Xem Nhiều 3/2023 #️ Định Hướng Phát Triển Du Lịch Năm 2022 # Top 8 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Định Hướng Phát Triển Du Lịch Năm 2022 # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Định Hướng Phát Triển Du Lịch Năm 2022 mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để đạt được chỉ tiêu, tỉnh đã đề ra hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quyết liệt đưa ngành du lịch phát triển. Trước tiên là tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại các điểm đến trọng điểm; tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia núi Sam. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu vực quản lý nhà nước, khu vực cộng đồng và khu vực doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch An Giang qua các lễ hội

Tăng cường tuyên truyền chủ trương của tỉnh về ban hành quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang; các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang đến năm 2030… Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức, duy trì tổ chức thường niên “Tuần văn hóa ẩm thực An Giang” dịp Tết Nguyên đán tại TP. Long Xuyên và “Tuần lễ văn hóa ẩm thực An Giang” gắn liền lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tại TP. Châu Đốc. Chủ động tham gia các kỳ hội chợ, sự kiện du lịch trong và ngoài nước để tạo mối liên kết với các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng. Tổ chức các chuyến xúc tiến du lịch ngoài nước đến thị trường du lịch trọng điểm của An Giang để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang. Qua đó, tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch

Ông Triều cho biết, tỉnh tăng cường tổ chức các chương trình biểu diễn lưu động để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang đến du khách trong và ngoài nước. Lồng ghép các chương trình lễ hội, các loại hình văn hóa, giới thiệu nét văn hóa lịch sử để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương. Tổ chức các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch tại các thị trường quốc tế như: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Malaysia, Campuchia…. nhằm thu hút, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch tại các thị trường này. Tỉnh tăng cường kêu gọi đầu tư để xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại, gắn với phát triển các dịch vụ ăn uống, mua bán sản phẩm du lịch, các sản phẩm tiêu dùng cần thiết. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh để mời gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách.

Xã hội hóa các hoạt động xúc tiến du lịch. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến An Giang. “Trong hệ thống các giải pháp, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển du lịch. Nghiên cứu khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực du lịch và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về du lịch” – ông Triều thông tin.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị, năm 2019, ngành văn hóa – thể thao và du lịch tiếp tục chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt chương trình công tác năm 2019; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản về lĩnh vực văn hóa – thể thao và du lịch, nhất là các chế độ chính sách. Triển khai thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực của toàn ngành, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác du lịch. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa – thể thao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

An Giang Định Hướng Phát Triển Du Lịch Năm 2022

Để đạt được chỉ tiêu, tỉnh đã đề ra hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quyết liệt đưa ngành du lịch phát triển. Trước tiên là tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại các điểm đến trọng điểm; tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia núi Sam. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu vực quản lý nhà nước, khu vực cộng đồng và khu vực doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch An Giang qua các lễ hội

Tăng cường tuyên truyền chủ trương của tỉnh về ban hành quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang; các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang đến năm 2030… Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức, duy trì tổ chức thường niên “Tuần văn hóa ẩm thực An Giang” dịp Tết Nguyên đán tại TP. Long Xuyên và “Tuần lễ văn hóa ẩm thực An Giang” gắn liền lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tại TP. Châu Đốc. Chủ động tham gia các kỳ hội chợ, sự kiện du lịch trong và ngoài nước để tạo mối liên kết với các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng. Tổ chức các chuyến xúc tiến du lịch ngoài nước đến thị trường du lịch trọng điểm của An Giang để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang. Qua đó, tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch

Ông Triều cho biết, tỉnh tăng cường tổ chức các chương trình biểu diễn lưu động để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang đến du khách trong và ngoài nước. Lồng ghép các chương trình lễ hội, các loại hình văn hóa, giới thiệu nét văn hóa lịch sử để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương. Tổ chức các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch tại các thị trường quốc tế như: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Malaysia, Campuchia…. nhằm thu hút, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch tại các thị trường này. Tỉnh tăng cường kêu gọi đầu tư để xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại, gắn với phát triển các dịch vụ ăn uống, mua bán sản phẩm du lịch, các sản phẩm tiêu dùng cần thiết. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh để mời gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách.

Xã hội hóa các hoạt động xúc tiến du lịch. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến An Giang. “Trong hệ thống các giải pháp, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển du lịch. Nghiên cứu khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực du lịch và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về du lịch” – ông Triều thông tin.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị, năm 2019, ngành văn hóa – thể thao và du lịch tiếp tục chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt chương trình công tác năm 2019; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản về lĩnh vực văn hóa – thể thao và du lịch, nhất là các chế độ chính sách. Triển khai thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực của toàn ngành, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác du lịch. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa – thể thao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Định Hướng Phát Triển Du Lịch Bình Định

Vài năm gần đây, Bình Định đang trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và nước ngoài. Không chỉ được ưu đãi từ thiên nhiên, Bình Định còn sở hữu các di sản văn hóa – lịch sử hàm chứa nhiều giá trị. Trên các tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Bình Định đang định hướng sẽ phát triển du lịch một cách bền vững.

Ưu Đãi Từ Thiên Nhiên

Thiên nhiên ban tặng vùng đất này 134 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh năm tràn ngập ánh nắng. Các dạng địa hình phong phú tạo nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, song suối, và biển cả với nhiều thắng cảnh hấp dẫn.

Bình Định sở hữu nhiều biển đảo hoang sơ như Hòn Khô, Eo Gió, Cù Lao Xanh…, tài nguyên văn hóa, lịch sử đa dạng với hệ thống 13 tháp Chăm rất có giá trị; các loại hình nghệ thuật nổi tiếng như bài chòi, tuồng; lễ hội Tây Sơn, võ Bình Định; các lễ hội cầu ngư, làng nghề truyền thống…, cùng nhiều đặc sản ngon, dân dã và con người thân thiện.

Quy hoạch giao thông đồng bộ, đầu tư nâng cấp hạ tầng:

Đường bộ : tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 19B, các tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định, Bình Định – Nha Trang

Đường sắt : Đường sắt Bắc – Nam đi qua Bình Định dài 148 km gồm 11 ga. Ga Diêu Trì là một trong 10 ga lớn của Việt Nam

Đường hàng không : sân bay Quốc tế Phù Cát được nâng cấp và mở rộng

Đường thủy

Ngoài những điều kiện trên, để phát triển Bình Định thu hút khách du lịch, và hướng đến du lịch bền vững, Bình Định còn có các tiện ích khách đang được xây dựng như : Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Nhà máy điện gió Phương Mai 3, Quy hoạch mở rộng KKT Nhơn Hội,…

Định Hướng Phát Triển Du Lịch Bình Định

Thống kê khách du lịch tỉnh Bình Định (Nguồn Sở Du lịch Bình Định)

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh Bình Định công bố ngày 8/4/2019, tỉnh Bình Định sẽ có 22 đô thị; trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia, theo định hướng dịch vụ – cảng biển – công nghiệp – du lịch.

Thành phố Quy Nhơn – Khu kinh tế Nhơn Hội là cực tăng trưởng quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế đô thị của vùng và quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế xuyên Á, Bắc – Nam và Đông – Tây, với các tuyến giao thông kết nối Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 19 và tuyến Cao tốc Bắc – Nam. Nhằm thu hút khách du lịch đến với Quy Nhơn, Bình Định, chính quyền địa phương đã có những định hướng phát triển du lịch như :

Bình Định đã quy hoạch lại bờ biển Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai và hơn 134 km bờ biển của tỉnh để phát triển du lịch, với những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, mới lạ, độc đáo.

Thứ hai là phát triển du lịch lịch sử, văn hóa. Bình Định có tới hơn 200 di tích lịch sử mang nhiều nét văn hóa độc đáo.Bình Định đang quy hoạch, trùng tu Bảo tàng Quang Trung, hệ thống tháp Chăm, thành Hoàng Đế, các lò võ thuật cổ truyền… để phát triển du lịch lịch sử. Trong thời gian tới sẽ kết hợp các khu di tích tâm linh như Đàn tế trời, chùa Ông Núi… để tạo thành những tua du lịch lịch sử – văn hóa – tâm linh hoàn chỉnh.

Thứ ba là du lịch hội nghị, khoa học, gắn với Trung tâm Khoa học quốc tế Giáo dục liên ngành (ICISE) của Giáo sư Trần Thanh Vân. Hiện nay, mỗi năm Bình Định đón hơn 1.000 nhà khoa học. Đây là cơ hội để quảng bá du lịch Bình Định rất tốt. Từ thành công của trung tâm này, Bình Định đang xây dựng một tổ hợp không gian khoa học, với các hạng mục như: bảo tàng khoa học, nhà vũ trụ, khu tham quan du lịch.

Trong thời gian qua,tỉnh Bình Định đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nâng cấp các tuyến đường quốc lộ kết nối từ sân bay, nhà ga đến các danh thắng, di tích, các điểm du lịch. Các tập đoàn hàng đầu về bất động sản ,du lịch, nghỉ dưỡng như Anphanam, Marriott, TMS,Vingroup, FLC,Phát Đạt,… cũng đã đầu tư các dự án lớn tại Bình Định.

Tags:

Định Hướng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Kiên Giang Đến Năm 2022

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI ĐẮC TỬNG

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

HÀ NỘI, 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI ĐẮC TỬNG

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ MINH HÒA

HÀ NỘI, 2013

LỜI CẢM TẠ 7 LỜI CAM ĐOAN 8 MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài 9 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 12 7. Kết cấu luận văn 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT ĐỊA PHƢƠNG 14 1.1. Cơ sở lý luận 14 1.1.1. Một số định nghĩa về du lịch 14 1.1.2. Vị trí vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng của địa phƣơng 14 1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của địa phƣơng 16 1.1.4. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch của một địa phƣơng 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 27 1.2.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài 27 1.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc 29 Tiểu kết chƣơng 1 34

2 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG 35 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch Kiên Giang 35 2.1.1. Tài nguyên du lịch cụm Hà Tiên – Kiên Lƣơng và phụ cận 35 2.1.2. Tài nguyên du lịch cụm khu vực Rạch Giá và phụ cận 36 2.1.3. Tài nguyên du lịch cụm huyện Phú Quốc 36 2.1.4. Tài nguyên du lịch cụm U Minh Thƣợng và phụ cận: 37 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2012 38 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội 38 2.2.2. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch 44 2.2.3. Các chỉ tiêu về du lịch Kiên Giang giai đoạn năm 2006 – 2012 47 2.2.4. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch 53 2.2.5. Nguồn nhân lực du lịch 56 2.2.6. Công tác truyền truyền quảng bá và xúc tiến du lịch 57 2.2.7. Tình hình đầu tƣ du lịch 58 2.2.8. Tình hình hợp tác phát triển du lịch 60 2.2.9. Công tác tổ chức, quản lý nhà nƣớc du lịch. 61 Tiểu kết chƣơng 2 64 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 66 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch 66 3.1.1. Các căn cứ đề xuất 66 3.1.2. Đề xuất định hƣớng phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020. 76 3.2. Giải pháp thực hiện 101 3.2.1. Giải pháp về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch 101 3.2.2. Giải pháp về xúc tiến – quảng bá du lịch và xây dựng thƣơng hiệu du lịch. 103 3.2.3. Giải pháp về đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ và cơ chế, chính sách phát triển du lịch 105

3 3.2.4. Giải pháp hợp tác phát triển du lịch 108 3.2.5. Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch 109 3.3. Kiến nghị 113 3.3.1. Đối với Chính phủ 113 3.3.2. Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 114 3.3.3. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang 114 3.3.4. Đối với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tƣ tỉnh Kiên Giang 114 3.3.5. Đối với các ngành khác. 115 3.3.6. Đối với UBND các huyện, thành thị trực thuộc Tỉnh 115 3.4 Nội dung và chƣơng trình hành động cụ thể 116 Tiểu kết chƣơng 3 123 KẾT LUẬN 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang Phụ lục 2: Bản đồ tài nguyên du lịch Phụ lục 3: Bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật du lịch Phụ lục 4: Bản đồ định hướng khôn gian du lịch Phụ lục 5: Bản đồ liên hệ phát triển du lịch Vùng Phụ lục 6: Dự báo khách du lịch quốc tế đến ĐBSCL đến 2020 Phụ lục 7: Dự báo khách du lịch nội địa đến Vùng ĐBSCL đến 2020 Phụ lục 8: Dự báo thu nhập du lịch Vùng ĐBSCL đến năm 2020

4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển Á Châu ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BQL : Ban quản lý BOT : Hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao CN: Chi nhánh Chom Thonam Tho May: Tết cổ truyền đồng bào dân tộc Khrme CĐ: Cao đẳng DNDL: Doanh nghiệp du lịch ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long FDI: Vốn đầu tư trực tiếp GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GDĐT: Giáo dục và Đào tạo HHDL: Hiệp hội du lịch Homestay: Du lịch nghỉ lại nhà dân HT: Hà Tiên ICOR: Hệ số sử dụng vốn JICA: Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản KBT: Khu bảo tồn KBTTN: Khu bảo tồn tự nhiên KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyển KG : Kiên Giang LT: Lưu trú MICE: loại hình du lịch công vụ NXB: Nhà xuất bản NVVH-TT: Nghiệp vụ Văn hoá – Thông tin Oc Oom Bok: Lễ hội cúng trăng

5 ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức PTTH: Phát thanh truyền hình PQ: Phú Quốc QĐ-BVHTTDL: Quyết định – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch QHPTDL: Quy hoạch phát triển du lịch QHTTPTKT-XH : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội SVHTT&DL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch SKH&ĐT: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP: Thành phố UMT: U Minh Thượng UBND: Ủy ban nhân dân TN&MT: Tài nguyên và Môi trường VQG PQ: Vườn quốc gia Phú Quốc VQG UMT: Vườn quốc gia U Minh Thượng VQG: Vườn Quốc gia VH-TT: Văn hoá – Thông tin VietGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam VHTTDL PQ : Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Quốc XTĐTTM&DL: Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch XTĐT&TM HT: Xúc tiến, Đầu tư và Thương mại Hà Tiên

6 DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch 48 Bảng 2.2: Hiện trạng ngày khách 49 Bảng 2.3: Hiện trạng ngày lưu trú trung bình. 50 Bảng 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2012 51 Bảng 2.5: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 52 Bảng 2.6: Hiện trạng chi tiêu bình quân du lịch trên địa bàn 52 Bảng 2.7: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú Kiên Giang 53 Bảng 2.8: Doanh nghiệp lữ hành Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2012 54 Bảng 2.9: Số lượng lao động du lịch tỉnh Kiên Giang 57 Bảng 2.10: Phân loại theo độ tuổi và trình độ lao động 57 Bảng 2.11: Các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2012 59 Bảng 3.1: Ma trận SWOT 69 Bảng số 3.2: Bảng dự báo tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch 77 Bảng số 3.3: Dự báo về khách du lịch. 78 Bảng số 3.4: Dự báo ngày lưu trú trung bình. 79 Bảng số 3.5: Dự báo mức chi tiêu trung bình, thu nhập và nhu cầu vốn đầu tư. 81 Bảng số 3.6: Hệ số đầu tư ICOR của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 82 Bảng số 3.7: Phân bổ nguồn đầu tư du lịch cho tỉnh Kiên Giang đến 2020 83 Bảng số 3.8: Dự báo nhu cầu phòng lưu trú và lao động. 84 Bảng số 3.9: Dự báo các dự án đầu tư giai đoạn 2011 – 2020 96

1. Lý do chọn đề tài Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước. Kiên Giang là một tỉnh nằm ở cực Nam của Tổ Quốc, là tỉnh ví như Việt Nam thu nhỏ, có đồng bằng, núi đồi, rừng và biển đảo trù phú. Trong “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn 2030″ đã xác định phấn đấu đến năm 2015 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với bối cảnh chung của sự phát triển du lịch Việt Nam, những năm qua ngành du lịch Kiên Giang đã có những bước tiến quan trọng, đã trở thành một trong những trung tâm du lịch trên bản đồ du lịch của cả nước. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã tăng cường đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải thiện các tiêu chuẩn của ngành, nâng cao trình độ đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường… Cùng với sự phát triển đó, ngành du lịch đã có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của các ngành khác, thực sự đang và sẽ giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Tháng 9/2011 “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030″ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch xây dựng đã chính thức được phê duyệt, là cơ sở rất quan trọng đối với sự phát du lịch Kiên Giang trong thời gian tới. Song, để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần có những định hướng, giải pháp toàn diện và đầy đủ hơn để việc thực hiện quy hoạch du lịch đạt hiệu quả. Chính vì thế, để góp phần thúc đẩy ngành du lịch Kiên Giang đầy tiềm năng, với cương vị là một người làm quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh Kiên Giang, tôi quyết

10 định chọn đề tài “Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020″ để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Mục đích của việc chọn đề tài này là tôi muốn đóng góp ý kiến của bản thân để đưa ra những định hướng, cùng các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm giúp cho ngành du lịch Kiên Giang không ngừng phát triển đi lên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: – Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch của một địa phương. – Nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang. – Nghiên cứu đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020. 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Cách công trình nghiên cứu về du lịch Kiên Giang, đặc biệt là nghiên cứu về du lịch Phú Quốc trong thời gian qua xuất hiện rất nhiều. Việc nghiên cứu về định hướng, giải pháp phát triển du lịch đây là vấn đề không mới mẻ, nhưng trong thời gian qua các giải pháp của các đề tài nghiên cứu về du lịch Kiên Giang phần lớn là không đầy đủ, còn mang nặng tính lý thuyết, tính khả thi là không cao khi đưa vào áp dụng thực tế. Thời gian gần đây có 02 công trình nghiên cứu là „„Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030‟‟ do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tư vấn và Đề án”Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020‟‟ do Viện Phát triển du lịch bền vững tư vấn có mục tiêu hướng đến gần giống như mục tiêu của đề tài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài không phân tích những vấn đề mang tính chi tiết nhỏ của từng vấn đề riêng lẻ, mà chỉ phân tích vào những vấn đề tổng quát phục vụ

11 cho việc xây dựng và lựa chọn định hướng, giải pháp phát triển của ngành du lịch Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu – Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có xem xét đến các mối quan hệ của ngành trong phạm vi của khu vực ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong tỉnh Kiên Giang, cụ thể là tại bốn khu vực du lịch trọng điểm của tỉnh. – Thời gian nghiên cứu: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu của đề tài từ năm 2006 – 2012; các định hướng và giải pháp được đưa ra đến năm 2020. – Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch của một địa phương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát như: – Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản, trên trang web, các luận văn, đề tài, thông tin trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch của một địa phương để từ đó xác định rõ cơ hội phát triển và những hạn chế. – Phương pháp khảo sát thực địa: là phương pháp truyền thống, có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập số liệu, thông tin trực tiếp ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn các nghiên cứu của tỉnh để có cái nhìn đúng và toàn diện hơn khi đi sâu vào vấn đề nghiên cứu mà đề tài phân tích. – Phương pháp chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia, các nhà quản lý về du lịch. Mục đích các cuộc phỏng vấn là để tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia về tìm năng phát triển, cũng như thu hút khách du lịch. – Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp với mục đích so sánh phát hiện những đặc điểm giống nhau và sự khác nhau giữa các đội tượng nghiên cứu và các yếu tố hình thành để có thể kết luật đúng.

12 – Phương pháp bản đồ: Tác giả vận dụng phương pháp này để nghiên cứu đặc điểm về không gian, sự phân bố tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật và là cơ sở để phân tích, phát hiện qui luật vận động của hệ thống lãnh thổ du lịch. Từ đó có những định hướng, đề xuất giải pháp phát triển du lịch khách quan, khoa học và hợp lý. – Phương pháp phân tích xu thế: Dựa vào quy luật vận động của quá khứ, hiện tại và xu thế phát triển du lịch cũng như định hướng phát triển du lịch của quốc gia và khu vực, từ đó đưa ra định hướng phát triển cho du lịch Kiên Giang. – Phương pháp cân đối kinh tế: Phương pháp này giúp tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu, thiết lập sự cân đối giữa cung và cầu khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực và đồng thời cân đối ngân sách đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch. – Phương pháp ma trận SWOT: (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Nguy cơ ) là công cụ quan trọng cho phép kết hợp các yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội, đe doạ) để đưa ra các định hướng phát triển du lịch địa phương theo bốn loại chiến lược sau: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), Chiến lược điểm mạnh – đe doạ (ST), Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), Chiến lược điểm yếu – đe doạ (WT). – Phương pháp dự báo tốc độ tăng trưởng: Đây là phương pháp dùng các chỉ số hiện có để tính toán, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn nghiên cứu trên phầm mềm Excel bằng công thức: 10^(log(kỳ cuối/kỳ đầu)/ số năm) -1. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài – Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu các vấn đề định hướng và giải pháp phát triển du lịch của một địa phương. – Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang, đề tài giúp các cơ quan chức năng có định hướng phát triển phù hợp cho du lịch Kiên Giang; là nguồn tư liệu để các doanh nghiệp tham khảo trong quá trình hoạt động ở hiện tại và trong những năm sắp tới. Đồng thời, kết quả của đề tài sẽ

13 giúp các cấp chính quyền tỉnh Kiên Giang có cách tiếp cận và công cụ phù hợp đến nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển cho du lịch. 7. Kết cấu luận văn Luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch của một địa phương. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.

14 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT ĐỊA PHƢƠNG

1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số định nghĩa về du lịch Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma-Italia (ngày 21/8 – 05/9/1963) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ” [6, Tr. 12-13]. Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức ldu lịch chính thức (Internatioal Union of Official Travel Oragnization – IUOTO) du lịch được hiểu là: “Hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống‟‟ [9, tr. 21]. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hoà các quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại phát triển kinh tế xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện” [9, tr. 21]. Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 thì: “Du lịch là một hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưởng trong một khoảng thời gian nhất định” [7, tr. 28]. Qua các định nghĩa nêu trên có thể rút ra một số điểm cần nhấn mạnh về du lịch như sau: 1.1.2. Vị trí vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương 1.1.2.1. Đối với kinh tế

15 Con người là lực lượng chủ yếu của xã hội, hoạt động sản xuất là cơ sở để tồn tại của mọi xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. Một mặc, nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặc khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch tỷ lệ ốm đau khi làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Ở các nước phát triển nguồn lao động gia tăng rất chậm. Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó. 1.1.2.2. Đối với xã hội Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình về sinh học khẳng định rằng, nhờ chế độ nghỉ ngơi tích cực, bệnh tật trung bình của dân cư giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Du lịch góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển của du lịch tác động nhiều đến các mặc văn hóa, xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng chịu ảnh hưởng bởi sự tương phản, khác biệt về văn hóa, đời sống giữa các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác. Du lịch được xem như nhân tố cũng cố hòa bình, đẩy mạnh mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau qua từ năm như: “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình” (1967); “Du lịch không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983); “Du lịch, nhân tố đoàn kết giữa các dân tộc” (1992); “Du lịch, nhân tố của khoan dung và hòa bình” (1996) đã kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống giữa các

16 quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với du khách, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1.1.2.3. Đối với môi trường Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và phục hồi môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Việc tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan có ý nghĩa quan trọng đối với du khách. Nó tạo cho họ có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường. Mặc khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên và đảm bảo điểu kiện sử dụng chúng một cách hợp lý. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặc khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau. 1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của địa phương Các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng phát triển du lịch của một địa phương có thể tính toán và đánh giá theo các chỉ tiêu như sau: 1.1.3.1. Một số yêu cầu và phạm vi phản ánh hiệu quả kinh tế + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đánh giá sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân: – Tổng doanh thu xã hội từ du lịch : Đây là chỉ tiêu tổng hợp thu nhập của toàn xã hội trong du lịch bao gồm doanh thu trực tiếp trong ngành du lịch và doanh thu gián tiếp ngoài ngành như dịch vụ taxi, quà lưu niệm, làm đẹp, hàng không.

17 – Tổng doanh thu thuần tuý của ngành du lịch: Đây là chỉ tiêu doanh thu từ các hoạt động chính của ngành du lịch như dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống. – Tổng lợi nhuận, tổng nộp ngân sách của ngành du lịch: Đây là chỉ tiêu khi tổng doanh thu trừ tất cả các chi phí, còn lại là lãi ròng hay còn gọi là tổng lợi nhuận. Trong đó một chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước là tổng thu được từ hoạt động du lịch thông qua thuế là bao nhiêu, để từ đó địa phương có sự đánh giá về thực trạng, cũng như tiềm năng của ngành du lịch để có kế hoạch đầu tư hợp lý trong thời gian tiếp theo. – Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của nền kinh tế quốc dân: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, cũng như các ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch mang lại doanh thu, lợi nhuận cho ngân sách trong tổng cơ cấu GDP kinh tế – xã hội của một địa phương. – Thu nhập bình quân tính trên đầu người của ngành du lịch: Đây là chỉ tiêu lấy tổng lợi nhuận của ngành du lịch chia lại cho tổng số lao động trong ngành du lịch của một địa phương. Chỉ tiêu trên phản ánh về mực độ thu nhập của nguồn nhân lực trong ngành. + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế so sánh ngành du lịch với các ngành khác: – So sánh hiệu quả xuất khẩu trong ngành du lịch với xuất khẩu của ngành ngoại thương: Trong thực tế xuất khẩu qua con đường ngoại thương phải tốn nhiều chi phí bao bì đóng gói, chi phí vận chuyển, thuế. Nhưng xuất khẩu qua con đường du lịch thì những chi phí như vậy giảm đi đáng kể. – So sánh hiệu quả vốn đầu tư trong du lịch với hiệu quả vốn trong các ngành khác: Nếu như ngành nông nghiệp người dân phải mất công sức trồng lúa một khoảng thời gian khoảng 03 tháng mới đến ngày thu hoạch bán sản phẩm thì ngành dịch vụ du lịch nhiều nguồn thu được thực hiện trực tiếp. Chính vòng quay nhanh đồng vốn tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất một cách nhanh chóng.

18 – So sánh năng suất lao động trong du lịch với năng suất lao động của ngành khác. + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch: – Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chung cho mọi loại hình kinh doanh: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp của tổng thể các hoạt động của ngành du lịch mang lại. – Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú: Chỉ tiêu hiệu quả của kinh doanh lưu trú phản ánh trong tổng doanh thu của hoạt động du lịch thì lĩnh vực lưu trú chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm; nói ở góc độ hẹp hơn trong cơ sở kinh doanh khách sạn có rất nhiêu dịch vụ kèm theo thì doanh thu từ bộ phận buồng chiếm bao nhiêu phần trăm. – Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho lĩnh vực kinh doanh ăn uống: Kinh doanh ẩm thực luôn đóng vai trò quan trọng đối với ngành du lịch, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ẩm thực nói lên trong hoạt động kinh doanh du lịch thì doanh thu từ kinh doanh ăn uống đóng góp bao nhiêu phần trăm. – Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho lĩnh vực kinh doanh vận tải du lịch: Hoạt động du lịch luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh vận tải du lịch, đây cũng là chỉ tiêu phản ánh doanh thu ngành kinh doanh vận tải đóng góp bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu doanh thu chung của ngành du lịch. – Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch khác: Du lịch là ngành dịch vụ, chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả đầu tư vào ngành dịch vụ du lịch so với các ngành dịch khác như ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển, y tế. 1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế du lịch + Các chỉ tiêu chung – Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp: Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cơ bản nhất, được đo bằng tỷ số giữa tổng doanh thu với tổng chi phí cho du lịch. Chỉ tiêu này cho biết nếu bỏ một đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

19 Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: H1 = D/C Trong đó: H1: Hiệu quả kinh tế D: Doanh thu du lịch C: Chi phí du lịch – Chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi: Là hai chỉ tiêu thể hiện mức lợi nhuận mà cơ sở kinh doanh du lịch thu được trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời thể hiện mức độ tận dụng chi phí, vốn sản xuất trong quá trình kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: L = D – C H2 = (L/C) x 100, H2‘ = (L/C) x 100 Trong đó: H2, H2‘ – là doanh lợi; L: Tổng lợi nhuận trong kỳ C: Tổng chi phí trong kỳ; V: Vốn kinh doanh trong kỳ – Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: H3A = L/V hay H3B = D/V Trong đó: H3A, H3B: Là hiệu quả sử dụng vốn; L: Tổng lợi nhuận trong kỳ D: Tổng doanh thu trong kỳ; V: Tổng vốn H3A cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, còn H3B cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. – Chỉ tiêu hiệu quả lao động: Đánh giá chỉ tiêu này, ta có hai chỉ tiêu sau đây: Năng suất lao động bình quân: H4 = D/N Trong đó: H4: Năng suất lao động bình quân; D: Tổng doanh thu N: Số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết doanh thu bình quân trên tổng lao dộng của doanh nghiệp (thường tính trên một năm), hay một lao động thì tạo ra bao niêu đồng doanh thu. Hiệu quả lao động bình quân: H‘4 = L/N Trong đó: H‘4: Hiệu quả sử dụng lao động bình quân; L: Tổng lợi nhuận

20 Chỉ tiêu này cho ta biết cứ mỗi người trong đơn vị làm ra bình quân bao nhiêu lợi nhuận. + Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đặc trưng cho các ngành kinh doanh du lịch – Các chỉ tiêu kinh doanh lưu trú: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh năng suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, gồm hai chỉ tiêu: Công suất sử dụng buồng, gường: Hb = (BSD)/(BTKx365) x 100 HG =(GSD)/(GTKx100) x 100 Trong đó: Hb, HG: Công suất sử dụng buồng, gường; BSD: Số ngày buồng sử dụng thực tế; BTK: Số ngày buồng theo thiết kế; GSD: Số ngày gường sử dụng thực tế; GTK: Số ngày gường theo thiết kế Thời gian lưu trú trung bình: TLL = NK/K Trong đó: TLL: thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch NK: Tổng số ngày khách; K: Tổng lượt khách Chi phí trung bình cho một ngày khách: CTB = C/N Trong đó: CTB: Chi phí trung bình cho một ngày khách C: Tổng chi phí; N: Tổng ngày khách Chỉ tiêu này so sánh chi phí trung bình cho một ngày khách giữa các doanh nghiệp với nhau. Lợi nhuận trung bình một ngày khách: LTB = L/N Trong đó: LTB: Lợi nhuận trung bình một ngày/khách N Tổng ngày khách; L: Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Thu nhập ngoại tệ trung bình từ một khách du lịch quốc tế: NTK=DNT/KQT Trong đó: NTK: Thu nhập ngoại tệ trung bình trên một khách quốc tế DNT: Doanh thu ngoại tê; KQT: Tổng số khách quốc tế Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng ngoại tệ trên khách quốc tế.

21 Các chỉ tiêu đặc trưng cho ngành kinh doanh ăn uống: Hệ số sử dụng chỗ ngồi, doanh thu và lợi nhuận tính trên một chỗ ngồi; doanh thu và lợi nhuận tính cho một nhân viên phục vụ ăn uống: HCN = (CHSD/CHTK) x 100 Trong đó: HCN: Hệ số sử dụng chỗ ngồi CHSD: Tổng số lượt chỗ ngồi thực tế đã sử dụng CHTK: Tổng số lượt chỗ ngồi theo thiết kế của nhà hàng Chỉ tiêu đặc trưng cho kinh doanh lữ hành: dT = D/K Trong đó: dT: Doanh thu bình quân (chi tiêu bình quân của một ngày khách) D: Tổng doanh thu; K: Tổng ngày khách [4, Tr. 238 – 247] 1.1.4. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch của một địa phương 1.1.4.1. Các định hướng phát triển + Thứ nhất, dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch Dự báo chỉ tiêu khách du lịch: Chỉ tiêu về dự báo khách du lịch là một chỉ tiêu đầu tiên quan tâm đến tình hình phát triển du lịch trong tương lai, quá trình định hướng phát triển du lịch ở cấp độ quốc gia hay địa phương. Việc dự báo chỉ tiêu tăng trưởng khách du lịch đòi hỏi phải chọn phương pháp phù hợp và tính toán chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở, đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới để có bước chuẩn bị về sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, xúc tiến quảng bá, sự phối hợp giữa các ngành để thực hiện đạt được chỉ tiêu đã đề ra. Dự báo tổng sản phẩm và doanh thu du lịch: Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định về tính hiệu quả của quá trình kinh doanh du lịch ở cấp vĩ mô lẫn vi mô chứ không phải là chỉ tiêu về số lượng khách. Ngành du lịch với nhu cầu kinh phí đầu tư về cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật, xúc tiến quảng bá là rất lớn. Với một đồng vốn bỏ ra thì chúng ta thu lại được bao nhiêu đồng lời, đây là một chỉ tiêu cần có sự tính toán chặt chẽ, khoa học để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư du lịch: Du lịch là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư ở đây có thể phân thành nhiều nhóm chính như: vốn đầu tư từ ngân sách, nhóm đầu tư

22 khu vực tư nhân (xã hội hóa vốn đầu tư), vốn đầu tư thu hút hay kêu gọi đầu tư nước ngoài (vốn FDI, vốn ODA, liên doanh, liên kết, 100% vốn đầu tư nước ngoài). Có thể nói việc dự báo nhu cầu vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển là động lực để ngành du lịch phát triển. Dự báo về cơ sở lưu trú du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú có vai trò là sức tải du lịch của các các khu điểm hay của một địa phương. Nên việc dự báo cơ sở lưu trú trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ nhu cầu nghỉ lại của du khách. Nếu chúng ta dự báo và thực hiện thấp, dẫn đến cung không đủ cầu thì dẫn đến sức ép, nhu cầu phòng ở sốt dể dẫn đến đến tình trạng tăng giá, đầu cơ phòng hay dự báo thừa cung vượt cầu thì dẫn đến sự công suất phòng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, việc dự báo về nhu cầu tiêu chuẩn phòng ở cấp độ bình dân hay cao cấp cũng cần phải có sự đầu tư nghiên cứu thị trường để đưa ra dự báo chính xác. Dự báo nhu cầu về lao động du lịch: Ngành du lịch cũng như các ngành nghề khác, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển. Chính vì là ngành dịch vụ phục vụ mặt đối mặt là chủ yếu, muốn du lịch phát triển, sản phẩm đạt chất lượng, mang tính cạnh tranh cao thì lao động du lịch cần phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo cũng cần có sự điều tra về nhu cầu của thị trường ở từng lĩnh vực như: lưu trú, lữ hành, nhà hàng, giáo viên để đưa ra những dự báo chính xác đáp ứng nhu cầu phát triển khai thác du lịch. + Thứ hai, định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch Thị trường khách du lịch quốc tế: Khách quốc tế luôn có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trong quá trình thu hút khách du lịch. Khách quốc tế luôn mang lại nguồn thu đáng kể do sự chi tiêu cao. Việc định hướng, phân khúc thị trường căn cứ vào nhiều yếu tố như sở thích, thị hiếu, phong tục, tập quán, nhu cầu chi tiêu là những vấn đề phức tạp mà đòi hỏi các nhà làm quy hoạch, quản lý phải nghiên cứu kỷ lưỡng trong chiến lược xúc tiến – quảng bá sản phẩm của mình.

23 Thị trường khách du lịch nội địa: Nếu như khách du lịch quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc khai thác du lịch, thì khách du lịch nội địa có vai trò quan trọng trong việc định hướng khai thác thị trường, thị trường khách nội địa đóng vai trò là nguồn cung cấp thường xuyên và ổn định cho các doanh nghiệp. Để cung cấp sản phẩm, xúc tiến quảng bá hay dự báo số lượng khách nội địa trong tương lai điều này rất có ý nghĩa quan trọng đối với các địa phương hay doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Định hướng phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là yếu tố hàng đầu để thu hút khách du lịch. Nhu cầu sản phẩm du lịch của du khách là không giới hạn, con người luôn tìm đến cái mới, cái lạ nên chúng ta phải luôn đổi mới, xây dựng những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng hay thiết kế sản phẩm mới trong du lịch là hoạt động tiến ra thường xuyên, liên tục. Việc định hướng sản phẩm cần thiết cung cấp đến những thị trường phù hợp. + Thứ ba, định hướng về đầu tư du lịch Các lĩnh vực cần định hướng đầu tư phát triển liên quan đến du lịch như cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, các khu điểm vui chơi giải trí, đầu tư xây dựng phát triển loại hình du lịch mới, các chương trình, dự án du lịch. Điều cần lưu ý ở đây là đối với các dự án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch phải có thứ tự ưu tiên xúc tiến lĩnh vực nào cấp bách, cần ưu tiên, lĩnh vực nào để giai đoạn kế tiếp để có dự phân bố nguồn vốn hay kêu gọi đầu tư sao cho hợp lý. + Thứ tư, định hướng không gian phát triển du lịch Cơ sở xây dựng định hướng không gian du lịch: Thứ nhất, là căn cứ vào điều chỉnh địa giới hành chính ở hiện tại và trong thời gian sắp tới từ cấp tỉnh, thành; quận, huyện và xã phường. Thứ hai, là căn cứ vào điều chỉnh một số vùng dự vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội mà địa phương đã phân chia để phù lớp với đặc điểm của từng khu vực và thuận lợi trong công tác quản lý. – Tổ chức không gian phát triển du lịch:

24 Định hướng các trục không gian phát triển du lịch: Bao gồm các trục giao thông liên vùng, quốc tế, trục không gian nội vùng, định hướng các cửa khẩu phát triển du lịch bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không (nếu có). Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch: Bao gồm việc định hướng các khu vực; các tuyến quốc tế liên vùng, tuyến du lịch địa phương; khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương. + Thứ năm, định hướng về giá và chất lượng dịch vụ Định hướng về giá: Đây là định hướng so sánh về điều kiện kinh tế, nguồn lực, giá cả dịch vụ so với các địa phương khác trong khu vực. Chính vì lý do đó mà cần xây dựng chiến lược về giá của từng khu vực cụ thể đối với từng thị trường là khách quốc tế và nội địa để tạo lợi thế so sánh trong cạnh tranh. Định hướng về chất lượng dịch vụ: Tập trung vào các vấn đề như chất lượng cơ sở lưu trú; chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí; chất và năng lực vận chuyển đường bộ, đường biển và đường hàng không; năng lực quản lý nhà nước; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của các doanh nghiệp; tập huấn nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa ứng xử của cộng đồng. 1.1.4.2. Các giải pháp phát triển + Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Giải pháp về chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch: Ở đây nguồn nhân được tăng cường đào tạo thông qua nhiều hình thức như: đào tạo lại, đào tạo mới, tạo tạo tại chỗ, liên kết, đưa đi đào tạo. Chuẩn hóa nguồn nhân lực thông qua sự hỗ trợ của ngân sách địa phương, doanh nghiệp tự đào tạo, xã hội hóa trong đào tạo hay sự hỗ trợ đào tạo từ Trung ương, các tổ chức nước ngoài. Giải pháp về thu hút và phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo: Đây là giải pháp củng cố các chương trình đào tạo trong các trường có đào tạo về du lịch, rà soát xây dựng lại chương trình đào tạo chú trọng yếu tố thực hành cho người học. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo các trường có đào tạo về du lịch.

25 + Về xúc tiến – quảng bá du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch Giải pháp xúc tiến – quảng bá du lịch: Đây là giải pháp mà các địa phương cần tiến hành đầu tư nghiên cứu thị trường khách nội địa, cũng như khách quốc tế một cách bài bản trên cơ sở các vấn đề tâm lý, tập quán, thói quen tiêu dùng để cung cấp sản phẩm phù hợp; đồng thời cũng nhằm xác định đúng đối tượng, đúng thị trường để xúc tiến quảng bá hiệu quả. Kiện toàn bộ máy làm công tác xúc tiến – quảng bá; bên cạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ làm công tác xúc tiến quảng bá cần được quan tâm; các vấn đề xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn, trung, dài hạn và các ban hành các văn bản quy định đến xúc tiến – quảng bá cần thực hiện xây dựng, quản lý một cách chặt chẽ. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch: Nhà nước xây dựng thương hiệu du lịch cho tỉnh; các địa phương, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu du lịch cho khu vực, doanh nghiệp và sản phẩm du lịch. Cần phối hợp trong, ngoài ngành và tiếp thu kinh nghiệm kể cả nước ngoài trong quá trình xây dựng thương hiệu du lịch. Thương hiệu du lịch phải bảo vệ, bảo hộ và tôn vinh. + Về đầu tư và chính sách phát triển du lịch Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch: Đây là giải pháp cần tập trung kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, chú trọng thiết kế sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù; đặt biệt là cần tập trung đầu tư một vài khu du lịch quốc gia để làm bàn đạp và giúp cho việc xây dựng thương hiệu du lịch. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch: Đây là giải pháp mà chính quyền địa phương ban hành các quy định đối với ngành du lịch trong phạm vi quyền hạn cho phép để kích thích ngành du lịch phát triển, các chính sách điển hình như xây dựng cơ chế huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, đấu giá quyền sử dụng đất, hình thức BOT. Thứ hai, ưu tiên thuế xuất nhập khẩu đối với các thiết bị trong ngành du lịch; giảm, miễn hay cho chậm nộp thuế, tiền thuê đất đối với các dự án hay một số lĩnh vực nhất định; rà soát lại các khoản thu về phí, lệ phí. Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục hải quan và mở thêm nhiều dịch vụ tiện ít phục vụ du khách.

Bạn đang xem bài viết Định Hướng Phát Triển Du Lịch Năm 2022 trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!