Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Văn Hóa Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Du Lịch Văn Hóa mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn gốc của du lịch văn hóa có lịch sử từ lâu đời và được cho rằng đây là hình thức ban đầu của du lịch. Theo nhiều nghiên cứu, du lịch văn hóa đang ngày càng phát triển và trở thành xu hướng du lịch của nhiều quốc gia.
Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch (Tourism resources) là cơ sở để phát triển của ngành du lịch, bao gồm tất cả những nhân tố được sử dụng để thu hút, kích thích động cơ du lịch của con người với mục đích sinh ra lợi ích kinh tế, xã hội. Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội.
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm những di tích lịch sử – văn hóa, công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng, các giá trị văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống, các công trình lao động sáng tạo của con người được sử dụng cho mục đích du lịch.
Du lịch văn hóa tâm linh là gì? Loại hình này khai thác yếu tố văn hóa tâm linh làm cơ sở và mục tiêu đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Nói cách khác, đó là những hoạt động du lịch về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử, giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị tinh thần đặc biệt khác.
Du lịch văn hóa tâm linh được thể hiện qua việc con người di chuyển tới các địa điểm, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng để tham quan; cúng bái, cầu nguyện; hoặc tìm hiểu về các triết lý, giáo pháp.
Thực trạng du lịch văn hóa ở Việt Nam
Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều quốc gia và rất phù hợp với bối cảnh phát triển của Việt Nam. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia vô cùng tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Một số loại hình du lịch văn hóa đã và đang phát triển ở Việt Nam như: du lịch lễ hội, du lịch bảo tàng, du lịch di sản, du lịch ẩm thực,…
Với bề dày lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc đã phát triển rất nhiều giá trị to lớn. Việt Nam có 54 dân tộc với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng khác nhau, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú. Không những thế, Việt Nam còn có hơn 44.000 danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, trong đó hơn 3000 địa danh là di sản cấp quốc gia, hơn 5000 địa danh di sản cấp tỉnh và 7 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trong đời sống xã hội, Việt Nam có tới 8.000 lễ hội trong đó 90% là lễ hội dân gian và có rất nhiều lễ hội cấp quốc gia. Có thể kể đến một số lễ hội phổ biến như Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (Du lịch Điện Biên Phủ), Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ (Lễ hội Đất Phương Nam), Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận (Con đường Di sản miền Trung), Festival Huế,…
Ngành du lịch của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành công nhất là khi bắt đầu áp dụng những chính sách mở cửa du lịch. Đặc biệt là về du lịch văn hóa, Việt Nam đã không ngừng phát triển tạo ra thương hiệu du lịch cho quốc gia với những sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt.
Địa danh du lịch văn hóa nổi bật
Du lịch văn hóa tại Hà Nội
Trong lịch sử giữ nước, Hà Nội chiếm vị trí quan trọng nên nơi đây không chỉ mang dấu ấn bản sắc dân tộc mà còn ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa khác nhau. Đến với Hà Nội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc ấn tượng và nghệ thuật ẩm thực độc đáo. Tham quan các địa danh lịch sử, các viện bảo tàng để tìm hiểu về quá khứ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Khám phá khu phố cổ Hà Nội để trải nghiệm cuộc sống từ thời xa xưa, tìm đến các đền thờ, chùa chiền với cấu trúc nghệ thuật đặc sắc. Thưởng thức chương trình nghệ thuật múa rối nước để trải nghiệm hình thức giải trí truyền thống giúp tinh thần thoải mái.
Du lịch văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhắc đến du lịch văn hóa Việt Nam thì không thể bỏ qua thành phố Huế thân thương. Nơi đây là cố đô với các di tích văn hóa, cung điện, đền đài, lăng mộ,… thể hiện lịch sử phong kiến Việt Nam. Đến Huế, bạn sẽ được tìm hiểu về các cuộc chiến tranh trong quá khứ, khám phá các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đại và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của cảnh quan thiên nhiên.
Du lịch văn hóa tại Đà Lạt
Là một trong những thành phố nổi tiếng nhất của Việt Nam, Đà Lạt mang nét đẹp văn hóa hiện đại. Những hoạt động du lịch văn hóa tại nơi đây chủ yếu là tham quan những danh lam thắng cảnh, địa điểm tâm linh, thưởng thức ẩm thực độc đáo, khám phá các quán cà phê và các sản phẩm văn hóa đặc biệt,…
Du lịch văn hóa tại Hội An
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây sẽ cho bạn những trải nghiệm khám phá nền văn hóa phong phú của Việt Nam và sự pha trộn văn hóa từ nhiều quốc gia khác mà Việt Nam đã giao thương từ những thế kỷ trước.
Du lịch văn hóa tại Hà Giang
Nếu bạn muốn khám phá những phong tục tập quán khác nhau của các nhóm dân tộc anh em khác, đặc biệt là dân tộc thiểu số thì Hà Giang là một địa điểm tuyệt vời. Đến Hà Giang, bạn sẽ không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mà còn được khám phá các ngôi làng của người dân tộc thiểu số và trải nghiệm những phong tục thú vị của họ. Tham gia các khu chợ địa phương như chợ lùi (chợ Phiên) và thưởng thức những món ăn ngon độc đáo.
Những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Giang như: Cao nguyên đá Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, Đèo Mã Pí Lèng, Thung lũng Sủng Là, Dinh thự họ Vương, Phố cổ Đồng Văn,…
Những Điều Bạn Cần Biết Về Văn Hóa Thái Lan
Coi trọng tôn giáo
Tôn giáo chiếm ưu thế ở Thái Lan là Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Theravada. Ở Thái Lan, đạo Phật có nét độc đáo riêng so với các quốc gia theo đạo khác, bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài tác động như tín ngưỡng truyền thống Trung Quốc và thực tiễn của Hindu giáo, xây dựng nên niềm tin cho người dân địa phương, theo nhiều mức độ đã dần dần hình thành nên nền Phật giáo Thái Lan ngày nay.
Đi khắp mọi nơi trên đất Thái, bạn dễ dàng bắt gặp những ngôi đền nhỏ được người dân đặt ngay trên đường, thậm chí ở ngoài một trung tâm thương mại lớn để thể hiện niềm tin trước Phật giáo truyền thống. Bạn cũng sẽ thấy nhiều người Thái đeo bùa hộ mệnh hoặc mang theo bùa may trong người dù Phật giáo nghiêm cấm các hành động mê tín nhưng niềm tin vào ma quỷ hoặc tinh thần lại rất mạnh mẽ ở Thái Lan. Một điều quan trọng nữa là đất nước và con người ở đây rất tôn trọng người tu hành. Bạn có thể gặp họ trên đường phố, trong tàu điện hoặc tại các lễ hội và phải cẩn thận với những hành động của mình đối với họ. Ví dụ như trên một phương tiện công cộng, bạn nên nhường chỗ ngồi cho những bậc tu hành, phụ nữ phải cẩn trọng với hành động như không được đụng chạm, không nên ngồi gần họ,…
Sự tôn trọng và sỉ diện là một điều quan trọng
Ở Thái Lan, những vấn đề này được quan tâm nhiều hơn cả ở các nước phương Tây. Cách sử dụng ngôn từ và hành động chào Wai chỉ là một phần thể hiện sự tôn trọng của người Thái. Ngoài ra, còn rất nhiều rất nhiều vấn đề khác như bạn sẽ được cho là không phải phép khi đến thăm nhà ai đó mà không đem theo bất kỳ quà biếu nào, không cởi giày trước khi vào nhà cũng là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng. Lăng mạ và làm xấu hổ một người ở nơi công cộng, trước mặt nhiều người cũng là một hành động không tôn trọng con người mà người dân Thái đặt ra.
Lòng yêu nước và yêu Hoàng tộc là tất cả
Niềm tự hào quốc gia là một phần của tinh thần Thái Lan. Đất nước này tự hào rằng họ là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á chưa từng bị xâm chiếm trong quá khứ. Quốc ca sẽ được phát 2 lần một ngày, mọi người dân khi nghe thấy sẽ dừng mọi việc lại và đứng nghiêm cho đến khi bài hát kết thúc. Quốc kỳ được đặt ở khắp nơi, sẽ được giương cao vào mỗi sáng trên nền nhạc Quốc và và hạ xuống khi chiều đến. Thái Lan là đất nước quân chủ lập hiến, đứng đầu là nhà vua nên lẽ đương nhiên người dân Thái rất rất tôn sùng và coi trọng hoàng gia của họ. Bài hát về nhà vua sẽ được chơi trước khi các bộ phim bắt đầu trong tất cả các rạp chiếu phim. Đa số người dân Thái đặt niềm tin vào quốc gia họ, thể hiện qua tình yêu lâu dài đối với đất nước, mở rộng sang tôn giáo và chế độ quân chủ của Thái Lan.
Tinh thần lạc quan, không lo lắng gì cả
Người Thái hiếm khi thể hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, phẫn nộ hay khóc lóc ở nơi công cộng. Điều đó không có nghĩa họ không có cảm xúc hay là không thể hiện khi ở một mình, chỉ là họ không muốn mất mặt trước đông người khi cho mọi người thấy mặt tiêu cực ấy trong con người mình. Và vì thế người Thái thường biết đến như những người siêu thoải mái, niềm nở trước mặt nhiều người. Du khách khi đến Thái sẽ được nghe nhiều lần câu “Mai bpen rai”, có nghĩa là không sao đâu, đừng lo lắng, không vấn đề chi,… Oops bạn làm đổ ly nước? Mai bpen rai. Bạn trượt kỳ kiểm tra vừa rồi? Mai bpen rai. Bạn chạy xe lỡ va vào một người đi đường và làm gãy chân họ? Mai bpen rai,… Nhiều người nước ngoài khi đến và chứng kiến vài trường hợp như vậy sẽ nghĩ rằng người dân Thái thật sự vô tư đến vô tâm, họ không coi trọng việc gì cả. Nhưng không, đừng nghĩ sai vì họ chỉ muốn mọi chuyện thật thoải mái với nhau, không đặt nặng quá nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ hằng ngày nhưng thật tâm họ vẫn quan tâm đến nhau rất nhiều.
Nguồn: The Culture Trip
Những Điều Cần Biết Về Văn Hóa Trung Quốc Trước Khi Đi Du Lịch
[kkstarratings]
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm và hơn 55 dân tộc anh em Trung Quốc hình thành nên nền văn hóa phong phú đặc sắc, đa dạng về tập quán từ ứng xử giao tiếp hàng ngày, ẩm thực cho đến nghệ thuật thơ ca, kịch, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ,… Nếu du khách đang chuẩn bị cho chuyến du lịch Trung Quốc thì cần trang bị thêm những kiến thức về văn hóa của đất nước này để chuyến tham quan của mình được hoàn hảo hơn và tránh những sai sót không đáng có.
1. Trang phục truyền thống của người dân Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước có bề dày hàng nghìn năm lịch sử, chính vì vậy trang phục truyền thống của người dân nơi đây cũng khá đa dạng.
Xường xám (sườn xám) là trang phục truyền thống của Trung Hoa, thời Mãn Thanh các thiếu nữ bắt buộc phải mặc xường xám. Ngày nay, xường xám đã được cách tân, cách thiết kế kết hợp với trang phục phương Tây đã làm cho chiếc xường xám vừa đặc trưng cho vẻ đẹp nữ tính Đông Phương lại phảng phất hơi thở mới mang dấu ấn thời thượng.
Cũng có loại trang phục được kết hợp giữa Trường Bào và Mã Quái, loại trang phục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, hai phần được nối với nhau bằng một dải cúc được đính ở mặt trong của Trường Bào, mặc hai loại trang phục này không chỉ thể hiện được sự long trọng mà còn đem lại cảm giác tự nhiên, thoải mái cho người mặc.
Các trang phục truyền thống của những dân tộc thiểu số cũng rất đặc biệt, ví dụ như trang phục của Nữ Huệ An tại Phúc Kiến, hay của các dân tộc thiểu số Di, Bạch, Cáp Nê, Miêu (H’Mông), Mông Cổ …
2. Văn hóa nghệ thuật
Có thể nói văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc là một đề tài bất tận cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ văn học, thơ ca, kịch,… cho đến kiến trúc, mỹ thuật,… Trong đó, nét đặc sắc nhất mà khi du lịch Trung Quốc nhất định bạn phải thử qua đó chính là xem một vở kinh kịch, khám phá những công trình kiến trúc đồ sộ và đến những làng nghề thủ công.
Kinh kịch Trung Quốc hay còn gọi là “Ca kịch phương Đông” được manh nha từ thời thời Trung Hoa cổ, chín muồi vào thời Tống, Kim Nguyên, Minh nhưng đến đời nhà Thanh môn nghệ thuật này mới bắt đầu nở rộ. Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bằng cả quá trình thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo”, để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn là: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề), ngoài ra còn có một số vai phụ.
Hiện nay, trong các sự kiện văn hóa Trung Quốc, Kinh Kịch được diễn cho khán giả xem để biết về văn hóa, lịch sử của Trung Quốc. Nếu bạn có cơ hội đến tham quan thành phố Bắc Kinh bạn có thể tới Nhà hát Kinh Kịch Bắc Kinh để xem loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Kiến trúc Trung Hoa thời cổ là hình thức nghệ thuật độc đáo, tiện dụng, trong đó thể hiện đầy đủ sự kết hợp hài hòa các yếu tố địa lý, biến đổi khí hậu, tôn giáo và cả phong tục tập quán chỉ trong một công trình duy nhất. Các vật liệu được sử dụng để xây dựng các công trình tạo nên những kiến trúc độc đáo này là gỗ, đá, gạch, ngói, đất bùn và kim loại. Trong đó, người Trung Hoa chủ yếu sử dụng gỗ để xây dựng nhà ở, với kỹ thuật thiết kế và xử lý các kết cấu gỗ tài tình người Trung Hoa đã xây dựng được rất nhiều công trình mà cả thế giới phải kinh ngạc.
3. Văn hóa giao tiếp
Người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Việt Nam tuy có nhiều nét văn hóa tương đồng với Trung Quốc nhưng vẫn có những điều khác biệt mà trước khi đi du lịch Trung Quốc chúng ta cần biết để tránh những sai sót không đáng có với người dân địa phương.
Trong khi chào hỏi bạn không nên bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Nếu những đất nước phương Tây luôn luôn chào hỏi phụ nữ trước thì ở các nước phương Đông đặc biệt là Trung Quốc bạn nên chào hỏi người có chức quyền cao nhất, đến những người đàn ông và sau đó là phụ nữ. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó như vậy được xem là rất không lịch sự, tốt nhất là bạn nên dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi đưa về phía người cần giới thiệu.
Nếu bạn đang có dự định hợp tác với người Trung Quốc trong dự án làm ăn nào đó thì nên hiểu rõ một vấn đề vệc đàm phán với người Trung Quốc là chuyện không hề đơn giản và thường kéo dài. Lúc đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó chuyện làm ăn được để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy tỏ ra vui vẻ tuy nhiên vẫn giữ thái độ quả quyết, điều này là rất quan trọng để đi đến việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.
Những món quà tặng thông lệ ở nơi đây có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu,… Tuyệt đối không được tặng đồng hồ vì từ “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc đồng âm với cụm từ “đi dự một đám tang”. Một điều lưu ý nữa nếu bạn được một người Trung Quốc tặng quà thì không nên mở gói quà trước mặt người tặng.
Người Trung Quốc thường đánh giá đẳng cấp của một người qua khách sạn mà họ ở, nếu bạn đến với đất nước này vì chuyện làm ăn thì nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên. Câu hỏi mà người Trung Quốc thường dùng hỏi đối tác của mình là “bạn ở khách sạn nào?”.
Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì vest sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vest sẫm màu.
Bạn không được phê bình, chê trách thẳng thắn và công khai ở Trung Quốc mà nên diễn giải theo cách khác nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.
4. Văn hóa ẩm thực
Có thể nói ngoài sông núi hùng vĩ, nhiều thắng cảnh, kỳ quan,… thì ẩm thực là một trong những điều hấp dẫn khách du lịch khắp nơi đến với Trung Quốc. Ẩm thực Trung Quốc đa dạng, phong phú, mỗi vùng miền có những món ăn và cách chế biến đặc biệt.
Không chỉ ảnh hưởng đến những phong tục, tập quán, đời sống hàng ngày văn hóa Ẩm thực Trung Quốc cũng chịu tác động nhiều từ đạo Khổng. Vì vậy, món ăn nào cũng đi theo thuyết quân bình âm dương, hài hòa và tốt cho cơ thể. Các món ăn ở Trung Quốc đều được chế biến khéo léo kết hợp với các loại gia vị, không chỉ thơm, ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe.
5. Đặt mua vé máy bay giá rẻ, khám phá nền văn hóa đặc sắc của Trung Quốc
Nếu quý khách không có nhiều thời gian cho việc săn vé máy bay giá rẻ, hãy liên lạc với Airbooking. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ việc săn tìm những chiếc vé máy bay giá rẻ, vé máy bay khuyến mãi phù hợp với hành trình của quý khách. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin chuyến bay, đặt vé online, giữ chỗ cũng sẽ được các nhân viên nhiệt tình tư vấn. Còn chờ gì nữa mà không đặt ngay cho mình một chiếc vé máy bay giá rẻ.
Du Lịch Nhật Bản Và Những Điều Cần Biết Về Văn Hóa Nhật Bản
1. Văn hóa an ninh ở Nhật Bản
Văn hóa đất nước “Mặt trời mọc”
Ở Nhật Bản an ninh rất tốt, hiếm khi có chuyện trộm cắp, nếu thất lạc đồ thì cũng có thể hy vọng tìm lại được. Người dân Nhật Bản rất hiền hòa và sẵn lòng giúp đỡ mọi người đến nơi đến chốn. Tuy nhiên du khách cũng nên lưu ý Tiếng Anh ở Nhật không thực sự phổ biến. Ngoài ra, người dân địa phương cũng không nắm rõ về địa chỉ. Lời khuyên tốt nhất: Khách hàng nên bỏ túi địa chỉ khách sạn (bằng tiếng Nhật), khi lỡ bị thất lạc, không có phương án nào khác hãy tới gặp cảnh sát để được hỗ trợ tốt nhất.
2. Văn hóa đi cầu thang cuốn
Văn hóa đi thang cuốn ở Nhật Bản
Trong chuyến du lịch Nhật Bản, đến với đất nước ” Mặt trời mọc” bạn sẽ rất nhiều lần được sử dụng thang cuốn ở các trung tâm thương mại, hay những khu vui chơi giải trí. Để ” nhập gia tùy tục ” bạn hãy nhớ đứng ở phía bên trái cầu thang, và nếu muốn vượt lên trên bạn chỉ cần nhích người qua bên phải và chạy vượt nhanh hơn người khác. Người Nhật tuân thủ nguyên tắc này khá nghiêm ngặt, vì theo họ nó thể hiện phép lịch sự với những người xung quanh.
3. Văn hóa tips (boa)
4. Chuẩn bị túi nilon đựng rác khi ra đường
Đường phố Nhật Bản luôn sạch đẹp
Vì đường phố Nhật Bản khá sạch sẽ và gần như không có rác, cho nên rất hiếm khi bắt gặp những thùng rác công cộng. Và bạn cũng đã biết rồi đấy, việc xả rác bừa bãi tại Nhật Bản sẽ bị phạt rất nặng cho nên, thay vì loay hoay tìm kiếm thùng đựng rác thì bạn nên chuẩn bị sẵn túi đựng rác khi đi ra khỏi khách sạn.
5. Văn hóa giao thông Nhật Bản
Văn hóa giao thông ở Nhật Bản
Bạn có thể tham khảo phương tiện đi lại ở Nhật Bản để lựa chọn cho mình phương án phù hợp khi cần di chuyển (không theo tour). Phổ biến nhất là tàu điện ngầm, giá taxi ở Nhật tương đối đắt đỏ. Phương tiện giao thông Nhật Bản là tay lái nghịch, du khách phải chú ý tuân theo các quy định về giao thông trong suốt quá trình tham quan. Trong quá trình đi du lịch Nhật Bản, khi qua đường phải đi đúng làn đường cho người đi bộ và đi theo tín hiệu đèn giao thông.
6. Văn hóa hút thuốc lá
7. Văn hóa đi tàu điện ngầm
Nếu bạn có dịp đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản, bạn có thể ăn uống trên tàu, nhưng chú ý tránh làm ồn hay nói chuyện lớn tiếng. Vì người Nhật rất tôn trọng những người xung quanh, và họ tránh làm ồn đến mức tối thiểu khi đi lại ở những nơi công cộng. Và người Nhật còn để điện thoại ở chế độ im lặng khi đi tàu điện ngầm, để không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
8. Không mặc cả khi mua hàng
Các cửa hàng tạp hóa tại Nhật Bản
Tại các cửa hàng ở Nhật Bản đều có niêm yết giá cả rõ ràng, và không bao giờ có chuyện mặc cả hay giảm giá. Tuy nhiên, du khách khi đi du lịch Nhật Bản, khi đến những vùng quê nhỏ, khi bạn mua những món hàng như trái cây, rau củ, bánh kẹo…người bán đều vui vẻ tặng thêm một chút cho bạn.
Bạn đang xem bài viết Du Lịch Văn Hóa Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Du Lịch Văn Hóa trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!