Xem Nhiều 3/2023 #️ Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam thông báo thi tuyển viên chức năm 2020

I. PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG

Thi tuyển.

II. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG

1. Chỉ tiêu được giao và biên chế đang sử dụng 1.1. Chỉ tiêu được giao Số lượng chỉ tiêu được giao năm 2020: 150 chỉ tiêu, trong đó: – Chỉ tiêu công chức, viên chức: 83 chỉ tiêu; – Chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 67 chỉ tiêu. 1.2. Biên chế đang sử dụng – Công chức, viên chức: 36 người; – Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 56 người. 2. Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức năm 2020: 40 chỉ tiêu. 3. Điều kiện tuyển dụng 3.1. Điều kiện chung 3.1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên; c) Có phiếu đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng; đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật. 3.1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 3.2. Điều kiện cụ thể của từng vị trí việc làm: 3.2.1. Đối với vị trí việc làm là viên chức hành chính ngạch chuyên viên hoặc viên chức chuyên ngành hạng III 3.2.1.1. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp vị trí việc làm như sau: a) Ban Quản lý Khu các làng dân tộc – 01 chuyên viên tổ chức cán bộ; chuyên ngành: Cử nhân các ngành khoa học quản lý, lao động tiền lương, quản lý nguồn nhân lực. – 01 chuyên viên hành chính quản trị tài sản; chuyên ngành: Cử nhân các ngành khoa học xã hội, kinh tế. – 01 chuyên viên xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện; chuyên ngành: Cử nhân các chuyên ngành khoa học xã hội, văn hóa, Việt Nam học và tổ chức sự kiện. – 01 chuyên viên quản trị tổ chức sự kiện; chuyên ngành: Cử nhân các chuyên ngành khoa học xã hội, văn hóa, du lịch và tổ chức sự kiện. – 01 chuyên viên trưng bày bảo quản, trang trí, thiết kế; chuyên ngành: Cử nhân các chuyên ngành bảo tàng, văn hóa, du lịch. – 06 chuyên viên nghiên cứu văn hóa dân tộc, hỗ trợ hoạt động đồng bào hàng ngày; chuyên ngành: Cử nhân các chuyên ngành khoa học xã hội, văn hóa, sư phạm, Việt Nam học. – 01 chuyên viên chuyên quản các công trình kiến trúc; chuyên ngành: Kỹ sư các chuyên ngành kỹ thuật, xây dựng, kiến trúc. – 01 chuyên viên chuyên quản cảnh quan, môi trường: Kỹ sư các ngành nông, lâm nghiệp, khoa học môi trường. – 01 chuyên viên chuyên quản hệ thống điện, điện nhẹ, cấp thoát nước; chuyên ngành: Kỹ sư các ngành điện, điện dân dụng, cấp thoát nước. – 01 chuyên viên phát triển kinh doanh dịch vụ; chuyên ngành: Cử nhân các ngành kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh. – 02 chuyên viên chăm sóc khách hàng; chuyên ngành: Cử nhân các ngành kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh. – 01 chuyên viên truyền thông, quảng bá; chuyên ngành: Cử nhân các ngành hệ thống thông tin, quản lý, báo chí. – 03 chuyên viên thu phí tham quan; chuyên ngành: Cử nhân các ngành tài chính, kế toán, tin học. – 01 trưởng bộ phận thu phí; chuyên ngành: Cử nhân các ngành tài chính, kế toán, tin học. – 01 trưởng bộ phận tổ chức dịch vụ văn hóa, du lịch; chuyên ngành: Cử nhân các ngành kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh. – 04 hướng dẫn viên văn hóa hạng III và tương đương; chuyên ngành: Cử nhân các ngành văn hóa, du lịch, ngoại ngữ. b) Ban Đầu tư và Xây dựng 195 – 01 chuyên viên hành chính kiêm văn thư, tốt nghiệp chuyên ngành Chính trị – Luật trình độ từ đại học trở lên; có chứng chỉ đào tạo Văn thư lưu trữ; có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong đơn vị chủ đầu tư. – 01 chuyên viên thực hiện dự án, chuyên ngành Kinh tế xây dựng, trình độ từ đại học trở lên, có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án. – 01 chuyên viên thực hiện dự án, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, trình độ từ đại học trở lên, có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án. c) Ban Đầu tư và Xây dựng 307 – 01 kế toán viên; chuyên ngành: Cử nhân kế toán; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu từ 03 năm trở lên; Đã có kinh nghiệm làm việc kế toán đơn vị chủ đầu tư từ 03 năm trở lên. – 01 chuyên viên hành chính kiêm văn thư; chuyên ngành: Cử nhân kế toán, trung cấp hành chính văn phòng; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu từ 03 năm trở lên; Đã có kinh nghiệm làm việc tại đơn vị chủ đầu tư từ 03 năm trở lên. – 01 chuyên viên kỹ thuật; chuyên ngành: Kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu từ 03 năm trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn giám sát từ 03 năm trở lên; Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án. – 01 chuyên viên Kế hoạch – Tổng hợp; chuyên ngành: Kỹ sư xây dựng, kỹ sư kỹ thuật công trình xây dựng; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu; Có chứng chỉ bồi dưỡng tư vấn giám sát; Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. d) Ban Đầu tư và Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật chung – 01 Giám đốc Ban Quản lý dự án; chuyên ngành: Kỹ sư các chuyên ngành giao thông, xây dựng, điện, nước. – 01 Trưởng phòng Kế toán; chuyên ngành: Cử nhân kinh tế chuyên ngành tài chính kế toán. – 01 Trưởng phòng Kỹ thuật; chuyên ngành: Kỹ sư chuyên ngành giao thông, xây dựng, điện, nước. 3.2.1.2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh theo vị trí được tuyển dụng (nếu trúng tuyển thí sinh sẽ hoàn thiện các yêu cầu về tiêu chuẩn chứng chỉ trên trong thời gian tập sự). 3.2.1.3. Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận đối với người dự tuyển viên chức đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số. 3.2.1.4. Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương (tương đương trình độ B). 3.2.2. Đối với vị trí việc làm là viên chức hành chính ngạch cán sự 3.2.2.1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. a) Ban Đầu tư và Xây dựng 195: 01 cán sự thực hiện dự án, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Kỹ thuật hạ tầng, trình độ từ cao đẳng trở lên, 05 năm kinh nghiệm với trình độ cao đẳng trong lĩnh vực quản lý dự án. b) Ban Quản lý Khu các làng dân tộc: 01 nhân viên y tế, chuyên ngành: cao đẳng ngành y đa khoa. 3.2.2.2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch cán sự (nếu trúng tuyển thí sinh sẽ hoàn thiện các yêu cầu về tiêu chuẩn chứng chỉ trên trong thời gian tập sự). 3.2.2.3. Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số; 3.2.2.4. Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”. 3.2.3. Đối với vị trí việc làm là viên chức hành chính ngạch nhân viên: 3.2.3.1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm; 4. Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức 4.1. Nội dung Phiếu đăng ký dự tuyển – Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (mẫu đính kèm) theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ. Thí sinh đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển. – Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào 01 vị trí, hoàn toàn chịu trách nhiệm về Phiếu đăng ký dự tuyển. Trường hợp thí sinh nộp hồ sơ vào từ 02 vị trí trở lên, khai không đúng sự thật sẽ bị loại khỏi danh sách dự thi hoặc bị hủy kết quả thi tuyển. 4.2. Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển – Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. – Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. 4.3. Địa điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, địa chỉ: số 01 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI

1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện trên giấy gồm 03 phần – Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút. – Phần II: Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự thi không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1 này. – Phần III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. 2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành 2.1. Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển viên chức theo yêu cầu của từng vị trí việc làm cần tuyển dụng. 2.2. Hình thức thi a) Phương án 1 – Hình thức thi: Thi viết. – Thang điểm: 100 điểm. – Thời gian thi: 180 phút. b) Phương án 2 – Hình thức thi: Phỏng vấn. – Thang điểm: 100 điểm. – Thời gian thi: 30 phút. 3. Điều kiện miễn thi một số môn Người đăng ký dự tuyển được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học trong các trường hợp sau: 3.1. Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau: – Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ; – Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. 3.2. Miễn thi môn tin học văn phòng (vòng 1) trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán – tin trở lên.

IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN

1. Cách tính điểm – Vòng 1: Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại mục 1 Phần III, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2. – Vòng 2: Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50/100 điểm trở lên. 2. Xác định người trúng tuyển 2.1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50/100 điểm trở lên; b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. 2.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển viên chức báo cáo Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để quyết định người trúng tuyển. 3. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2; b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2; c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2. d) Trường hợp người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2. 4. Bảo lưu kết quả Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC THI TUYỂN

1. Thời gian: Dự kiến Quý II/2020 – Quý III/2020. 2. Địa điểm tổ chức thi tuyển: trụ sở Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

VI. LỆ PHÍ TUYỂN DỤNG

Thực hiện theo Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. * Chi tiết liên hệ: Ban Tổ chức cán bộ: Bà Hoàng Thị Thanh Lan. ĐT: 0932.696.999.  Bà Đỗ Hồng Anh. ĐT: 0983.688.790. Địa chỉ: Số 1, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ

Làng Văn Hóa Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam

Đi theo đại lộ Thăng Long đến cuối đường, có một con đường mới để đi vào làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 40km, nằm ở vùng bán sơn địa có địa hình đồi núi đa dạng. Bên những thung lũng và đồi núi và sông nước hài hòa. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng ở Đồng Mô Sơn Tây Hà Nội, đang trở thành điểm thường ngoại lý tưởng.

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên diện tích 1.544 Ha, bao gồm 606 ha mặt đất và 909 ha mặt nước.Với mục tiêu chính là xây dựng một trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, một tổng thể hữu cơ tập trung gìn giữ phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.

Dự án làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được quy hoạch thành 6 khu chức năng. Trong đó có chức năng chính là làng các dân tộc Việt Nam. với diện tích 198 ha làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng ở khu đất phía Bắc của dự án,có đồi cao thung lũng mặt nước. Thể hiện được sự phân bố các dân tộc Việt Nam trải rộng trên mọi miền đất nước. Trong đó có 4 cụm làng các dân tộc.

Phân bố các cụm làng

Cụm làng các dân tộc 1 bao gồm các công trình văn hóa hoặc cảnh quan đặc trưng của 28 dân tộc vùng dẻo cao, thung lũng, trung du Việt Bắc và Tây Bắc. Với hệ Ngôn ngữ Tày, Thái, Mông, Dao, Việt, Mường ….

Cụm làng các dân tộc 2 thể hiện các công trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng của các đồng bào dân tộc vùng cao nguyên, đồi núi thuộc các dân tộc văn hóa Nam Trung Bộ, Trường Sơn, Tây Nguyên với hệ Ngôn ngữ môn Khơ Me..

Cụm các làng văn hóa dân tộc 3, thể hiện 4 dân tộc cư trú ở các vùng cảnh quan bán sơn địa, cao nguyên triền sông thuộc các vùng văn hóa Nam Tây Nguyên và Nam Bộ.

Cụm các làng văn hóa dân tộc 4 bao gồm các công trình văn hóa và cảnh quan của 4 dân tộc có địa điểm cư trú ở nhiều vùng, đó là Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ Hán Việt, Mường.

Để khôi phục Kiến trúc dân gian cùng đặc điểm văn hóa các dân tộc ,Ban quản lý đã dày công tham khảo ý kiến của các nhà dân tộc học, tổ chức hội thảo tọa đàm khoa học. Trong nhiều năm đã có hàng trăm Đoàn cán bộ nghiên cứu đến tận các buôn, bản xa xôi để ghi chép lập dự án và xin ý kiến các già làng trưởng bản, nghệ nhân giàu kinh nghiệm của 54 dân tộc. Trong quá trình nguyên vật liệu xây dựng và thi công hoàn toàn theo phương thức truyền thống.

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam Được xây dựng và hoàn thiện theo từng giai đoạn. sau 12 năm xây dựng ngày 19 tháng 9 năm 2010 làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã chính thức khai trương cho mở cửa đón du khách đến tham quan.

Hiện nay khu làng các dân tộc đã đưa vào hoạt động một phần. Ở phần tiếp theo bài viết này xin được giới thiệu cụm làng dân tộc hai đã khá hoàn thiện. Gồm các công trình của Bộ Văn hóa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Như trên đã nói, nhiều hạng mục ở đây được thi công ở đây với nhiều nghệ nhân dân gian giàu kinh nghiệm, để có thể thể hiện dược nguyên gốc truyền thống văn hóa từng dân tộc, gần gũi với đồng bào. Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh, các loại cây cỏ trong rừng Đại Ngàn Tây Nguyên.Tính nguyên sơ và tính mường tượng, những kiến trúc Tây Nguyên được thể hiện rõ nét. Nhà rông, nhà dài, nhà chung Những nhà kiến trúc hoành tráng nhất và mang tính biểu tượng mạnh mẽ nhất của các tộc người Tây Nguyên được phục dựng chính xác đến từng chi tiết.Du khách đến đây vừa có thể hòa mình vào không gian sống của bà con các dân tộc Tây Nguyên như Gia Rai, Sơ Đăng, Cơ Tu… vừa có thể tìm hiểu về những nét văn hóa Việt đặc sắc. Phục dựng không gian sống của các dân tộc Tây Nguyên, không thể thiếu nhà mồ. Đây là một trong những loại hình kiến trúc đặc sắc nhất của các tộc người Tây Nguyên .

Bảo tồn vốn văn hóa đặc sắc

Những tác động của đời sống kinh tế xã hội và văn hóa, đặc biệt là do tác động mạnh mẽ của giao lưu hội nhập những năm gần đây Hầu như các công trình kiến trúc không gian đặc sắc của Tây Nguyên bị mai một Dần. Những công trình như thế này cũng là một cách bảo tồn lưu trữ di sản kiến trúc dân gian tiêu biểu của Tây Nguyên. Nếu không có điều kiện đến tận Tây Nguyên, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được không gian Tây Nguyên nếu đến làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Nhất là vào những dịp có bà con của dân tộc Tây Nguyên tham gia.

Cụm làng các dân tộc 2 có một điểm đến lý thú nữa đó là tháp Chàm. bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch qua nhiều thế kỷ người Chăm mình đã xây dựng nên quần thể kiến trúc đền Tháp độc đáo.Mặc dù thời gian đã khiến nhiều khu Tháp thành phế tích, Nhưng những hiện vật điêu khắc kiến trúc còn lại đến ngày nay vẫn còn có sức thu hút đặc biệt. Tháp Chăm ở làng văn hóa được xây dựng theo nguyên mẫu ở Ninh Thuận tỷ lệ 1:1. Công nghệ xây dựng Nghệ thuật chạm khắc được chính những nghệ nhân của địa phương thực hiện. Các bạn Tháp được xây dựng nguyên mẫu.

Kiến trúc cần có sự kế thừa và liên tục, ngoài bảo tàng các dân tộc Việt Nam đã có thêm một địa điểm nữa lưu giữ vẻ đẹp kiến trúc nhân gian truyền thống đó là làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, nhưng đầy đủ hơn chi tiết hơn quy mô hơn . Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào trong không gian văn hóa đa dạng nhưng thống nhất của đất nước Việt Nam.

Tour Du Lịch Làng Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam

Mình dự định đi theo tour du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nhưng không biết lịch trình của một tour du lịch tới địa điểm này như thế nào? Xin hãy giới thiệu những thông tin cơ bản một tour du lịch làng văn hóa các dân tộc giúp mình! (Ngô Viết Trung Kiên – Linh Đàm – Hà Nội)

06h00′: Xe mà bạn Trung Kiên đã thuê tại Đức Vinh Travel sẽ đón các bạn tại điểm hẹn và khởi hành bắt đầu tour đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

08h00′: Xe của Đức Vinh Travel sẽ đưa các bạn tới với hồ Đồng Mô. Sau đó, đoàn sẽ tiếp tục tới với khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tại đây các bạn sẽ được tham quan và trải nghiệm thêm nhiều thông tin lý thú về làng văn hóa các dân tộc. Hiện nay làng bao gồm 6 làng tiêu biểu cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam hiện hành là làng Ba Na, làng M nong, làng XĐang, làng De cheng, làng Gia Rai, làng Ê Đê.

Khi đã nắm bắt những thông tin cơ bản về làng văn hóa các dân tộc, hướng dẫn viên sẽ bắt đầu giới thiệu và đưa các bạn tới với các khu du lịch trong làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Chuyến hành trình tour làng văn hóa các dân tộc Việt Nam bắt đầu từ Khu Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí. Tiếp đến là khu dịch vụ du lịch tổng hợp, khu Di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô và cuối cùng tham quan khu quản lý điều hành, văn phòng làng văn hóa.

12h00′: Xe chúng tôi đưa nhóm bạn Trung Kiên về nhà hàng ăn trưa, thưởng thức các món đặc sản núi rừng Sơn Tây: Cá nheo om, gà đồi luộc, xôi nương,..

14h00′: Du khách sẽ tiếp tục chuyến hành trình sau khi nghỉ trưa tại khu du lịch Asean Resort. Các bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành, mát lạnh. Sau đó, các bạn sẽ tiếp tục chuyến du lịch mua sắm đặc sản nổi tiếng tại Ba Vì là các loại sữa nơi đây.

15h00′: Quý khách lên xe trở về Hà Nội theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc.

18h00′: Xe của Đức Vinh Travel đưa các bạn trở về điểm xuất phát, kết thúc tour du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trong một ngày trọn vẹn.

Bạn Trung Kiên thân mến! Nếu bạn chưa biết nên chọn dịch vụ cho thuê xe như thế nào để tới với làng văn hóa các dân tộc thì hãy tới với Đức Vinh. Chúng tôi là đơn vị cho thuê xe nổi tiếng tại miền Bắc với số lượng xe lớn, chất lượng cao và giá thành ổn định.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuê xe, Đức Vinh cam kết sẽ mang tới cho nhóm bạn Trung Kiên những chiếc xe du lịch tuyệt vời, thỏa mãn mong muốn di chuyển của chính các bạn! Hãy liên hệ ngay với Đức Vinh theo số 0243.724.6688 khi bạn có nhu cầu đi tour du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

0

tour du lịch làng văn hóa các dân tộc * tour đi làng văn hóa các dân tộc việt nam * tour làng văn hóa các dân tộc việt nam

Giá Dịch Vụ Làng Văn Hóa Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam

Dịch vụ xe điện

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm tại Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km. Với nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển của du khách tham quan, dịch vụ xe điện quy mô gồm 20 chiếc, hoạt động từ 08h00 – 17h00 hằng ngày. Phương tiện xe điện tiện nghi, hiện đại, an toàn cùng đội ngũ lái xe được tuyển chọn, đào tạo sẽ mang lại cho du khách sự lựa chọn thân thiện với môi trường.

Dịch vụ xe đạp

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với không khí mát mẻ, không gian thơ mộng, nhiều cảnh đẹp. Bên cạnh đó, hầu hết các điểm tham quan gần nhau nên việc du ngoạn bằng xe đạp không mất quá nhiều thời gian. Lựa chọn xe đạp để dạo chơi sẽ là một trải nghiệm mới đầy thú vị, giúp du khách cảm nhận không khí trong lành nơi đây, trải nghiệm các trò chơi dân gian, tìm hiểu ẩm thực… của đồng bào các dân tộc.

Bạn cần đặt cọc 200 ngàn và giấy tờ tùy thân khi thuê xe. Sau khi đi về, trả xe, nhân viên sẽ hoàn trả giấy tờ và trả lại tiền thừa

Gói dịch vụ giao lưu văn hóa văn nghệ

Ngoài chương trình tham quan theo hành trình cùng thuyết minh viên tại Làng, du khách được tìm hiểu, giao lưu văn nghệ cùng đồng bào dân tộc đến từ khắp vùng miền. Đặc biệt, đối với những đoàn tổ chức chương trình Gala, lửa trại, chương trình team…chúng tôi có giới thiệu gói giao lưu văn nghệ riêng phù hợp với đối tượng, nhu cầu và thời gian của đoàn.

Tại Làng luôn có những đội văn nghệ luôn sẵn sàng giới thiệu, biểu diễn các ca khúc, bài múa phục vụ du khách. Họ là những nghệ nhân, đồng bào các dân tộc ở nhiều lứa tuổi, đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Đây là không chỉ là nét sinh hoạt văn hóa trong đời sống thường ngày của đồng bào, mà đã đi vào lòng du khách khi tới làng.

Gói trải nghiệm làm ẩm thực dân tộc

Tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam du khách ngoài tận hưởng bầu không khí trong lành giữa không gian đậm chất dân tộc với những ngôi nhà sàn truyền thống, thưởng thức ẩm thực dân tộc và đặc biệt hấp dẫn tạo nên sự khác biệt khi du khách đến đây đó là tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế với cộng đồng các dân tộc.

Đây sẽ là hoạt động thú vị dành cho du khách đặc biệt là các em học sinh; được tự tay chế biến ra những chiếc bánh và thưởng thức thành quả là một công việc hết sức ý nghĩa giúp chuyến tham quan thêm sống động.

Dịch vụ tại Làng văn hóa cho thuê không gian, sân bãi

Với chuỗi các nhà dịch vụ, lầu vọng cảnh…cũng là lựa chọn lý tưởng cho các đoàn tổ chức sự kiện, meeting, gala.

Sân khấu lớn, hiện đại, sức chứa hơn 1,500 người; sân khấu nổi hình hoa sen trên mặt nước ấn tượng sức chứa 1,500 người; mặt bằng rộng, bãi cỏ tự nhiên, nhiều cây xanh với sức chứa 4.000 người đảm bảo đường điện, nước, vệ sinh, môi trường, an ninh trật tự là những điều kiện lý tưởng để tổ chức các sự kiện ngoài trời, teambuilding, gala của công ty, cơ quan và trường học.

Quý khách có nhu cầu tổ chức du lịch đơn thuần, du lịch kết hợp hội nghị/ họp lớp/ team building. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 0942 550 165 – Ms Hằng; 0966 523 165 – Mr Vũ. Email: dulichbavi.com.vn@gmail.com để nhận được tư vấn và ưu đã tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!