Xem Nhiều 3/2023 #️ Du Lịch Fukuoka – Phần 1 # Top 10 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Du Lịch Fukuoka – Phần 1 # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Fukuoka – Phần 1 mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

① Đến Fukuoka bằng phương tiện gì là tiện nhất?

② Những địa điểm vui chơi, tham quan nổi bật ở Fukuoka

Fukuoka không có nhiều điểm du lịch riêng đặc biệt nhưng điều thú vị nhất là thành phố này rất compact (nhỏ gọn và tiện lợi). Mọi điểm vui chơi, mua sắm, ăn uống đều ở gần nhau nên không mất thời gian di chuyển vất vả như ở Tokyo hay Osaka. Khi còn ở Fukuoka mình thích nhất là khi cần hẹn hò cafe, shopping các kiểu chỉ cần alo 1 cái là nửa tiếng sau cả lũ tụ tập được luôn, không cần phải tính toán ngày giờ, lên lịch v.v như khi ở mấy thành phố lớn vì từ nhà ra trung tâm thành phố cùng lắm chỉ nửa tiếng, tàu lại thông thoáng chả bao giờ phải đứng. Hồi đấy mình đi làm mà đi tàu mất có 4 phút, một điều không tưởng khi chuyển đến Tokyo :((

*** Các khu vui chơi, mua sắm, giải trí tổng hợp

1. Khu vực ga Hakata – Canal City

Ngoài ra thì tầng 3 của Tokyu Hands (toà nhà Tokyu Hands ở phía cổng Hakata Gate) cũng là 1 điểm mua mỹ phẩm rất hấp dẫn. Ở đây có rất nhiều hãng mỹ phẩm nội địa Nhật mà ở các drug store không có, và đặc biệt là các bạn có thể tìm mua mỹ phẩm thiên nhiên, organic ở đây. Mỹ phẩm của Tokyu Hands giá cũng phải chăng, bao bì lại đẹp, nhiều đồ xinh kute dễ thương có thể làm quà tặng cũng rất ổn. Từ ga Hakata đi bộ khoảng 10 phút là đến Canal City Hakata, một quần thể mua sắm và giải trí lớn, là một trong những điểm thu hút khách du lịch Fukuoka. Canal City có kiến trúc hiện đại, đẹp mắt với hệ thống nhạc nước hoành tráng, rất nhiều quán ăn, quán cafe, shop thời trang với đủ các thương hiệu từ bình dân đến cao cấp, có nhà hát, rạp chiếu phim và khu chơi game. Mình thích nhất là đi mua quần áo ở đây vì đồ đẹp, trẻ trung mà có nhiều shop giá phải chăng.

Khu vực ga Hakata và Canal City Hakata cũng là điểm có lễ hội ánh sáng mùa đông đẹp nhất ở Hakata. Nếu các bạn đi qua đây vào thời điểm gần Noel thì tha hồ mà ngắm đèn lấp lánh lung linh và thưởng thức không khí lễ hội cực kì thú vị.

2. Khu vực Tenjin

a. Tenjin Chikagai (天神地下街): Đây là 1 phố mua sắm rất dài với hơn 150 shop bán đủ các thể loại quần áo, giày dép, đồ dùng nhỏ xinh, quán cafe v.v ở dưới tầng hầm của ga Tenjin. Phố mua sắm này có thiết kế kiểu châu Âu khá đẹp mắt. Phố này cũng nối với tầng hầm của nhiều toà nhà trung tâm thương mại nên bạn có thể đi từ trong ga vào trực tiếp các toà nhà này mà không cần lên trên mặt đất.

3. Marinoa City Fukuoka

*** Công viên, ngắm cảnh thiên nhiên

Nếu bạn muốn đi công viên ngắm hoa lá, cây cỏ, tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên ở Fukuoka thì có thể tham khảo các địa điểm sau:

1. Công viên Uminonakamichi Kaihin Koen (海の中道海浜公園)

Đây là công viên cực kì rộng với rất nhiều loại hoa nở rộ vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm như hoa anh đào, hoa thuỷ tiên, nemophila (baby blue eyes), hoa tulip, hoa hồng, cẩm tú cầu, hoa hướng dương và hoa cosmos. Ngoài các cánh đồng hoa rực rỡ thì ở đây còn có các trò chơi giải trí, công viên nước Sunshine Pool (mở cửa vào mùa hè) vườn thú, và các khu pinnic, cắm trại BBQ. Bạn có thể thuê xe đạp ở cổng vào để đạp xe dạo quanh công viên (vì công viên rất lớn không thể đi bộ hết).

Ngay bên cạnh công viên Uminonakamichi là thuỷ cung Marine World Uminonakamichi với bể cá lớn chứa nhiều loại sinh vật biển thuộc vùng Kyushu trong đó có đến 20 loại cá mập khác nhau. Thuỷ cung còn có show diễn của cá heo và hải cẩu ngoài trời tổ chức hàng ngày.

Vé vào cửa: 410 yen (công viên Uminonakamichi Kaihin Koen) và 2160 yen (Marine World Uminonakamichi)

Cách đi: Từ ga JR Hakata (博多駅)đi tàu tuyến Kagoshima đến ga JR Kashii(香椎駅), sau đó chuyển sang tuyến JR Kashii đi tiếp đến ga Uminonakamichi(海の中道駅)(tổng thời gian khoảng 40 phút), giá vé 460 yen/ chiều.

2. Công viên Nokonoshima Island Park

Công viên Nokonoshima Island Park (のこのしまアイランドパーク) trên đảo Nokonoshima có rất nhiều loại hoa nở khắp bốn mùa. Vào mùa xuân là thời điểm có nhiều hoa nở đẹp nhất. Vào mùa hè, vườn hoa hướng dương ở đây cũng rất đẹp. Công viên lại gần biển, có thể tắm biển và cắm trại, lại có nhiều khu đất rộng để vui chơi nên là một địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh và thư giãn cuối tuần hay trong ngày nghỉ lễ.

Vé vào cửa: 1000 yen (người lớn), 500 yen (trẻ em) (9:00 – 17:00)

Cách đi: Đi tàu đến ga Meinohama (姪浜駅), ra cửa bắc (北口), đón xe buýt đến bến phà đảo Nokonoshima (能古渡船場). Xuống xe buýt đi phà khoảng 10 phút ra đảo. Từ đảo tiếp tục đi xe buýt (13 phút) đến công viên Nokonoshima Island Park.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Du Lịch Indonesia (Phần 1)

Đến Indonesia, du khách sẽ có cơ hội được tham quan và khám phá nền văn hoá đặc sắc về tôn giáo cũng như kiến trúc, tập tục, lối sống đặc trưng của người dân nơi đây.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng:

Ancol Dream Park – Khu vực Ancol có diện tích khá rộng. Bên trong Ancol như một thế giới thu nhỏ, ở đây có thế giới biển rộng lớn, khu vực nghệ thuật, nhà hát, các bể bơi…

Taman Mini Indonesia Indah – Công viên giải trí phổ biến cho mọi lứa tuổi với đa dạng hoạt động thu hút được nhiều du khách tham quan.Taman Mini Indonesia Indah có các bể bơi nhân tạo hoành tráng, sân đánh golf, bến du thuyền…

Gedung Proklamasi là hoàng cung đầu tiên của đất nước Indonesia, có thiết kế sang trọng mang phong cách Châu Âu. Đây là điểm tiếp khách, hội họp của quốc gia.

Jalan Surabaya nổi tiếng là khu vực dành cho việc kinh doanh buôn bán những mặt hàng cổ. Jalan Surabaya ở vị trí trung tâm khu vực Menteng Jakarta. Du khách có thể thấy các quán hay cửa hàng bán đồ cổ mà như đồ sứ, điêu khắc gỗ, mặt nạ, ăn các chất liệu làm bằng bạc và đồng, đèn cổ, đồ lưu niệm kim loại, trang sức thời trang cũ…

Mosque Istiqlal ở ngay trung tâm của Jakarta. Du khách sẽ tìm thấy những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của toàn bộ Đông Nam Á. Tòa nhà màu trắng xinh đẹp này được xây dựng từ năm 1961 -1967. Tòa nhà được thiết kế và được hoàn toàn được làm bằng một đá cẩm thạch trắng, được lấy từ phía Đông của đảo Java. Diện tích nhà thờ Hồi giáo là khoảng 9ha rưỡi. Bên trong tòa nhà không chỉ có các khu vực cầu nguyện cho hơn 120,000 người sau đó cùng một lúc. Hiện cũng có không gian cho các chợ, hội nghị, giáo dục và các mục đích xã hội khác.

Cầu Kota Intan được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi chính phủ Hà Lan nhằm mục địch để kết nối với phương Tây và phương Đông. Cầu Kota Intan được làm bằng gỗ và có thiết kế trang bị với đòn bẩy để có thể đi được ở phía bên dưới của cầu khi có tàu thuyền di chuyển qua lại. Chính phủ của Indonesia đã cho khôi phục cầu Kota Intan nhiều lần. Đã có nhiều họa sĩ, kiến trúc sư đến tìm hiểu và vẽ lại hình cầu Kota Intan.

Vườn quốc gia Ujung Kulon là một vườn quốc gia tọa lạc tại mũi cực Tây của đảo Java, Indonesia. Vườn này bao gồm các nhóm đảo núi lửa Krakatoa và các đảo bao gồm Handeuleum và Peucang. Vườn có diện tích 1.206 km², phần lớn vườn nằm ở bán đảo vươn ra Ấn Độ Dương. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Indonesia được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1992 vì có rừng mưa nhiệt đới đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java. Ngoài ra đâu còn là nơi sinh sống của khoảng 50 đến 60 con Tê giác Java cuối cùng.

Thung lũng Baliem có những ngọn đồi nở hoa màu tím và các ruộng khoai lang. Du khách tham quan có thể bắt gặp những ngày lễ hội của người dân sống trong thung lũng. Người dân trong bộ lạc vui chơi nhảy múa ca hát.

Đền Borobudur được xây dựng từ thế kỷ thứ chín tại Tượng đài Magelang, Trung Java, Indonesia. Tượng đài bao gồm sáu tảng vuông đứng đầu của ba tảng tròn, và được trang trí với 2.672 bảng cứu trợ và 504 bức tượng Phật nhỏ. Có một mái vòm chính đặt ở vị trí trung tâm được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật đặt bên trong. Borobudur cái tên bắt nguồn từ một biểu thức có nghĩa là ‘núi tích lũy tích trong mười tiểu bang của Bồ Tát. Đền Borobudur còn có tháp Borobudur lớn, đối xứng với tượng đài. Tháp rộng 200 mét vuông, đặt ở một ngọn đồi thấp khác.

Hồ núi lửa Lake Toba là một hồ nước dài 100 km và rộng 30 km, và tại điểm sâu nhất của nó là 505 m. Nằm ở giữa phần phía bắc của đảo Sumatra của Indonesia với độ cao bề mặt của khoảng 900 mét, Hồ núi lửa Lake Toba kéo dài trên một khu vực rộng lớn. Hồ núi lửa Lake Toba được đánh giá là hồ núi lửa lớn nhất thế giới.

Maimoon Palace được xây dựng với màu sắc chủ yếu là màu vàng. Cung điện Maimoon là di sản của Vương quốc Hồi giáo, do nhà thiết kế người Ý thực hiện trên một vùng đất rộng 2,772 m2, ảnh hưởng lối kiến trúc của văn hoá châu Âu. Mang đến cho người xem một vẻ đẹp thân thiện.

Tịnh xá Gunung Timur là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Medan, Indonesia. Đồng thời, đây cũng là một trong những ngôi đền lớn nhất trên đảo Sumatra.

Mesjid Raya là một nhà thờ Hồi giáo lớn nằm ở trung tâm thành phố Banda Aceh, tỉnh Aceh, Indonesia. Đó là ý nghĩa biểu tượng tuyệt vời về để chế huy hoàng một thời của những người Acehnese về tôn giáo và tinh hoa văn hóa truyền thống.

Để đặt quý khách có thể liên hệ tới đảm bảo nhanh nhất, giá rẻ nhất.

Đại lý chúng tôi không chỉ giúp khách hàng “săn” những tấm vé giá rẻ, mà còn hỗ trợ tư vấn về thủ tục, hành trình cũng như giải đáp những thắc mắc nhằm giúp quý khách có một hành trình bay an toàn và tiết kiệm nhất. Chẳng hạn: Những lợi ích khi mua , lịch bay, cách hoàn vé, đổi vé máy bay, cách đặt mua vé máy bay qua mạng, muavé máy bay đi Singapore giá rẻ ở đâu? Giá vé máy bay đi Úc bao nhiêu tiền?…

Khang Vuong Booking – Đại lý bán vé máy bay lớn nhất toàn quốc, cập nhật liên tục 24 giờ, đảm bảo luôn mang đến sự hài lòng cho quý khách.

Kinh Nghiệm Du Lịch Đà Nẵng ( Phần 1 )

Nơi đây được xây dựng với mục tiêu trọng điểm trở thành một khu phức hợp vui chơi , ăn uống đương đại và mới mẻ nhất ở thành phố Đà Nẵng cho đến thời khắc hiện nay. Được khai trương vào đầu tháng 2/2015 , Helio Center bao gồm 3 hạng mục được đầu tư bài bản: khu vui chơi Helio Kids dành riêng cho thiếu nhi , khu game Helio Play với nhiều trò chơi vui nhộn và mới lạ , khu ăn uống hội tụ tinh hoa của nhiều nước trên thế giới. Đây chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch đặc trưng giúp làm phong phú hơn cuộc sống về đêm ở Đà Nẵng bởi sự đương đại , mới lạ và trẻ trung của mình.

Với sự độc đáo – sáng tạo trong các dịch vụ của mình , các khách hàng khi đến vui chơi ở Helio center chắc chắn sẽ hài lòng và có được những giây khắc tiêu khiển cực kỳ thú vị.

Dù chưa hoàn thiện tất cả các hạng mục nhưng cho đến nay , công viên Châu Á Asian Park cũng đã gấp rút đưa vào hoạt động một số trò chơi để phục vụ một phần không nhỏ người dân địa phương và du khách. Điểm phải kể đến đầu tiên trong công viên này đó chính là Vòng quay mặt trời – Sun Wheel.

Được khai trương vào tháng 7/ 2014 , Sun Wheel là vòng quay được xếp vào top 10 thế giới và cũng chính là vòng quay lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với độ cao lên đến 115 m , Sun Wheel là điểm lý tưởng để ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao đặc biệt là vào ban đêm.

Sắp tới , Công viên châu Á cũng khai trương và đưa vào hoạt động một hạng mục mới là tàu cao tốc monorail. Đây là mô hình xây dựng có phần giống với khu du lịch Ba Na Hill của thành phố với các trò trơi hiện đại và đang thịnh hành trên cả thế giới được nhiều người yêu thích.

Hiện nay , tại tuyến đường này , các cụm cột điện trên cao đã được thành phố dỡ bỏ , dây điện được chôn ngầm ở dưới đất , tạo nên một không gian vô cùng thoáng khí cho mọi người lưu thông qua lại. Các tiện ích công cộng trên hè của phố Lê Duẩn như: ghế thư giãn , biển chỉ dẫn , thùng rác công cộng , hệ thống giao thông đèn trang trí… đều được xếp đặt ăn nhập hơn , phục vụ mọi người khi đi trên đường này sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu mua các đồ dùng , tham quan của du khách và người dân. Tuyến phố tập trung kinh doanh thời trang Lê Duẩn hứa hẹn sẽ là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với những tín đồ thiên chúa giáo của thời trang và mua sắm.

Việc hiểu rõ kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng trước khi đến nơi đây là một điều hết sức quan trọng giúp bạn có thể thỏa thích khám phá hết tất thảy những điều mới lạ ở thành phố này.

Nguồn: http://kinhnghiemdulichdanang.vn/

Bidong: Dấu Xưa, Nền Cũ (Phần 1)

Ghi chép ‘Bidong: Dấu xưa – nền cũ’ gồm hai phần đi cùng một album hình ảnh. Đây là phần mở đầu. Đọc tiếp phần cuối ở đây. “Tạo hóa gây chi cuộc hí trườngĐến nay thấm thoát mấy tinh sươngDấu xưa xe ngựa hồn thu thảoNền cũ lâu đài bóng tịch dương… “

(Thăng Long Thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan)

Về lại Bidong những ngày tháng Ba…

‘Tình Bidong có list là dông’

… mà sao chẳng thấy ai dông. Lại còn nhiều người trở về.

Trong khoảng đời tạm trên đảo, dường như cái gì cũng tạm, kể cả tình yêu. Vì vậy chăng mà Bidong “mang tiếng” như thế? Đến hơn phần tư thế kỷ sau, từ ngày trại tỵ nạn này đóng cửa, người ta vẫn còn nhắc đến câu nói bạc bẽo đó…

Trong chuyến Về Bến Tự Do vừa rồi, lần thứ 24 do Văn khố Thuyền nhân VN (VKTNVN) tổ chức thăm viếng và trùng tu các trại tỵ nạn cũ ở vùng Đông Nam Á trong vòng 10 năm qua, chúng tôi không những không ‘dông’ mà còn tình nguyện về lại, cùng hưởng “thú đau thương” với phương tiện công cộng muôn vẻ ở Malaysia: từ đáp máy bay, lên xe bus, xuống xe van, nhảy lên phà, đổi qua ghe và cuối cùng phóc lên “xe chở heo” (mọi người thân ái đặt tên những chiếc tractor chở chúng tôi di chuyển trên đảo resort Redang như vậy, đành nhận thôi, cãi chi cho… phí sức!). Hay cái là, không ai nói “tôi đi Bidong” mà “tôi về Bidong”. Ngôn ngữ đến tuyệt thế thôi!

Cuối tháng Ba 2016, 30 cựu Thuyền Nhân khắp nơi dắt díu nhau về thăm chốn tạm dung được ghi nhận là lớn nhất trong suốt cuộc đào thoát tìm sống vĩ đại nhất của lịch sử VN. Không nói khoác đâu, cứ tìm đọc “10 biến cố bi thảm nhất của Thế kỷ 20” (Ten most tragic events in the 20 th century) ắt gặp ngay chữ “Boat People”. Khổ nỗi, quãng đường gần 2 giờ đồng hồ trong mùa biển động từ bến phà Marang (sau đó còn phải chuyển phà và hành lý thêm lần nữa) để ra đảo Redang nội chiều hôm đó, khiến mọi người trong đoàn dù chưa thấy lại Bidong mà đã “dậy sóng trong lòng”. Nhưng, đó mới chỉ là “Khổ, tập 1”.

Video tư liệu của SkyGallery, Malaysia: Bidong nhìn từ trên cao

Trong chuyến VBTD Bidong lần này, có không ít cựu Thuyền Nhân lần đầu trở về sau bao nhiêu năm xa cách. Vậy mà điều làm chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động nhất là tất cả đều đồng lòng góp mỗi người một bàn tay ngay vừa khi đặt chân lên chiếc cầu Jetty kỷ niệm, mặc dầu ngày nay nó hoàn toàn khác với những hình ảnh thân thương trong ký ức khi họ rời đảo.

Những đợt sóng nhồi không chút thương tình cho các tấm thân vốn quen thuộc với đời sống thành phố, cùng với việc di chuyển từ Bidong về Redang mỗi ngày (Khổ, tập 2 – và còn nhiều tập nữa!) không những không làm các thành viên trong đoàn chùng lòng mà còn khiến mọi người càng tập trung và mau mắn, có lẽ vì ai cũng hiểu rằng lần này mình không có nhiều thời gian trên đảo.

Vừa kịp thích ứng với “lịch hành quân” dồn dập, thức dậy từ tờ mờ sáng để kịp rời Redang sang Bidong trước khi sóng lớn, mọi người còn được ‘mừng mừng tủi tủi’ hội ngộ cái nắng khô hanh khét tiếng miền biển đảo Mã Lai này. Chả thế, chỉ sau ba ngày trân mình trên Bidong, chúng tôi bèn… nhận bà con với lũ “mực ba nắng”.

Tìm về dấu xưa…

Ý thơ trong bài “Thăng Long Thành hoài cổ” chập chờn hiện đến trong chuyến đi, dù “dấu xưa, nền cũ” trong lòng những người trở về Bidong khác hẳn khung cảnh của tác giả lúc Bà rời cố đô lên đường vào kinh làm quan hơn 200 năm trước. Giống nhau chăng là một mối cảm hoài về một “cuộc hí trường”!

Không những chỉ đối với cựu Thuyền Nhân Bidong mà bất kỳ ai đến thăm nơi đây cũng không khỏi bùi ngùi khi biết được hòn đảo nhỏ bé này – lọt thỏm giữa những hòn đảo du lịch nổi tiếng gần kề như Perhentian, Lang Tengah hay Redang – lại từng là chốn tạm dung cho xấp xỉ 250,000 người Việt tỵ nạn vài thập niên trước.

Đối với những ai từng nhận Bidong làm quê hương thứ nhì thì dường như lại có ít nhiều xa lạ, ngỡ ngàng so với hồi ức… Ngày trở về, trải dài trước mắt là cầu Jetty khang trang, vững chãi liền kề với hàng gạch sót lại của Kho Tiếp liệu Cao ủy, một bên (từng) là Bệnh viện Sick Bay nhìn ra xác con tàu sắt nay chỉ còn trơ sườn, nằm gác đầu lên mấy gốc thùy dương tóc xõa rì rào.

Gần như toàn bộ khu B đã khuất lấp sau rừng cây cao lớn, văn phòng Cao Ủy ngày nay chỉ còn là một bãi cát trắng phủ từng cụm rau muống biển xanh mướt. Thấp thoáng sau hàng dừa khu A ngày nào là dãy nhà nguyện mới dựng cùng trại cá của Đại học Thủy sản Terengganu. Bên kia đảo, dọc theo bãi biển khu C là một khu nhà nuôi san hô của một gia đình ngư dân địa phương.

Hàng cây trứng cá dọc đường lên Đồi Tôn Giáo lẫn trong từng bụi cây lớn, các bậc đá dẫn lên Nhà thờ nay chỉ còn sót lại Cung Thánh buồn bã nhìn ra những bụi cỏ lau mọc cao ngang ngực.

Vậy mà, mặc những hoài niệm ùa về, không ai bảo ai, mỗi người một việc bắt tay ngay trong Ngày 1 vào công tác chính của chuyến đi: trùng tu các di tích trên Bidong trong cuộc chạy đua với thời gian ít ỏi trên đảo.

Video: ‘Đội hình kiến’ trên Bidong

Chúng tôi quyết tâm thay tấm áo mới cho Bidong!

Từng nhóm nhỏ phụ nhau chuyển vật liệu sơn sửa, máy bơm nước, ống nước và thang lên khu đồi Tôn Giáo. ”Vô đội hình kiến!” – Đồng loạt ngoảnh đầu về phía tiếng nói dõng dạc tự tin ấy, mọi người không ai có thể ngờ rằng nó phát ra từ Thi sĩ Lâm Hảo Khôi (Sydney, Australia). Nhà thơ của chúng tôi không phải là người thích nói, nhưng quả thật khi đã làm thơ và ra lệnh thì mọi người cũng… khó đỡ.

Trong khi tìm nguồn nước gần nhất lắp máy bơm để rửa Cánh Buồm Tự Do và toàn bộ các kiến trúc trên Đồi Tôn Giáo, một thành viên đã nghĩ ra cách dẫn ống nước từ Đồi Tôn Giáo xuống thẳng tượng Ông Già Bidong, và đặt máy bơm cao áp ở đó (thay vì nối dây xuống nhà máy nước dưới chân đồi Tôn Giáo) để lực nước đẩy được mạnh hơn. Điều đó có nghĩa là phải chuyển máy bơm xuống dốc sau đó luồn ống nước qua bụi gai mà nhiều người mới nghe đã thấy… ớn. Ý tưởng táo bạo này mang lại kết quả mỹ mãn khi mọi người nghe tiếng máy nổ reo vui lúc mặt trời vừa đứng bóng.

Trong khi nhóm đàn ông đánh vật với các đường ống và cái máy bơm nước cứng đầu thì “Hội Phụ nữ Bidong” phụ trách sơn các tượng Phật trên Chùa Từ Bi cùng các tấm Bia Tưởng Niệm dọc theo đường lên Đồi Tôn Giáo. Người pha sơn, người kẻ chữ, người lo việc dọn dẹp và cúng bái. Có những sự quan tâm, cả những tiếng cười pha lẫn những giọt mồ hôi trong nguyện ước sửa sang ngôi nhà cho Đồng Bào không may mắn nằm lại – những điều mà trước hết đã mang chúng tôi đến với nhau, sau hết kết nối chúng tôi lại với nhau, vượt lên trên hết những mỏi mệt hoặc thiếu thốn tiện nghi ở đảo.

(còn tiếp)

Ghi chép ‘Bidong: Dấu xưa – nền cũ’ gồm hai phần đi cùng một album hình ảnh.

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Fukuoka – Phần 1 trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!