Xem Nhiều 6/2023 #️ Hướng Phát Triển Mới Cho Du Lịch Biển, Đảo Việt Nam # Top 10 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Hướng Phát Triển Mới Cho Du Lịch Biển, Đảo Việt Nam # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Phát Triển Mới Cho Du Lịch Biển, Đảo Việt Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển, đảo, tuy nhiên kết quả thu được còn hạn chế. Nhân kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, Năm Du lịch Quốc gia 2011 vừa khai mạc tại Phú Yên (3/4/2011) với hy vọng có thể tạo ra một bước phát triển mới cho du lịch biển, đảo Việt Nam.

Điểm nhấn của chương trình khai mạc là đêm nghệ thuật ca ngợi đất nước và con người các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ (xưa và nay) nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch và di sản văn hóa đặc sắc của các tỉnh Nam Trung Bộ.

Năm Du lịch 2011 được góp xây bằng rất nhiều hoạt động đầu tư lớn của tỉnh Phú Yên như: hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường ven biển từ thành phố Tuy Hoà đến gành Đá Đĩa (khoảng 35km) và từ thành phố Tuy Hòa đi Bãi Môn – Mũi Điện (mũi Đại Lãnh) – Vũng Rô; tuyến đường từ Quốc lộ 1A – Gành Đá Đĩa (14 km). Các dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa như di tích khảo cổ Thành An Thổ (nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng); khu di tích lịch sử Tàu không số Vũng Rô; dự án công viên Núi Nhạn… cũng được thực hiện đưa vào phục vụ.

Năm Du lịch Quốc gia Việt Nam do tỉnh Phú Yên đăng cai cùng với sự tham gia của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đà Nẵng. Đây được coi là cơ hội để quảng bá vẻ đẹp của biển, đảo của những địa phương trên nói riêng và của du lịch biển, đảo Việt Nam nói chung đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Quan trọng hơn là việc xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược hiệu quả để tận dụng lợi thế hơn 3.200km bờ biển của cả nước để du lịch biển Việt Nam tạo dấu ấn trong lòng du khách. Theo Tổng cục Du lịch, du lịch biển, đảo được xem là một trong 5 hướng đột phá để phát triển kinh tế biển, ven biển. Thế nhưng, mỗi năm mới có khoảng 10% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển và thời gian neo đậu của tàu du lịch tại cảng cũng chỉ từ 8 đến 24 giờ.

Tìm Hướng Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Việt Nam

Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 100 khách mời là lãnh đạo Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam, lãnh đạo các vụ Thị trường du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố, đại diện 12 huyện đảo trên cả nước cùng các doanh nghiệp lưu trú, lữ hành…

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam, cho biết, chương trình kích cầu du lịch Việt Nam đã được phát động từ sớm ngay khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát tại Việt Nam với nhiều loại hình du lịch được kích cầu như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo, du lịch tâm linh… Hiện nay, Việt Nam có hệ thống biển đảo khá phong phú, đa dạng, rất thích hợp cho phát triển du lịch biển đảo. Tuy nhiên, loại hình này cũng đang phát triển khó khăn do chưa được đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu. Hiện nay, du lịch biển đảo cũng đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước do biển đảo Việt Nam có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, đa dạng và rất đẹp.

“Sắp tới, muốn phát triển du lịch biển đảo , chúng ta cần khắc phục những khó khăn về môi trường và sức chứa lẫn sự an toàn trong du lịch. Vừa qua, có không ít du khách đi các huyện đảo Phú Quốc, Côn Đảo… bày tỏ sự không hài lòng về vấn đề rác thải, vệ sinh môi trường; vẫn còn tình trạng du khách, người dân xả rác ra môi trường… Vì vậy, để phát triển du lịch biển đảo tại 12 huyện đảo trên cả nước cần sớm khắc phục việc thu gom rác thải, tăng cường các giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách và người dân, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy thu gom rác tại các đảo… Đối với vấn đề sức chứa vào dịp cao điểm, các huyện đảo cần xây dựng những khu nghỉ dưỡng, khách sạn đạt tiêu chuẩn để du khách có nhiều lựa chọn, không bị chặt chém khi đi du lịch vào mùa cao điểm…”, ông Nguyễn Trùng Khách cho biết thêm.

Theo ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập của Báo Tuổi Trẻ, hiện dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên cả nước, vì vậy đơn vị đã phát động chương trình kích cầu du lịch biển đảo để kích cầu người dân đi du lịch nội địa nhiều hơn. Ngoài ra, để kích cầu du lịch Việt Nam, đơn vị cũng cho ra mắt cuồn sách cẩm nang du lịch có tên “12 Huyện đảo Việt Nam – Chuỗi ngọc trên biển Đông” để cung cấp thêm thông tin bổ ích, đặc sắc cho du khách khi lựa chọn các tour du lịch biển đảo.

Dịp này, Ban tổ chức cũng đã giới thiệu và cho ra mắt cuốn sách ảnh được viết bằng song ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh để chia sẻ, tôn vinh những hình ảnh đặc sắc, tuyệt đẹp của 12 huyện đảo đến người dân cả nước và du khách quốc tế như: Bạch Long Vĩ và Cát Hải thuộc Hải Phòng; Cô Tô và Vân Đồn (Quảng Ninh); Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa); Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Kiên Hải và Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, tại sự kiện, Ban tổ chức cũng trao giải cho các tác giả đạt giải cuộc thi “Quê hương tôi”. Cuộc thi nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn du lịch: Ấn tượng Việt Nam 2020.

Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Việt Nam

Phát triển du lịch biển đảo Việt Nam Cập nhật ngày: 22/10/2007 Nguồn:Tạp chí DLVN tháng 9/2007

Để quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh biển, đảo Việt Nam trong việc phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo: “Quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam”. Hội thảo đã thu hút nhiều chuyên gia nghiên cứu về kinh tế biển và đại diện nhiều địa phương có thế mạnh về biển, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tham dự…

TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển, với trên 3000km bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long (2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên thế giới), vịnh Nha Trang – một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forber bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… cũng đã nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh những giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm… vùng ven biển cũng có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch biển. Nhiều địa bàn ven biển và hải đảo như Hải Phòng – Quảng Ninh, Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam… hội tụ đủ những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị tạo nên sức hấp dẫn lớn về du lịch…

VỊ TRÍ CỦA DU LỊCH BIỂN TRONG CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa X đã thông qua về Chiến lược biển Việt Nam – Một Chiến lược tổng thể về biển, bao gồm cả kinh tế, xã hội, ngoại giao, khoa học và công nghệ, môi trường, an ninh quốc phòng biển và ven biển. Với mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP cả nước. Chiến lược đã xác định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển, bao gồm: khai thác, chế biến dầu, khí; kinh tế hàng hải; khai thác chế biến hải sản; du lịch và kinh tế đảo; các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị ven biển.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

Về kinh tế biển và vùng ven biển, theo những tính toán của cơ quan chức năng, năm 2000, GDP của nền kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp 39% GDP của cả nước; năm 2005 bằng 38% GDP của cả nước (trong đó kinh tế biển là 13% và kinh tế ven biển là 25%). Trong các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), đóng góp của du lịch biển chiếm khoảng 17 – 20%.

Thực trạng phát triển du lịch biển trong những năm gần đây cho thấy, vùng biển hàng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trên 50% số lượt khách du lịch nội địa, khoảng 70% tổng thu nhập từ du lịch của cả nước. Dọc ven biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Tính đến năm 2005, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng.

Theo thống kê đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu (trên 60%); Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng, Quảng Ninh (8,1%); trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghiệp vụ ở các trường du lịch hay các khóa đào tạo tại chỗ đạt 75%, tỷ lệ đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 7,5%. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biển.

Một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển du lịch biển trong những năm qua là công tác tuyên truyền quảng bá. Hàng năm, nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức lễ hội khai trương mùa du lịch biển. Đồng thời, các địa phương đã tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch quốc tế thông qua các ấn phẩm, vật phẩm như đĩa VCD, CD Rom, mạng internet quảng bá các sản phẩm dịch vụ và tiếp thị điểm đến.

Từ phân tích thực trạng phát triển du lịch biển, PGS. TS Phạm Trung Lương cho rằng: du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, du lịch biển Việt Nam chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đi bằng đường biển. Nói một cách khác, Việt Nam chưa được xem là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch tàu biển khu vực và quốc tế, chứng tỏ du lịch biển Việt Nam chưa hình thành những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Cho đến nay, cả nước chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế; tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch ảnh hướng đến mức độ hấp dẫn và thu nhập du lịch. Ngoài ra, việc đầu tư khai thác hệ thống các đảo, trước hết là đầu tư phát triển du lịch cho các đảo ven bờ còn nhiều hạn chế. Việc khai thác tài nguyên du lịch ở vùng ven biển còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý. Biểu hiện cụ thể nhất là việc khai thác rừng ngập mặn, khai thác vật liệu xây dựng (cát biển, núi đá…), nước ngầm, thủy sản… làm suy giảm tài nguyên vùng ven biển, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững…

Về thực trạng du lịch biển Phan Thiết, Giám đốc Sở Du lịch Bình Thuận Ngô Minh Chính thừa nhận: cho đến thời điểm này, Phan Thiết – Bình Thuận vẫn chưa có một khu resort hay khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 5 sao; đội ngũ nhân sự đã qua đào tạo chính quy chỉ đạt khoảng 30%, còn 70% chưa qua đào tạo; các dịch vụ chủ yếu về du lịch biển được xem là thế mạnh còn thiếu và yếu, chủ yếu vẫn là nghỉ ngơi, tắm biển; còn thiếu những dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, chữa bệnh.. gắn liền với biển nên số ngày khách lưu trú tại Phan Thiết – Bình Thuận ngắn, trung bình 3 ngày, 2đêm/khách, do đó, doanh thu từ khách du lịch vẫn còn thấp.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

Nhằm phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP của cả nước như mục tiêu Chiến lược biển đề ra, theo đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14 – 15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia. Để đảm bảo được vị trí và vai trò đó, theo các chuyên gia về kinh tế biển cần có những giải pháp đồng bộ như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch biển; đầu tư phát triển các loại hình du lịch biển; vấn đề môi trường biển; củng cố và mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển; xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và các kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch biển; vấn đề cạnh tranh trong phát triển du lịch; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch; vấn đề quản lý tông hợp sự phát triển của các ngành kinh tế biển…

Để phát triển du lịch biển Việt Nam bền vững, có nhiều vùng biển tầm cỡ quốc tế, theo nhiều ý kiến: Tổng cục Du lịch cần xây dựng các tiêu chí về du lịch biển phân theo vùng: du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giải trí biển; du lịch biển dã ngoại; du lịch biển bình dân; du lịch biển phức hợp… Các địa phương muốn khai thác du lịch biển sẽ dựa vào những tiêu chí ấy để quy hoạch, khai thác đảm bảo phát triển bền vững; các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào những tiêu chí đó để đánh giá, xếp hạng… cho từng vùng du lịch biển, từng khu du lịch cũng dễ dàng hơn. Mặt khác, sự phân vùng này sẽ giảm thiểu sự thiếu đồng bộ trong đầu tư phát triển du lịch biển, tạo nên sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch biển, góp phần thu hút và kéo dài thời gian lưu trú du khách và tăng thu nhập từ du lịch cho các địa phương…

Định Hướng Cho Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Việt Nam

Chiều 30/3/, tại Hà Nội, TCDL phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”.

Tham dự hội thảo có đại diện TCDL, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành và 50 cơ quan báo chí truyền thông tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: “Ngành du lịch và nông nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa, đồng thời phải dựa trên những giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp để tạo các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp mang tính đặc thù, hấp dẫn và có phương thức tiếp thị, quảng bá, xúc tiến hiệu quả để mang lại sự phát triển xứng tầm cho du lịch nông nghiệp Việt Nam”.

Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn Phát biểu khai mạc hội thảo

Sau phát biểu khai mạc của Tổng cục trưởng TCDL, hội thảo đã nghe Vụ trưởng Vụ Lữ hành TCDL, Nguyễn Quý Phương báo cáo tổng quan về phát triển du lịch nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Báo cáo chỉ rõ: Du lịch và nông nghiệp là hai ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước xác định ưu tiên phát triển trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhiều năm qua hoạt động du lịch nông nghiệp đã được khai thác mạnh mẽ ở nhiều địa phương, tạo thành những sản phẩm du lịch chủ đạo trong việc thu hút khách, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế ,xã hội của các địa phương. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc thù văn hóa nông nghiệp các vùng miền trải dài từ Bắc tới Nam đã được hình thành. Một số chương trình đã trở thành thương hiệu với khả năng thu hút khách hàng trong nước và quốc tế như khám phá miệt vườn sông nước Cửu Long, tour “Một ngày làm nông” ở Quảng Nam…

Theo đó, trong giai đoạn tới, chính sách xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp chất lượng cao của ngành nông nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Việc đẩy mạnh khai thác các giá trị của ngành nông nghiệp để tạo thành sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh là hướng đi tất yếu.

Cũng tai đây, các đại biểu đã nghe giới thiệu nhiều mô hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp hiệu quả, như: Mô hình du lịch nông nghiệp tại các làng nông nghiệp truyền thống vùng Ba Vì (Hà Nội) của Trang trại Đồng quê Ba Vì; Du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Hồng của Công ty Du lịch Ngôi sao Ninh Bình; Mô hình du lịch cộng đồng của Công ty CBT Travel Việt Nam…

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tổng kết hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Ngô Hoài Chung cho rằng: Mặc dù tài nguyên để phát triển du lịch nông nghiệp của chúng ta còn lớn nhưng việc khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp dù có cố gắng nhưng mới ở giai đoạn bước đầu, giá trị của du lịch nông nghiệp nhỏ bé, quá trình phát triển còn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như kỳ vọng của chúng ta. Chính vì vậy, qua các ý kiến, các bài viết cũng như tham luận tại hội thảo, ngành Du lịch cần có thêm những sản phẩm khác biệt và nổi trội có vai trò to lớn. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng. Phát triển du lịch trong nông nghiệp không chỉ góp phần thuần túy về kinh tế mà còn giúp bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

Hồng Lụa

Bạn đang xem bài viết Hướng Phát Triển Mới Cho Du Lịch Biển, Đảo Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!