Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Tây Tạng: Mùa Xuân Trên Vùng Đất Tây Tạng mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NGÀY 01: HÀ NỘI – THÀNH ĐÔ (Ăn C)
– 10h00: Đoàn có mặt tại sân bay Quốc tế Nội Bài, làm thủ tục xuất cảnh đáp chuyến bay thẳng lúc 12h55 đi Thành Đô.– 16h15: Máy bay hạ cánh xuống sân bay Thành Đô, đoàn làm thủ tục nhập cảnh sau đó di chuyển đến nhà hàng địa phương thưởng thức bữa tối.– Làm thủ tục nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.– Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4*
NGÀY 02: THÀNH ĐÔ – LÂM CHI – LULANG LINHAI (Ăn S/T/C)
– Sáng sớm đoàn ra sân bay làm thủ tục cho chuyến bay đến Lâm Chi– Tới Lâm Chi, đoàn ăn trưa và di chuyển tham quan:* Công viên rừng quốc gia Lulang Linhai. Lulang trong tiếng Tạng có ý nghĩa là “Long Vương cốc”, khu rừng nằm ở độ cao 2700-4200m so với mực nước biển, hay được ví von là “Giang Nam của Tây Tạng” bởi cảnh đẹp hết sức hùng vĩ, nên thơ. Trên đường tới rừng quốc gia* Ngắm nhìn Ngọn Segrila hùng vĩ cao 4728m so với mực nước biển. * Tới công viên, đoàn ngắm nhìn Ngọn núi Namcha Barwa. Núi Namcha thuộc dãy Himalaya, có độ cao 7782 mét so với mực nước biển. – Ăn tối tại nhà hàng địa phương– Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4* ở Lâm Chi
NGÀY 03: LÂM CHI – HỒ BASOON – LHASA (123 km + 357 km) (Ăn S/T/C)
– Sáng, đoàn di chuyển tham quan Thánh Hồ Basoon – có chiều dài 18km, diện tích mặt hồ lên đến 27 km2, độ sâu hồ lên tới 120m. Hồ ở độ cao 3480m so với mực nước biển. Năm 2000, nơi đây được công nhận là cảnh điểm 4A cấp quốc gia. – Sau bữa trưa, đoàn di chuyển về Lhasa, ăn tối, nghỉ ngơi tại Lhasa. – Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4*
NGÀY 04: LHASA (Ăn S/T/C)
– Sau bữa sáng, Quý khách đi chiêm bái Cung điện Potala – cung điện nằm ở vị trí cao nhất thế giới được xây dựng ở độ cao hơn 3.600 m. Potala – dịch âm là Phổ Đà, nơi ngự của ngài Bồ tát Quán Thế Âm. Cung điện Potala được ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 trùng hưng xây dựng, kể từ đó là trung tâm hành chính, tu tập, nghỉ ngơi của các đời Đạt Lai Lạt Ma từ đời thứ 5 đến Ngài Đạt-lai Lạt-ma thứ 14. Đây là quần thể kiến trúc tượng trưng cho quyền lực tâm linh tối thượng của Phật giáo Tây Tạng. Đoàn thăm hai tầng lầu Portrang Karpo (Bạch Cung) và Portrang Marpo (Hồng Cung). – Ăn trưa tại nhà hàng– Đoàn tiếp tục tới chiêm bái, đỉnh lễ chùa Đại Chiêu (Jokhang) – Đền với 4 tầng mái mạ vàng – rộng 2.5km2, xây dựng từ năm 693 – là nơi thờ Phật Thích ca. Trong chùa ngoài điện Phật Thích Ca còn có điện của Đức Đại sư Tông Khách Ba (Je Tsong Khapa), điện Tạng Vương, điện thần Hộ Pháp của phái Cách Lỗ – Thánh đường Đại Chiêu tự được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, và là một điểm hành hương thiêng liêng của tín đồ Phật giáo. Đền Jokhang là cơ sở Phật Giáo đầu tiên và là nơi thờ tự linh thiêng nhất Tây Tạng. Rất nhiều người Tây Tạng từ những nơi xa xôi tận cùng của đất nước đã từng vượt núi băng sông, bất chấp mưa, bùn và tuyết đến đây hành hương, bày tỏ niềm tin nơi các thần linh và xin ơn lành. Một số tín đồ đánh dấu chỗ đầu họ chạm mặt đá để đặt đầu gối phut phục lần tới và cứ thế họ lết dần tới cửa đền Jokhang. Mắt họ không nhìn quanh, chỉ hướng vào phái trong với lòng tận hiến vô ngần, nét mặt biểu lộ một sự huyền bí tuyệt diệu. Một trong những điều làm du khách xúc động nhiều nhất ở Lhasa là cảnh các tín đồ phủ phục để niệm cầu. Họ phủ phục ở bất kỳ chỗ nào– Đoàn đi dạo bộ chợ Bát Giác. Đoàn đi quanh chợ theo chiều kim đồng hồ, kiến trúc nhà xung quanh rất đẹp, cửa hàng cửa hiệu bán tràn lan Đặc trưng của khu chợ này là rất nhiều cảnh sát đứng ở trên đường phố để điều tiết an ninh trật tự Khoảng 100m lại có 1 trạm có khoảng 4 – 5 cảnh sát đứng đó. Đặc biệt là Tây Tạng là nghiêm cấm không được chụp ảnh cảnh sát, vô tình chụp cảnh mà có bóng dáng cảnh sát ở trong đó họ sẽ bắt nình phải xoá ảnh đi hoặc thu thẻ nhớ. Nếu du khách muốn mua đồ lưu niệm Tây Tạng, đến Chợ Bát Giác có đầy đủ tất cả các mặt hàng đặc trung của vùng Cao Nguyên này.– Ăn tối tại nhà hàng địa phương– Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4*
NGÀY 05: LHASA – SHANNAN TSEDANG (Ăn S/T/C)
– Sau bữa sáng, đoàn khởi hành đi tham quan và chiêm bái ngôi tự viện và cung điện đầu tiên tại của Tây Tạng là Chùa Samye và Cung điện Yumbulakhang: * Cung điện Yumbu Lhakhang – tòa cung điện đầu tiên trong lịch sử tây Tạng, tính đến nay đã có hơn hai nghìn năm lịch sử. Trong tiếng tạng “Yumbu” có nghĩa là hươu mẹ, “Lha” có nghĩa là chân sau, “Khang” có nghĩa là cung điện. Cung điện tuy không lớn nhưng nằm trên đỉnh ngọn núi, vô cùng hùng vĩ và là kiến trúc công đầu tiên của Tây Tạng. Đứng trên đỉnh cung điện nhìn xuống có thể nhìn thấy hết phong cảnh đồng ruộng và dòng sông huyền thoại Yarlung. Truyền thuyết kể lại, khi công chúa Văn Thành lần đầu đặt chân tới Tây Tạng, mỗi mùa hè thường cùng với vua Tùng Tán Cán Bố tới đây sống. Nơi đây có con suối Gaer, tương truyền nước suối nơi đây có thể trị được bách bệnh.* Chùa Samye – nằm ở vùng Shannan khu tự trị Tây Tạng, được xây dựng vào thế kỉ 8 dưới thời vương triều Tubo. Đây là tự viện đầu tiên có các Tăng nhân bản địa. Tương truyền, quốc vương Akamatsu khi cho xây dựng tự viện đã rất nóng lòng muốn biết hình dáng của ngôi bảo sái khi hoàn thành, do đó đại sư Liên Hoa Sinh đã vận thần thông, từ bàn tay ngài hóa lên hư không ngôi bảo sái của tương lai, nó đẹp đến mức vua Akamatsu đã phải thốt lên “Samye!” (không thể tin được).– Đoàn ăn tối và nghỉ ngơi tại Tsedang.– Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4*
NGÀY 06: TSEDANG – SHIGATSE (271 km) (Ăn S/T/C)
– Sau bữa sáng, đoàn di chuyển tham quan:* Thánh hồ Yamdrok. Hồ Yamdrok là hồ nội địa lớn nhất trong dãy Himalaya, nơi đây cùng với hồ Namsto, hồ Manasarovar hợp thành cái tên ” ba hồ thánh” tại Tây Tạng. Mặt hồ Yamdrok yên ả, nước hồ màu xanh ngọc bích, khi được ánh mặt trời chiếu rọi lại tạo ra những mảng màu đậm nhạt khác nhau, người nhìn có cảm giác vừa thực vừa mơ. Ven hồ có nhiều loại cỏ, đây cũng là đồng cỏ nổi tiếng tại Tây Tạng. Nơi đây, mỗi dịp Đông về đều có rất nhiều chim thiên nga, bói cá, vẹt di cư về, tạo thành hệ sinh thái chim đặc sắc tại Tây Tạng.* Băng xuyên Khari La là cảnh điểm trên đường đi, là một trong ba băng xuyên vĩ cửu, lớn nhất ở Tây Tạng. * Đoàn tiếp tục tham quan Chùa Bạch Cư – tháp Vạn Phật. Được xây dựng vào đầu thế kỉ 15, ngôi chùa là tự viện có tới 3 hệ phái khác nhau Phật giáo Tây Tạng là Sakyapa, Kadampa, Gelugpa cộng trụ tu hành. Nơi đây vẫn thường xuyên diễn ra các hoạt động tu tập, niệm kinh…– Đoàn ăn tối, nghỉ ngơi tại Shigatse.– Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4*
NGÀY 07: SHIGATE – LHASA (271km) (Ăn S/T/C)
– Sau bữa sáng, đoàn đến chiêm bái thánh tích:* Chùa Tashilunpo. Tiếng Tạng bkra-shis lhun-po có nghĩa là chùa Di Lặc Cát Tường/Núi Tu Di cát tường. Là ngôi tự viện lớn nhất ở Shigatese, là nơi trụ tích tu hành, hoằng truyền Phật Phát kể từ ngài Ban Thiền đời thứ 4, Tashilhunpo kết hợp với Sera, Drepung, Gandan thành bốn ngôi tự viện lớn nhất của phái Cách Lỗ (Hoàng mạo) ở Lhasa. * Chùa Tashilhunpo có diện tích 150.000m2, bao vây xung quanh bởi tường thành có chu vi hơn 3km. Tổng quan, chia thành 3 khu: Điện Di Lặc, linh tháp Xá Lợi chư tổ, chính điện thờ công đồng, chia nhỏ có 57 khu điện và 3600 phòng, toàn bộ công trình lưng dựa núi, mặt hướng nam, tầng tầng lớp lớp đối xứng, trang nghiêm.– Sau bữa trưa, đoàn di chuyển về Lhasa, trải nghiệm ngồi tàu Shi – La – con tàu đặc biệt nối liền Shigaste và Lhasa, nằm ở độ cao 3600 đến 4000m so với mực nước biển – Đoàn ăn tối, nghỉ ngơi tại Lhasa.– Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4*
NGÀY 08: LHASA – THÀNH ĐÔ – HÀ NỘI (Ăn S/T)
– Sáng sớm, quý khách ra sân bay Lhasa làm thủ tục cho chuyến bay từ Lhasa về Thành Đô. – Tới Thành Đô, đoàn ăn trưa và làm thủ tục cho chuyến bay về Hà Nội. – Về tới Hà Nội, hướng dẫn viên chia tay đoàn và hẹn gặp lại đoàn trong các chương trình du lịch lần sau do công ty tổ chức.
Tây Tạng Về Vùng Đất Thiêng
Được đăng: 19 Tháng 12 2019
Lượt xem: 470
“Không một ai đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó, và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự hùng vĩ, bao la của rặng Tuyết Sơn”(Đường mây qua xứ tuyết, Anagarika Govida, dịch giả: Nguyễn Tường Bách)
Trong suy nghĩ của nhiều người, du lịch Tây Tạng là vùng đất huyền bí, kì lạ và không kém phần linh thiêng. Vùng đất này có một sức hút kì lạ nhưng lại quá khó khăn để họ được đặt chân đến, phần vì địa hình hiểm trở, vì lo lắng không đủ sức khoẻ, phần vì không biết phải đến đây bằng cách nào.
Để đến được Tây Tạng
Với địa hình hiểm trở, nằm ở độ cao trung bình 4.700m so với mực nước biển và được “bao quanh” bởi các dãy núi hiểm trở, chưa kể Tây Tạng nay là một khu tự trị vủa Trung Quốc nên để đến được đây, bạn phải đảm bảo được hai vấn đề là giấy phép để nhập cảnh và sức khoẻ để có thể có những trải nghiệm tuyệt vời ở đây.
Tuỳ vào việc bạn đi những đâu ở khi du lịch Tây Tạng mà cần có những loại giấy phép tương ứng. Nếu chỉ là một chuyến đi thông thường từ 9 -10 ngày tham quan các địa điểm chính ở đây mà không đến EBC (Everest base camp) hay đi hành hương quanh núi Ngân Sơn (Kailash), bạn cần có 2 loại giấy phép là TTP (Tibet travel permit) và ATP (Alien’s travel permit). Giấy phép này chỉ được cấp thông qua một công ty du lịch địa phương và sau khi bạn đã có visa nhập cảnh Trung Quốc. Chưa kể, bạn cần phải có giấy phép này để trình cho hải quan trước khi nhập cảnh nên thông thường, bạn sẽ tới một địa điểm nào đó ờ Trung Quốc để công ty địa phương gửi giấy phép đến trước khi bạn đi tiếp vào Tây Tạng.
“Chạm” vào vùng đất Thiêng Nhiều người lo sợ cho việc không đảm bảo sức khoẻ khi đến đây đến độ họ không dám đi hoặc một số người đã gặp phải hội chứng sốc độ cao (AMS: Acute Moutainous Sickness) khi vừa đặt chân tới Lhasa (thủ phủ và cũng là thành phố lớn nhất Tây Tạng), phần lớn là do vấn đề tâm lý. Nếu bạn không bị một trong các bệnh mãn tính về đường hô hấp, bệnh về tim mạch hay huyết áp, chỉ cần sức khoẻ bình thường, cộng thêm việc luyện tập hít thở đúng cách và tâm lý thoải mái là đã có thể đảm bảo có một chuyến đi tuyệt vời. Ngoài ra, để phòng hờ, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trong thành phần có chứa Acetazolamid, uống nhiều nước nhất là các gói bổ sung điện giải để cơ thể không bị mất nước, uống thêm thuốc giảm đau khi có triệu chứng đau đầu và các loại thuốc bổ để bổ sung vitamin và khoáng chất. Một vấn đề cần lưu ý mà các nhà tour chuyên nghiệp và kinh nghiệm sẽ tư vấn và sắp xếp cho bạn hợp lý đó là khi vừa tới Lhasa (với độ cao 3.700m), bạn cần nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh. Trong các khách sạn lớn ở đây đều có máy thổi ô-xy, tuy nhiên, cần hạn chế để cơ thể thích nghi với độ cao mới. Các ngày đầu chỉ nên tham quan quanh Lhasa. Sau khi cơ thể đã thích ứng và làm quen với môi trường ở đây, mới nên đi tham quan tiếp các địa điểm khác với các độ cao tăng dần.
Không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh đẹp hùng vỹ mà không nơi nào có được, Tây Tạng còn được biết đến như một vùng đất linh thiêng với văn hoá độc đáo và tôn giáo Mật tông (Kim Cương Thừa) đặc sắc bao trùm và chi phối mọi hoạt động của con người ở đây. Tất cả đều mang một màu sắc huyền bí và linh thiêng khó tả.
Các địa điểm linh thiêng nhất ở đây có thể kể đến là Cung điện Bố Đạt La (Potala), Đền Đại Chiêu (Jokang) và Trát Thập Luân Bố (Tashilunpo). Potala được xây dựng vào từ thời Tạng Vương Tùng Tán Cán bố (Songtsen Gampo) nhưng phải đến đời Lạt Ma thứ 5 là Bốc Tạng Gia Mục Thố (Losang Gyatso), khi ông cho xây dựng lại cung điện này thì nơi đây mới chính thức trở thành nơi ở và học tập của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Ngày nay, Potala như một biều tượng của Tây Tạng và là một kỳ quan tôn giáo không chỉ của Lhasa nói riêng mà của cả nhân loại nói chung. Địa danh này được UNESCO công nhận là di tích lịch sử văn hoá từ năm 1994. Đền Đại Chiêu dẫu không hoành tráng như Potala nhưng lại là nơi được người Tạng tin là nơi linh thiêng nhất ở đây. Trong đền còn lưu giữ bức tượng Phật được Văn Thành công chúa (Princess Wencheng) đem sang từ Đại Đường vào thế kỷ thứ VII. Trát Thập Luân Bố nằm gần Shigatse là nơi ở của các Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Latma), một chức sắc trong Mật Tông Tây Tạng chỉ đứng sau Đạt Lai Lạt Ma và là người có trách nhiệm đi tìm hoá thân của các Đạt Lai Lạt Ma.
Đi và trở về với ít nhiều thay đổi
Lê Hoàng Giang, phượt thủ nổi tiếng với kinh nghiệm nhiều lần chinh phục Himalaya đã có lần chia sẻ sau khi trở về sau chuyến du lịch Tây Tạng: “Hãy vào một tu viện nho nhỏ ở đây, nhìn những ngọn đèn bơ leo lét, nhìn sâu vào ánh lửa tôi thấy mình với những tham-sân-si; nhìn những vết thời gian, những thân cột bạc màu, những bức tường nứt nẻ như chứng nhân cho bao kiếp người trôi qua, tu viện vẫn ở đó, tôi quan sát trong thinh lặng. Đi để về sống bình dị hơn”. Thật vậy, không một ai một khi đã đặt chân đến đây mà trở về không có ít nhiều thay đổi.
Một khi được tận mắt thấy văn hoá và con người Tạng ở đây, phần lớn du khách đều có chung một cảm nhận và suy nghĩ về cuộc sống, về giá trị sống. Với người Tạng, đức tin hay tin ngưỡng là điều quan trọng nhất và bao trùm, chi phối gần như tất cả hoạt động trong đời sống của họ. Trong tín ngưỡng Phật giáo Mật Tông, họ quan niệm cuộc sống trần thế chỉ là tạm bợ và chết không phải là chấm hết, mà là bắt đầu một chương mới. Bất kể thời điểm nào trong năm, ở những địa điểm quan trọng như đền Đại Chiêu, tu viện Bố Đạt La, tu viện Trát Thập Luân Bố, bạn sẽ thấy hàng đoàn người Tạng đi nhiễu Phật (đi kora) với Luân Xa trên tay. Một số người còn thể hiện lòng thành kính bằng cách đi tạm bộ nhất bái (ba bước đi một bước lạy, hay còn gọi là ngũ thể nhập địa với 5 bộ phận cơ thể chạm đất khi vái lạy). Những hình ảnh đó luôn gây những xúc cảm về tâm linh mãnh liệt và đọng lại trong tâm trí của khách thập phương những trăn trở về được-mất-hơn-thua trong đời.
Hơn cả một vùng đất linh thiêng, Tây Tạng là một vùng đất của sự đổi thay trong tiềm thức mỗi người một khi đã “chạm” vào đây, bất kể bạn xuất thân từ giai cấp nào, thuộc thành phần xã hội hay mang quan điểm tôn giáo nào.
Theo Thành Cao – Tạp chí Thời Trang Trẻ
Tour Du Lịch Tây Tạng (Tibet) Trọn Gói Giá Rẻ, Đặt Tour Tây Tạng Tây Tạng, Du Lịch Tiểu Tây Tạng Theo Yêu Cầu, Du Lịch Khám Phá Tiểu Tây Tạng …
Ngày 1: Hà Nội / Tp HCM – BăngkokChều xe và hướng dẫn viên du lịch Phú Sơn đưa quý khách ra sân bay làm thủ tục bay đi Băngkok, nghỉ đêm tại Bangkok.
Ngày 2: Bangkok – Kathmandu Nepal (ăn sáng, trưa trên máy bay, tối) Sáng quý khách trả phòng khách sạn xe và hướng dẫn đưa quý khách lên xe đi ra sân bay Băngkok làm thủ tục bay đi Kathmandu Nepal, tới Kathmandu xe và hướng dẫn đưa quý khách lên xe về khách sạn trung tâm thành phố Kathmandu nhận phòng. Sau đó quý khách đi thăm thủ đô Kathmandu. Ăn tối tại nhà hàng Trung Quốc. Nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 3: Kathmandu – Zhangmu/ Nyalam (ăn sáng, trưa, tối) (3.700m) 156 km Sáng sớm quya khách trả phòng khách sạn, xe và hướng dẫn đưa quý khách đi Zhangmu qua những làng quê bình yên hai bên đường, với những cánh đồng lúa mạch thẳng cánh cò bay thời gian khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi tới biến giới làm thủ tục xuất nhập cảnh sang Tây Tạng Tibet. Qua biên giới quý khách nhận phòng khách sạn nghỉ đêm.
Ngày 5: Lhatse – Xigatse (ăn sáng, trưa, tối) (3900m) – 244 km Sáng trả phòng rồi đi Xigatse, nơi đây có tu viện Tashilumpo nổi tiếng, nó là cái tu viện lớn thứ 2 của Tây Tạng. Nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 6: Xigatse – Gyantse (ăn sáng, trưa, tối) (3950 m) – 90 km Sau bữa sáng quý khách thăm tu viện Lumpo và Xigatse Bazaar. Sau đó quý khách lên xe đi 2 tiếng đồng hồ tới Gyantse, nó nằm trải dài 261 km về phía tây nam của Lhasa. Vào thế kỷ thứ 15 nơi đây là thủ đô của một vương quốc nhỏ bé. Quý khách được thăm tháp Kumbum nó được xây dựng vào thé kỷ 14 sau công nguyên. Sau này nơi đây trở thành nơi buôn bán làm ăn với người Anh Ấn. Tối quý khách nghir đêm ở khách sạn.
Ngày 7: Gyantse – Lhasa (ăn snags, trưa, tối) (3650m) – 261 km Sau khi ăn sáng và trả phòng khách sạn, quý khách lên xe đi khoảng 8 tiếng đồng hồ, trên đường quý khách vướt qua đèo Karo La cao 5.010 mét, đèo Kamba La cao 4.794 mét. Đèo Karo La nằm giưuax hai ngọn núi cao trọc trời là Nozing Khang Sa cao (7223m) và Ralung cao (6236m) sau đó quý khách bắt gặp hồ nước lớn trước khi tới thung lũng Lhasa. Tối quý khách nghỉ đêm ở khách sạn.
Ngày 8 & 9: Lhasa (ăn sáng, trưa, tối) Ở Lhasa quý khách đi thăm cung điện Potala, ngôi đền cổ kính Jokhang, thăm chợ Barkhor, thăm tu viện Drepung và Sera. Lhasa bây giờ được xem như là một thành phố phát triển hiện đại, nó cũng là thành phố phật giáo của người Tây Tạng, nó có bề dầy lịch sử gắn liền với cuộc sống của người Tây Tạng. Quý khách nghỉ đêm ở khách sạn.
Ngày 10: Lhasa – Kathmandu (ăn sáng, trưa, tối) Sau bữa sáng tại khách sạn, quý khách trả phòng lên xe ô tô ra sân bay khoảng 2 giờ đồng hồ làm thủ tục cho chuyến bay lúc 10 giờ sáng bay đi Kathmandu, tới Kathmandu sau 1 giờ bay, Giờ địa phương Kathmandu là 9 giờ sáng. Trong khi bay quý khách được ngắm nhìn dãy Hymanaya với những ngọn núi cao trọc trời như đỉnh Kanchẹnunga cao 8556 mét, đỉnh Makalu cao 8463 mét, đỉnh Everest cao 8848 mét, tới sân bay quý khách lên xe vào thành phố ăn trưa sau đó quy lại sân bay làm thủ tục cho chuyen bay luc 13 giờ 30 chiều bay về Băngkok Thái Lan. Tới Thái xe đưa quý khách về khách sạn nghỉ đêm. Nghỉ đêm tại khách sạn gần sân bay.
Ngày 11: Băngkok – Việt Nam (ăn sáng)Sau bữa sáng xe đưa quý khách ra sân bay làm thủ tục bay về Hà Nội hoặc Tp Hồ Chí Minh.Tới sân bay Nội Bài/ Tân Sơn Nhất kết thúc chuyến đi. Hẹn gắp lại quý khách những chuyên đi tiếp theo.
* Vé máy bay theo chương trình tour ( Hà Nội/ Tp HCM – Băngkok – Kathamdu và Lhasa – Kathmandu – Bangkok – Hà Nội/ Tp HCM).* Xe đưa đón sân bay nước ngoài* Khách sạn và nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách 2 người 1 phòng, lẻ nam hoặc nữ ghép phong 3 giường.* Vé thăm quan vào cửa 1 lần* Ăn các bữa theo chương trình tour* Bảo hiểm du lịch Chartis toàn cầu* Visa và lệ phí visa* Hướng dẫn viên du lịch đi cùng đoàn từ Việt Nam nhiệt tình kinh nghiệm, hướng dẫn viên địa phương nói tiếng Anh
* Chi phí cá nhân, điện thoại, giặt là…* Nghỉ phòng đơn* Hóa đơn đỏ VAT* Đồ uống* Ăn ngoài chương trình* Tiền bồi dưỡng cho lái xe, hướng dẫn viên địa phương 4 usd một khách/ 1 ngày
Nhật Ký Du Lịch Tây Tạng
Cả đoàn háo hức dậy sớm ăn sáng tại khách sạn với cháo trắng, củ cải muối, bánh mỳ với trứng ốp-la. Khách sạn cách Barkhor và Jokhang chỉ 5 phút đi bộ. Khu phố quanh Jokhang là nhà đặc trưng kiến trúc Tạng, rất sạch và đẹp. Tất cả các lối vào khu vực Barkhor đều có cảnh sát chốt, có máy dò và cổng từ kiểm tra từng người như ở sân bay.
Ấn tượng đầu tiên về Barkhor là vô cùng đặc biệt, dòng người đi theo chiều kim đồng hồ, lầm rầm đọc kinh, nhiều người đi theo kiểu tam bộ nhất bái, ngay góc phố có cột cao vút với rất nhiều cờ Lungta quấn xung quanh, mọi người đi qua cột đều chạm đầu, vai hoặc đặt tay lên và cầu nguyện.
Mùi hương vô cùng đặc biệt từ các Stupa được người dân đốt lên là thứ mùi làm chúng tôi ấn tượng trong suốt thời gian trên đất Tạng và sau này khi sang Nepal chúng tôi cũng được ngửi mùi hương đó từ một gia đình người Tạng lưu vong. Người dân đốt một thứ cỏ cây khô lấy trên núi, rắc một chút bột Tsamba, nước và một ít bột mầu xanh là thứ tạo ra mùi hương đặc trưng trên, thứ này cũng là thực vật lấy trên núi. Họ vừa đốt vừa lầm rầm cầu nguyện và tin rằng những lời cầu nguyện này sẽ được khói đưa lên trời đến với đức Phật.
Du lịch Tây Tạng chủ yếu là kháchTrung Quốc, đi một đoạn lại thấy 1 trạm gác của cảnh sát với súng ống, dùi cui điện. Gần Quảng trường còn có cả xe bọc thép, xe cứu hỏa túc trực từ sáng đến tối. Những người khách du lịch thì lăm lăm máy ảnh, ngó nghiêng, tò mò, đi ngược đi xuôi…khác hẳn với những người Tạng, họ thành kính, lầm lũi, miệt mài đi. Nhiều người (tam bộ nhất bái- đi ba bước lại dừng lại vái 1 vái), có người vừa đi vừa quay Kinh luân, có người vừa đi vừa đọc kinh Phật, có người còn dùng Iphone để đọc kinh nữa…họ đi một vòng quanh đền Jokhang theo chiều kim đồng hồ, một vòng như thế được gọi là một vòng Cora.
Ở tất cả các nơi linh thiêng như tu viện người dân theo đạo Phật (cả người Tạng và các tín đồ đạo Phật ở các nước lân cận như Ấn Độ, Nepal) thường thực hiện một vòng Cora, họ có thể làm hàng ngày quanh đền thờ, các tu viện hay mỗi năm 1 lần như quanh các hồ thiêng, núi thiêng. Thậm chí nhiều tín đồ chỉ mơ ước1 lần trong đời được hành hương và thực hiện được 1 vòng Cora quanh núi thiêng Kailash, hồ thiêng Manasanovar (là nơi mà chúng tôi đã không thể đến được trong chuyến đi năm nay). Có vòng Cora mất 1~2 giờ đề đi hết, có vòng Cora mất nhiều ngày. Như vòng Cora quanh Jokhang, nếu đi theo kiểu tam bộ nhất bái mất khoảng2 tiếng, còn 1 vòng quanh Potala cần 5 tiếng.
Chúng tôi dừng lại rất lâu ở quảng trường trước đền Jokhang, rất nhiều người đang thực hiện nghi lễ Ngũ thể nhập địa (2 tay,2 chân và trán trạm đất), dòng người rất đông xếp hàng vào đền, hầu hết mọi người đều cầm trên tay một ấm bơ bò Yak hoặc một gói bơ để rót vào những cây nến trong đền. Buổi chiều, nhiều người chúng tôi quan sát còn như mới tan sở về thấy mặc đồng phục công sở, văn phồng cũng cúi rạp và khấn lia lịa, một cảnh tượng rất thú vị và vô cùng ấn tượng
Trong đền rất đông người và cấm chụp ảnh, rất nhiều người Tạng đang thành kính cầu kinh khấn vái. Nền nhà rất trơn và đen kịt vì mỡ bò Yak. Chúng tôi dừng lại trước pho tượng Phật bằng vàng, nghe bạn guide nói về lịch sử ngôi đền và pho tượng. Cô chỉ cho chúng tôi một tảng đá có 1 cái lỗ, ghé tai vào đó để nghe tiếng nước chảy. Nền ngôi đền trước đây là một cái hồ, vua Songtsen Gambo đã cho lấp đi để xây dựng đền, do vậy khi ghé tai vào tảng đá sẽ nghe thấy tiếng nước ngầm bên dưới. Thực lòng thì chúng tôi không nghe thấy gì cả, có thể là do xung quanh quá ồn.
Chúng tôi lên trên tầng mái và ngắm nhìn quảng trường một lúc lâu trước khi xuống và đi ăn trưa.. Xung quanh quảng trường Jokhang có rất nhiều nhà hàng. Bữa trưa với một số món Tây Tạng gồm thịt bò Yak, rau thập cẩm luộc và cơm rang. Bạn guide ăn cơm trắng với sữa chua. Tháng 6 là tháng ăn chay của người Tạng, họ không ăn thịt, chỉ ăn cơm, bánh mỳ, rau, sữa, bơ. Chungqui nói rằng người Tạng không ăn cá, không ăn gà. Tuy nhiên người Tạng trẻ tuổi hiện nay cũng bắt đầu ăn những thứ này, ngay cả trong tháng ăn chay. Chính Chungqui trong chuyến đi với chúng tôi cũng đã cùng ăn thịt gà tại Nyingchi. Đó là một trong nhiều điều dễ nhận thấy của sự đồng hóa về văn hóa của người Tạng đang dần mất đi.
Potala cách Jokhang không xa, chỉ vài phút đi xe. Potala hiện ra trước mắt hoành tráng và vô cùng ấn tượng với 2 mầu trắng, đỏ đặc trưng. Vé thăm quan đã được mua từ hôm trước, 200 tệ/người, mỗi người qua cửa soát vé đều phải đưa hộ chiếu để kiểm tra. Giá vé dành cho khách du lịch là quá cao trong khi vé cho người dân địa phương chỉ là 1 tệ. Đổi lại chúng tôi không phải xếp hàng. Thời gian thăm quan trong cung điện được giới hạn chỉ 1 tiếng, quá thời gian du khách sẽ phải trả thêm tiền. Đó cũng là một cách khá hay để giới hạn và kiểm soát số lượng người trong cung điện.
Chúng tôi vượt qua dòng người dân địa phương đang xếp hàng dài bất tận để qua cửa và bắt đầu từ từ leo từng bậc. Càng leo càng cảm nhận rõ ràng ảnh hưởng của áp suất thấp và không khí loãng trên độ cao 3600m. Tương đối mệt nhưng mọi người cũng vượt qua không quá khó khăn ngoại trừ một bác phải dừng lại nghỉ vài lần vì mệt.
Ở trên cao, tôi nhìn bao quát thành phố, Lhasa nằm giữa thung lũng rộng lớn, bao quanh bởi những ngọn núi khô cằn. Nhiều khu nhà mới xây theo kiến trúc hiện đại của người Hán với điều hòa nhiệt độ, nhôm kính. Tôi hỏi Chungqui xem có thích ở trong những ngôi nhà đó không và có thích Lhasa như thế này không. Chungqui nói những ngôi nhà đó tốt, tiện nghi. Dường như cô guide này đã bị đồng hóa rồi, không giống như những gì tôi đã đọc được khi ở nhà, rằng người Tạng rất ghét người Hán.
Chúng tôi cứ đi như vậy, chậm dãi qua các phòng, lên tầng trên cùng rồi lại đi xuống, cố gắng ghi nhớ những hình ảnh bên trong vì không được chụp ảnh bên trong cung điện. Thời gian qua rất nhanh, chúng tôi đã ra khỏi Potala bằng lối xuống phía sau. Vẫn những hình ảnh chúng tôi đã thấy tại Jokhang, dòng người đi quanh, những người đi tam bộ nhất bái mà chúng tôi gọi là “sâu đo”.
Chúng tôi quay lại khách sạn, nghỉ một chút, tắm rửa rồi lại ra quảng trường Jokhang.
Buổi chiều số người đi quanh quảng trường vẫn không giảm đi, người Tạng vẫn thành kính đi vòng quanh đền. Để ý thấy có chút khác biệt là có nhiều người trẻ dường như mặc nguyên bộ quần áo vừa đi làm về, quầnJean, áp phông cũng đang hành lễ. Chúng tôi thong thả dạo quanh quảng trường,ghé vào một số quầy bán hàng lưu niệm cho đến khi thấy đói bụng. Cả đoàn vào nhà hàng Steak House cách quảng trường không xa. Ngồi bên cửa sổ, gọi bít tết bò Yak và tự thưởng mỗi người 1 chai bia Lhasa. Sau khi uống bia mới hiểu tại sao chiều hôm trước tại khách sạn có mấy bạn Trung Quốc uống mỗi người vài chai bia mà vẫn như không. Bia ở đây rất nhạt. Bữa ăn rất ngon trong tiếng nhạc Tạng nhẹ nhàng, mùi hương đặc trưng và không khí trong lành se lạnh.
Kết thúc bữa tối, mọi người tiếp tục đi bộ một chút tại quảng trường rồi về khách sạn. Tôi cùng một bác vác máy ảnh đi bộ ra Potala, 9h là trời tối, thời gian đẹp nhất để chụp ảnh Potala về đêm.
Vị trí chụp Potala đẹp vào buổi tối là công viên trước Potala.22h30 chúng tôi quay về, gọi xe kéo bằng xe máy điện hết 10tệ về đến quảng trường Jokhang, vẫn rất đông người đang hành lễ Tam bộ nhất bái. Lúc này khách du lịch đã ít hơn nhưng người Tạng ra hành lễ lại đông hơn, xung quanh chỉ còn tiếng loẹt xoẹt của quần áo mài xuống đường, tiếng lầm rầm khấn vái và tất nhiên vẫn mùi hương vô cùng đặc trưng ấy. Chúng tôi đi bộ một lúc rồi vào một nhà hàng góc đường có tên MakyeAme (tên một cô gái người Tạng), lên tầng 2, một nhà hàng đậm văn hóa Tạng, từ kiến trúc, trang trí, âm nhạc, món ăn, con người đều là Tạng, ngoại trừ các vị khách đa phần là Hán.
Gọi một đĩa mỳ với bò Yak và 1 bình trà sữa, định gọi 2 bình, cậu phục vụ lắc đầu khuyên chỉ dùng 1 bình thôi (dân Tạng vẫn thật thà). Khi mang lên chúng tôi mới biết, bình trà này chắc dành cho 4 người. Chúng tôi ngồi tương đối lâu trong không khí đặc biệt đó, gần 11h30 mà các bạn Tạng vẫn đang “sâu đo” đường bên dưới.Thật tuyệt cho những ngày đầu tiên trên đất Tạng.
P/S: Về khách sạn gần 12h đêm, giống như các đêm tiếp theo,chúng tôi ngủ không ngon lắm, ảnh hưởng của độ cao đối với giấc ngủ là tương đối rõ rệt từ đêm nay.
Ngày 4: Tu Viện Ganden
Lúc này mới để ý kỹ hơn đến việc sốc độ cao. Áp suất thấp trên này làm cho mấy gói mỳ tôm đoàn mang theo căng phồng như gói bim bim. Giờ mới hiểu tại sao một chị đi tháng 8 năm ngoái bị sốc độ cao đã diễn tả ngắn gọn là “trên cơ thể cố lỗ nào sẽ phun ra lỗ đấy”. Trong trường hợp không nghỉ ngơi để thích nghi với áp suất thấp, vận động hoặc đi tắm ngay khi mới đến, lỗ chân lông sẽ mở ra và khi đó cơ thể người sẽ như gói mỳ tôm, sẽ bị hút ra nhanh gây các triệu chứng sốc độ cao như đau đầu, nôn, tào tháo đuổi, chảy máu mũi máu tai… Một bác trong đoàn còn phát hiện ra là lên đây mắt tự nhiên sáng ra, không phải đeo kính lão nữa. Chắc cũng do áp suất thấp ảnh hưởng đến mắt.
Luộc mấy quả trứng mà mãi không chín, khi đó mới có dịp thực nghiệm kiến thức vật lý thời đi học, nước ở trên này không sôi ở nhiệt độ 100 C. Dù sao thì trứng không chín vẫn ăn tốt, chưa thầm vào đâu so với cơm sống mà chúngtôi sẽ sắp phải ăn trên đường đi.
Khoảng 9h30 lên đường đi Ganden, cách Lhasa khoảng 45km. Tu viện Ganden nằm trên đỉnh núi Wangbur độ cao 4300m. Đường lên Ganden có đoạn cua từ chân núi lên đến tu viện tương đối đẹp.
Với độ cao 4300m của tu viện, mọi người có cảm giác với sốc độ cao tương đối rõ rệt, vừa đi vừa hít thở sâu mà bước chân vẫn cảm thấy nặng. Chúng tôi cùng Chungqui đi vào những gian chính của tu viện, nơi có mộ của Tông Khách Ba, nơi ông giảng kinh…
Mọi người thấy mệt và đói, chúng tôi quay ra ăn trưa, lúc này mọi người chưa biết sắp ăn một trong những bữa ăn tệ nhất trong chuyến đi. Một nhà hàng (gọi cho nó sang) ngay lối vào tu viện, đây là nơi dành cho khách hành hương ăn. Tháng ăn chay của người Tạng, nhà hàng chỉ có cơm sống, một vài loại rau và trà bơ. Cũng may là đã chuẩn bị đồ ăn từ nhà đi (mắm tép, cá khô, nước mắm…). Dù rất không ngon thì tôi vẫn nhai hết suất, uống 1 cốc trà bơ, đủ năng lượng để đi tiếp.
Ăn xong, có 2 chiến sỹ bỏ cuộc, một bác mệt vì sốc độ cao,một bác hơi bị sốt. Ba người còn lại quyết định trèo lên đỉnh núi. Trèo lên cao, cho dù đường không quá khó đi nhưng ở độ cao 4300m thực sự là một thử thách kha khá. Cuối cùng chúng tôi cũng lên đến đỉnh, nhìn sang phía sau tu viện, núi trùng điệp hút tầm mắt, quang cảnh rất đẹp. Cũng nhìn thấy cả con đường mòn dành cho người đi bộ sang tu viện Samie. Nghe nói tại đây có bãi điểu táng, chắc ở ngọn núi cao hơn gần tu viện. Tiếp tục lang thang vào trong tu viện, một số nhà đang được xây dựng lại, đâu đó còn một số tàn tích sót lại của tu viện cũ từ thời Cách mạng văn hóa.
Khoảng 2h chiều chúng tôi bắt đầu quay lại Lhasa. Tiếp tục lang thang quanh Jokhang, tôi nhận ra rằng thời gian đi dạo quanh Jokhang là thời gian dễ chịu nhất, đang nhớ nhất trong chuyến đi.
Tối hôm đó chúng tôi ăn tôi tại nhà hàng Mandalay ngay trước quảng trường Jokhang rồi đi nghỉ sớm. (Hết phần 2, còn nữa).
Bạn đang xem bài viết Du Lịch Tây Tạng: Mùa Xuân Trên Vùng Đất Tây Tạng trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!