Xem Nhiều 5/2023 #️ Giá Trị Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Bà Rịa Vũng Tàu # Top 6 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 5/2023 # Giá Trị Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Bà Rịa Vũng Tàu # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Trị Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(VOV5) – Cũng giống như bao vùng đất khác, Vũng Tàu có đời sống văn hóa (bao gồm cả nghệ thuật, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo,…) vô cùng đa dạng và phong phú.

Là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch. Ngoài lợi thế thiên nhiên, bờ biển đẹp, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có nhiều địa danh, di tích lịch sử, lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân miền biển. Đây chính là những yếu tố vô cùng thuận lợi, riêng có để địa phương này gắn các sản phẩm văn hóa đặc sắc trong phát triển du lịch.

Có thể nói, thiên nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo cho Bà Rịa -Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch dồi dào, hiện du lịch văn hóa -tâm linh là một sản phẩm du lịch chính của địa phương.

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu. Ảnh: bariavungtautourism. com.vn

Một trong những nét đặc sắc của Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi đây tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa và đây chính là thế mạnh để tỉnh tập trung khai thác, phát triển dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh. Mỗi du khách khi về với Bà Rịa – Vũng Tàu không thể bỏ qua các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển, như Lễ hội Nghinh Ông, Lệ Cô, Vía Ông, Trùng Cửu…

Diễn ra vào rằm tháng 8 hàng năm, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức long trọng và uy nghiêm. Làm lễ cúng ông Nam Hải cúng cầu ngư ngoài biển. Đây là một nghi lễ chính của lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu với mong muốn cầu mưa thuận, gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ông Nguyễn Văn Long, trưởng ban tổ chức lễ hội Nghinh Ông 2018 cho biết: Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Bà Rịa – Vũng Tàu xuất phát có từ hàng trăm năm nay. Tương truyền là có một ông cá nặng 18 tấn trôi dạt vào bờ và ngư dân có một mùa sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang và sức khỏe của bà con ngư dân quanh năm ổn định. Từ năm 1817 đã có lễ hội này rồi và đến năm 2000 lễ hội chính thức được Bộ văn hóa thể thao du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa

Hòn Bà, địa điểm du lịch tâm linh của du khách.Ảnh: thanhnien.vn

Lễ hội Nghinh Ông Bà Rịa-Vũng Tàu đã được chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước. Chính vì thế, từ năm 2000, hàng năm lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hang ngàn du khách tham gia.

Để thu hút khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện nay địa phương đang hướng đến phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút dòng khách cao cấp. Tỉnh đang quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí cao cấp để thu hút, giữ được khách lưu trú dài ngày. Tỉnh cũng đang thực hiện trùng tu, cải tạo các di tích, cơ sở văn hóa để phục vụ du lịch, kết hợp phát triển các mô hình làng nghề, mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao với phục vụ cho du khách tham quan. Ông Trịnh Hằng, Giám đốc sở VHTT du lịch BRVT: Hiện nay, Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng được toàn bộ chương trình phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo kế hoạch, chúng tôi định hình trong đó từng địa phương có sản phẩm du lịch cốt lõi. Sở sẽ là đơn vị chủ trì, phối kết hợp với các huyện thành phố trên địa bàn toàn tỉnh, sự tham gia của doanh nghiệp, người dân…để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hơn nữa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng các tour, tuyến, chương trình du lịch để kết nối các sản phẩm du lịch này.

Di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa luôn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng để kết nối và phát triển du lịch. Từ cách nhìn nhận đó, nhiều địa phương đã quan tâm, chú trọng thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, đưa các di tích, di sản văn hóa, lịch sử vào các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá. Trào lưu và xu hướng du lịch của du khách luôn gắn với sở thích khám phá, tìm hiểu các điểm du lịch ẩn chứa những tư liệu về lịch sử, những bản sắc văn hóa của từng vùng, miền. Sự tìm kiếm, trải nghiệm từ các chuyến du lịch sẽ hiệu quả hơn khi được gắn kết với các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa bản địa, các làng nghề truyền thống, lối sống, ẩm thực, tín ngưỡng, khảo cổ và kiến trúc..

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang phát triển du lịch theo hướng đó. Du lịch tâm linh không chỉ là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng thuần túy mà còn là động lực thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế xã hội. Với chừng ấy di sản, có thể nói, loại hình du lịch văn hóa ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang có cơ sở vững chắc để phát triển.

Lưu Sơn/VOV-TPHCM

Nguyễn Thị Kim Liên. Khai Thác Các Giá Trị Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch

VĂN HÓA DU LỊCH

Nguyễn Thị Kim Liên. Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Nguồn : Tạp chí VHNT số 396, tháng 6-2017

Tác giả : NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

     Trong quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước. Có được những thành công này là do ngành du lịch Việt Nam đã xác định phương thức để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc nhằm tạo nên sự khác biệt, độc đáo thu hút du khách trong nước và quốc tế.

1. Hệ thống các di sản văn hóa ở Việt Nam

     Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL, Việt Nam có trên 4 vạn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, gần 1.000 di sản văn hóa phi vật thể được sưu tầm, nghiên cứu và lưu trữ. Đặc biệt, có 22 di sản được công nhận là di sản thế giới: di sản văn hóa vật thể gồm quần thể cố đô Huế, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, văn bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, thành nhà Hồ, quần thể danh thắng Tràng An; di sản văn hóa phi vật thể gồm nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù Thăng Long, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng, đờn ca tài tử, dân ca ví – dặm Nghệ Tĩnh, nghi lễ kéo co, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ; di sản tư liệu gồm mộc bản triều Nguyễn, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

     Đó là các di sản văn hóa độc đáo ở mọi vùng, miền của đất nước, nơi ẩn chứa những giá trị nhân bản sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Các di sản văn hóa là lợi thế để ngành du lịch phát huy trong tổ chức hoạt động du lịch. Ngoài ra, những ngôi chùa Việt Nam, nơi linh thiêng thu giữ khí trời đất cũng trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế và nội địa. Ở nước ta, có hàng ngàn ngôi chùa lớn bé khác nhau, chỉ riêng Hà Nội đã có 116 ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, Trấn Quốc, Cổ Loa… Ở Hà Tây, có 90 chùa được công nhận, trong đó có nhiều chùa là di sản quý hiếm của cả nước như chùa Thày, Tây Phương, chùa Trầm, Trăm Gian, chùa Hương, chùa Đậu, chùa Mía… Ở Bắc Ninh, Bắc Giang có tới 44 chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Khu vực Nam Bộ cũng có nhiều ngôi chùa nổi tiếng, riêng chúng tôi có hơn 1.000 ngôi chùa, đền, miếu lớn nhỏ khác nhau. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, những ngôi chùa Khơme là nơi giáo dục toàn dân, thư tàng cổ, điểm gặp gỡ vui chơi của phum, sóc trong các ngày lễ.

    Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhiều địa điểm khai thác phát triển du lịch như các bảo tàng lưu giữ chứng tích chiến tranh, địa đạo, khu căn cứ cách mạng, nhà tù chính trị như địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hỏa Lò,… Những địa điểm này có tính giáo dục cao về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

   Ngoài những di sản văn hóa vật thể, Việt Nam còn giàu tiềm năng về các loại hình văn hóa phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam. Tính chất động của nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động con người, tái hiện, tái tạo của bản thân con người trong quá khứ và trong hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến. Những lễ hội dân gian, làn điệu dân ca, các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như múa rối, múa cung đình, hát ả đào, hát xoan, hát dân ca quan họ… là những giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc, nguồn dinh dưỡng, chất keo kết dính cộng đồng và lực hút hội tụ khách du lịch khắp cả nước và quốc tế.

2. Tầm quan trọng của việc khai thác giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch

   Khi nói văn hóa là nguồn nguyên liệu để hình thành nên hoạt động du lịch, tức là nói đến vật hút, đối tượng hưởng thụ của du khách. Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hóa vào tài nguyên nhân văn, cụ thể là: các di tích lịch sử – văn hóa, ẩm thực, lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học – nghệ thuật.

   Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một địa phương, vùng, quốc gia. Giá trị của những di sản văn hóa: di tích lịch sử, công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng… là đối tượng cho cho du lịch khai thác và sử dụng. Những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển, mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch.

   Hoạt động du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán, đạo đức, chế độ xã hội… làm giàu khả năng thẩm mỹ, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hóa nghệ thuật của một vùng, địa phương, quốc gia. Thông qua hoạt động du lịch, cộng đồng dân cư địa phương nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di sản của địa phương, góp phần khai thác, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội…

    Với kho tàng giá trị văn hóa thì rõ ràng nước ta có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, đặc sắc để phát triển du lịch. Vấn đề ở đây là phải biết phân loại các giá trị văn hóa để đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ cho phát triển du lịch. Nếu việc phân loại những giá trị văn hóa được thực hiện tốt, thì các nhà kinh doanh du lịch sẽ dễ dàng lựa chọn từng loại hình để sản xuất, đa dạng hóa chương trình du lịch đưa vào lưu thông trên thị trường; các nhà hoạch định chiến lược, quy hoạch du lịch sẽ xác định chuẩn các vùng trung tâm, tuyến, điểm du lịch để xây dựng dự án cụ thể, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư. Từ đó tạo cơ sở cho những người làm công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tiến hành các hoạt động chuyên môn có hiệu quả, đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành du lịch.

    Ngoài ý nghĩa về mặt nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, trong xu thế mở cửa, hội nhập và phát triển, di sản văn hóa còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế. Nếu giá trị văn hóa kết hợp với du lịch sẽ đưa ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, có di sản văn hóa, không có nghĩa là có sản phẩm du lịch văn hóa. Di sản văn hóa nếu không được đưa ra giới thiệu với công chúng, không phục vụ du lịch thì cũng không hình thành nên sản phẩm du lịch. Những hoạt động tổ chức giới thiệu về di tích, di sản văn hóa được coi như là các dịch vụ tham quan di sản văn hóa, đây chính là thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch văn hóa. Nghĩa là khi có một di sản văn hóa như nguồn tài nguyên du lịch, thì việc đưa nguồn tài nguyên đó thành hàng hóa để bán cho khách du lịch sẽ được thực hiện qua hệ thống các dịch vụ. Lúc đó tập hợp các dịch vụ du lịch dựa trên nguồn tài nguyên được coi là một sản phẩm du lịch.

    Mặc dù văn hóa có một vai trò vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, nhưng, du lịch không phải là sản phẩm thụ động của văn hóa. Du lịch có những tác động trở lại văn hóa. Hoạt động du lịch không chỉ đẩy mạnh quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa mà sự phát triển nó còn tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hóa. Doanh thu từ hoạt động du lịch bằng việc khai thác di sản văn hóa được sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục nhiều làng nghề truyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hóa bán cho khách tham quan. Hơn nữa, đối với các giá trị văn hóa phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời gian qua đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là vấn đề cấp bách nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế mở cửa và hội nhập mạnh mẽ. Muốn vậy, cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch.

    Du lịch văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong việc phát triển của ngành du lịch, nhằm khai thác tiềm năng di sản văn hóa. Đối với một quốc gia giàu tiềm năng di sản như nước ta, sự nhận thức đúng về mối quan hệ giữa di sản văn hóa và hoạt động du lịch sẽ tạo nên sự tương tác tích cực giữa bảo tồn và phát triển, văn hóa và du lịch trong phát triển bền vững. Khai thác và phát huy di sản văn hóa phải được coi là một nguồn tài nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với việc phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế – xã hội, vừa bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Bất cứ một hiện tượng nào trong xã hội đều có khía cạnh văn hóa của nó nhưng đối với hoạt động du lịch, văn hóa vừa là tài nguyên vừa là biện pháp, cách thức làm ra lợi nhuận. Cho nên, mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa luôn luôn là sự gắn kết vô cùng chặt chẽ. Bất cứ một quốc gia hay vùng lãnh thổ, ở bất kỳ một khoảng thời gian nào cũng cần xem xét mối quan hệ này để thiết lập những giá trị bền vững trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh du lịch.

Các tin khác

Góp ý

Họ và tên:

*

  Email:

*

  Tiêu đề:

*

  Mã xác nhận:  

RadEditor – HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.

RadEditor’s components – toolbar, content area, modes and modules

   

Toolbar’s wrapper

 

 

 

Content area wrapper

RadEditor hidden textarea

RadEditor’s bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.

It contains RadEditor’s Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer

Editor Mode buttons

Statistics module

Editor resizer

Design

HTML

Preview

 

 

RadEditor – please enable JavaScript to use the rich text editor.

RadEditor’s Modules – special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.

   

Tiềm Năng Phát Triển Của Khu Du Lịch Núi Dinh Bà Rịa Vũng Tàu

Núi Dinh rộng hơn 30km2, thuộc địa phận phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Núi Dinh được biết đến không chỉ là căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến mà còn nổi tiếng là một địa chỉ du lịch của BR-VT.

Núi Dinh có vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng, án ngữ phía Đông Sài Gòn và Quốc lộ 51. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi Dinh được xem là cụm căn cứ cách mạng quan trọng, đã đào tạo, nuôi giấu hàng ngàn cán bộ phục vụ cho chiến trường Đông Nam Bộ.

Địa hình của núi Dinh nằm cao, cây cối thiên nhiên bao phủ. Khi đứng trên đỉnh núi, trước mắt chúng ta là không gian xanh mướt, bao la với biết bao ngọn núi lớn nhỏ, cao thấp nhấp nhô. Đường đi lên núi đi quanh co, gập ghềnh. Đi qua nhiều thác ghềnh, qua các con suối. Và đặc biệt hơn, mỗi một địa điểm được đánh dấu lại trên đường leo lên đỉnh núi đều gắn liền với một dấu mốc lịch sử quan trọng của mảnh đất này.

Năm 2020, nhằm thúc đẩy tiềm lực kinh tế và hạ tầng của tỉnh, cũng như phát triển ngành nghề mũi nhọn là du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu, đồng thời với kỳ vọng đưa núi Dinh trở thành ” Đà Lạt thứ 2″ của miền Nam, KHU DU LỊCH LÂM VIÊN NÚI DINH được phê duyệt quy hoạch 1/2000 với các phân khu chức năng như: công viên nước; resort hội nghị, khu resort suối hoa, làng hoa bốn mùa; công viên Thanh Bình; các làng nông nghiệp hiện trạng; làng sáng tạo.

Cùng với đó là: khu đô thị sinh thái, sân golf, khu nhà trên cây, thể thao mạo hiểm, resort mang phong cách Thụy Sỹ, khu công viên trải nghiệm, khu công viên phiêu lưu, hồ câu, đài tưởng niệm; resort mang phong cách Pháp; resort mang phong cách Anh; dân cư hiện trạng; khu công viên thực tế ảo; khu resort người cao tuổi….

Khu du lịch lâm viên Núi Dinh sẽ mang đến một làn gió mới cho ngành du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu, đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong tương lai.

Đón đầu cơ hội từ các “ông lớn” trong ngành du lịch, mới đây nhất, một dự án liền kề khu vực Núi Dinh (phường Kim Dinh, BR-VT) sắp sửa được tung ra thị trường đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản.

Dự án với tên gọi Khu dân cư Galaxy Boulevard sở hữu vị trí vàng hai mặt tiền đường Quốc lộ 51 và Đại lộ Lê Đại Hành; liền kề KCN Phú Mỹ I, II, III, Cảng Cái Mép, Lọc hóa dầu Long Sơn;… Được bao quanh bởi 4 tuyến giao thông lớn QL51, QL56, QL55, Tỉnh Lộ 44, cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 24 km. Trong vòng bán kính 3 km, dự án hội tụ đầy đủ các tiện ích hiện hữu như siêu thị, bệnh viện, khu công viên, sân vận động, trung tâm thương mại, ngân hàng, trường học… Ngoài ra, cư dân cũng có thể kết nối các khu du lịch trong vùng vô cùng dễ dàng như: Khu du lịch núi Dinh, Khu du lịch Suối Tiên Bà Rịa, Khu du lịch Hồ Đá Xanh, Biển Long Hải, Hồ Tràm, bãi biển TP Vũng Tàu, Khu du lịch Bình Châu….

Trần Phú Thành Phố Vũng Tàu Bà Rịa Vũng Tàu

Đang tải …

Hình ảnh Ốc Tự Nhiên – Trần Phú

Đang tải …

Nhom

👆 Android

⏳ 01-03-2020 14:25:52

7.8

Update Menu 01.2020 Ốc Tự Nhiên

Đây là một trong những quán “mối” mỗi khi ra Vũng Tàu.

Lynh Lynh

👆 iPhone

⏳ 15-02-2020 17:17:01

7.4

Ốc Tự Nhiên -***

Giá cả vừa phải, món ăn chế biến vừa miệng. Mình thích nhất món hàu ở đây, tuy size nhỏ nhưng to hơn chỗ thành phố của mình :)))

Độ Nguyễn

👆 iPhone

⏳ 06-02-2020 16:57:56

4.8

Mình ở sài gòn nghe vợ nói là ốc này ngon ! Tới tận nơi kêu đủ loại cả ốc hương Cồ 1 tr200 kg Nuốt ko nổi 2 con, đắng ngắt Hào sống thì tanh kinh khủng ko bằng quán cóc ở sài gòn ! Khuyên chân thành ae ăn thì nên ra chợ hải sản ở đó nhiều quán , nhiều sự lựa chọn ! Chân thành !

Đô Mi

👆 iPhone

⏳ 27-12-2019 17:47:23

8.0

Ngon rẻ nên ăn

Mình mua mang về nên đợi khoảng 25 phút mới có. Quán buổi tối đông kín bàn. Ai ăn thì đi sớm chút. Phục vụ nhanh. Các món nêm nếm vừa ăn. Giá cũng hợp lý.

Kua Đốm

👆 iPhone

⏳ 22-12-2019 19:02:27

10

Ngon và rẻ

Thức ăn ngon, giá cả hợp lí, không gian thoáng mát, nhân viên thân thiện, nhất định sẽ quay lại

Quân Trần

👆 Android

⏳ 27-11-2019 19:03:12

7.4

Ốc tự nhiên 自然螺

头顿城市的饮食!!! 能来到头顿城市一趟,该把自己品尝美味的海鲜和那些美味的菜!!! 📍 Ốc tự nhiên 自然螺 34*** phường 1, Vũng Tàu #Quân2019 #streetstyle #beachlife #beachday #seaview #sea #beach #Seafood

Anh Thi Cao

👆 Web

⏳ 27-10-2019 10:42:05

6.6

Ốc Tự Nhiên – Trần Phú

Có dịp đi Vũng Tàu mà đọc rv nghe các bạn khen chỗ này nên quyết định đi ăn thử :)) dĩa mì xào 80k hay sao í đồ ăn nhiều mì ít nên chả thấm thía vô đâu hết. Xào hải sản nên tôm mực nhiều lắm nha mà dĩa mì nhỏ xíu mỗi người gắp 1 xíu cái hết trơn Món càng cúm kim sa bên ngoài ngon qtqd, vị kim sa siêu béo siêu ghiền, bên trong thịt bị ốp hay sao đó, ko ăn đc thịt bên trong :(( ko biết do lỗi kĩ thuật hay do con này nó vậy, chắc chỉ để chấm mút à 🙁 Dĩa 80k chút xíu à ngon thì có ngon mà ăn ko đc gì hết trơn. Ốc mỡ xào bơ tỏi: Mùi khá là hấp dẫn, ốc mỡ cũng ko to lắm nhưng khá ngon, vị bơ tỏi thơm dễ sợ nha. Ốc len xào dừa: ốc len đc có mấy con à mà nước cốt dừa không béo lắm, được cái ốc tươi thôi chứ dĩa xiu xiu hà :((

Jessica

👆 iPhone

⏳ 26-08-2019 08:00:47

8.0

Ốc Tự Nhiên – Trần Phú

Sau này vào Vũng Tàu mình sẽ còn ghé quán dài dài. Giá của quán hợp lý và món ăn nêm nếm cũng ngon, vừa miệng. Hải sản và ốc cũng sạch sẽ, các món nướng cũng không bị nướng khét. Không gian quán cũng rộng rãi, thoáng mát. Chỉ có hơi bất tiện mỗi lần muốn gọi món vì quán đông và nhân viên rất bận.

Xem bản đồ đi đến Ốc Tự Nhiên – Trần Phú

Đang tải …

Bạn đang xem bài viết Giá Trị Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Bà Rịa Vũng Tàu trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!