Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về Làng Văn Hóa mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội 40km về phía Tây, cuối đại lộ Thăng Long, nằm trên hành trình du lịch nghỉ dưỡng của một chuỗi các khu du lịch nổi tiếng như Thác Đa, Suối Ngọc Vua Bà, Rừng Quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh, Ao Vua, Đá Chông…và ấp mình dưới chân núi Ba Vì huyền thoại; với địa hình bán sơn địa có đồi núi, có thung lũng và bao quanh là mặt nước hồ Đồng Mô thơ mộng.
Làng với tổng diện tích 1544ha, gồm 7 phân khu chức năng: Khu quản lý điều hành văn phòng, Khu dịch vụ du lịch tổng hợp, Khu trung tâm văn hoá và vui chơi giải trí, Khu công viên bến thuyền, Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, Khu Di sản văn hóa thế giới và trong đó Khu các làng dân tộc được coi là linh hồn, là trái tim của dự án.
Từ năm 2016, bên cạnh những sự kiện điểm nhấn trong năm như “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam: “Tuần đại đoàn kết – di sản văn hóa Việt Nam”, Làng còn có hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chuyên đề về ẩm thực, âm nhạc, trang phục… do đồng bào các dân tộc đại diện các vùng, miền về sinh sống, tái hiện.
Về với Làng, ngoài việc khám phá kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc của các dân tộc, bạn còn có cơ hội thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình, thiên nhiên trong lành và những tình cảm nồng ấm của đồng bào.
Để có những phút giây lắng đọng, an bình giữa nhịp đời hối hả đầy áp lực của cuộc sống hiện đại, để chia sẻ những cảm xúc của mình, mời bạn thu xếp một chuyến đi về với Làng – “Ngôi nhà chung” luôn chào đón bạn với những nụ cười và hơn cả những điều bạn thấy!
1. Thời gian đón khách
Từ thứ Hai đến Chủ Nhật hàng tuần (Cả ngày Lễ, Tết trong năm)
– Buổi sáng: Từ 8 giờ đến 11giờ 30 phút
– Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút
2. Khu đón tiếp, thông tin, bán vé; tại cổng 54 Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
3. Điểm đến hấp dẫn
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, “Ngôi nhà chung” vinh dự là nơi bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Hiện nay, tại Làng có cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày như: Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.. nhằm tái hiện đời sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng; bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
– Du khách sẽ được trải nghiệm khi đến Làng:
+ Tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội các dân tộc
+ Chụp ảnh, giao lưu với cộng đồng các dân tộc
+ Thưởng thức và trải nghiệm sự phong phú của các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc: Hát then, hát dân ca, múa khèn, chơi đàn Chapi, múa chu chai…
+ Trải nghiệm các trò chơi dân tộc: Ném còn, đi cà kheo, tó má lẹ, chơi parahet, đi cầu khỉ…
+ Tìm hiểu và trải nghiệm nghề thủ công truyền thống: Dệt, đan lát, chế tác nhạc cụ, tượng điêu khắc,…
+ Trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực dân tộc: Làm bánh, thổi xôi ngũ sắc, làm cơm lam, rang giã cà phê…
+ Trải nghiệm du lịch cộng đồng: Homestay, camping, lửa trại…
+ Thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc vào các ngày cuối tuần trong các tháng.
+ Mua sản vật dân tộc, đồ lưu niệm: Rau rừng, thịt gác bếp, rượu ngô, cà phê, đường thốt nốt; thổ cẩm, mô hình nhà Rông…
– Nằm cách trung Thành phố tâm Hà Nội 40 km về phía Tây, du khách di chuyển để đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam theo cách:
+ Từ trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 60 phút bằng xe ô tô, đi hết đại lộ Thăng Long, đi thêm 8km và rẽ phải sẽ đến Làng.
+ Từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 70 phút bằng xe ô tô từ nút giao vành đai 3 rẽ phải, đi hết đại lộ Thăng Long, đi thêm 8km và rẽ phải sẽ đến Làng.
– Phương tiện di chuyển:
+ Phương tiện công cộng: Xe bus số 107, với giá vé 9.000đ/người, đón quý khách từ bến xe Kim Mã đi theo trục đường đại lộ Thăng Long và điểm dừng chân cuối cùng là Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
+ Phương tiện cá nhân: ô tô, xe máy, xe đạp
IV. KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC – NƠI TÁI HIỆN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA 54 DÂN TỘC VIỆT NAM
Khu các làng dân tộc tổng diện tích 205ha được chia thành 04 cụm làng theo những nhóm và hệ ngôn ngữ khác nhau: (chú ý kèm bản đồ của 3 cụm làng 1, 2, 3 theo lời giới thiệu)
– Cụm làng I: Là không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, hiện có các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú đang sinh sống hàng ngày. Đến đây, quý khách sẽ được lắng nghe làn điệu Then mượt mà, sâu lắng; hòa cùng điệu múa xòe của cô gái Thái hay tiếng khèn gọi bạn tình của chàng trai dân tộc Mông. Đặc biệt là không gian văn hóa Chợ Vùng cao đậm sắc núi rừng.
– Cụm làng II: Là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, với những mái nhà Rông cao vút, hay những ngôi nhà dài của chế độ mẫu hệ; cùng hòa chung vào nhịp cồng chiêng và điệu múa xoang rộn ràng của các dân tộc nơi đây. Hiện có các dân tộc Tà ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê đang hoạt động hàng ngày.
– Cụm làng III: Là không gian văn hóa của 04 dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru và Chơ Ro. Tại đây, tái hiện 02 công trình tâm linh đặc sắc là quần thể chùa Khmer và tháp Chăm.
– Cụm làng IV: Là không gian văn hóa của 04 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu hiện đang trong quá trình hoàn thiện.
V. DỊCH VỤ DU LỊCH
1. Dịch vụ trải nghiệm
Gói dịch vụ trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc làm bánh, đồ xôi, học tiếng dân tộc, chế tác nhạc cụ… sẽ là hoạt động thú vị dành cho du khách đặc biệt là các bạn học sinh.
2. Dịch vụ sân bãi tổ chức sự kiện, teambuilding
(Sân Quảng trường làng II, Sân khấu Nhà triểm lãm làng III; Sân khấu nổi; sân cỏ Tháp Chăm, đồi Cò A1, đồi thông A2)
Sân khấu lớn, hiện đại, sức chứa hơn 1,500 người; sân khấu nổi hình hoa sen trên mặt nước ấn tượng sức chứa 1,500 người; mặt bằng rộng, bãi cỏ tự nhiên, nhiều cây xanh với sức chứa 4.000 người đảm bảo đường điện, nước, vệ sinh, môi trường, an ninh trật tự là những điều kiện lý tưởng để tổ chức các sự kiện ngoài trời, teambuilding, gala của công ty, cơ quan và trường học.
3. Dịch vụ cho thuê không gian, mặt bằng
Với chuỗi các nhà dịch vụ, lầu vọng cảnh, hội trường, nhà sàn…là lựa chọn lý tưởng cho các đoàn tổ chức sự kiện, meeting, gala.
4. Dịch vụ lưu trú
– Nhà sàn dân tộc Homestay (Nhà sàn Mường 2, 3; Nhà sàn Thái Đen; Nhà sàn Ê Đê): Cùng tận hưởng những không gian riêng cho mình tại nhà sàn; bên bếp lửa bập bùng, cùng trò chuyện, múa hát với các cô gái Mường, Thái hay những cô gái Ê Đê. Chìm đắm vào giấc ngủ không còn ầm ầm tiếng xe cộ, mà đâu đó văng vẳng tiếng dế, tiếng ếch kêu. Mộc mạc, thân thiện và chu đáo đó là những gì chúng tôi muốn dành cho du khách.
– Nhà dịch vụ làng III: Với sức chứa hàng trăm người, gồm phòng đơn, phòng tập thể, vệ sinh khép kín, đầy đủ bình nóng lạnh, điều hòa và bồn tắm. Khu nhà nằm gọn trong không gian cụm Làng III, hiện lên nổi bật giữa màu xanh của cỏ cây, bên hồ Đồng Mô, ngôi nhà giống như con thuyền lớn neo đậu cho du khách nghỉ ngơi và thư giãn.
– Lều trại: Hãy chọn một không gian yêu thích để gia đình, và bạn bè dừng chân cắm trại, tận hưởng không khí trong lành và hòa mình với thiên nhiên.
5. Dịch vụ vận chuyển bằng xe điện, xe đạp
Với hệ thống xe điện tiện nghi, cùng đội ngũ lái xe nhiệt tình sẽ cung cấp đến khách du lịch một dịch vụ tiện ích, thân thiện với môi trường. Đồng thời, lựa chọn xe đạp để dạo chơi cũng là một trải nghiệm mới đầy thú vị, giúp du khách cảm nhận không khí trong lành nơi đây, trải nghiệm các trò chơi dân gian, tìm hiểu ẩm thực… của đồng bào các dân tộc.
6. Dịch vụ ẩm thực
Một không gian thưởng thức ẩm thực độc đáo tại nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mường, Mông, Thái,… sẽ là ấn tượng khó quên cho các gia đình, nhóm bạn bè, các đoàn khi đến đây. Hay không gian nhà hàng ven hồ với sức chứa hàng trăm người cùng đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, tận tình.
7. Dịch vụ giải khát, bán đồ lưu niệm đặc trưng
Tại các ngôi nhà đồng bào dân tộc sinh sống và các cửa hàng giải khát, quầy lưu niệm là điểm dừng chân cho quý khách nghỉ ngơi, giải khát sau hành trình tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Quý khách có thể mang về cho mình những món quà ý nghĩa để tặng người thân và bạn bè với mẫu mã đa dạng, xinh xắn, quà độc đáo như: Bút tre, móc khóa, đồ thủ công mỹ nghệ làm từ nhiều chất liệu khác nhau.
8. Dịch vụ khác:
– Dịch vụ thuyết minh viên: Chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình và xinh tươi.
– Dịch vụ lửa trại, bếp nướng, lắp dựng sân khấu, backdrop, âm thanh, bàn ghế.
– Gói dịch vụ giao lưu văn hóa văn nghệ.
Đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, nếu du khách có say cảnh, say người thì cũng đừng quên thưởng thức những món ngon ẩm thực của bà con dân tộc nơi đây cũng nhưng món ăn truyền thống, đặc sắc của đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp tại Khu ẩm thực ven hồ.
1. Khâu nhục : Món ăn không thể thiếu ở các dịp lễ Tết, nhà mới, đám cưới… của dân tộc Tày; được làm từ thịt lợn nhưng lại mang cho bạn một hương vị thật khác: thịt mềm nhừ, vàng đượm, ngấm đều các loại gia vị, phần bì giòn ngọt vị mật ong, mỡ ngậy nhưng không ngấy. Món này ăn kèm với xôi, cơm trắng ,… đều rất ngon.
2. Lạp sườn : Đặc sản không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày, Mường, Thái, Khơ Mú… bởi vị ngọt béo mà không hề ngấy, với mùi thơm của khói cùng gia vị đặc trưng, đã thuyết phục bao du khách đến Làng ăn một lần nhớ mãi.
3. Thịt gác bếp: Đến với mâm cơm của đồng bào dân tộc Tày, Mông, Mường, Thái… Quý khách sẽ bị hấp dẫn bởi món thịt gác bếp (còn gọi là thịt xông khói) rất đặc biệt, hương vị đậm, ngọt, cay trên từng thớ thịt .
5. Cỗ lá dân tộc Mường : Là một trong những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc Mường. Thịt trong cỗ lá chủ yếu là thịt lợn mán, với đầy đủ các món, được bày trí đẹp mắt; với hương vị đậm đà, chứa đựng sự mộc mạc, chân thành của đồng bào nơi đây.
6 . Lợn sữa quay : Quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và gia vị; thịt thơm ngon, vừa chín tới; bì vàng giòn tan, mùi thơm quyến rũ; nước chấm được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.
7. Rau rừng : Quý khách sẽ được thưởng thức những món rau rừng tuyệt ngon khi đến với đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” như: Rau dớn, rau bò khai, măng rừng, hoa ban…
9. Bánh A quát: Chiếc bánh tình yêu của dân tộc Tà Ôi, được làm từ gạo nếp than, gói bằng lá chít chấm gia vị mang hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Bánh trở thành một món quà, món ăn không thể thiếu đối với khách du lịch khi đến với Làng.
10. Rượu ngô, rượu men lá, rượu cần, rượu thuốc bắc : Cùng say bên hương rượu cần, nồng ấm trong men rượu ngô hay hương vị riêng từ rượu men lá cây rừng cùng với đồng bào dân tộc nơi đây.
VII. NHỮNG LƯU Ý KHI QUÝ KHÁCH THAM QUAN LÀNG
Với địa hình rộng, nhà sàn cao, điều kiện thời tiết nắng nóng vào mùa hè, để thuận tiện cho việc di chuyển, Quý khách lưu ý một số vấn đề sau:
– Trang phục nên lựa chọn chất liệu mềm, dễ thấm mồ hôi và đem theo ô,mũ và áo dài tay khi di chuyển tham quan.
– Về giầy, dép nên lựa chọn giầy vải mềm, giầy thể thao để thuận tiện trong việc đi lại.
Nguồn: Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Giới Thiệu Về Làng Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam
Nằm ở tuyến đường đại lộ Thăng Long giáp danh với xã Yên Bài-Ba Vì- Hà Nội, cách Hà Nội khoảng 40km về phía Tây,du lịch Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tái hiện lại đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam với các khu làng dân tộc riêng biệt với nhưng bản sắc khác nhau.
Khu các làng dân tộc là điểm đầu tiên mà các bạn nên tham qua khi tới Làng văn hóa 54 dân tộc Việt Nam. Khu các làng dân tộc chia làm 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền, được xây dựng thành quần thể tái hiện cấu trúc của làng, bản các dân tộc Việt Nam với kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, bảo tồn cũng như phát triển.
-Cụm các Làng dân tộc I: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ với hệ ngôn ngữ Tày – Thái, Tạng – Miến, Mông – Dao, Việt – Mường, Ka – Đai.
– Cụm các Làng dân tộc II: Thể hiện các công trình văn hóa và cảnh quan 18 dân tộc vùng cao nguyên, đồi núi thuộc các dân tộc vùng Nam Trung Bộ, Trường Sơn, Tây Nguyên với hệ ngôn ngữ Môn – Khmer, Nam Đảo. – Cụm các Làng dân tộc III: Thể hiện các dân tộc Chăm, Khmer, Chơ ro, Chu Ru, các dân tộc cư trú ở các vùng có cảnh quan bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền sông (vùng Nam Tây Nguyên và Nam Bộ) với hệ ngôn ngữ Môn – Khmer và Nam Đảo.
– Cụm các Làng dân tộc IV: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan 4 dân tộc đa văn hóa, cư trú ở nhiều vùng cảnh quan như bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều vùng văn hóa khác nhau như Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ Hán, Việt – Mường.
2. Các hoạt động tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Đến với Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, du khách có thể tham quan, tìm hiều phong tục tập quán của các dân tộc. Ngoài ra còn có một số đồng bào dân tộc sinh sống, các bạn có thể chụp ảnh, giao lưu với các đồng bào nơi đây.
Du khách còn có dịp trải nghiệm các trò chơi dân tộc: Ném còn, đi cà kheo, tó má lẹ, chơi parahet, đi cầu khỉ….
3. Ẩm thực tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Khác xa với những món ăn của thành thị, về với ấm thực Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, du khách được thưởng thức những món ăn đơn giản, giản dị mang đậm bản sắc không phải nhà hàng nào cũng có. Mỗi món ăn đều mang nét đặc trưng của từng vùng miền. Rau rừng, thực phẩm sạch được đồng bao đi hái, trồng, nuôi.
Gà đồi, lợn Mán, lợn rừng, thịt trâu hun khói, thịt lợn hun khói, rau rừng,…. những món ăn giản dị nhưng đậm bản sắc dân tộc. Kèm theo gia vị địa phương như mắc khén, lá móc mật, …. đem lại những mùi vị riêng.
Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu về Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, mong rằng đem lại những thông tin bổ ích cho du khách.
Quý khách có nhu cầu tổ chức du lịch đơn thuần, du lịch kết hợp hội nghị/ họp lớp/ meeting hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 0978.565.165 – Ms. Trang hoặc thông qua email: dulichbavi.com.vn@gmail.com để nhận được tư vấn và ưu đã tốt nhất.
Giới Thiệu Thông Tin Chung Về Nhật Bản: Tổng Quan Đất Nước, Văn Hóa &Amp; Con Người
Nhật Bản là một trong những cường quốc văn minh hiện đại và sở hữu công nghệ bậc nhất thế giới. Những năm gần đây Nhật Bản thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, du lịch bởi nét văn hóa truyền thống đa dạng cùng phong cảnh nên thơ hữu tình.
Ngoài ra, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng của người lao động xuất khẩu hay điểm đến du học đầy hấp dẫn của nhiều sinh viên trên thế giới. Hãy đọc bài viết giới thiệu thông tin chung về Nhật Bản: Tổng quan đất nước, văn hóa và con người để hiểu hơn về đất nước và con người Nhật Bản.
Giới Thiệu Thông Tin Chung Về Nhật Bản
Tổng Quan Về Đất Nước Nhật Bản
Nhật Bản (Japan – gọi tắt là Nhật – tên chính thức là Nhật Bản Quốc) là một hòn đảo ở vùng Đông Á, có tổng diện tích là 379.954 km² đứng thứ 60 trên thế giới và nằm bên sườn phía Đông của Lục Địa Châu Á. Đất nước này nằm bên rìa phía Đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam.
Đất nước Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt, nhưng mỗi vùng lại có khí hậu khác nhau dọc theo chiều dài đất nước. Nước Nhật còn được biết đến là quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo và 186 núi lửa còn hoạt động.
Dân số Nhật Bản ước tính là 126.9 triệu người, đứng thứ mười trên thế giới. Thủ đô Tokyo bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân sinh sống và cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD, có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.
Nhật Bản còn được gọi là đất nước phù tang hay đất nước mặt trời mọc. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là phù tang hoặc khổng tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi tiếp tục du hành qua bầu trời từ Đông sang Tây, vì vậy phù tang có hàm ý văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.
Vị Trí Địa Lý Tự Nhiên Của Đất Nước Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển. Về mặt địa lý, lãnh thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.
Tổng diện tích của Nhật Bản là 379.954 km², đứng thứ 60 trên thế giới và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.
Về mặt địa hình, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa trong đó núi cao nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m – đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc. Nơi thấp nhất của Nhật Bản là Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m).
Đơn Vị Hành Chính Của Nhật Bản
Nhật Bản có 10 thành phố lớn nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.
Ngoài ra, Nhật Bản có 47 To – Dou – Fu – Ken (Đô – Đạo – Phủ – Huyện), trong đó có 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Kyoto và Osaka) và 43 huyện.
Kinh Tế Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ô tô…
Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD…
Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JPY (Yên Nhật), tỷ giá 1 JPY = 206 VNĐ, 1 Man = 10.000 Yên (tương đương 2.000.000 VNĐ), 1 Sen = 1.000 Yên (tương đương 200.000 VNĐ).
Thời Tiết & Khí Hậu Nhật Bản
Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt. Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản theo tour, mùa Xuân và mùa Thu là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Nhật Bản, đây là hai mùa đẹp nhất trong năm, thu hút rất nhiều du khách đến Nhật Bản du lịch.
Vào mùa hạ (từ tháng 6 đến tháng 8), bạn sẽ thấy nhiệt độ, độ ẩm ở đây tương đối cao và lượng mưa khá nhiều nên đất nước Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất. Tuy nhiên, với công nghệ phát triển, những nhà trắc địa và nghiên cứu khí hậu Nhật Bản có thể dự báo và đo lường những tình huống thời tiết xấu để cảnh báo cho mọi người dân đất nước. Còn vào mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2), nước Nhật chìm đắm trong tuyết rơi và nhiệt độ có khi xuống -30°C.
Ngôn Ngữ Sử Dụng Phổ Biến Tại Nhật Bản
Ở Nhật Bản, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Nhật, ngôn ngữ này được chia thành nhiều ngữ điệu khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ tiêu chuẩn (có gốc từ phương ngữ Tokyo) được xem là ngôn ngữ chính. Còn ngôn ngữ được sử dụng ở Okinawa và quần đảo Amami giống như một “ngôn ngữ Lưu Cầu” khác biệt so với tiếng Nhật.
Trong quá khứ ở phía nam đảo Sakhalin được sử dụng một số ngôn ngữ khác thuộc ngữ tộc Tungus như tiếng Orok và tiếng Evenki cùng sử dụng một ngôn ngữ không rõ nguồn gốc là tiếng Nivkh. Sau khi Liên Xô chiếm đóng toàn bộ đảo Sakhalin, đã có một xu hướng di dân nhỏ đến Nhật Bản đại lục. Ngoài ra, tiếng Ainu được sử dụng bởi những tộc người Ainu ở Hokkaido, là ngôn ngữ khác ngoài Tiếng Nhật. Từ thời kỳ Minh Trị trở đi, việc sử dụng tiếng Nhật ngày càng phổ biến, nên tiếng Ainu đang dần bị mất đi và được xếp vào loại ngôn ngữ hiếm cần được bảo tồn và lưu giữ.
Giới Thiệu Tổng Quan Về Con Người Nhật Bản
Theo thống kê năm 2017, dân số chung cả nước Nhật Bản là 126.9 triệu người, chiếm 1.68% số người trên thế giới. Người Nhật rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay cả phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, thậm trí những người 70 đến 80 tuổi vẫn hăng hái làm việc, không phải tham tiền mà vì họ rất yêu thích làm việc. Vậy nên thế giới gọi người Nhật là Labor animal (con vật lao động).
Tính cách con người Nhật Bản hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt của mình trở thành một cường quốc tiên tiến đứng thứ 3 trên thế giới. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau:
Người Nhật có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với các văn hóa nước ngoài, họ luôn chăm chỉ tìm tòi và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó.
Đối với người Nhật, địa vị gia thế, địa vị xã hội và thu nhập không quan trọng, quan trọng chính là trình độ học vấn.
Họ sẵn sàng tiếp nhận những văn hóa hiện đại mới, nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình.
Tinh thần làm việc tập thể rất cao, không thể tìm thấy được ở bất kỳ quốc gia phương Đông nào khác. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi của bản thân và đề cao cái chung. Họ có thể cạnh tranh gay gắt, song cũng có lúc bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung.
Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân, họ luôn giữ gìn sự hòa hợp đến mức phớt lờ đi sự thật, đối với họ giữ gìn sự nhất trí, sự hòa bình, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử.
Người Nhật có đức tính rất chăm chỉ và trung thành.
Dân Tộc Nhật Bản
Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản, nước Nhật có 3 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, đó là:
Dân Tộc Yamato
Dân tộc Yamato (Wajin) từng sinh sống ở vùng Hondo (nay là vùng Honshu, Shikoku, Kyushu). Ngày nay, hầu hết người dân Nhật Bản là con cháu của dân tộc Yamato này.
Dân Tộc Ainu
Dân tộc Ainu sống chủ yếu trên hòn đảo Hokkaido và các hòn đảo trải dài từ Hokkaiko đến Nga. Dân tộc Ainu có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Năm 1868 – 1912, chính phủ Minh Trị của Hondo đã tiến hành khai phá vùng Hokkaido, mặt khác lại đưa người Yamato đến đây sinh sống và biến vùng đất này thành lãnh thổ Nhật Bản. Sau đó, chính quyền Minh Trị trao cho người dân bản địa Ainu quyền công dân và họ trở thành công dân Nhật Bản như ngày nay.
Dân Tộc Ryukyu
Dân tộc Ryukyu sống ở tỉnh Okinawa, quần đảo Amami thuộc tỉnh Kagoshima ngày nay. Dân tộc Ryukyu có ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Dân tộc Ryukyu từng là một vương quốc rất phát triển và hưng thịnh nhờ việc giao thương với Trung Quốc. Năm 1609 thời Edo, Satsuma-han tiến hành xâm lược Vương Quốc Ryukyu và biến vương quốc trở thành một nước chư hầu của Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1871 thời Edo, chính phủ Minh Trị phế bỏ vương quốc Ryukyu, đặt Okinawa vào khu vực quản lý của Hondo và biến vương quốc Ryukyu thành một phần của Nhật Bản.
Tín Ngưỡng Tôn Giáo Ở Nhật Bản
Người Nhật cũng rất coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế, đối với họ đạo Khổng như một chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.
Văn Hóa & Phong Tục Tập Quán Của Đất Nước Nhật Bản
Văn Hóa Chào Hỏi
Trong đời sống thường ngày hay trong công việc, học tập, tiệc tùng… khi bắt đầu cũng như khi kết thúc, tất cả lời chào của người Nhật thường đi kèm với một cái cúi chào. Người Nhật luôn tuân thủ quy tắc:
Ai thấy trước chào trước.
Người nhỏ tuổi, cấp dưới chào trước.
Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên việc bắt tay cũng không xem là hành động thất lễ.
Cách chào cơ bản của người Nhật là hai người đứng cách nhau một khoảng cách, thân mình cúi xuống 20 – 30 độ và giữ nguyên trong 2 – 3 giây. Đối với phụ nữ nếu tay không cầm gì thì họ sẽ chụm hai tay vào nhau ở vị trí phía dưới cơ thể và cúi chào. Nếu đang ngồi ghế thì đứng dạy và cúi đầu chào, và nếu đang ngồi trên sàn nhà thì đặt hai tay xuống sàn, lòng úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp sàn nhà 10 – 15cm.
Văn Hóa Xin Lỗi
Ở Nhật Bản, hành động ngồi quỳ sát đất thể hiện giống như lời xin lỗi sâu sắc, nhưng đối với người nước ngoài, hành động này thường sử dụng cho việc thờ cúng, không liên kết với bất kỳ ý nghĩa nào khác như xin lỗi.
Trang Phục Truyền Thống
Trang phục truyền thống của người Nhật là áo Kimono, theo tiếng Nhật có nghĩa là “đồ để mặc”. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất yêu cầu công việc nên Kimono không còn được sử dụng để mặc hàng ngày như lúc trước, mà thường sử dụng vào các dịp lễ tết, tiệc cưới, lễ hội… Ở Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới và có màu sắc hoa văn nổi bật, trong khi đó Kimono của nam giới thường tối màu và không có hoa văn.
Đặc biệt, Kimono dành cho nữ chỉ có một size duy nhất, chỉ cần bó trang phục lại cho phù hợp với thân mình là được. Có hai loại Kimono: Tay rộng và tay ngắn, tùy vào sở thích của người muốn mặc để lựa chọn. Bên cạnh Kimono, người Nhật còn mặc Yukata được làm bằng vải cotton nhẹ nhàng, thoáng khí và đặc biệt dành riêng cho muà hè. Nhưng Yukata không được phép mặc ra những chỗ trịnh trọng đông người, vì nó giống như quần áo ngủ theo phong cách cổ xưa. Bạn nên thử thuê một bộ Kimono, lưu lại những kỷ niệm đẹp tại đất nước Mặt trời Mọc trong chuyến tour du lịch Nhật Bản khởi hành từ Hà Nội của mình.
Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, ai cũng nghĩ ngay tới món ăn nổi tiếng nhất là món Sushi được chế biến bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, cá, cua… gói cùng cơm trộn với giấm, đường, muối… Sushi rất đa dạng nhưng điểm chung không thay đổi giữa các loại đó là phần cơm trộn giấm. Món ngon nổi tiếng Nhật Bản có Sushi & Sashimi, Tempura, mỳ Udon, mỳ Soba, mỳ Ramen… Nếu có cơ hội đi tour du lịch Nhật Bản trọn gói, bạn nên thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nức tiếng tại xứ sở hoa anh đào này.
Văn Hóa Ăn Uống Của Người Nhật Bản
Người Nhật Bản trước khi dùng bữa sẽ đợi đông đủ tất cả mọi người ngồi vào bàn ăn và đợi người lớn tuổi uống hoặc ăn trước. Đặc biệt, bạn không được ngồi uống trước hoặc uống một mình. Mọi người sẽ cùng nhau nói “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người”. Ngoài ra, trước khi ăn, người Nhật thường nói “itadakimasu” để cảm ơn những thực vật, động vật đã đánh đổi mạng sống của mình để cho họ bữa ăn ngon.
Người Nhật vẫn giữ thói quen ăn cơm bằng đũa cho nên khi ăn cơm, đũa sẽ để hướng ngang chứ không theo hướng dọc. Vì theo quan niệm người Nhật, đũa để thẳng vào người khác là không tốt do đó khi ăn họ kiêng ngoáy đũa hoặc bới thức ăn. Đặc biệt, họ cho rằng không được để lại đồ ăn thừa, việc để đồ ăn thừa trên bàn hoặc ăn rơi vãi là một hành vi bất lịch sự.
Sau bữa ăn, bạn nên sắp xếp lại bát đũa theo trật tự ban đầu và nói câu “gochisosamadeshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn” để thể hiện sự trân trọng không chỉ với đầu bếp mà còn với nguyên liệu chế biến ra món ăn.
Lối Sống Thường Nhật Của Người Nhật
Người Nhật cực kì tỉ mỉ và ngăn nắp. Nhà ở của người Nhật khá nhỏ so với nhà riêng của người châu Âu, Mỹ và đa số người Nhật sống ở các khu chung cư thay vì ở nhà riêng. Lối sống của họ rất giản dị thể hiện qua cách bài trí nhà cửa, đồ đạc trong nhà… Vì là một đất nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai sóng thần, động đất nên nội thất trong nhà càng tối giản càng tốt, nhưng vẫn toát nên sự giản dị, tinh tế.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đồng hồ với người Nhật là món đồ không thể thiếu. Họ rất quan tâm đến giờ giấc và cực kỳ đúng hẹn.
Đối với tất cả người Nhật, việc tuân thủ các quy định trong xã hội luôn đặt lên hàng đầu và dường như đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi người. Họ rất coi trọng lời hứa và nếu chưa chắc chắn điều gì, họ không tùy tiện hứa hẹn. Sự thất hứa là một điều tối kỵ đối với người Nhật.
Văn Hoá Trà Đạo
Trà đạo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, bởi sự cầu kỳ, tinh tế của nó khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình thán phục. Văn hóa trà đạo của Nhật không chỉ đơn thuần là những phép tắc pha trà và uống trà mà thông qua đó người Nhật muốn tìm thấy giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần trà đạo được biết đến qua 4 chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. Trong đó, “Hòa” là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên; “kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bố mẹ, bạn bè, con cháu; “Thanh” là tâm hồn thanh tịnh, thanh khiết còn “Tịnh” có nghĩa là sự yên tĩnh, vắng lặng mang đến cho con người cảm thấy nhẹ nhàng, tĩnh lặng.
Một Số Điều Cấm Kỵ Của Người Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc biệt với nhiều nghi lễ, phong tục khác lạ, nếu bạn muốn sang du lịch Nhật Bản bạn cần lưu ý:
Khi dùng bữa tại Nhật Bản, bạn tuyệt đối không được cắm đũa vào bát cơm.
Bạn nên tránh cắt móng tay, móng chân vào ban đêm.
Bạn không nên vừa đi vừa ăn.
Bạn không nên huýt sáo vào ban đêm.
Nếu tặng quà cho người Nhật, bạn tránh tặng khăn mùi xoa. Điều đó thể hiện bạn muốn cắt đứt mối quan hệ với họ nên mới làm vậy.
Bạn không được dùng đũa truyền thức ăn, hoặc gắp thức ăn cho người khác.
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản, bạn nên cúi đầu và dùng hai tay để đưa hoặc lấy vật gì từ họ, đặc biệt là người lớn.
Bạn không nên đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ, đối với người Nhật, việc khách đưa tiền tip cho tức là bản thân họ phục vụ không đúng và khách không hài lòng với dịch vụ của họ.
Bạn không được xả rác ra đường, nếu bạn không muốn bị phạt.
Bạn không nên nói chuyện điện thoại trên tàu, vì đó là hành động vô lễ, thô lỗ đặc biệt nếu bạn nói quá to.
Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến tour du lịch nước ngoài của mình trong thời gian tới? Nếu chưa, hãy để công ty du lịch chuyên tour Nhật Bản – du lịch Tầm Nhìn Việt giúp bạn làm điều đó. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tổ chức, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị tại đất nước phù tang xinh đẹp này.
Ghé Thăm Làng Văn Hóa
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có một nền văn hoá riêng biệt, độc đáo tạo nên một Việt Nam đa bản sắc, đa dân tộc. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về nét văn hoá trong đời sống, phong tục, tập quán của 54 dân tộc thì Làng văn hoá – du lịch các dân tộc Việt Nam là địa điểm lý tưởng cho bạn.
[bai_lien_quan]
Nằm cách Hà Nội hơn 40km, là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Làng văn hóa – du lịch có địa hình đồi núi đa dạng, bên những thung lũng và hồ nước hiền hòa, nơi đây được xem là địa điểm lý tưởng cho các bạn tham quan và du ngoạn, cũng như tìm hiểu thêm về văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Tham quan làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam
Khu các làng dân tộc gồm có 4 cụm: Cụm các Làng dân tộc I gồm các công trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ; Cụm các Làng dân tộc II gồm các công trình văn hóa và cảnh quan 18 dân tộc vùng cao nguyên, đồi núi thuộc các dân tộc vùng Nam Trung Bộ, Trường Sơn, Tây Nguyên; Cụm các Làng dân tộc III gồm các dân tộc cư trú ở các vùng có cảnh quan bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền và cuối cùng là Cụm các Làng dân tộc IV gồm các công trình văn hóa và cảnh quan các dân tộc đa văn hóa, cư trú ở vùng bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều vùng văn hóa khác nhau như: Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu thuộc hệ ngôn ngữ Hán, Việt – Mường.
Đến thăm Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam, bạn sẽ được tìm hiểu đời sống, nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc bằng sự trải nghiệm chân thật nhất.
Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về Làng Văn Hóa trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!