Xem Nhiều 3/2023 #️ Du Lịch Biển Hồ Thủy Điện Sơn La # Top 5 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Du Lịch Biển Hồ Thủy Điện Sơn La # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Biển Hồ Thủy Điện Sơn La mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tham quan cầu Pá Uôn – cây cầu được xác lập kỷ lục Guiness là cây cầu có trụ cầu cao nhất Việt Nam;

Cùng với đó, du khách được tham quan nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012, là công trình thủy điện lớn, minh chứng cho tài năng của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên làm nên một nhà máy thủy điện hoành tráng giữa vùng Tây Bắc.

Bên cạnh đó, tắm khoáng nóng tại thị trấn Ít Ong – Mường La, bản Lướt – Ngọc Chiến – Mường La cũng là trải nghiệm đáng nhớ.

Đến với VLHTD Sơn La, du khách không thể bỏ qua hành trình du lịch tâm linh đền Nàng Han và Linh Sơn Thủy Từ. Hai ngôi đền này nằm tọa lạc trên đồi Pú Ngịu thuộc xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Từ vị trí này, du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan biển hồ thủy điện và bản làng tái định cư ven lòng hồ.

Du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng bản Bon – Mường Chiên – Quỳnh Nhai; bản Lướt, bản Pom Mỉn – Ngọc Chiến – Mường La.

Tại những nơi này, du khách tham quan bản làng dân tộc, ở homestay, trải nghiệm đời sống văn hóa, nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, sản xuất nón, sản xuất đàn tính tẩu, nghề nấu rượu men lá… và thưởng thức các món ăn truyền thống, đặc sản dân tộc, đặc biệt các món ăn chế biến từ cá sông Đà.

Các lễ hội sôi động, hấp dẫn như Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quỳnh Nhai (ngày 10 tháng giêng hàng năm); Lễ hội Gội đầu người Thái Trắng Quỳnh Nhai (tháng 12 âm lịch); Lễ hội Mừng Cơm Mới xã Ngọc Chiến huyện Mường La (tháng 9 hàng năm)… cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Đề án khai thác tiềm năng vùng hồ các thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020 đặt mục tiêu phát triển kinh tế vùng hồ các thủy điện, trọng tâm là hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La thành khu vực có trình độ phát triển khá, có hệ thống cơ sở hạ tầng liên kết, đồng bộ với các vùng kinh tế trong tỉnh; khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng hồ gắn với phát huy, bảo tồn các giá trị hiện có; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân vùng hồ. Dự án tập trung khai thác tiềm năng vùng hồ thủy điện Sơn La như nuôi trồng thủy sản, du lịch, vận tải và các loại hình dịch vụ như chợ, nhà nghỉ… Trong đó, phát triển các hoạt động du lịch gồm: t ham quan hồ thủy điện, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, khám phá hang động, du lịch điều dưỡng chữa bệnh gắn với nước khoáng nóng, du lịch văn hóa lịch sử – tâm linh, du lịch thể thao, mạo hiểm, vui chơi giải trí cao cấp trên đảo và trên mặt nước; trong tương lai sẽ phát triển thành khu du lịch hấp dẫn .

Vương Nhị

Du Lịch: Hồ Thủy Điện Sơn La

Mặt hồ trong xanh như ngọc bích, sóng nước lay động; khung cảnh sơn thủy hữu tình; trải nghiệm du lịch cộng đồng, tìm hiểu nét văn hóa truyền thống, thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc, cùng hòa mình trong tiếng chiêng, tiếng trống mùa lễ hội… vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đang mời gọi du khách bằng vẻ đẹp như thế!

Du lịch khám phá hấp dẫn

Điểm đầu tiên trong hành trình du ngoạn là từ đập công trình thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á với những con số kỷ lục: Công suất lớn nhất 2.400MW; khối lượng công việc thi công nhiều nhất; tiến độ “cán đích” nhanh nhất, trước thời hạn 3 năm; dự án di dân đông nhất, di chuyển 20.260 hộ, hơn 95.700 khẩu của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m3 nước…

Chiếc tàu thủy rẽ sóng, rời bến Nghiêng (gần đập thủy điện Sơn La), không phải vượt ghềnh thác, các cửa tử, cửa sinh như “Người lái đò sông Đà” năm xưa, bởi từ ngày xây dựng đập thủy điện thì thượng nguồn sông Đà không còn hung dữ nữa mà trở thành vùng nước mênh mông với khung cảnh kỳ vỹ.

Mây “ôm ấp” núi non trập trùng; các đảo, bán đảo giữa hồ nước mênh mông, sông in bóng núi mà ngỡ như “Vịnh Hạ Long” vùng Tây Bắc.

Sau khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ, đến địa phận huyện Quỳnh Nhai. Xa xa cầu Pá Uôn ẩn hiện trong sương. Với trụ chính cầu cao 98 mét, đã được xếp hạng cao nhất Việt Nam. Từ ngày cầu nối nhịp đôi bờ sông Đà, những chuyến phà qua sông đến trung tâm huyện Quỳnh Nhai lùi vào ký ức. Bên tả ngạn là trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai, dáng dấp phố núi mới mọc lên; kia đền Linh Sơn Thủy Từ – đền thờ Nàng Han linh thiêng. Hướng bên hữu ngạn, chợt bâng khuâng bến nước Nghe Tỏng, đong đầy nỗi nhớ Mường Chiên xưa. Đôi bờ, bên nhớ, bên thương, thấp thoáng những bản tái định cư, bếp tỏa khói lam chiều, gợi nhớ miền quê xưa.

Nay, trên quê mới từng ngày “thay da, đổi thịt” mà vẫn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó là lễ gội đầu vào chiều 30 Tết của người Thái trắng Quỳnh Nhai, với mong muốn rửa trôi những điều không may mắn của năm cũ và cầu cho năm mới nhiểu sức khỏe, nhiều điều hay. Dulichgo Ở thời khắc ấy, những người già thường nhắc nhở con cháu câu chuyện về Nàng Han, một vị nữ tướng, con gái của một tộc trưởng đóng giả trai tập hợp binh mã, đánh đuổi giặc ngoại xâm, đuổi đến tận bờ cõi Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bây giờ) thì giặc tan.

Dẹp xong giặc cũng là 30 Tết âm lịch. Buổi chiều ngày đó, Nàng Han lệnh cho quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Từ đó đến nay, người Thái vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Lay (Điện Biên), Mường So (Lai Châu) vẫn còn lưu giữ phong tục này. Và mùng 10 tháng giêng hằng năm lại diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống, thể hiện bản lĩnh của người dân vùng sông nước, đồng thời, để cầu yên cho xóm làng. Trong Lễ hội gội đầu cuối năm và Lễ hội đua thuyền đầu năm còn hấp dẫn bởi các hoạt động thể thao dân tộc và thi ẩm thực dân tộc. Bà con các bản đua nhau đánh trống, chiêng, mừng đón năm mới.

Sau 7 giờ đồng hồ lênh đênh sóng nước, chuyến hành trình kết thúc nơi bến nước Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu)… Chiều tà, ánh nắng chiếu đổ xuống sông Đà sóng sánh như mật. Phía thượng nguồn, một thủy điện tầm cỡ quốc gia đang dần về đích với công suất 1.200MW. DulichgoĐánh thức tiềm năng du lịch

Cuối năm vừa qua, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đi thực tế khảo sát lòng hồ thủy điện Sơn La và nhận định, hồ thủy điện Sơn La có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch. Ngay trên chuyến tàu, đã diễn ra cuộc họp, bàn thảo các giải pháp khai thác tiềm năng hồ thủy điện. Đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, có chương trình về khai thác lòng hồ thủy điện Sơn La. Các ngành, địa phương khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La cần rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải, thủy sản và du lịch…

Để khai thác tiềm năng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 31-12-2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, không gian du lịch huyện Mường La gồm: Nhà máy thủy điện Sơn La, di tích hang Co Noong, suối nước nóng Ít Ong, Ngọc Chiến; các bản du lịch cộng đồng; rừng cây sơn tra, khu bảo tồn thiên nhiên Mường La… Huyện Quỳnh Nhai có các điểm du lịch: Di tích Linh Sơn Thủy Từ – đền thờ Nàng Han, mộ cổ, cầu Pá Uôn; hang động Thẩm Liên, Thẩm Đán Bóng; suối nước nóng bản Quyền, bản Bon; du lịch văn hóa cộng đồng… Khu du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La có điều kiện thuận lợi kết nối các địa phương lân cận bằng giao thông đường thủy theo sông Đà, đường bộ (quốc lộ 6, quốc lộ 279, quốc lộ 6b…). Mục tiêu là động lực phát triển du lịch của tỉnh và trở thành khu du lịch quốc gia trong tương lai.Dulichgo

Bà Lường Thị Vân Anh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Cơ hội phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tương lai gần nằm trong tour du lịch lòng hồ sông Đà và là điểm trung chuyển kết nối với lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Lai Châu. Hướng phát triển du lịch tham quan, sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ cuối tuần; điều dưỡng chữa bệnh gắn với tắm suối khoáng nóng; du lịch khám phá, thể thao mạo hiểm: Bơi thuyền, lướt ván, thăm hang động… cần xây dựng các bến cảng, bến tầu dừng nghỉ, du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch; xây dựng các điểm du lịch, tổ chức các hoạt động câu cá, thưởng thức món ăn dân tộc chế biến từ sản phẩm thủy sản tại lòng hồ để thu hút du khách.

Du ngoạn trên lòng hồ thủy điện Sơn La giữa cảnh “sông xuân, nước lẫn màu trời thêm xuân”, thấy rõ tiềm năng phát triển giao thông đường thủy, hoạt động du lịch, khai thác, nuôi trồng thủy sản… nếu khai thác tốt, hợp lý, sẽ góp phần thêm “sắc xuân” vùng hồ thượng nguồn sông Đà.

Theo Phạm Đức ( Báo Sơn La) Du lịch, GO!

Ven lòng hồ Thủy điện Sơn LaNhững hòn đá bí ẩn bên thủy điện Sơn La

(DTO) – Một lần được chiêm ngưỡng, thả hồn trên lòng hồ Thủy điện Sơn La sẽ khiến du khách ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp hùng vĩ. Trong khung cảnh yên bình, lãng mạn, non xanh nước biếc và nhịp sống trên lòng hồ…

Mang trên mình vẻ hoang sơ của núi non, với chứng tích lịch sử của Vua Lê Lợi sau khi đem quân dẹp giặc phương Bắc trở về để lại bút tích trên vách đá sông Đà, hay dinh thự của vua Thái-Đèo Văn Long một thời được người đời biết đến bằng những điệu xòe làm ngất ngây lòng người. Ven lòng hồ thủy điện hôm nay còn lưu giữ nhiều bản làng, với nét kiến trúc văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của các dân tộc như: Thái, Dao, Mông…

Dòng sông Đà nay không còn dữ dôi như ngày nào mỗi khi mùa lũ về. Nếu có dịp trải nghiệm bạn ở đây sẽ không còn cảm giác gai người của những lần vượt thác, xuống ghềnh trên dòng. Đổi lại là cảm giác bồng bềnh và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí về một nền văn hóa sông nước. Những vách đá dựng đứng, những sườn núi bạt ngàn hoa rừng, từ phong lan khoe sắc tím, sắc vàng đến vẻ đẹp trắng tinh khôi của hoa ban, tất cả được thu vào tầm mắt trong vẻ ngỡ ngàng

Lên Sơn La chắc chắn sẽ không ai bỏ lỡ cơ hội đi du thuyền trên hồ thủy điện, để được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện kể về sự tích gắn với từng địa danh nơi đây. Đi trên lòng hồ Thủy điện Sơn La, bạn sẽ được đắm chìm trong sắc màu văn hóa của các dân tộc sinh sống ven lòng hồ rồi được chứng kiến cuộc sống của người dân vùng lòng hồ.

Cùng với Lễ hội “Kin pang then”, “Kin păng ả”, “gội đầu”…, Lễ hội đua thuyền vào dịp đầu xuân năm mới trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân ven đôi bờ sông Đà.

Xưa kia, vào ngày đầu xuân năm mới, trai gái hai bên bến Mường Chiên thường tổ chức đua thuyền độc mộc. Thuyền được làm bằng gỗ chò chỉ (gọi là Hớ Pang), chỉ có một người chèo, một người lái. Cuộc đua thường diễn ra giữa trai gái các bản hai bên bờ sông, theo hình thức cướp cờ.

Bây giờ, những cuộc như thế diễn ra giữa nam, nữ của các xã, bản. Thuyền được làm bằng nhựa composite và mỗi thuyền có 10 người tham gia. Lễ hội đua thuyền cũng là dịp để mọi người trở lại thăm quê, giao lưu chia sẻ tình cảm, để lại nhiều câu chuyện xúc động. Thế đấy, ngoài thắng cảnh thiên nhiên trên vách núi sông Đà, đi trên lòng hồ Thủy điện Sơn La, du khách còn được đắm chìm trong sắc màu văn hóa của các dân tộc sinh sống ven đây

Từ ngày dòng sông hòa vào lòng hồ, dưới đáy hồ là hệ thảm thực vật phong phú đã thu hút hàng trăm loài cá tìm đến kiếm ăn. Chính vì thế, những loài cá ở đây đã trở thành đặc sản không đâu có được giữa núi rừng Sơn La. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của lòng hồ ví như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động với nhiều đảo núi nhấp nhô. Đoạn quây quần, tụ lại xúm xít chen chân, có chỗ lại tách rời riêng biệt tạo những nét chấm phá cực kỳ tài nghệ. Những người làm thuỷ điện ở đây bảo rằng, chiều ngang rộng nhất của lòng hồ có chỗ rộng hơn cả 10km.

Trong suốt hành trình khám phá lòng hồ, bạn cũng được tận mắt chứng kiến một hệ sinh thái bán sông nước đầy hấp dẫn.

Các nhũ đá được kiến tạo qua hàng nghìn năm, với nhiều hình thù, màu sắc xen lẫn là những vách đá rêu phong, bám trên mình thảm thực vật xanh trải dài ngút mắt. Những hình ảnh tuyệt phẩm đó ngày nào du khách chỉ được ngắm qua lăng kính ống nhòm thì nay đi trên lòng hồ có thể cho thuyền cập vào bờ và chạm tay vào được.

Và mỗi buổi sáng, khi mặt trời ẩn hiện trên những dãy núi, những đám mây còn e ấp trên những ngọn đồi, thì nhịp sống trên hồ đã bắt đầu tự bao giờ.

Nước, núi và con người hòa quyện, hiện ra dưới cái nắng ban mai. Chỉ cần nhìn thôi, bạn cũng đã cảm thấy cái không khí mát lạnh, trong lành đang lấp đầy cơ thể. Một không gian rộng lớn, mờ ảo trong cái hừng đông khiến cho ta nhỏ bé trước thiên nhiên Tây Bắc Hồ trên núi, một kiệt tác thắng cảnh do con người tạo ra đã và đang là lợi thế của ngành du lịch.

Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng vào năm 2005. Đây là Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, có công suất 2.400 MW và là Nhà máy thủy điện thứ hai được xây dựng trên dòng sông Đà (sau Nhà máy thủy điện Hòa Bình, có công suất 1.920 MW, được khánh thành năm 1994). Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ (Việt Nam). Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn của ngành công nghiệp điện Việt Nam.

Theo Minh Phan ( Dân Trí) Du lịch, GO!

Khảo Sát Tuyến Du Lịch Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La

Từ ngày 6 – 9/11/2019, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La tổ chức đoàn khảo sát sản phẩm du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La cho doanh nghiệp du lịch và các cơ quan thông tấn báo chí.

Đoàn gồm đại diện các doanh nghiệp lữ hành và cơ quan báo chí truyền thông đã khảo sát một số điểm đến và trải nghiệm một số sản phẩm du lịch như: khảo sát Vân Hồ Ecolodge, Điểm hẹn Hồ Bản Mòn (thị trấn Mộc Châu); khảo sát Happy land Mộc Châu, thác Dải Yếm (huyện Mộc Châu); đền Nàng Han và Linh Sơn Thủy Từ, Khu du lịch sinh thái Rừng Vàng… Đoàn đi khảo sát đánh giá các điểm trên biển hồ: cầu Pá Uôn; đảo Trái Tim; vịnh Uy Phong; bản du lịch cộng đồng Bản Bon. Ngoài ra, đoàn khảo sát một số cơ sở lưu trú, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Sơn La.

Đoàn khảo sát và Sở VHTTDL Sơn La, UBND huyện Quỳnh Nhai cũng đã có buổi làm việc để trao đổi ý kiến, hoàn thiện sản phẩm du lịch trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Đa số các doanh nghiệp du lịch tham gia khảo sát đều nhận định tuyến du lịch trên lòng hồ thủy điện Sơn La có vẻ đẹp hấp dẫn, khung cảnh thanh bình, nguyên sơ chưa bị thương mại hóa. Tuy nhiên, phát triển du lịch ở khu vực này cần phải có quy hoạch, phân loại khách theo các thị trường khác nhau chứ không nên phát triển ồ ạt homestay; ngoài ra cần thêm các dịch vụ gia tăng, huy động người dân đóng góp cho du lịch bằng nhiều cách khác nhau như cung cấp sản vật địa phương, nguyên liệu thực phẩm, các điểm tham quan chụp ảnh hoặc trình diễn nghề, trình diễn nghệ thuật…

Kết thúc chương trình, đoàn khảo sát tham dự Hội thảo “Kết nối du lịch Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với thành phố Sơn La và khu du lịch quốc gia Mộc Châu”. Hội thảo nhằm chia sẻ những khó khăn, thách thức và giải pháp liên kết phát triển du lịch bền vững giữa Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai với Trung tâm thành phố Sơn La và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Trong những năm qua, Hà Nội luôn được coi là thị trường du lịch trọng điểm của Sơn La, đồng thời là cầu nối quảng bá du lịch Sơn La đến các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Mặt khác, Sơn La là nơi cung cấp nhiều mặt hàng nông, lâm sản phục vụ cho nhu cầu người dân Hà Nội. Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp tổ chức sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch Sơn La tại Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La phối hợp, hỗ trợ Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các đoàn khảo sát, xây dựng tour, tuyến du lịch liên kết giữa Hà Nội với Sơn La, cũng như các tỉnh Tây Bắc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển du lịch của Hà Nội và Sơn La cùng các địa phương.

Phát Triển Du Lịch Vùng Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La: Lợi Thế, Hạn Chế Và Giải Pháp

Những lợi thế trong phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là khu vực tập trung số lượng lớn nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo, có chất lượng cao như: công trình thủy điện Sơn La, cầu Pá Uôn, nhà máy thủy điện Nậm Giôn…; các kỳ quan tự nhiên độc nhất vô nhị: khu vực lòng hồ thuộc địa phận huyện Mường La giống như vùng Biển Hồ mênh mông sóng nước và ngút ngàn nắng gió, khu vực lòng hồ thuộc địa phận thị trấn Quỳnh Nhai kéo dài đến tỉnh Điện Biên được ví như vịnh Hạ Long trên núi…; hệ sinh thái bán sông nước độc đáo, riêng có với quần thể sinh học đặc trưng mà đa dạng; bề dày lịch sử và văn hóa độc đáo. Tất cả đã tạo nên cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, mang lại những sản phẩm du lịch hấp dẫn có tính cạnh tranh cao trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tài nguyên du lịch phong phúđa dạng của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ là tiền đề thuận lợi để phát triển du lịch tham quan, ngắm cảnh, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch nghiên cứu khảo sát khoa học, tìm hiểu về hệ sinh thái và lịch sử, văn hóa của các dân tộc bản địa và cả du lịch truyền thống với việc thưởng ngoạn, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống, ẩm thực của người dân tộc bản địa.

Những hạn chế trong phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La Điều kiện giao thông khó khăn

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La chủ yếu liên kết với các tỉnh trong khu vực bằng đường bộ và đường thủy. Tuy nhiên, phương tiện vận tải cũng như tuyến giao thông vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đều chưa được quy hoạch và quản lý một cách khoa học, thống nhất, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả khai thác du lịch vùng lòng hồ.

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu và yếu Chất lượng dịch vụ kém, sản phẩm du lịch không bền vững

Sự đầu tư thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch dẫn đến kết nối giữa du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và thị trường nguồn khách hết sức khó khăn. Ngoài ra, sự đơn điệu, nghèo nàn, lạc hậu, kém vệ sinh của các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác ở khu vực vùng lòng hồ thủy điện Sơn La cũng gây khó khăn trong việc kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch, và thu hút khách du lịch.

Sức ép cạnh tranh của các khu du lịch khác trong khu vực Tây Bắc

Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La hầu như chưa có một điểm du lịch, điểm vui chơi giải trí hay một khu du lịch được quy hoạch, xây dựng và quản lý một cách hoàn chỉnh và quy củ. Hoạt động du lịch chủ yếu dừng ở tham quan nhà máy thủy điện Sơn La, lòng hồ thủy điện Sơn La, cầu Pá Uôn, tắm suối nước nóng và tham dự lễ hội đua thuyền. Hiện tượng bê tông hóa, đô thị hóa ở các làng bản ven hồ thủy điện Sơn La ngày càng phổ biến, không chỉ phá hỏng cảnh quan kiến trúc làng bản truyền thống, mà còn làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc. Vì vậy, các sản phẩm du lịch còn thiếu những sản phẩm đặc sắc mang bản sắc riêng, khó cạnh tranh.

Hiện nay khi du lịch ở một số vùng lòng hồ ở trong nước như hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Đại Lải, hồ Ba Bể… đã được khai thác trong thời gian khá dài, đã định vị được thương hiệu trên thị trường du lịch trong và ngoài nước, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế xã hội nhất định, thì du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La vẫn đang ở giai đoạn quy hoạch và định hướng phát triển; số lượng khách du lịch, hình ảnh điểm đến và sức ảnh hưởng trên thị trường du lịch vẫn còn hạn chế, trong khi năng lực đầu tư có hạn.

Mặt khác, do nguồn tài nguyên du lịch có nhiều điểm tương đồng, nên các sản phẩm du lịch của khu vực phụ cận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các điểm đến truyền thống của du lịch miền núi Tây Bắc như Mộc Châu, Mù Căng Chải, Sapa, Điện Biên Phủ…

Một số kiến nghị về giải pháp khai thác du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

Ngoài ra, tuy nằm ở vị trí trung tâm khu vực Tây Bắc nhưng vị trí địa lý của tỉnh Sơn La nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng tương đối cách biệt và cách xa các thị trường nguồn khách lớn trong khu vực. Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La không nằm trên các tuyến du lịch chính, thậm chí chỉ là một điểm dừng chân trên các tuyến du lịch theo quốc lộ 6 và quốc lộ 279 kết nối tỉnh Sơn La với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Điều này, không chỉ hạn chế sự phát triển và mở rộng thị trường du lịch mà còn là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Du lịch.

Thứ nhất, tập trung mọi nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường.

Thứ hai, quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và vùng phụ cận một cách thống nhất và khoa học.

Thứ ba, ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài trong ngành Du lịch cho vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.

Thứ tư, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La với thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nếu được khai thác hợp lý và khoa học, sẽ mang lại những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường du lịch trong nước và quốc tế, từ đó xây dựng và định vị thương hiệu du lịch vùng lòng hồ nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế – xã hội và môi trường khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La phát triển toàn diện.

TS. Trần Hạnh NguyênLê Thị Thu Hòa

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nằm trên địa phận các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La thuộc tỉnh Sơn La, thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên và huyện Sìn Hồ thuộc tỉnh Lai Châu, với diện tích lưu vực là 43.760km² và dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m³. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, độc đáo, nếu được đầu tư khai thác bài bản và toàn diện, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn trên tuyến du lịch khám phá thiên nhiên và con người khu vực Tây Bắc bộ nói chung và tham quan bộ ba công trình thủy điện thế kỷ trên sông Đà: Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu nói riêng.

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Biển Hồ Thủy Điện Sơn La trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!