Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Viên: Vẫn Còn “Phủi” Nóng mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không như mọi năm, tháng 9, 10 trở đi là “mùa thấp điểm” của ngành du lịch Đà Nẵng, thì năm nay lượng khách vẫn giữ ở mức cao, chủ yếu từ hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc.
Giúp đưa số khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 9 tháng đầu năm 2017 lên con số hơn 1,766 triệu lượt khách. Tuy nhiên, số hướng dẫn viên (HDV) quốc tế chưa đồng đều về số lượng (hiện có 69 HDV nói tiếng Hàn Quốc và 624 HDV nói tiếng Trung, trong khi lượng khách đến từ hai thị trường này tương đương nhau) khiến việc điều phối người hướng dẫn cho các đoàn khách còn gặp chuyện “đụng đâu phủi đó”.
Hướng dẫn viên đang giới thiệu các bộ sưu tập ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm cho một đoàn khách.Ảnh: H.N
1. Định hướng du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, Đà Nẵng đã xây dựng được thương hiệu du lịch, tạo dựng hình ảnh đối với thị trường trong nước và quốc tế. Lượng khách nội địa và quốc tế đến với Đà Nẵng tăng đều qua các năm, trong vòng 5 năm (từ năm 2011 đến 2016), tốc độ tăng trưởng bình quân của khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 20,14%, tổng doanh thu tăng bình quân đạt 30,7%.
Nhưng sự tăng trưởng đó vẫn chưa thực sự ổn định bởi những vấn đề nội tại của ngành du lịch, như hiện nay đang thiếu nhân sự ở các vị trí phục vụ bởi các cơ sở lưu trú đang tập trung con người cho Tuần lễ Cấp cao APEC vào đầu tháng tới; hay đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) quốc tế đang có sự dịch chuyển thế mạnh từ tiếng Anh sang các thứ tiếng Nhật, Hàn, Trung.
Các năm trước, có sự thiếu hụt đội ngũ HDV tiếng Trung, khi thị trường khách Trung Quốc, Đài Loan tăng đột biến; thì từ năm ngoái đến nay, khách đến từ Hàn Quốc tăng nhanh, có những thời điểm bằng và vượt lượng khách đến từ Trung Quốc khiến số HDV nói tiếng Hàn thiếu.
Chị Quỳnh, một HDV tiếng Trung (thường dẫn các đoàn khách người Đài Loan) cho biết, cách đây vài năm, HDV tiếng Trung không nhiều, nhưng 3 năm trở lại đây thì số lượng tăng đột biến. Chị cho biết nhóm HDV Hoa ngữ tại Đà Nẵng có 406 người tham gia:
“Chừng này vẫn còn thiếu do nhiều người không tham gia nhóm. Số HDV Hoa ngữ hiện nay rất nhiều, do lượng khách từ thị trường nói tiếng Trung tăng mạnh. Ngoài số lượng tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) thì có nhiều người học ở Huế cũng vào đây làm HDV”.
Nếu hơn một năm trước, lượng khách đến từ Hàn Quốc bằng khoảng 70% khách Trung Quốc và số lượng HDV tiếng Hàn chỉ đạt 6% (21 người) so với HDV tiếng Trung, thì năm nay số HDV tiếng Hàn tăng lên 69 người, nhưng vẫn rất thiếu so với con số hơn 600 HDV tiếng Trung.
Ông Trần Trà, Chủ tịch CLB HDV du lịch Đà Nẵng chia sẻ: “Chúng tôi buộc phải để HDV tiếng Anh sang giới thiệu cho các đoàn khách Hàn Quốc. Nhưng cũng sẽ gặp tình trạng một số người trong đoàn không biết tiếng Anh. Đây chỉ là giải pháp tạm thời đành phải chấp nhận khi lượng khách tăng quá cao, có những thời điểm khách Hàn tương đương khách Trung Quốc”.
Giải pháp tình thế này trước hết sẽ gây thiệt thòi cho du khách, đặc biệt là những người lớn tuổi hoặc những người không biết tiếng Anh (số người Hàn Quốc trẻ biết tiếng Anh khá nhiều so với một số khách đến từ một số nước châu Á khác).
Để có đủ số HDV tiếng Hàn, cần phải có quy trình đào tạo bài bản để bổ sung nguồn lực đạt chất lượng. Hiện nay, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) có khoảng 400 sinh viên theo học tiếng Hàn. Tuy nhiên, không phải tất cả các SV ra trường đều làm HDV du lịch tại Đà Nẵng, mà chỉ có số ít tham gia vào môi trường du lịch, đa phần đầu quân vào các công ty liên doanh.
Do vậy, nhu cầu về HDV tiếng Hàn luôn trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Việc mở các đường bay trực tiếp từ nước ngoài đến Đà Nẵng đã giúp cho số lượng khách đến Đà Nẵng tăng lên rõ rệt mỗi năm, đặc biệt là khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng số lượng HDV luôn trong tình trạng không đáp ứng đủ, nhất là những thời điểm khách tàu biển đến Đà Nẵng hoặc Chân Mây (Huế) thì việc tìm HDV lại càng khó.
2. Ngoài khách đến từ thị trường Hàn Quốc, HDV một số ngôn ngữ thuộc dạng tiếng hiếm như tiếng Ý, Tây Ban Nha cũng rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, khi hằng năm không có thêm nhiều người bổ sung vào đội ngũ này. Ở khoa Nhật – Hàn – Thái của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), số sinh viên tiếng Hàn chiếm một nửa (400/790), có nghĩa là nếu thành phố tiến hành xúc tiến du lịch mạnh mẽ ở thị trường nào, (như việc hai năm qua xúc tiến mạnh ở thị trường Hàn Quốc), thì “nguy cơ” thiếu nhân sự biết thứ tiếng đó cho ngành du lịch sẽ càng trầm trọng, khi việc chuẩn bị nguồn lực đào tạo chưa theo kịp.
Việc đặt ra vấn đề chuẩn bị nguồn lực sẽ không thừa, nhất là khi Sở Du lịch Đà Nẵng đề ra kế hoạch thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai xúc tiến du lịch năm 2017, kế hoạch truyền thông du lịch 2017; chú trọng công tác nghiên cứu thị trường; đẩy mạnh xúc tiến thị trường nội địa và quốc tế trọng điểm như:
Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Nam Á; mở rộng khai thác các thị trường quốc tế tiềm năng (Pháp, Đức, Anh, Úc, Bắc Mỹ) và thị trường mới (Ấn Độ). Xúc tiến quảng bá mở các đường bay quốc tế mới từ các thị trường trọng điểm đến Đà Nẵng; phối hợp hỗ trợ các hãng hàng không duy trì và gia tăng tần suất các đường bay hiện có; phối hợp với các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch xây dựng kế hoạch liên kết thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các nước có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng và các thị trường tiềm năng đang hướng đến; quảng bá thông qua các chi nhánh, văn phòng đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh quảng bá loại hình du lịch M.I.C.E.
Làm nhịp cầu nối đưa du khách đến gần hơn, hiểu hơn danh lam thắng cảnh, con người và văn hóa mỗi vùng đất, đội ngũ HDV đang là những đại sứ du lịch quảng bá hình ảnh đất nước với du khách quốc tế. Tuy nhiên, nhiều HDV còn tự nhận thấy rằng, họ vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ, sự nhiệt tình, vẫn còn làm việc theo kiểu “làm cho xong” nên các bài thuyết minh của họ cho khách quốc tế chưa sâu, chưa nói hết sự đặc biệt của mỗi điểm đến.
Ông Lê Quang Tươi, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn cho biết, với 10 HDV của ban, trong đó có 8 HDV tiếng Anh, 1 HDV tiếng Trung, 1 HDV tiếng Hàn đủ đáp ứng yêu cầu hướng dẫn cho khách hiện nay.
Mỗi năm các HDV được tham gia 2 lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, 1 lớp do Sở Du lịch tổ chức, 1 lớp do ban mở; ngoài ra các HDV tự tìm tòi tài liệu, trao đổi với nhau theo chuyên đề. “Những đợt cao điểm đón khách như thời gian mùa hè trở về trước, lúc nào thiếu HDV tiếng Hàn, tiếng Trung quá thì Ban quản lý phải nhờ đến sự giúp đỡ của Sở, họ sẽ cử người về đây hỗ trợ.
Còn lại anh chị em tự học để hướng dẫn khách. Sắp tới Ban quản lý sẽ cử các HDV này đi đào tạo bài bản. Thường các đoàn khách lớn đến đây đều có HDV đi cùng, chúng tôi chỉ hỗ trợ những đoàn khách lẻ, hỗ trợ khi có yêu cầu”.
Với quá trình hội nhập ngày càng tăng, Đà Nẵng sẽ là điểm đến cạnh tranh với các điểm đến khác không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Giai đoạn 2016-2020, Đà Nẵng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kỳ vọng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ đón được 8 triệu lượt khách trong đó 2 triệu khách quốc tế, 6 triệu khách nội địa.
Để đạt được điều này, Đà Nẵng đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng du lịch. Như đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viên phục vụ ngành du lịch; đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế; thành lập trung tâm sát hạch chất lượng nhân lực du lịch và tiến hành khảo sát, thống kê cung cấp thông tin về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo…
Theo số liệu từ Sở Du lịch Đà Nẵng, tính đến hết tháng 8-2017, trên địa bàn thành phố có 3.108 HDV trong đó có 1.181 HDV tiếng Việt, 1.927 HDV quốc tế. Trong số HDV quốc tế có sự phân bố cụ thể như sau: Ngôn ngữ Anh 873; Pháp 133; Đức 67; Trung Quốc 600; Nhật 65; Nga 54; Thái Lan 37; Hàn 69.
HOÀNG NHUNG
Dịch Vụ Hướng Dẫn Viên
Dịch vụ hướng dẫn viên
CTY DU LỊCH DANH THẮNG VIỆT chuyên cung cấp cho quý đối tác và khách hàng có nhu cầu đi du lịch đội ngũ Hướng Dẫn Viên (HDV) chuyên nghiệp, vui vẻ,nhiệt tình và có lòng nhiệt quyết với nghề bảo đảm sẽ không làm quý vị thất vọng khi gửi niềm tin cho công ty chúng tôi
Ngày nay khách du lịch đến với các điểm du lịch ngày càng nhiều . Nhu cầu ăn ở, nghỉ dưỡng , dẫn đường đi lối bước là rất quan trọng. Nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phi cho việc đi chơi, thông tin các điêm đến, ăn chơi ,lịch sử văn hoá …nơi đến . Thực tế chi phí để thuê một HDV du lịch dẫn đường nó chỉ chiếm 5% so với việc bỏ ra cho chi phí ăn ở, đi lại, vé máy bay … Vậy tại sao chúng ta không chọn cho mình một HDV dân đường thật sự và là người bạn đáng tin cậy cho các bạn . Mách cho các bạn mình có rất nhiều anh chị em đang làm nghề HDV du lịch tại Sài Gòn có rất nhiều năm kinh nghiệm bảo đảm sự tin cậy của các bạn khi có nhu cầu .
Giá cho 1 ngày công tác phí từ 300,000 vnđ đến 500,000 vnđ
CÔNG TÁC PHÍ CÁC TOUR NỘI ĐỊA
Đông Nam Bộ – Phan Thiết
Nha Trang – Đà Lạt
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Tây Nguyên
Miền Trung – Miền Bắc – Xuyên Việt
400.000 VNĐ
500.000 VNĐ
550.000 VNĐ
HDV TIẾNG ANH
TÙY THEO THỜI ĐIỂM
TÙY THEO THỜI ĐIỂM
LƯU Ý:
Công tác phí đi tour Bắc và Tây Bắc đồng bằng như một số tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang… sẽ thương lượng tùy thuộc vào chương trình.
Các chương trình tour nếu có tổ chức GameShow sẽ cộng thêm công tác phí ngoài giờ tùy theo qui mô:
Lửa trại: từ 1.500.000đ - 5.000.000đ
Vận động biển, Mini Game: Từ 30 – 100 khách: 1.500.000đ
Trên 100 khách: 2.000.000đ – 5.000.000đ.
Gala (Sân khấu): Từ 50 – 100 khách: 1.500.000đ /chương trình
Trên 100 khách: 2.500.000đ/chương trình
a) Đơn vị thuê phải chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, quà, vật dụng trò chơi.
b) Giá trên chưa bao gồm tiền Tips (Bồi dưỡng) cho HD.
c) Công tác phí không bao gồm: Vé máy bay, Khách sạn cho HDV, ăn uống, điện thoại, phí đi đón khách xa : xe đò, xe ôm, taxi...
Đặt lịch
Học Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Hướng dẫn viên(HDV) du lịch đang trở thành lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi vừa có thể được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và sở hữu mức thu nhập hấp dẫn. Bạn quan tâm đến nghề này và muốn biết làm sao để học hướng dẫn viên du lịch? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!
Hướng dẫn viên du lịch đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Tiềm năng – cơ hội nghề hướng dẫn viên hiện nay
Với khí hậu ôn hòa – một đường bờ biển ôm trọn chiều dài đất nước – cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp – nền văn hóa đa bản sắc, Việt Nam có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế này, ngành dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực trong xã hội, kéo theo đó là nhu cầu về hướng dẫn viên cũng tăng cao. Do vậy, việc lựa chọn theo học hướng dẫn viên du lịch đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên, với sự phát triển về số lượng khách du lịch, số lượng HDV hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện số lượng HDV chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu khách trong nước và 40% nhu cầu khách quốc tế. Chính vì thế mà nghề hướng dẫn viên đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn lao động – đặc biệt là lao động có trình độ cao.
Học Hướng dẫn viên Du lịch – 3 con đường để bạn lựa chọn
Để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng lớn hiện nay của ngành du lịch nói chung, cũng như nguyện vọng học hướng dẫn viên du lịch của rất nhiều bạn trẻ, các trường đại học, cao đẳng – trường dạy nghề hay các trường, trung tâm chuyên đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, uy tín và chất lượng đào tạo tốt hay không lại còn cần phải nhìn nhận và đánh giá.
Trong số các lao động trong ngành hướng dẫn viên du lịch thì lao động có đào tạo chuyên môn cao đang rất thiếu hụt và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, việc theo học tại các trường đại học, cao đẳng chính quy chuyên đào tạo du lịch sẽ là một hướng đi cực kì đúng đắn ở thời điểm hiện tại.
Một buổi thực tập ngoại khóa của các bạn sinh viên và doanh nghiệp lữ hành.
Nếu không lựa chọn học hướng dẫn viên du lịch tại các trường Đại học hay Cao Đẳng vì thời gian đào tạo lâu, lại không có nhiều điều kiện thực hành thực tế thì trường nghề cũng là một gợi ý tiềm năng cho các bạn trẻ, vì nó không đòi hỏi phải có điểm thi đại học hay cao đẳng cũng như các bạn có học lực thấp cũng có thể đăng kí học và có tuyển sinh các bạn chỉ mới tốt nghiệp THCS.
Địa chỉ: 451 Hoàng Quốc Việt – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Địa chỉ: 35 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP. HCM.
Một mẫu chứng chỉ hành nghề được trường cao đẳng Văn Lang cấp cho học viên.
Ưu – Nhược điểm của 3 hình thức học hướng dẫn viên du lịch
Học đại học – cao đẳng
Được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, một số trường đại học cao đẳng chuyên về du lịch sẽ có các khu vực giành riêng cho việc thực hành, đào tạo. Đồng thời liên kết với rất nhiều công ty cũng như các khách sạn tạo diều kiện cho sinh viên được tiếp cận đầy đủ nhất với việc học tập – thực hành
Cần phải đạt được số điểm quy định để có thể theo học.
Thời gian học có thể kéo dài, đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng.
Học các trường nghề
Không qui định cao điểm chuẩn đầu vào, chủ yếu xét học bạ THPT, THCS nên dễ dàng đăng ký học. Bên cạnh đó các trường nghề rất chú trọng đến thực hành thực tế nên ứng viên có nhiều cơ hội cọ xát, trải nghiệm, đồng thời thời gian đào tạo ngắn, dễ dàng theo học và nhanh có cơ hội đi làm.
Do thời gian đào tạo ngắn nên các kiến thức chuyên sâu không được chú trọng kĩ, bằng cấp không được coi trọng, nếu muốn lên vị trí cao hơn đòi hỏi người học phải học thêm các văn bằng khác, làm ảnh hưởng nhiều đến cơ hội việc làm.
Học thêm chứng chỉ nghiệp vụ
Có thể bị nhiều tình trạng lừa đảo như giấy tờ, bằng giả hoặc các trung tâm ảo…
Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Yêu Cầu Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Hướng dẫn viên (HDV) tìm hiểu điều này! Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng
Yêu cầu của nghề HDV Du lịch
Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế) Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.
Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:
Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.
Ảnh nguồn Internet
Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.
Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục
Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.
Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.
Ảnh nguồn Internet
Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.
Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,… góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.
Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.
Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.
Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.
Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.
HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Viên: Vẫn Còn “Phủi” Nóng trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!