Xem Nhiều 5/2023 #️ Du Lịch Miền Núi Thanh Hóa Nỗ Lực Vượt Khó Sau Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh Covid # Top 10 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 5/2023 # Du Lịch Miền Núi Thanh Hóa Nỗ Lực Vượt Khó Sau Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh Covid # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Miền Núi Thanh Hóa Nỗ Lực Vượt Khó Sau Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh Covid mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể khẳng định, cùng với ngành du lịch cả nước, du lịch miền núi xứ Thanh từ đầu năm 2020 đến nay đã chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Minh chứng cụ thể nhất là tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc các huyện Bá Thước, Quan Hóa. Đây là những điểm du lịch thu hút đông khách du lịch quốc tế bậc nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trong 8 tháng năm 2020, lượng du khách quốc tế đến với các điểm du lịch của Pù Luông như Pù Luông Retreat, Pù Luông Eco Garden, bản Đôn (xã Thành Lâm), bản Hang (xã Phú Lệ, Quan Hóa) đã giảm trên 85% so với cùng kỳ. Lượng khách du lịch nội địa đến với Pù Luông cũng giảm trên 30%.

Nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao cũng đã bị hoãn hoặc hủy bỏ để tập trung cho công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng đã làm giảm lượng du khách đến với Pù Luông. Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện Bá Thước và Quan Hóa, đã có trên 50% các tour du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông bị hủy trong 8 tháng qua. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh còn phải tạm dừng các tour kết nối đến các điểm du lịch khám phá, cộng đồng tại Pù Luông. Theo các hộ dân làm du lịch cộng đồng (homestay) tại bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, lượng du khách đến với bản Đôn năm 2020 này chủ yếu là khách nội địa. Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8) được xem là cao điểm trong năm của du lịch Pù Luông, tuy vậy, đây lại là thời điểm tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đã khiến doanh thu của các hộ làm du lịch cộng đồng tại bản Đôn cũng như các điểm du lịch khác tại Pù Luông sụt giảm mạnh.

Các điểm du lịch khác ở khu vực miền núi Thanh Hóa như bản Năng Cát (Lang Chánh), các huyện Như Xuân, Thạch Thành, Thường Xuân, Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy)… cũng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19. Lượng khách giảm mạnh kéo theo doanh thu từ du lịch của các địa phương cũng giảm đáng kể so với mọi năm.

Với tiêu chí xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, phòng chống dịch hiệu quả, ngành du lịch Thanh Hóa đã có những giải pháp nhằm kích cầu du lịch trong tỉnh, nhất là du lịch khu vực miền núi vượt khó, tiếp tục phát triển trong tình hình mới. Trong đó, đã xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn; Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh; xây dựng Dự án làng văn hóa du lịch cộng đồng tại bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước; Dự án làng văn hóa du lịch cộng đồng tại bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch cộng đồng của các đề án đã được duyệt tại các địa phương với tổng vốn đầu tư 26,452 tỷ đồng, tập trung chủ yếu đầu tư hạ tầng các điểm đến, như: Đầu tư biển chỉ dẫn, đường giao thông đến điểm du lịch, bãi đỗ xe, điểm đón tiếp, bến thuyền du lịch, hệ thống thoát nước thải (tại xã Trí Nang, huyện Lang Chánh; các huyện: Bá Thước, Thạch Thành, Như Xuân, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn). Các dự án đầu tư từng bước hoàn thiện và mở rộng các điểm đến du lịch sinh thái, cộng đồng mới thu hút khách du lịch.

Về phần các địa phương, trên cơ sở tình hình thực tế trên địa bàn, triển khai các giải pháp phù hợp nhằm khôi phục và kích cầu du lịch trên địa bàn trong những tháng cuối năm 2020, trong đó tiếp tục tạo điều kiện để các loại hình du lịch khám phá, cộng đồng, du lịch văn hóa, tâm linh phát triển; xây dựng các tour du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp nhất trong tình hình mới hiện nay; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành khai thác hiệu quả các tour du lịch kết nối đến các điểm du lịch cộng đồng, khám phá tại khu vực miền núi, có những giải pháp kịp thời chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, hộ làm du lịch; xây dựng lộ trình mới phát triển du lịch miền núi Thanh Hóa năm 2021 và những năm tiếp theo phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất.

Tác giả: Mạnh Cường

Du Lịch Quảng Ninh 2014: Một Năm Nỗ Lực Vượt Khó

Năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động, khó khăn, nhưng ngành du lịch Quảng Ninh vẫn đạt được những kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt gần 2,6 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2013…

Khách du lịch quốc tế đến Hạ Long.

Có được kết quả này, phải nói rằng ngành du lịch Quảng Ninh đã nỗ lực vượt qua một năm đầy gian khó. Trước những biến động phức tạp bởi tình hình chính trị khu vực và thế giới, ảnh hưởng lớn của sự kiện Biển Đông đã làm giảm lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh, đặc biệt là thị trường khách du lịch Trung Quốc – một thị trường khách quốc tế xếp đầu bảng trong số lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh hàng năm. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, xúc tiến quảng bá về du lịch nên một số thị trường khách du lịch quốc tế khác đến Quảng Ninh đã có sự tăng trưởng mạnh như: Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Canada… Vì vậy, mà tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh trong năm 2014 vẫn đạt con số 2.550.000 lượt người.

Một thành công đáng ghi nhận trong năm qua, ngành du lịch Quảng Ninh đã có nhiều động thái tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch. Cũng như sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng dịch vụ, môi trường kinh doanh du lịch, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, cơ chế chính sách của Đảng, chính quyền địa phương thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn, nhất quán của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về đổi mới phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Quảng Ninh đã tăng cường chỉ đạo, giám sát các hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tập trung nhiều nguồn lực để thúc đẩy du lịch phát triển. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, ban hành các chính sách quản lý, kế hoạch, đề án về phát triển sản phẩm du lịch đã được chú trọng và tập trung chỉ đạo. Điều đáng nói, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, các cấp ngành, địa phương về du lịch đã có những thay đổi, chuyển biến và tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch.

Công tác đầu tư hạ tầng du lịch, bao gồm cả hạ tầng giao thông, điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô, Vân Đồn, công nghệ thông tin… đã được cải thiện rất nhiều. Trong năm 2014, một số công trình, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ quan trọng đã được hoàn thiện, một số dự án lớn như Trung tâm thương mại Big C, Vincom Center Hạ Long, khu vui chơi giải trí Marina Plaza, khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh, khách sạn Royal Hạ Long, bến du thuyền Tuần Châu… đã góp phần thay đổi mạnh mẽ về du lịch, đồng thời minh chứng cho định hướng đúng đắn, cơ chế, chính sách phù hợp, minh bạch, rõ ràng của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh đã thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu lớn vào lĩnh vực phát triển du lịch như Tập đoàn Vingroup, MyWay, Sungroup, Bitexco…

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, công tác phát triển thị trường du lịch đã có những thay đổi lớn. Quảng Ninh đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển thị trường, chú trọng các thị trường khách quốc tế: Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, Nga, Anh… Hướng đến các dòng khách có khả năng chi trả cao, đồng thời quan tâm đến thị trường trong nước. Đặc biệt, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quảng bá xúc tiến đến các thị trường tiềm năng, mở rộng liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, khẳng định Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Trong năm 2014, ngành du lịch đã đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh thành lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, các vùng du lịch trọng điểm… tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong tour du lịch liên vùng. Không chỉ vậy, ngành du lịch còn chú trọng đến phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, mở rộng tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch. Một số sản phẩm du lịch mới tại các địa phương trong tỉnh như: Biểu diễn văn hoá nghệ thuật, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm… tại Đông Triều, TX Quảng Yên, Vân Đồn, khu danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) đã được đưa vào khai thác và tạo được ấn tượng tốt với du khách.

Có thể nhận thấy rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn do biến động chính trị trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành du lịch, nhưng những kết quả mà ngành du lịch Quảng Ninh đạt được trong năm 2014 là rất đáng ghi nhận. Du lịch đã đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đây chính là nền tảng quan trọng, tạo đà cho sự phát triển của du lịch Quảng Ninh những năm tiếp theo.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, năm 2015, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo nên các sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, hướng đến thị trường quốc tế tiềm năng và thị trường khách du lịch cao cấp. Bên cạnh đó sẽ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tránh việc dàn trải, mang tính phong trào, tìm ra những thị trường trọng tâm, trọng điểm; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch… Năm 2015, ngành công nghiệp không khói của Quảng Ninh sẽ phấn đấu với mục tiêu đón 7,7 triệu lượt khách, trong đó 2,7 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu phấn đấu đạt 6.500 tỷ đồng.

Thu Nguyên

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Miền Núi Thanh Hóa

Thanh Hóa có một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước, Quan Sơn),khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa, Mường Lát),Thác Hươu(Bá Thước); Bến En(Như Thanh), thác Ma Hao(Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), Thác Mơ, suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Thác Mây, Thác Voi (Thạch Thành),Thác Trai gái, đền Cửa Đặt (Thường Xuân),cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn)…

Vùng miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ, Khơ mú, Dao, chúng tôi bên mình bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng, đặc sắc, tạo nên bức tranh đa sắc về đời sống văn hoá, xã hội. Từ văn hoá nhà, đến văn hoá mặc, văn hoá ẩm thực, đến văn hóa trong tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội… đều toát lên những nét bản sắc văn hoá độc đáo, riêng có. Về lễ hội: Dân tộc Mường có lễ hội Pồn Pông, Khai Hạ, lễ tục Làm vía kéo Xi, lễ Mừng cơm mới, Sắc bùa; Dân tộc Thái có Lễ hội Kin chiêng boọc mạy; Lễ hội Nàng Han; lễ hội Mường Khô ; Lễ hội Mường Ca Da, lễ hội Mường Piềng Muốp; lễ hội Mường Xia; lễ Cầu nước; lễ hội Căm mương; Dân tộc Thổ có lễ hội Đình Thi; Dân tộc Dao có lễ Cấp Sắc, Tết nhảy; Dân tộc Khơ Mú có Lễ Xên; Dân tộc Mông có lễ hội Tén Tằn … Về dân ca, dân vũ, nhạc cụ: Dân tộc Thái có Khặp giao duyên, Hát ru; nhạc cụ: Khua Luống, Khèn bè, Boong bu, Sáo, Trống chiêng, Pí Mốt; múa Cá sa, múa Trống chiêng, múa Chá Chiêng…; Dân tộc Thổ có hát Trống chiêng, hát Đối đáp, hát ru, hát giao duyên, hát chậm đò ho…; múa giã cồn, Chậm đò ho…; Dân tộc Mông có Múa ô, múa khèn, hát gâu plềnh…;nhạc cụ: Sáo, Khèn bè, Đàn môi, Khèn lá…; hát gầu, hát giao duyên; Dân tộc Dao có hát giao duyên, hát ru, hát chào hỏi- đối đáp; hát Pả Dung; múa Chuông, múa Rùa, hát múa trong nghi lễ; nhạc cụ: não bạt..; Dân tộc Khơ mú có hát Tơm; Dân tộc Mường có hát ru, hát giao duyên (xường trai gái), hát Séc bùa, hát nghi lễ, diễn xướng Mo Mường, múa Pồn pông nhạc cụ Cồng chiêng…

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng với các nếp nhà sàn truyền thống, trang phục, trang sức của đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông còn lưu giữ khá nguyên vẹn, thể hiện đậm nét tập tục sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc, tiêu biểu như làng Mường Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, (Cẩm Thủy); bản Thái Xia Tớ, xã Sơn Thủy, (Quan Sơn); Làng Đồi Muốn, (Bá Thước); làng người Thái, bản Năng Cát (Lang Chánh)… Ẩm thực của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh hóa không cầu kỳ nhưng hấp dẫn bởi hương vị của núi rừng, của tự nhiên như canh đắng, măng đắng, rau sắng, cơm Lam, rượu Ngô của người Mông, rượu cần của người Thái, Mường, vịt Cổ Lũng, cá mè sông Mực… hệ thống các làng nghề truyền thống mang đậm sắc thái tộc người còn lưu giữ khá nguyên vẹn, đó là nghề Dệt Thổ cẩm, làm rượu cần, đan lát thủ công của dân tộc Mường, Thái, Thổ, Khơ Mú, Dao, Mông; nghề kim hoàn, chạm khắc bạc của người Mường, người Dao; nghề rèn của người Mông…

Để loại hình du lịch cộng đồng tại miền núi tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh về tài nguyên du lịch, văn hóa bản địa của các dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền Tây tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu của du lịch tỉnh Thanh, chúng ta cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và đột phá như sau:

Thứ nhất: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch nhạy cảm với cuộc sống hiện tại và văn hóa truyền thống của người dân bản địa, nếu chúng ta làm tốt nó có tác động sâu sắc đến xã hội, giúp cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, các di tích văn hóa, lịch sử của cộng đồng dân cư làm du lịch… Vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng tại miền núi tỉnh Thanh Hóa cần tính toán những tác động của hoạt động du lịch tới đời sống văn hóa của động đồng, làm thể nào để đồng bào vừa tham gia làm du lịch vừa bảo tồn được văn hóa bản làng, văn hóa đặc sắc của địa phương…

– Thứ hai: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự khác biệt lớn so với các loại hình du lịch khác. Khách du lịch cùng ăn – cùng ở – cùng sinh hoạt với người dân, do vậy cần được tổ chức và quản lý một cách khoa học, phải có sự tham gia của các cấp chính quyền, sự tham gia hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan quản lý về du lịch, sự hợp tác, đồng thuận giữa chính quyền địa phương và cộng đồng, tránh những tác động xấu đến cuộc sống của cộng đồng địa phương.

Thứ ba: Phát triển du lịch cộng đồng cần gắn với việc khôi phục, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, làm sống dậy văn hóa bản địa của tộc người, không pha trộn, du nhập văn hóa ngoại lai. Việc gìn giữ, bảo tồn và duy trì các thói quen văn hóa đích thực của đời sống hằng ngày, phong tục tập quán bản địa là những yếu tố thu hút khách du lịch đến với cộng đồng, là yếu tố cần được bảo vệ vì lợi ích lâu dài.Vì vậy, nhất thiết phải tập huấn, tuyên truyền cho cộng đồng nhận thức một cách thấu đáo, sâu sắc và có ý thức trong quá trình làm tham gia làm du lịch tại địa phương.

Thứ tư: Cần có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch là người dân bản địa, cần phải trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc tham gia hoạt động du lịch. Tập huấn nghiệp vụ quản lý hoạt động du lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú, văn hóa giao tiếp ứng xử và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường…

Thứ năm: Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch bản địa, có thể là các món ăn đặc sắc của núi rừng, hoặc lễ hội truyền thống, sắc phục trong không gian văn hóa làng bản.., giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng.

Thứ sáu: Một khu điểm du lịch chỉ có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững khi chúng ta có hệ thống giao thông đi lại thuận lợi, các điều kiện ăn, nghỉ của du khách được đảm bảo; không gian văn hóa du lịch đậm nét cổ truyền, khu điểm du lịch được kết nối tuor tuyến hợp lý, phù hợp với lộ trình của du khách, là yếu tố quan trọng để du lịch cộng đồng phát triển ở vùng núi Thanh Hóa…/

Thùy Minh- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov

Những thiệt hại của ngành Du lịch vì dịch bệnh đã được các địa phương khẳng định, dựa trên số lượng khách hủy tour, hủy đặt phòng. Tại Huế, hoạt động du lịch giảm 10%. Tại Quảng Ninh, hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long chỉ thu hút được 3.000 khách, giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề khi lượng khách sụt giảm chưa từng thấy, hoạt động khách sạn chỉ đạt 30% so với cùng kỳ năm ngoái…

Trước những thiệt hại này, đại diện các Sở Du lịch, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch các địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp, phù hợp với từng địa phương trong việc phòng, chống dịch và quan trọng hơn là giải pháp để ổn định lại thị trường cũng như khôi phục ngành Du lịch ngay khi hết dịch.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, Sở Du lịch Hà Nội đã thành lập Ban Phòng chống dịch, công bố số điện thoại đường dây nóng để hỗ trợ du khách. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường phát huy thế mạnh các điểm đến, phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng, khẳng định Hà Nội luôn là điểm đến an toàn, thân thiện.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh, ngành Du lịch Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, xúc tiến lại các thị trường trong nước và quốc tế, trong đó đặc biệt thúc đẩy du lịch nội địa. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần quan tâm tới việc giữ gìn lực lượng nhân sự trong giai đoạn khủng hoảng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới công tác quản lý…

“Thời điểm này, việc tính toán các phương án hồi phục thị trường là vấn đề cấp thiết nhất của ngành Du lịch. Việc làm này đòi hỏi sự chung tay của tất cả địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển trong cả nước”, ông Vũ Thế Bình nhận định.

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Miền Núi Thanh Hóa Nỗ Lực Vượt Khó Sau Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh Covid trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!