn ngoại giao, báo chí và Liên Hiệp quốc đã đến nơi để chứng kiến tận mắt tội ác của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào Ba Chúc. Hội Chữ thập đỏ An Giang tham gia giúp dân gom xác của người đã khuất để hỏa táng vào tháng 4-1978. Mọi người tranh thủ tìm kiếm những gì còn sót lại sau thời gian Pôn Pốt chiếm đóng tại xã. Đống xương người được cất giữ tại nhà mồ, dựng tạm sau chùa Phi Lai. Di vật xương sọ đều bị sứt mẻ do bị đập đầu hoặc đạn xuyên phá.
Nhà mồ đầu tiên được xây dựng ngay sau khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc vào năm 1979. Khi đó nhà mồ xây dựng khá đơn giản theo hình lục giác với đặc điểm nổi bật là 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đẫm máu cắm thẳng xuống đất, thể hiện ý chí căm thù của người dân Việt Nam đối với bọn giết người man rợ Pôn Pốt.
Năm 2013, nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha, gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai.
Điểm nhấn công trình Nhà mồ Ba Chúc hiện tại được thiết kế hình hoa sen úp ngược, với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau như: 86 phụ nữ trên 60 tuổi; 155 phụ nữ từ 21 đến 40 tuổi; 88 thiếu nữ từ 16 đến 20 tuổi; 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi; 23 nam từ 16 đến 20 tuổi…
Ghé thăm Khu Di tích đặc biệt này, du khách có thể nắm rõ toàn bộ diễn biến vụ thảm sát năm xưa, với những hình ảnh, chứng tích và chú thích rõ nét, đầy đủ tại nhà Trưng bày.
Đã 40 năm trôi qua, từ miền đất đau thương với bàn tay trắng, người dân Ba Chúc đã nén đau thương, đoàn kết, quyết tâm vươn mình đứng dậy bằng sức sống mãnh liệt như cây dầu cổ thụ của làng. Cây dầu 300 năm tuổi ở trung tâm thị trấn Ba Chúc, dù đã chết khô, nhưng một ngày nọ đàn chim từ đâu đem về hạt mầm cây da, và mầm non sinh sôi nảy nở trên thân cây khô già, khiến cây dầu như được tái sinh. Đó là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân Ba Chúc. Không còn là một vùng đất chết, một xã miền núi khó khăn mà đã trở thành một thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn.
Hàng năm, lễ giỗ tập thể nạn nhân Ba Chúc được tổ chức vào ngày 16/3 (âm lịch). Đây được xem là lễ giỗ tập thể rất lớn tại Việt Nam, thu hút hàng ngàn du khách, tín đồ tôn giáo và thân nhân các nạn nhân tham gia cúng viếng, cầu nguyện.
Di tích lịch sử An Giang Di tích Nhà Mồ Ba Chúc địa điểm du lịch An Giang Nhà Mồ Ba Chúc
Di Tích Lịch Sử Nhà Mồ Ba Chúc: Chứng Tích Về Một Cuộc Thảm Sát Và Những Câu Chuyện Bi Thương Níu Chân Du Khách
Vào những ngày đầu tháng 6, khi dư luận Việt Nam, Campuchia và những người tôn trọng sự thật trên thế giới còn đang từ kinh ngạc đến cực lực phản đối phát biểu sai sự thật của ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singgapore về chế độ diệt chủng Pôn Pốt và vai trò của quân đội Việt Nam trong việc sát cánh cùng nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, tôi đã tìm về vùng đất An Giang xa xôi thuộc miền Tây Nam của Tổ quốc, tìm đến một Di tích lịch sử quốc gia hiện còn lưu giữ hàng ngàn bộ hài cốt: Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn. Tại Di tích Quốc gia được Bộ VH-TT (cũ) công nhận từ tháng 7-1980 này, ngoài việc lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại, cũng còn cất giữ những câu chuyện hết mực bi thương, đau đớn đến cùng cực, níu bước chân du khách gần xa…
Nhà Trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pôn Pốt ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn) Thảm sát ở một vùng quê
Tôi muốn kể về một câu chuyện cách đây 40 năm. Thời điểm ấy, Ba Chúc là 1 xã thuộc huyện Bảy Núi, cách biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ 3,5km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương.
Hàng trăm gia đình phải sống cảnh màn trời chiếu đất vì bọn Pôn Pốt đốt phá nhà cửa
Vào đêm 30-4-1977, cùng lúc với 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, Pôn Pốt đã xua quân tấn công, tàn sát đồng bào ta một cách man rợ. Đỉnh cao của tội ác này là cuộc thảm sát 3.157 người dân Ba Chúc từ ngày 18-4 đến 30-4-1978. Qua 12 ngày đêm bị bọn Pôn Pốt chiếm đóng, Ba Chúc bị dìm trong biển máu. Đi đến đâu chúng cũng cướp bóc tài sản, đốt phá nhà cửa, các công trình công cộng; tàn sát đồng bào ta không kể già trẻ, nam nữ. Những cảnh giết người hàng loạt, dã man diễn ra khắp nơi, không bút mực nào tả hết. Hàng trăm gia đình phải sống cảnh “màn trời chiếu đất” vì bọn Pôn Pốt đốt phá nhà cửa.
Dụng cụ giết người dã man của bọn Pôn Pốt
Chùa Phi Lai là một trong những địa điểm bị phá hủy nặng nề. Nơi đây, bọn Pôn Pốt giết gần 300 người dân vô tội. Dưới bàn thờ của chùa có 43 người lẩn trốn, cũng bị chúng dùng lựu đạn giết chết 40 người. Tại chùa Tam Bửu, quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người dẫn ra cầu sắt Vĩnh Thông, giồng Ông Tướng và nhiều nơi khác bắn chết. Cánh đồng núi Phú Cường, Ba Chúc, núi Tượng mất đi màu xanh mát mắt, thay vào đó là hàng trăm người chết nằm chồng lên nhau. Họ tử vong trong cảnh đau thương, thân thể không lành lặn. Người và tài sản bị thiệt hại nặng nề, động vật cũng chịu chung số phận. Tất cả đều bị giết. Bà Hà Thị Nga (sinh năm 1939) là người duy nhất sống sót khi cha mẹ, anh chị em ruột, chồng, 6 đứa con, cùng cả dòng họ trên 100 người bị thảm sát. Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương (sinh năm 1967) thành trẻ mồ côi lúc mới 11 tuổi sau buổi chiều ngày 14-4 định mệnh ấy.
Chùa Phi Lai, một trong những địa điểm bị phá hủy nặng nề trong chiến tranh biên giới Tây Nam
“Sau thảm sát, Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang với những nỗi đau thương đến tận cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Ba Chúc. Một số người sống sót thì mất người thân, không dám trở về quê vì bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng. Nhưng cũng có những người đã bám trụ lại vì nghĩa tình với người đã khuất cũng như sống trọn với vùng đất quê hương. Nhiều người dân chạy giặc trở về đối diện với muôn vàn khó khăn: không nhà cửa, trâu bò vật nuôi bị giết hết, hoa màu vườn tược bị phá nát” – chúng tôi Trần Thị Thanh Vân và Lê Hoàng Kháng (Trường Đại học Sài Gòn) đã ghi nhận như thế trong bài nghiên cứu của họ.
Trong hàng ngàn câu chuyện của mỗi gia đình ở Ba Chúc, chúng tôi ấn tượng nhất với câu chuyện của bà Võ Thị Ngọc Châu và ông Bùi Văn Lê. Họ đều là người may mắn sống sót trong khi nhiều người trong gia đình bị thảm sát. Để tránh kẻ thù, ông Lê đưa người vợ, 5 con cùng người cô ruột lên hang trên núi Tượng ẩn nấp. Có thể mọi người sẽ thoát nạn nếu không có đàn chó săn. Lần theo tiếng chó sủa, bọn Pôn Pốt xả súng vô tội vạ vào hang, lấy đi mạng sống của hàng chục người. Nghe im tiếng súng, ông Lê lách mình ra khỏi miệng hang, phát hiện bọn giặc vẫn còn ở ngoài nên nhanh chóng lao mình xuống hẻm đá. Bọn chúng quăng hai quả lựu đạn nữa vào hang… Ngày định mệnh ấy, ông đã đặt thi thể của từng người thân yêu nằm ngay ngắn trên bộ ván, rồi lấp miệng hang lại, kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó và chôn vùi những nỗi đau khôn tả của mình. Từ đó về sau, hang được đặt tên “hang Ba Lê”, là chứng tích nhói lòng trên núi Tượng. Khi mới 33 tuổi, ông đột nhiên mất tất cả. Mỗi lần nhắm mắt lại là ông nghe tiếng vợ con cười nói, mở mắt ra chỉ thấy thắt nghẹn trái tim. Có tài thổi sáo, ông dồn mọi tâm tư vào tiếng sáo tịch mịch, cô độc đến mức người xung quanh chẳng dám chạm vào.
Bà Châu khi ấy 27 tuổi, suýt đón nhận cái chết trong gang tấc, bị lựu đạn ném vào khi đang núp dưới bàn thờ Phật. Mấy chục người xung quanh bà lần lượt ngã xuống. Nằm giữa ngổn ngang thây người cả đêm, bà bàng hoàng nhận ra mình may mắn đến mức nào! Chiến tranh qua đi, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn. Trong một lần đưa người thân đến chỗ ông Lê khám bệnh, bà lần theo tiếng sáo thổi trên núi. Ánh trăng chiếu sáng rõ cảnh vật hoang tàn do bị Pôn Pốt đốt phá, chiếu rõ người đàn ông tài hoa mà bất hạnh. Người lớn muốn ông và bà kết duyên. Vậy là năm sau, họ về với nhau, vượt qua ngại ngùng của cô gái trẻ, vượt qua nỗi đau và khoảng cách với người đã từng có vợ con, cố gắng xóa bỏ bóng ma quá khứ. Họ “từ từ rồi thương” – theo cách nói của bà Châu. Bốn đứa con lần lượt ra đời, đều do ông Lê một tay chăm sóc. Ông thương các con bằng tấm lòng của người cha bình thường, cộng với nỗi nhớ 5 đứa con đã mất. Ông thương bà Châu bằng tất cả tình cảm của người chồng đã từng trải qua biến cố mất vợ. Cuộc hôn nhân của họ hạnh phúc trong suốt mấy mươi năm nay, bù đắp phần nào những mất mát, đau thương trong quá khứ. Là 2 trong những nhân chứng ít ỏi của cuộc thảm sát năm nào, họ đã cố gắng vươn ra khỏi bóng ma ám ảnh của quá khứ, gây dựng tương lai tốt đẹp cho mình và người thân.
Chứng tích muôn đời cho thế hệ mai sau
Thảm sát qua đi, hơn 30 phái đoàn ngoại giao, báo chí và Liên Hiệp quốc đã đến nơi để chứng kiến tận mắt tội ác của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào Ba Chúc. Hội Chữ thập đỏ An Giang tham gia giúp dân gom xác của người đã khuất để hỏa táng vào tháng 4-1978. Mọi người tranh thủ tìm kiếm những gì còn sót lại sau thời gian Pôn Pốt chiếm đóng tại xã. Đống xương người được cất giữ tại nhà mồ, dựng tạm sau chùa Phi Lai. Di vật xương sọ đều bị sứt mẻ do bị đập đầu hoặc đạn xuyên phá.
Đến hôm nay, nhiều người vẫn tìm đến chứng tích căm thù Nhà mồ Ba Chúc, nơi được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Nỗi đau này mãi mãi vẫn còn trong ký ức của dân tộc Việt Nam và của những người yêu chuộng cuộc sống hòa bình trên thế giới. Ở đó, 1.159 bộ hài cốt được gìn giữ, là những gì còn sót lại của 3.157 người dân bị thảm sát, được sắp xếp theo độ tuổi, như: 86 phụ nữ trên 60 tuổi; 155 phụ nữ từ 21 đến 40 tuổi; 88 thiếu nữ từ 16 đến 20 tuổi; 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi; 23 nam từ 16 đến 20 tuổi…
Năm 1979, quần thể Nhà mồ được xây dựng gồm 7 hạng mục: Nhà mồ, bia căm thù, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen, nhà khách và vòng rào. Khu Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng lên giữa hai ngôi chùa để khắc ghi tội ác diệt chủng được cho là do bọn Pôn Pốt gây ra. Nền nhà cao, có chín bậc thềm, bốn cạnh hình vuông, bốn chiếc cột đỡ trắng ngà tạo hình lưỡi kiếm chống thẳng xuống đất, vì kèo bên trên, chỗ tiếp giáp với cột có hình bàn tay nắm chặt chuôi gươm. Ở giữa là nhà kính xây hình bát giác, mỗi mặt xếp nhiều tầng các sọ người, với hai hốc mắt đang nhìn vào du khách; bên trong, xếp ngay ngắn xương ống chân, ống tay. Để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, ngành chuyên môn phải dùng sáp nấu sôi phủ bên ngoài xương tránh oxy hoá, dùng vật chống ẩm. Tuy nhiên, số hài cốt có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Năm 1989, Sở Văn hoá và Bảo tàng An Giang đã tiến hành lấy số hài cốt này ra làm vệ sinh, lau chùi, ngâm tẩm hoá chất rồi phơi khô.
Không ai không rùng mình khi đến thăm Nhà mồ Ba Chúc
Năm 2013, nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha, gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai, kinh phí gần 30 tỷ đồng. Điểm nhấn công trình Nhà mồ Ba Chúc hiện tại được thiết kế hình hoa sen úp ngược, với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau. Ngày càng có nhiều du khách tới tham quan, nhất là vào 16-3 âm lịch hàng năm, khi diễn ra lễ giỗ tập thể tưởng niệm nạn nhân trong vụ thảm sát. Theo thống kê của huyện Tri Tôn, Khu Di tích quốc gia Nhà mồ Ba Chúc, chùa Tam Bửu – Phi Lai thu hút hơn 500.000 lượt khách đến tham quan, cúng viếng mỗi năm.
Trước khi UBND tỉnh An Giang quyết định triển khai Dự án đầu tư mở rộng và xây mới Khu Di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc, có ý kiến cho rằng nên thiêu hủy toàn bộ 1.159 bộ hài cốt, nhằm “xóa bỏ quá khứ, hướng đến tương lai”. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến của các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà chuyên môn, nhà khoa học trong nước, đại diện các ngành tỉnh, Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa… đều không đồng ý với đề xuất này. Nhà mồ Ba Chúc lưu giữ những bộ hài cốt được xem như bằng chứng sống về tội ác man rợ của bọn diệt chủng. Do đó, việc mở rộng và xây mới nhà mồ phải gắn liền với công tác lưu giữ, trưng bày những bộ hài cốt còn sót lại được tốt hơn, trang trọng hơn.
Đông đảo người dân thường xuyên đến thắp hương tưởng niệm các nạn nhân trong thảm sát ở Ba Chúc
Vì thế, khi đến với Khu Di tích đặc biệt này, du khách có thể nắm rõ toàn bộ diễn biến vụ thảm sát năm xưa, với những hình ảnh, chứng tích và chú thích rõ nét, đầy đủ tại nhà Trưng bày. Dù ảnh đen trắng đã ngả màu thời gian, kỹ thuật chụp không được sắc nét như bây giờ, nhưng không ít hình ảnh chân thực, ghê rợn, ám ảnh người xem, bởi sự tàn bạo, dã man của bọn diệt chủng. Đến khu vực trưng bày hài cốt, dường như du khách không cảm thấy ghê sợ, u ám; mà ngược lại, nhà mồ được trưng bày, sắp xếp một cách thoáng đãng, cùng với không gian cao rộng, đầy đủ ánh sáng, bớt đi phần nào sự đau thương, buồn bã. Ở nơi đây, nhang khói không bao giờ tắt, luôn có người đến thăm viếng, tham quan. Họ có thể là khách vãng lai, cũng có thể là người thân của những hài cốt ấy. Dù là ai đi chăng nữa, đều khó kiềm lòng thương cảm, xót xa cho những con người vô tội.
Gần đây, dư luận lại rộ lên việc “xóa sổ” Nhà mồ Ba Chúc. Do nhà mồ bị xuống cấp, cần sửa chữa lại, nhưng theo hướng nào (thổ táng, hỏa táng hoặc giữ nguyên) được nội bộ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đưa ra bàn bạc. Vừa qua, UBND tỉnh An Giang khẳng định sẽ thiết kế, sắp xếp lại các bộ hài cốt trong nhà mồ cho phù hợp, tìm cách bảo quản kỹ lưỡng lâu dài, đảm bảo vẻ mỹ quan để đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch. Do vậy, Nhà mồ Ba Chúc sẽ được giữ nguyên, vẫn là nơi ghi dấu chứng tích của vụ thảm sát năm xưa, và là điểm đến đặc biệt, khó quên khi du khách đến An Giang.
Bài và ảnh: Gia Khánh
Khu Di Tích Ba Thê
Những năm gần đây, trong các công trình nghiên cứu khảo cổ học đã thể hiện ngày càng rõ hơn cách/ hướng tiếp cận những nền văn hóa khảo cổ từ việc nghiên cứu môi trường sinh thái tự nhiên – cũng là môi trường sống của chủ nhân trong quá khứ của những nền văn hóa ấy. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến văn hóa Óc Eo – một nền văn hóa cổ phát triển từ đầu Công nguyên đến TK VII và truyền thống của nó còn kéo dài đến thế kỷ X – những nhà nghiên cứu thường gắn địa bàn phân bố của nó với đồng bằng sông Cửu Long – Tây Nam bộ, mặc dù hiện nay đã phát hiện một số di tích văn hóa Óc Eo ở lưu vực sông Đồng Nai thuộc miền Đông Nam bộ.
Trong thời kỳ hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo (từ TK I đến TK VII) khu vực trung tâm Óc Eo – Ba Thê được nhìn nhận là một (trong nhiều) cảng thị của vương quốc cổ Phù Nam, trạm dừng chân quan trọng trên tuyến đường biển nối liền Nam Á và Bắc Á với hai trung tâm văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa.
Di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet)
An Giang là tỉnh tập trung dày đặc các di tích quan trọng của văn hóa Óc Eo.Hệ thống di tích Óc Eo ở đây phân bố ở nhiều địa hình: trên các giồng, gò ở cánh đồng, ở sườn núi, chân núi… Hệ thống di tích nhiều loại hình này liên kết với nhau tạo thành một quần thể di tích của một trung tâm cư trú – cảng thị – tôn giáo đồng thời còn là một trung tâm chính trị. Các lọai hình di tích ở đây gồm có:
– Dấu tích các đường nước cổ – lung nước – hình thành một mạng lưới đan xen, lan tỏa, nối liền khu vực này với biển, với khu vực núi, giữa các khu vực cư trú với nhau. Mạng lưới đường nước ngòai chức năng tăng cường giao thông còn mang chức năng thủy lợi có tác dụng tích cực trong việc thóat nước vào mùa nước nổi.
Các lớp tường qua nhiều thời kỳ tại đi tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet) Các lớp sinh thổ tại di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet)
Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp thờ hoặc đền tháp-mộ táng. Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản địa quen dùng từ thời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật cuả Ấn Độ từ đầu Công nguyên. Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là bộ phận của kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép – kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng. Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá sỏi để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên. Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến. Đó là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng. Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng cuả Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác.
Đây cũng là những Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia được bảo tồn và tôn tạo thành những bảo tàng ngoài trời phục vụ cho nghiên cứu, học tập và du lịch.
– Việc phát hiện và khai quật di chỉ Gò Cây Tung (An Giang ) cùng với những di tích khác như Gò Cao Su, Gò Ô Chùa ( Long An), Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (Cần Giờ – chúng tôi ), Giồng Lớn – Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã hình thành một giai đọan “tiền Óc Eo”. “Điều lý thú và cực kỳ quan trọng là từ những di tích tiền Óc Eo này, chúng ta đã nhận ra những mầm mống cuả văn hóa Óc Eo, nghĩa là những yếu tố sơ khai mà sau này phổ biến và định hình trong văn hóa Óc Eo”. Các khám phá mới về giai đoạn “tiền Óc Eo” ở Nam bộ ngày càng làm rõ hơn nguồn gốc bản địa cuả văn hóa này, đồng thời cũng cho thấy yếu tố văn hóa Ấn Độ đã xuất hiện ngay từ giai đoạn tiền sử ở đây. Vì vậy ảnh hưởng cuả văn hóa Ấn Độ đến văn hoá Óc Eo từ đầu Công nguyên trở về sau chỉ là sự tăng cường các ảnh hưởng đã có từ trước đó.
Đồ gốm TK 1 – khai quật tại Di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang (ảnh Internet)
– Diện mạo cảnh quan khu di tích Ba Thê – Óc Eo ngày nay, cũng như nhiều khu di tích khảo cổ học khác – đã thay đổi khá nhiều. Nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên hàng năm chịu tác động của mùa nước nổi, ngàn năm trôi qua làm cho khu di tích ngày càng hoang phế. Tác động này mỗi năm một khắc nghiệt hơn. Hàng trăm năm cải tạo thích ứng và cải tạo đồng bằng Nam bộ trở thành đồng bằng trù phú bậc nhất ở Đông Nam Á cũng “góp phần” phá hủy và làm biến mất, biến dạng hệ thống di tích trên mặt đất, trong long đất. Khác với nhiều văn hóa cổ khác ở ĐNA, di tích Óc Eo phần lớn chỉ còn phế tích nền móng công trình. Tuy phản ánh được sự đồ sộ về kiến trúc, phong phú về trang trí điêu khắc, đa dạng về mỹ thuật qua di vật… nhưng giá trị văn hóa – lịch sử của những di tích này rất quan trọng. Nó cung cấp tư liệu xác thực về một thời kỳ lịch sử mà tài liệu chữ viết còn nhiều hạn chế. Quan trọng hơn, đây là những bằng chứng của những lớp cư dân đầu tiên đã cải tạo đồng bằng sông Cửu Long để sinh sống và phát triển trong một giai đọan dài.
Cuộc sống của cư dân thời cổ thể hiện rõ nét quá trình thích nghi với môi trường sinh thái tự nhiên. Tính chất thích nghi không chỉ là sự “nương nhờ”, khai thác tự nhiên một cách thuần tuý mà còn là quá trình tạo nên môi trường sinh thái nhân văn – cảnh quan lao động sản xuất, nơi cư trú, các công trình kiến trúc…
Các mẫu ngói có trang trí hình người và hoa văn (ảnh Internet)
Khảo cổ học dựa vào những di tích di vật phát hiện được để nghiên cứu về đời sống con người trong quá khứ, tất nhiên, chỉ hiểu biết được một phần vì những gì còn lại cũng vô cùng ít ỏi. So với nhiều di tích khảo cổ, khu di tích Ba Thê – Óc Eo là nơi phát hiện số lượng lớn di vật nhiều loại hình, từ vật dụng sinh hoạt trong di chỉ cư trú đến vật dâng cúng quý giá trong các đền tháp, vật tùy táng linh thiêng trong những ngôi mộ, từ các phế tích kiến trúc đền tháp và tượng thờ, minh văn đến di tích cư trú… Tổng thể di tích và di vật phản ánh quá trình tụ cư, hoạt động kinh tế – văn hóa – tôn giáo và các mối quan hệ giao lưu trong một thời gian dài khoảng 10 thế kỷ. “May mắn” là môi trường tự nhiên Nam bộ chưa biến đổi nhiều so với trước kia. Điều đó giúp ta hình dung được phần nào cuộc sống của chủ nhân những di tích và di vật thời kỳ Óc Eo.
Nhiều bộ phận của tượng làm bằng đá và đất nung (ảnh Internet) Mảnh tượng bằng đá sa thạch tại Di tích KCH Óc Eo – Ba Thê – An Giang Pho tượng cổ trưng bày tại BT Văn hóa Óc Eo – An Giang (ảnh Internet)
Trong môi trường sinh thái “tứ giác Long Xuyên” cư dân cổ đã xây dựng cảnh quan nhân văn gồm các kiến trúc đền thờ, tháp mộ trên các gò phù sa cổ, quá trình xây dựng con người cũng góp phần tôn tạo giồng, gò cao thêm, xây dựng nhà sàn cư trú ở địa hình thấp và dọc theo các kênh rạch. Họ khai thác tự nhiên rồi dần dần “cải tạo” vùng đất trũng lầy để trồng lúa – có lẽ là theo lối sạ lúa một vụ năng xuất không cao, giống như lối canh tác của cư dân Đồng Tháp Mười cho đến khỏang giữa thế kỷ XX. Quá trình này để lại dấu tích cư trú ở đây trong một thời gian rất dài, từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ XII – XIII. Không chỉ vậy, cảng thị Óc Eo – Ba Thê đã trở thành một trung tâm tôn giáo lớn phản ánh sự gắn bó giữa đời sống xã hội và sự phát triển của tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, từ một vài di tích quy mô không lớn, xây dựng đơn giản vào đầu Công nguyên đã phát triển đến đỉnh cao của kiến trúc và điêu khác Hindu giáo và Phật giáo vào thế kỷ VI – VIII. Căn cứ vào sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam, vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, mảnh vàng, căn cứ vào đặc điểm cuả hiện vật, cuả nghệ thuật điêu khắc và nhất là vào kết quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khoa học đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ TK I đến TK VII. Giai đoạn “hậu Óc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII, truyền thống văn hoá Óc Eo vẫn được cư dân cổ nơi đây bảo lưu và có sự phát triển nhất định trong hoàn cảnh lịch sử – xã hội có nhiều biến đổi.
Vấn đề bảo tồn: Khu di tích Ba Thê – Óc Eo cũng như một số khu di tích văn hóa Óc Eo ở các tỉnh khác hiện nay đặt ra 2 vấn đề: Một là, hiện nay các di tích văn hóa Óc Eo đang được bảo tồn là di tích kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng mà hầu như không có di tích cư trú và di tích môi trường nào xung quanh nó được bảo tồn. Do đó, một mặt các di tích này bị tách khỏi môi trường xã hội và môi trường tự nhiên, trở thành các phế tích đơn lẻ. Mặt khác, vô hình chung chúng ta đã chỉ quan tâm đến một yếu tố văn hóa ngoại sinh thuộc “thượng tầng kiến trúc” mà “quên đi” các yếu tố văn hóa nội sinh khác của “hạ tầng cơ sở” – nền tảng vô cùng quan trọng để nhận diện chủ nhân của xã hội Óc Eo.
Hai là, dù có những thay đổi về “chính trị” từ thế kỷ VII nhưng sau đó, cuộc sống của cư dân cổ đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp diễn trong sự thích ứng cao nhất với điều kiện tự nhiên và bằng sự duy trì truyền thống (vật chất, tinh thần) của văn hóa Oc Eo. Do vậy, phạm vi niên đại của văn hoá Óc Eo nên chăng cần mở rộng hơn, đến khoảng thế kỷ X (có thể chia làm nhiều giai đoạn phát triển) mà không cần thiết phải sử dụng khái niệm “hậu Óc Eo” – một khái niệm mà ngoài phạm vi niên đại (sau thế kỷ VII) còn lại những nội hàm khác không thể tách rời khỏi các đặc trưng của văn hóa Óc Eo.
Về quan điểm bảo tồn cần lưu ý:
1.Muốn bảo tồn di tích văn hóa Óc Eo để hướng đến lập hồ sơ DSVH Thế giới cho khu Óc Eo – Ba Thê thì việc khảo sát và khai quật nghiên cứu cần có kế họach toàn diện, chia thành từng giai đoạn, khai quật và bảo tồn đồng thời, tức là phải có các biện pháp kỹ thuật bảo tồn ngay từ khi khai quật. Công cuộc khai quật nghiên cứu ở đây cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan chuyên ngành: khảo cổ học, trùng tu di tích, lịch sử – văn hóa, du lịch… Phối hợp thống nhất với nhau.
2.Bảo tồn khu Óc Eo – Ba Thê với tư cách nó là một “Đô thị cổ, một cảng thị” chứ không bảo tồn manh mún như hiện nay. Việc khai quật khu di tích cần làm bằng phương pháp của khảo cổ học đô thị. Tức là làm rõ diện mạo đô thị này với những chức năng quan trọng nhất của nó. Đồng thời không thể không lưu ý đến những di tích cư trú của chủ nhân nền văn hóa này.
3.Việc khai quật bảo tồn cần tính đến, lường trước yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì thời kỳ Phù Nam Óc Eo cũng do yếu tố tự nhiên mà nền văn minh này suy sụp. Tránh để tình trạng khai quật xong ko bảo vệ được lâu dài, như vậy chính chúng ta hủy họai di sản của cha ông..
TS.Nguyễn Thị Hậu TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
– Lê Bá Thảo, 2004: Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục.
– Lê Thị Liên, 2006: Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. NXB Thế giới.
– Lê Xuân Diệm – Đào Linh Côn – Võ Sĩ Khải, 1995: Văn hoá Oc Eo những khám phá mới. NXB Khoa học xã hội. .
– Võ Sĩ Khải, 2002: Văn hóa đồng bằng Nam bộ (di tích kiến trúc cổ).NXB Khoa học xã hội.
Bạn đang xem bài viết Di Tích Lịch Sử Ba Chúc trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!