Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Việt Ứng Dụng Công Nghệ Để Cạnh Tranh mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để đạt mục tiêu đón 77 triệu khách nội địa và quốc tế năm 2017, ngành du lịch Việt Nam phải hoà mình vào xu hướng chuyển dịch sang số hoá (Digital Transformation) gia tăng cạnh tranh. Hiện nay, các công ty trong ngành du lịch tại Việt Nam như bán vé máy bay, khách sạn và đại lý du lịch được xem như các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với Internet. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ chỉ ở mức cơ bản, chưa khai thác và tối ưu những lợi ích từ công nghệ để gia tăng cạnh tranh, thu hút khách khi họ thậm chí chưa thực sự có ý định du lịch.
Cuộc chiến trên di động trong ngành du lịch
Với du khách hiện đại ngày nay, di động là thiết bị trung tâm trong mọi kết nối của họ với thế giới số (digital). Trong báo cáo 2016 của Google cho biết 72% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh (smartphone). Trung bình, mỗi người sẽ dành 2 giờ mỗi ngày để sử dụng Internet qua di động.
Với số lượng người dùng di động lớn, đây là cơ hội để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty ngành du lịch.
Trong báo cáo này cũng cho biết 3 nhóm ứng dụng hàng đầu khi du lịch, người Việt Nam dùng các ứng dụng tìm chỗ ở là phổ biến nhất với 53%, theo sau là tìm hướng dẫn du lịch 44%.
“Người du lịch so sánh giá sẽ kết hợp cả sử dụng web và ứng dụng (mobile app)” – Báo cáo của Google
Báo cáo của Google cho biết chỉ có 24% người dùng lịch chỉ dùng web để nghiên cứu giá, trong khi kết hợp giữa ứng dụng và web lên đến 62%. Để tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay ở bước tìm kiếm, lựa chọn chỗ ở trước chuyến đi, đầu tư vào ứng dụng sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp.
Số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành khách sạn như Vivu, Chudu24, MyTour, Vntrip đã mang lại lựa chọn phong phú và tiện lợi cho khách hàng. Trong số đó, chỉ có Vntrip, MyTour là có ứng dụng trên di động.
Khi bỏ ngỏ việc xây dựng ứng dụng cho di động, các doanh nghiệp trong ngành đã bỏ qua cơ hội cạnh tranh với các đối thủ của mình, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các thương hiệu toàn cầu như Agoda, Booking trong cuộc chiến không biên giới trên Internet.
Chiến lược ưu tiên di động – Mobile First
Trong ngày Giáng sinh, Ryanair có đến 90% khách hàng sử dụng di động trên nền tảng của họ.
Ông Kenny Jacobs, CMO của Ryanair cho biết: “Qua Giáng Sinh, chúng tôi có hơn 17 triệu lượt tải app từ Châu Âu, trở thành ứng dụng số 1 tại Châu Âu trong ngành hàng không.”
“Hãy lên thuyền. Hãy chắc chắn bạn xây dựng được một phương pháp uyển chuyển (agile way) và những gì bạn tạo ra hôm nay có thể được xây dựng sau này” – Ông Kenny Jocobs kêu gọi các nhà tiếp thị di chuyển nhanh hơn vào không gian số.
“Có quá nhiều ngành công nghiệp nói rằng: chúng tôi muốn tốt nhất về giá, lựa chọn, digital, chất lượng và dịch vụ. Tôi chỉ có thể chúc họ may mắn với điều mà họ theo đuổi. Chúng tôi chấp nhận kỹ thuật số nhanh hơn bất kỳ ai khác, nhưng chúng tôi vẫn giữ giá”.
Ở Việt Nam, tất cả các hãng hàng không như VietnamAirlies, Jetstart, VietJetAir đều triển khai bán vé trên Internet. Chỉ vài thao tác, vé máy bay đã sẵn sàng cho chuyến đi. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh đã được Jetstart, VietJetAir triển khai. Vietnam Airlines có ứng dụng riêng cho hội viên Bông Sen Vàng thay vì ứng dụng đặt vé như các hãng khác.
Báo cáo của Google cho biết chỉ có 24% người dùng lịch chỉ dùng web để nghiên cứu giá, trong khi kết hợp giữa ứng dụng và web lên đến 62%. Để tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay ở bước tìm kiếm, lựa chọn chỗ ở trước chuyến đi, đầu tư vào ứng dụng sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp.
Số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành khách sạn như Vivu, Chudu24, MyTour, Vntrip đã mang lại lựa chọn phong phú và tiện lợi cho khách hàng. Trong số đó, chỉ có Vntrip, MyTour là có ứng dụng trên di động.
Khi bỏ ngỏ việc xây dựng ứng dụng cho di động, các doanh nghiệp trong ngành đã bỏ qua cơ hội cạnh tranh với các đối thủ của mình, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các thương hiệu toàn cầu như Agoda, Booking trong cuộc chiến không biên giới trên Internet.
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Một bài học từ việc tối ưu trải nghiệm người dùng của Hãng hàng không Virgin America rất thích hợp để tham khảo. Bài được FastCompany phỏng vấn các chuyên gia và trưởng dự án từ Virgin America.
Luanne Calvert, Giám đốc Marketing (CMO) của Hãng hàng không Virgin America cho biết “Sự dịch chuyển sang di động sẽ tiếp tục gia tăng, ước tính đến cuối 2016 sẽ có hơn 50% vé du lịch sẽ diễn ra trên di động. Công ty trong ngành nên tìm kiếm các hướng mới để duy trì khách hàng và gia tăng mức độ hài lòng của họ để tạo lợi thế cạnh tranh.”
Quá trình thiết kế và phát triển ứng dụng mất một năm rưỡi, một phần vì Virgin America muốn sản phẩm xuất hiện trên cả hai nền tảng di động Apple iOS và Google Android có ít lỗi nhất có thể. Cốt lõi ứng dụng phải càng ít bối rối cho người sử dụng càng tốt.
Ứng dụng di động của Virgin America đổi màu theo các địa điểm, tạo sự hứng khởi khi chọn địa điểm du lịch – Ảnh: FastCompanyTrong kỷ nguyên di động, ứng dụng chỉ tập trung vào tính năng là chưa đủ, vì nó không có “não”
Để mua vé, ứng dụng sẽ hỏi bạn về điểm đến, ngày bạn muốn bay, số lượng hàng khách, bao nhiêu người lớn, trẻ em.. trước khi hiện ra danh sách các chuyến bay và giá tương ứng. Nếu bạn chọn một chuyến bay khứ hồi, ứng dụng sẽ xuất hiện bảng giá thấp nhất trong tháng để bạn so sách. Toàn bộ quá trình này chỉ trong 60 giây.
Sau khi bạn đặt vé, bạn sẽ thấy thông tin về chuyến bay, QR code và màu sắc tùy theo điểm đến mà bạn chọn.Luanne Calvert, Giám đốc Marketing (CMO) của Virgin America cho biết: “Khác với các ứng dụng hàng không khác, chúng tôi tập trung vào việc cân bằng giữa tính năng và thiết kế đẹp trong quá trình phát triển sản phẩm. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng ứng dụng này sẽ mang lại quá trình đặt vé đơn giản, trực quan và nhanh chóng – điều cũng làm khách hàng chúng tôi thoải mái và phấn khích trong hành trình của họ.”
24 giờ trước chuyến bay, ứng dụng sẽ chuyển sang trạng thái “Nghiêm túc” (serious) với giả định bạn sẽ mở ứng dụng để checkin. Màu sắc chuyển từ nền trắng sang màu đen, để giúp bạn kiểm tra thông tin một các hiệu quả.
Một giá trị “vuốt ve” khách hàng khi ứng dụng của Virgin America cũng mang lại một điểm mới là tích hợp sẵn với dịch vụ âm nhạc Spotify. Tùy theo điểm đến, bạn sẽ có một danh sách bài hát để nghe tương ứng.
Tích hợp ứng dụng với đối tác khác không phải là cách các hãng hành không hay làm, tuy nhiên cơ hội và tính ứng dụng cho tương lai là rất rộng mở. Hãy tưởng tượng một nhóm hẹn hò qua Tinder hay trò truyện qua Facebook Messenger, chỉ bấm nút để đặt vé cùng bay với Virgin.
Digital Transformation – Chuyển dịch sang số hoá: xu thế tất yếu của ngành du lịch
Với sự dịch chuyển thói quen của người sử dụng sang di động và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành du lịch, doanh nghiệp nào nắm bắt cơ hội để cung cấp giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng thông qua digital sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Với các doanh nghiệp nhỏ vốn có tốc độ triển khai nhanh hơn, sẵn sàng thử nghiệm sẽ là lợi thế tương đối khi cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Airbnb cũng từng bắt đầu khiêm tốn trước khi trở thành một doanh nghiệp có giá trị hơn 30 tỉ USD và không ngừng phát triển như hiện nay.
Nguồn: chúng tôi via Tuoi Tre
3 Ứng Dụng Công Nghệ Tốt Nhất Để Du Lịch Vòng Quanh Châu Á
Trong khi WhatsApp là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất trên thế giới, ba ứng dụng di động khác đã chiếm ưu thế ở châu Á là: WeChat ở Trung Quốc, Line ở Thái Lan và KakaoTalk ở Hàn Quốc.
Nhờ các tính năng bổ sung cung cấp hữu ích cho người dùng như kết hợp chức năng nhắn tin như văn bản và video, các tính năng của Uber, Google Maps và Apple Pay – bản đồ, công nghệ chia sẻ đi xe và tùy chọn thanh toán mà không dùng tiền mặt.
Đối với khách du lịch, ba ứng dụng này có thể giúp họ lập kế hoạch tốt nhất để có thể khám phá, trải nghiệm và hòa nhập vào cuộc sống địa phương. Lưu ý rằng một số tính năng của ứng dụng trên sẽ bị giới hạn ở một số vùng địa phương ở các quốc gia, nhưng nó vẫn đủ trợ giúp cho người sử dụng thuận tiện hơn khi đi du lịch.
WeChat: Ứng dụng hữu ích khi du lịch Trung Quốc
WeChat là một ứng dụng khá phổ biến trong những năm gần đây ở Trung Quốc. Công cụ dịch thuật và tính năng thanh toán của ứng dụng này là hai trong số ưu điểm hữu ích nhất cho khách du lịch.
Người dùng có thể tải WeChat trong bất kì cửa hàng ứng dụng nào và miễn là điện thoại của bạn được mặc định là tiếng Anh, ứng dụng sẽ cài đặt bằng tiếng Anh. (Nếu không, bạn có thể nhấp vào góc trên bên phải của ứng dụng để chọn từ 18 ngôn ngữ khác nhau).
Để dịch văn bản chẳng hạn như menu nhà hàng hoặc trang web chỉ có tiếng phổ thông, hãy nhấn vào tab “Khám phá” ở dưới cùng của ứng dụng và chọn tùy chọn “Quét”.
Trang quét sẽ cho phép bạn quét mã QR hoặc chụp ảnh văn bản để dịch.
Một giây sau khi chụp ảnh văn bản, ứng dụng sẽ tự động dịch và xuất hiện bằng tiếng Anh hoặc ngược lại. Nếu bạn nhận được tin nhắn bằng tiếng Trung, chỉ cần nhấn và giữ văn bản để xem bản dịch tức thì bằng hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh.
Tính năng thanh toán của WeChat được thiết kế để cho phép người dùng thực hiện mọi thứ từ trao đổi tiền với bạn bè để trả tiền cho thức ăn đường phố, nhưng nó yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng địa phương.
Tuy nhiên, khách du lịch và những người dùng khác có thể bỏ qua điều này bằng cách nhờ bạn bè địa phương giúp đỡ. Sau khi bạn giao tiền mặt cho họ, họ có thể chuyển tiền điện tử cho bạn trong một phong bì màu đỏ ảo (được gọi là một “hongbao”) thông qua ứng dụng.
Cuối cùng, việc mở một phong bì màu đỏ lần đầu tiên sẽ kích hoạt tab ví bật lên trên trang của ứng dụng “Me”. Sau đó, bạn sẽ có thể truy cập và sử dụng WeChat Pay.
Mặc dù quá trình này là cách dễ nhất để nạp tiền vào ví của bạn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các dịch vụ như Swapsy nếu bạn có tài khoản PayPal. Swapsy là một trang web trao đổi tiền tệ cho phép tiền trong tài khoản PayPal được đổi thành tiền WeChat.
Choi WeChat Pay rất khó tải xuống nhưng đó là “chìa khóa” để mở cho bất kỳ hoạt động nào ở Trung Quốc.
Line: Hữu ích khi du lịch mọi quốc gia ở Châu Á, tốt nhất ở Thái Lan
Ứng dụng nhắn tin Line có 164 triệu người dùng trải khắp Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Indonesia. Và đây là ứng dụng du lịch linh hoạt nếu bạn dự định đến nhiều hơn một trong những quốc gia này và có nhu cầu liên lạc cơ bản, như nhắn tin.
Mặc dù nó có một tính năng thanh toán được gọi là Line Pay, nhưng không có số điện thoại địa phương, khách du lịch và những người khác không thể sử dụng nó. Tuy nhiên, có một cách giải quyết: Nếu bạn có WeChat Pay, liên minh giữa hai công ty sẽ sớm cho phép ứng dụng Trung Quốc được sử dụng tại tất cả các nhà cung cấp Line Pay.
Dịch vụ thiết thực nhất cho khách du lịch khi đến Thái Lan là Line Man. Các tính năng của ứng dụng này giúp người dùng đặt hàng từ các nhà hàng và quán ăn tiện lợi, gọi taxi và nhận và gửi bưu kiện. Trong khi yêu cầu được thực hiện trong ứng dụng, dịch vụ có thể được thanh toán bằng tiền mặt.
Thậm chí. bạn mua một món quà ở Bangkok và không muốn mang nó đi khắp nơi trong chuyến đi của mình. Ứng dụng này thậm chí có thể sắp xếp để Bưu điện Thái Lan nhận gói hàng của bạn tại khách sạn và gửi nó về nhà dựa trên giá cước bưu chính địa phương.
Kakao – ứng dụng hữu ích khi du lịch ở Hàn Quốc
Tính đến tháng 10 năm 2018, KakaoTalk có 44 triệu người dùng hoạt động tại Hàn Quốc, một quốc gia có khoảng 51 triệu người. KakaoTalk có hai ứng dụng đặc biệt hữu ích cho khách du lịch đến Hàn Quốc: KakaoMap và Kakao T.
KakaoMap là một ứng dụng bản đồ cho phép bạn tìm kiếm địa điểm và lập bản đồ theo cách của bạn thông qua đi bộ, xe hơi, xe đạp và giao thông công cộng. Ứng dụng không chỉ có lợi thế hơn Google Maps, hoạt động theo giấy phép hạn chế ở Hàn Quốc, mà người dùng KakaoMap có thể nhấp vào các trạm dừng tàu điện ngầm và xe buýt gần đó để xem thời gian di chuyển.
Khách du lịch cũng có thể sử dụng Kakao T để gọi taxi, chỉ đường lái xe và tìm điểm đỗ xe. Người dùng có thể tải riêng KakaoMap hoặc Kakao T để sử dụng nhưng yêu cầu phải có tài khoản KakaoTalk để đăng nhập.
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Quảng Bá Xúc Tiến Du Lịch
Khi tình hình dịch Covid – 19 còn diễn biến phức tạp, ngành Du lịch Ninh Bình xác định ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến là hữu hiệu nhất. Cũng vì vậy, đòi hỏi hiệu quả hoạt động và chất lượng các trang thông tin điện tử của ngành phải không ngừng nâng cao.
Tìm hiểu hoạt động của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (Sở Du lịch) – đơn vị đang quản lý, vận hành ba trang thông tin điện tử tổng hợp.
Đồng chí Phạm Duy Phong, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, ngay sau khi Trung tâm được thành lập, công tác phân công nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên đã được triển khai.
Trong đó một bộ phận cán bộ viên chức, lao động được phân công chuyên thực hiện công tác thông tin, truyền thông. Khẩn trương rà soát nội dung của các Website do đơn vị đang quản lý. Đề xuất sắp xếp lại các Website, loại bỏ những trang có nội dung trùng lặp, ít lượt truy cập. Tham mưu với lãnh đạo Sở Du lịch lập hồ sơ đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép cho các trang Web hoạt động hiệu quả.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Sở Du lịch, các trang thông tin điện tử tổng hợp do Trung tâm quản lý đã được đầu tư nâng cấp, chỉnh sửa giao diện. Trung tâm thành lập ban biên tập gồm 13 thành viên là các cán bộ, viên chức và người lao động.
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trên các Website du lịch Ninh Bình, Trung tâm đã tham mưu Ban Giám đốc ban hành các văn bản quản lý, điều hành về việc thành lập Ban biên tập, quy chế hoạt động, định mức, chỉ tiêu tin, bài…
Các cán bộ, viên chức, lao động được phân công thực hiện công tác thông tin, truyền thông bám sát các sự kiện của ngành kịp thời đăng tải tin, bài, ảnh phản ánh trước, trong và sau mỗi sự kiện. Đồng thời viết các tin, bài, chụp ảnh giới thiệu về tiềm năng và sản phẩm mới của ngành Du lịch Ninh Bình.
Đến nay, hầu hết các trang thông tin điện tử của Trung tâm vận hành được đánh giá là ổn định, dễ dàng, an toàn, bảo mật. Với giao diện dễ sử dụng, thông tin phản ánh các sự kiện của ngành nhanh, kịp thời, du khách có thể dễ dàng cập nhật tin tức, sự kiện về du lịch Ninh Bình.
Chỉ tính trong 6 tháng qua, các Website đã cập nhật, đăng tải gần 700 tin, bài, hình ảnh, banner… kịp thời tuyên truyền các hoạt động du lịch, các sự kiện nổi bật trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của du khách, người truy cập trong nước và quốc tế. Nhờ duy trì tốt website, 6 tháng qua, trang Thông tin điện tử quảng bá du lịch Ninh Bình thu hút gần 2 triệu lượt khách truy cập.
Được biết, ngoài việc thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh, video giới thiệu tài nguyên, định hướng phát triển du lịch của tỉnh, các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng, các website của Trung tâm cũng như các website của Sở còn chủ động liên kết, phối hợp với các trang thông tin du lịch uy tín để đặt banner, đường link liên kết quảng bá du lịch Ninh Bình.
Trong những năm qua, các hoạt động du lịch, quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ khách du lịch được phản ánh phong phú trên 5 trang thông tin điện tử của ngành bằng 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp) và trang mạng xã hội facebook, zalo hiệu quả rất tốt.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành Du lịch đã xây dựng gần 1.000 bài viết; đăng tải, cập nhật 124 văn bản chỉ đạo của Trung ương, của ngành, của tỉnh về lĩnh vực du lịch, thu hút 5,5 triệu lượt truy cập.
Tuy nhiên, tại hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các trang thông tin điện tử của ngành Du lịch vừa qua, đồng chí Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch đã nêu một số hạn chế như: Sự tham gia phối hợp của các phòng, đơn vị trong cung cấp tin, bài để đăng tải lên website chưa được chú trọng. Số lượng tin, bài còn ít, nội dung chưa phong phú.
Bố cục website chưa hợp lý, một số tin tức, bài viết đăng tải nhưng chưa kịp thời. Giao diện website trên máy tính và điện thoại di động chưa đồng nhất, các thành viên Ban biên tập hoạt động kiêm nhiệm, công việc chuyên môn nhiều nên chưa quan tâm đúng mức và chưa dành nhiều thời gian đến hoạt động của website…
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả các trang thông tin điện tử của ngành, giải pháp được ngành đưa ra là: chú trọng đến hoàn thiện hạ tầng website, nâng cấp, làm mới giao diện; sắp xếp, kiện toàn Ban biên tập các website đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; đề nghị phối hợp với VNPT để khắc phục những khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật, hạ tầng, đào tạo kỹ thuật, nâng cao năng lực lập trình, quản trị website.
Cùng với đó, yêu cầu các thành viên Ban biên tập website phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao vai trò và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công.
Bài, ảnh: Nguyễn Minh
Phối Hợp Ứng Dụng Công Nghệ Số: Đột Phá Quản Lý Du Lịch Và Thị Trường
Lễ ký quy chế phối hợp – Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành ký kết Quy chế phối hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có ngành du lịch. Để bảo đảm chất lượng nguồn hàng, sản phẩm gồm cả các sản phẩm du lịch, hằng ngày, hằng giờ đội ngũ quản lý thị trường thực thi nhiệm vụ chống gian lận thương mại, hàng lậu, hàng nhái, nhất là tình trạng găm hàng khẩu trang, thuốc men trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra căng thẳng.
Bên cạnh đó, thực trạng hàng xâm phạm, vệ sinh an toàn thực phẩm… còn rất nhức nhối, nhất là tại các thành phố lớn điển hình như Hà Nội, điều này làm xấu đi hình ảnh đất nước, đặc biệt là trong mắt bạn bè quốc tế. Hiện nay, du lịch trực tuyến chiếm tỉ trọng càng ngày càng lớn, việc gian lận thương mại trên thị trường internet như đặt tour du lịch diễn ra khá nhiều. Vì vậy, với tính chất của ngành quản lý thị trường là nhanh chóng, tức thời xử lý ngay vụ việc vi phạm, việc phối hợp tạo nền tảng kết nối nhằm nhận phản ánh từ khách du lịch, nhà hàng, khách sạn, đội ngũ quản lý được nhanh chóng, kịp thời hơn.
Tại sự kiện, Ban Tổ chức cũng giới thiệu và hướng dẫn trải nghiệm ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”. Ứng dụng đã được Tổng cục Du lịch chính thức ra mắt vào ngày 10/10/2020 với ưu điểm nổi bật là các tính năng kết nối liên thông giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước.
Thiện Tâm
Bạn đang xem bài viết Du Lịch Việt Ứng Dụng Công Nghệ Để Cạnh Tranh trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!