Cập nhật thông tin chi tiết về Khách Sạn Chặt Chém Tại Sapa, Có Tiền Cũng Phải Cầu Xin mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều công ty du lịch và du khách choáng váng khi giá phòng tại Sa Pa đang tăng chóng mặt, cao gấp 4-5 lần so với ngày thường
Chiều 6-4, nhân viên một công ty du lịch tại TP HCM đang khai thác tour ở Đông Tây Bắc than phiền vừa chạy vạy khắp các khách sạn, nhà nghỉ ở thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) mà vẫn không tìm được phòng cho đoàn khách gồm 10 người nghỉ đêm vào ngày 29-4. Cuối cùng, nhân viên này đành bấm bụng đặt phòng tại khách sạn 1 sao với giá 1,2 triệu đồng/phòng/đêm, đắt gấp 4 lần ngày thường.
Nhân viên này kể do nhóm khách mới bổ sung vào đoàn nên công ty phải tìm thêm phòng nghỉ cho lịch trình khám phá Tây Bắc, trong đó có Sa Pa. “Tôi đã chạy suốt buổi chiều, hỏi gần 30 khách sạn lớn nhỏ vẫn không có phòng. Nơi nào còn vài phòng thì giá “cắt cổ” hoặc đưa ra nhiều yêu sách như từ 1,2-1,5 triệu đồng/phòng nhưng chỉ được ở 1 người hoặc phải ngủ tối thiểu 2 đêm, thậm chí mức giá ngất ngưởng này còn không phục vụ ăn sáng! Để được mức giá này, tôi phải nhờ công ty đã làm tour phía Bắc lâu năm mà vẫn phải năn nỉ chủ khách sạn hơn 1 giờ” – nhân viên hãng lữ hành bức xúc.
Du khách nước ngoài dựng lều ở ngoài trời tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Ảnh: NGUYỄN LÊ
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ ngày 28-4 đến 5-5, giá phòng tại Sa Pa bị đẩy lên mức chóng mặt, tăng từ 3-5 lần so với ngày thường. Thời điểm này, một số khách sạn 1-2 sao vẫn còn phòng nhưng họ găm lại, nói không còn để chờ đúng ngày lễ bung ra bán giá cao. Chỉ một vài khách sạn từ 3 sao trở lên, giá phòng ổn định hơn và mức tăng không quá sốc.
Trong vai người có nhu cầu đặt phòng cho gia đình nghỉ lễ 30-4, chúng tôi liên hệ hàng loạt khách sạn 1-2 sao và nhà nghỉ ở thị trấn Sa Pa nhưng phần lớn đều nhận được câu trả lời “hết phòng” hoặc giá cao gấp nhiều lần ngày thường.
Đại diện khách sạn 1 sao B.L (đường Hoàng Văn Thụ, thị trấn Sa Pa) cho hay chỉ còn phòng từ ngày 2 đến 3-5 với giá 1,5 triệu đồng/phòng 2 giường, áp dụng cho khách đặt trước. Thấy tôi chê đắt, chủ khách sạn nói: Mức giá này dành cho khách đặt trước, kể cả công ty du lịch hay khách đoàn; còn nếu đến ngày lễ mới hỏi, giá có thể lên tới 2-3 triệu đồng/phòng và phòng xấu. “Từ khi có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, du khách đến Sa Pa ngày một đông. Đây là mức tôi lấy để giữ khách, ngày thường giá phòng khoảng 400.000 đồng nhưng cuối tuần, các khách sạn đã đẩy lên 600.000-700.000 đồng/phòng rồi nên mức này là bình thường do nhu cầu ngày lễ rất cao” – chủ khách sạn lập luận.
Nhân viên hệ thống khách sạn 2-4 sao C.L (nằm ngay chợ Sa Pa) thông báo chỉ khách sạn 4 sao còn phòng Deluxe giá 2,5 triệu đồng/phòng (cao gấp đôi) và khách sạn 2 sao giá 1,3 triệu đồng/phòng (đắt gấp 3 lần ngày thường). Một đại lý chuyên bán phòng cho các khách sạn ở Sa Pa tiết lộ phần lớn các khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ dịp lễ 30-4 đã không còn phòng trống dù giá không hề rẻ là 2 triệu đồng/phòng.
Đến thời điểm này, dọc các điểm đến ở Đông Tây Bắc từ Mộc Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng… gần như đã kín phòng do du khách đặt trước dịp lễ 30-4. Nhưng theo ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ, không ở đâu tăng giá chóng mặt bằng Sa Pa. Bình thường dẫn đoàn khách đi tour ở khách sạn 3 sao tại Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) giá chỉ 650.000 đồng/phòng/đêm lại được phục vụ buffet sáng miễn phí.
“Với Sa Pa, tôi phải nói từ “đau đớn” bởi cứ đến cuối tuần là các khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ tăng giá phòng lên gấp đôi. Dịp lễ những năm trước cũng chỉ tăng 100%-200% nhưng năm nay, giá phòng bị đẩy lên 4-5 lần thì thật không chấp nhận nổi. Ngành du lịch đã nỗ lực kéo khách về sân nhà, hãng lữ hành chấp nhận lời ít để giảm giá, kích cầu cũng không bù lại nổi nếu điểm đến nào cũng đẩy giá sốc như Sa Pa” – ông Dũng thẳng thắn.
Chiều 6-4, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lào Cai, cho rằng tình trạng tăng giá phòng dịp lễ ở Sa Pa do cầu vượt cung khi lượng du khách ngày một tăng, nhất là dịp lễ Tết. Ngành du lịch Lào Cai sẽ mạnh tay xử lý tình trạng tăng giá bất hợp lý, không chỉ về giá phòng mà cả các dịch vụ khác, bằng cách lập các bảng niêm yết giá ở trước các điểm tham quan, mua sắm, khách sạn… Bảng niêm yết giá sẽ công khai số điện thoại đường dây nóng là số điện thoại của chủ tịch UBND huyện Sa Pa để du khách phản ánh trực tiếp.
“Chúng tôi sẽ quyết liệt dẹp nạn tăng giá bất hợp lý của các dịch vụ du lịch. Dự kiến, tỉnh sẽ thành lập ban chỉ đạo du lịch Sa Pa để khắc phục dần những bất cập để ngành du lịch của tỉnh phát triển theo hướng bền vững” – ông Dũng khẳng định.
Các tin tức khác
Chặt Chém Tại Sầm Sơn, Cảnh Giác Với Nạn Chặt Chém Ở Sầm Sơn
Chặt chém tại Sầm Sơn, nối khiếp của du khách đến Sầm Sơn
– Tuy đã cảnh giác cao độ với các “chiêu độc” nhằm “chặt chém” ở bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhiều du khách đến đây phải “ôm cục tức” ra về. Bãi biển này có thời gian trở thành nỗi khiếp đảm với không ít du khách.
Chị Kiều Thanh ở Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) kể rằng, khi cả nhà chị đang đi dạo trên bãi biển thì thấy có một lâu đài cát nên sà vào chụp ảnh. Khi vừa chụp xong cho con, khoảng 10 kiểu, hai thanh niên xông ra đòi 200.000 đồng.
“Họ nói để được chụp ảnh với lâu đài cát đó chúng tôi phải trả 20.000 đồng/kiểu. Chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng vì nó rất nhỏ, giống như một đứa trẻ nào đó mới xây lên. Nhưng hai thanh niên rất dữ tợn, chúng tôi lại đi cùng con nhỏ nên không thể đôi co được, đành phải trả tiền”.
Chưa hết, chị Thanh nói tiếp: “Tối hôm đó nhà tôi đi hát karaoke, thỏa thuận giá từ đầu, mặc cả xuống được 200.000 đồng/giờ. Đến khi thanh toán, tôi tá hỏa vì hóa đơn ghi 2 triệu đồng. Bim bim nhỏ tính 50.000 đồng/gói, 2 đĩa hoa quả lèo tèo vài miếng dưa hấu bị tính 700.000 đồng. Bất ngờ nhất là nhà tôi uống có 2 chai bia nhưng họ lôi đâu ra một đống vỏ chai dưới gầm bàn rồi tính cả vào hóa đơn”.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, du khách Thái Bình, cho biết, đã nghe tiếng du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa “chặt chém” từ lâu nên rất cẩn thận với giá dịch vụ ở đây. Đi đâu, ăn gì anh cũng hỏi giá trước, nhưng không ngờ lại bị họ chơi chữ.
“Chuyện là tôi và vợ thuê xe điện đi hóng mát ngắm cảnh, khi hỏi thì lái xe trả lời 15.000 đồng/người/chặng. Khi xuống, anh ta tính tôi 450.000 đồng cho 2 người. Họ bảo vừa chở chúng tôi đi qua 15 chặng vì đối với họ, cứ đi qua ngã ba là một chặng”, anh Tuấn ấm ức.
Cũng dính phải bẫy chơi chữ như anh Tuấn, cách đây vài năm, một du khách đã bị đánh hội đồng do anh này được mời cưỡi ngựa từ hòn Trống Mái xuống thị xã với giá 5.000 đồng (theo lời chủ ngựa, lấy rẻ như vậy vì đằng nào chủ ngựa cũng đang cho ngựa xuống). Song, đến nơi anh khách bị đòi 2 triệu vì giá 5.000 đồng là tính cho 1 bước của con ngựa. Cuối cùng người này phải lột sạch ví ra trả thì mới được tha.
Rất thẳng thắn, độc giả Đăng Toàn (Ngọc Khánh, Hà Nội), nhận xét rất thất vọng về dịch vụ du lịch ở miền Bắc, điển hình là ở Sầm Sơn. “Em đi Sầm Sơn 2 lần rồi cạch, không bao giờ quay lại đó. Cứ động vào cái gì cũng bị chặt chém, đã mất tiền lại ôm bực vào người. Đi du lịch nghỉ ngơi mà ức chế như thế thì thà ở nhà còn hơn. Đi ăn cua gần bờ biển, em đã thỏa thuận trước là giá 500.000 đồng/kg, nhưng khi thanh toán hóa đơn bị đội lên gấp đôi. Chủ quán nói 500.000 đồng là giá lúc cua sống, cua luộc lên rồi phải cộng thêm 200.000 đồng tiền công luộc; bia thì lúc hỏi giá là bia không lạnh, bia lạnh phải tính giá khác”.
Hôm sau, ra một quán khác, cẩn thận hơn, Toàn hỏi giá mực, công luộc, chỗ ngồi… trước khi ăn, rất yên tâm, ai ngờ vẫn bị tính thêm 50.000 đồng một đĩa tương ớt, 50.000 đồng một đĩa muối chanh và cả tiền công bê ra…
Cùng cảnh ngộ như Toàn, anh Quốc Khánh, 32 tuổi (Nam Định) cho hay, khi cả đoàn anh vào quán hỏi giá kĩ lưỡng, chủ quán báo 500.000 đồng/một nồi lẩu, thấy chấp nhận được nên mấy anh em mới ngồi xuống ăn. Ai ngờ trong hóa đơn cộng thêm 300.000 đồng tiền… nước lẩu.
“Nhưng bực nhất là có hôm mấy anh em đang ngồi uống cà phê, tự dưng có cô nào ở đâu ra nói chuyện, 5 phút sau có đứa hùng hổ xông tới quát sao mày dám trêu ghẹo vợ tao rồi dơ nắm đấm đòi 2 triệu bồi thường danh dự…”, anh Khánh bức xúc.
Người làm dịch vụ nơi đây tung ra đủ mọi “cái bẫy” khiến du khách, dù có cảnh giác đến mấy, cũng vẫn mắc vào một cách ngoạn mục. Đơn giản như chuyện tính tiền ghế ngồi, Liên Mai – một vị khách đã từng đến Sầm Sơn – cho biết, mặc dù đã được cảnh báo nên đến đâu cũng hỏi giá này đã bao gồm ghế ngồi chưa… nhưng không ngờ cuối cùng cũng bị rơi vào “cái bẫy” chỗ ngồi – cái bẫy mà cô đã cảnh giác nhất.
“Chẳng là, cách đây ít năm mình cùng bạn bè đi Sầm Sơn. Buổi tối chúng mình rủ nhau đi dạo và uống bia với mực nướng trên bãi biển. Khi tìm đến một quầy hàng, họ bảo giá mực khô là 100.000 đồng/con. Mọi người nói “sao đắt thế”, thì họ nói là “giá đắt vì mực rất to”. Rồi nói ngồi chờ họ mang ra cho xem. Sau đó, chủ quán mang ra mấy con mực bé bằng bàn tay, mọi người chê không ăn. Chủ hàng cũng rất vui vẻ nói ‘các anh chị không ăn cũng không sao, nhưng cho xin tiền thuê ghế ngồi’. Chúng tôi lúc đó mới ngớ người ra, nhưng không trả vì thời gian ngồi chờ mang mực ra chỉ 1-2 phút. Lập tức chủ quán đổi giọng, bù lu bù loa lên, và khoảng chục người đến vây quanh, vác cả dao và gậy ra dọa, sừng sộ ‘Chúng mày tưởng chúng mày cậy là người thành phố về bắt nạt dân quê à”.
Những người dân nơi khác đến Sầm Sơn du lịch bức xúc đã đành, ngay cả dân Thanh Hóa chính gốc cũng khó có thể chấp nhận những chiêu trò của người làm du lịch nơi đây.
Thành viên hobai chia sẻ trên một trang mạng xã hội: “Mình dân Thanh Hóa, cách Sầm Sơn khoảng 16km, có bạn bè làm du lịch, khách sạn ở Sầm Sơn cũng khá nhiều. Minh đi Sầm Sơn cũng như cơm bữa nên không lạ gì những trò ở đây nữa. Buồn lắm! Mình luôn mong có một Sầm Sơn văn minh hiện đại.
Để làm được điều đó có vài lời với mọi người thế này: Một là, mong các bạn lên án Sầm Sơn kịch liệt, bằng mọi cách có thể, để tạo dư luận, gây sức ép…! Lúc đó may ra mới có sự thay đổi từ chính quyền. Vì cái này chính quyền phải ra tay mới làm gì đó thay đổi được, chứ dân thì mạnh ai nấy sống thôi. Hai là, tẩy chay, kêu gọi mọi người không đi Sầm Sơn nữa, khi đó, khách ít dần, thu nhập giảm khiến đội quân ăn bám du lịch Sầm Sơn sẽ đi làm cái khác kiếm kế sinh nhai. Những người bám trụ sẽ tự thấy cần thay đổi để tiếp tục sống được với nghề. Đó là quy luật. Lúc đấy chúng ta đi Sầm Sơn tận hưởng cũng chưa muộn.”
Nhị Anh
Mẹo Du Lịch Sầm Sơn Không Bị Chặt Chém
Du lịch Sầm Sơn điểm du lịch hấp dẫn được biết đến là nơi có bãi biển tuyệt đẹp, điểm du lịch mua hè lý tưởng dành cho khách du lịch trong cả nước. Dù đã được hạn chế, nhưng nạn đeo bám và “chặt chém” vẫn khiến nhiều người không dám đến khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá). Mình xin chia sẻ với các bạn một số mẹo nhỏ khi đi du lịch Sầm Sơn tiết kiệm, tránh tình trạng bị chặt chém ở khu du lịch này.
Bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa
Để đi đến Sầm Sơn, từ bến xe Mỹ Đình, Hà Nội, bạn có thể mua vé đi Thanh Hóa, Vinh xuống bưu điện tỉnh với mức giá khoảng 90.000 VNĐ. Từ bưu điện tỉnh sẽ có xe bus đi xuống Sầm Sơn với mức giá khoảng 15.000-20.000 VNĐ.
Nếu đi bằng tàu, bạn có thể mua vé tàu tới Sầm Sơn tại các cửa hàng bán vé trực tuyến hoặc ngay tại ga Hà Nội (102 Lê Duẩn Hà Nội, khoảng 100.000 VNĐ/vé). Nếu đi đông người bạn nên liên hệ với công ty du lịch để được hưởng dịch vụ tốt hơn khi bạn du lịch tự túc.
Tại Sầm Sơn, bạn có thể chọn nhà nghỉ (khách sạn) tại đường Hồ Xuân Hương, đây là con đường song song với bờ biển, từ nhà nghỉ (khách sạn) bạn có thể nhìn ra phía bờ biển để ngắm cảnh, hóng gió. Mức giá từ 400.000 – 800.000 VNĐ/ đêm với phòng đôi có đầy đủ điều hòa, tủ lạnh,…
Mẹo đi du lịch Sầm Sơn tiết kiệm, việc đặt phòng ở Sần Sơn khá khó khăn bởi ở đây rất đông khách, đặc biệt là vào ngày lễ, ngày nghỉ. Vì thế nếu bạn muốn có phòng thì nên đặt phòng trước 1 tuần (đặt trước càng lâu sẽ càng được giá rẻ). Về địa chỉ và số điện thoại các nhà nghỉ bạn có thể tìm kiếm và liên hệ trực tiếp để được báo giá hoặc bạn có thể đặt phòng thông qua các công ty lữ hành để có mức giá ổn định và hợp lý tránh trường hợp bị chặt chém.
Có 3 khu tương đương với 3 bãi tắm A, B, C cho bạn lựa chọn, theo kinh nghiệm của cá nhân mình thì bạn nên cố gắng đặt phòng tại khu vực bãi tắm A bởi khu này gần núi.
Nếu các bạn muốn ăn rẻ hơn thì có thể đi ra đường Hồ Xuân Hương tìm các hàng cơm bình dân, rẻ như ở Hà Nội.
Chú ý: Trước khi đặt món, các bạn nên làm giá trước, để đỡ bị chặt chém. Nếu cẩn thận thì khi thống nhất giá cả bạn nên ghi âm lại đề phòng tình huống xấu nhất xảy ra.
Đây chính là công đoạn du khách dễ bị “chặt chém” nếu chủ quan trong chọn món. Hầu hết các nhà hàng đều niêm yết giá nhưng trước khi gọi, cần hỏi kỹ giá từng món. Ví dụ, muốn gọi mực khô thì nhất định phải hỏi giá và tự tay chọn mực, sau đó yêu cầu nướng nguyên con, tránh bị đánh tráo.
Nếu mua cua bể rồi nhờ các chủ quán luộc thì nên giám sát nhà bếp, đừng để họ đổ nhiều nước, cho nhiều muối làm cua bị chát, õng nước, mất ngon, sau đó nói rằng chỉ có cua của họ mới ngon.
Để chọn được những nơi lưu trú phù hợp với túi tiền, trước khi đi Sầm Sơn, Giá cả tại các bãi A, B, C thường cao hơn so với ở bãi D do bãi này ít khách lưu trú. Vì vậy, có thể đi xe điện đến khu vực này hoặc khu sinh thái Quảng Cư để thưởng thức hải sản. Hàng quán ở đây dựng giữa rừng phi lao sát biển nên thoáng mát, yên tĩnh.
Đến Sầm Sơn chắc chắn là tắm biển thỏa thích đã. Các bạn còn có thể ngắm bình minh trên biển hoặc tham gia kéo lưới cùng với dân chài vào buổi sớm.
Xem dân chài kéo lưới vào buổi sớm
Các bạn có thể đi chơi ở Thuỷ Tiên Cung (chân núi Trường Lệ) vào đó có cảm giác mạnh nhưng rất thú vị.
Đi chơi các chùa trên núi (chùa Độc Cước, chùa Cô Tiên …), thăm Hòn Trống Mái (chụp ảnh thoải mái)
Hoặc đi chơi ở khu du lịch sinh thái (gần Vạn Chài Resort), đi câu tôm, câu cá…Các bạn muốn mua Hải Sản thì ở Sầm Sơn có 2 chợ chính (chợ trong và chợ ngoài) các bạn nên đi chợ trong , có rất nhiều đồ hải sản tươi ngon mà giá cũng rẻ hơn đại lý hải sản nhiều .
Nếu các bạn muốn vui chơi , tổ chức tiệc tùng thì tối có thể đến các quán nhạc sống (quán Nhịp Sống Trẻ ở bãi B hoặc một số quán khác ở bãi C) rất đông vui , có thể lên đăng ký hát tặng nhau thoải mái, đến tiết mục dancing thì nhảy nhót tưng bừng cả quán.
Nhưng đến các quán này ko nên gọi cafe, hay sinh tố, nước hoa quả vì làm rất chán mà nên gọi bia (hơi đắt) hoặc đồ uống đóng lon cho an toàn .
Phương tiện đi lại tại Sầm Sơn
Nếu như đi gần thì bạn nên đi bộ, vừa đi dạo, vừa ngắm cảnh.
Nếu đi xa hơn thì có thể đi xích lô hoặc xe điện – Nếu không biết khoảng cách địa điểm bạn nên hỏi người ở nhà nghỉ để biết trước.
Đi xích lô bạn nên làm giá trước khi đi. Đi xe điện cũng thú vị, vi vu mát mẻ nhưng cũng phải làm giá trước.
Nếu muốn tự do hơn bạn có thể thuê xe đạp đôi với mức giá khoảng 50.000/h – tự do đi lại thăm quan thành phố, bãi biển.
Trên bãi biển Sầm Sơn thường có những lâu đài cát rất đẹp của các thợ ảnh. Nếu bạn đứng cạnh để chụp ảnh, họ sẽ đòi nhiều tiền. Nếu muốn chụp, hãy hỏi trước, khi đó chỉ phải trả 5.000-10.000 đồng cho một kiểu ảnh.
Muốn mua hải sản, có thể đến chợ Cột Đỏ, P.Trường Sơn. Lưu ý là không nên nhờ taxi, xe ôm, xe xích lô vì họ có thể ăn phần trăm của các hàng hải sản khiến giá đắt lên khoảng 20%.
Ngoài ra, trên đường trở về có thể dừng tại TP.Thanh Hóa và vào chợ Điện Biên trên đường Phan Chu Trinh để mua đủ loại hải sản với giá tốt. Muốn mua nem chua đặc sản thì đến đầu đường Trường Thi tìm các cửa hàng Tím Diệp và Thủy, là hai hãng nem ngon có tiếng ở Thanh Hóa.
Nếu đã thuộc hết các “mẹo” kể trên mà vẫn bị chặt chém
Chụp ảnh: Khi được mời chụp ảnh, bạn nên hỏi kỹ, làm giá trước khi chụp.
Dùng các dịch vụ ở bờ biển: Bạn nên cân nhắc và làm giá trước vì cái gì cũng sẽ bị chặt chém.
Nên chuẩn bị đồ ăn vặt mang theo bởi mua ở đây khá đắt.
Sầm Sơn là một điểm đến lý tưởng, tuy nhiên hiện tượng “chặt chém” ở đây khá phố biển, vì thế hãy là một du khách thông minh để tự bảo vệ mình.
Du Lịch ‘Chặt Chém’: Cởi Bỏ Lối Mòn
Việt Nam đẹp, người dân mến khách thân thiện. Nhưng còn có một thực trạng đáng buồn khác khiến cho rất nhiều khách du lịch không trở lại Việt Nam lần 2 đó là tình trạng chặt chém du khách.
Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần là do tình trạng chèo kéo, làm phiền và thậm chí là “chặt chém” khách vẫn còn khá phổ biến tại nhiều trung tâm du lịch trên địa bàn cả nước..
Những vụ việc được đưa lên báo chí chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đã và đang xảy ra đối với khách du lịch.
Ví như nạn móc túi khách nước ngoài trên phố cổ Hà Nội diễn ra công khai lâu nay, nạn chèo kéo mua bán đồ lưu niệm làm phiền du khách, nạn tăng giá cắt cổ các loại đồ ăn nhà hàng, giá nhà nghỉ tại những điểm du lịch diễn ra nhan nhản ở khắp nơi nhưng chưa có chế tài xử phạt đủ sức răn đe.
Nhiều người dân đành ‘ngậm đắng nuốt cay’ móc tiền ra trả sau khi sử dụng dịch vụ cho những khoản tiền vô lý, mặc dù trong lòng đầy bức xúc. Chặt chém là một trong những nguyên nhân làm cho hình ảnh Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trở nên không đẹp trong mắt khách du lịch quốc tế. Và dĩ nhiên có tác động không nhỏ đến quyết định quay trở lại Việt Nam của họ. Còn có một thực tế khác, thời gian vừa qua, Việt Nam liên tiếp.
Thị trường có phiên biến động nhẹ và phân hóa thứ hai liên tiếp để hấp thụ lực bán chốt lời. Nhà đầu tư đang tỏ ra khá thận trọng và có phần lo ngại về khả năng điều chỉnh của chỉ số khi tiếp cận vùng kháng cự 1045-1065 điểm.
Chỉ số đang có dấu hiệu bị chi phối bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên 11-6. Điều này khiến cho thị trường bị phân hóa mạnh giữa các lớp cổ phiếu. iành vị trí top đầu trong các bảng xếp hạng như trang web du lịch TripAdvisor, Tạp chí Du lịch – Rough Guides, trang web tư vấn du lịch TripIndex Cities,… dựa theo tiêu chí cảnh quan thiên nhiên và mức phí dành cho du lịch.
Tuy nhiên, những bảng xếp hạng đánh giá của quốc tế dành cho Việt Nam từ trước đến nay vẫn chỉ là đánh giá về điểm tài nguyên. Đó chỉ là một trong những tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến, vì còn nhiều tiêu chí khác như vấn đề môi trường, hạ tầng, sản phẩm dịch vụ, giá cả…
Và tất cả các tiêu chí ấy, chúng ta đều làm chưa tốt. Du lịch Việt Nam đang bắt đầu xây dựng được thương hiệu (trong sự so sánh với các nước trong khu vực) nhưng về tính cạnh tranh thì vẫn chưa tạo được sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Vì vậy, để thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam cần phải xúc tiến nhiều nội dung như quản lý, ẩm thực, dịch vụ…
Và những hành động xấu gây ấn tượng không tốt cho du khách đã tạo tác dụng ngược đối với nỗ lực quảng bá du lịch quốc gia.
Chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền của để quảng bá du lịch, để đưa du khách về với Việt Nam. Nhưng khi đến Việt Nam rồi, du khách nước ngoài phải đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những kiểu làm ăn chộp giật, nạn nhân của những vụ lừa đảo ăn tiền… thì họ sẽ có ấn tượng xấu về con người và đất nước chúng ta, mất cảm tình và không còn muốn đến với chúng ta nữa. Như vậy là bao nhiêu công sức và tiền của quảng bá đều… bỏ biển.
Để hạn chế tình trạng này, mới đây Tổng cục Du lịch vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền thông Nam Việt nghe báo cáo về đề xuất xây dựng tổng đài du lịch.
Tổng đài du lịch có chức năng tiếp nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng, hỗ trợ thông tin cho du lịch chất lượng cao, thu thập thông tin địa điểm du lịch, giám sát công tác thực hiện, đánh giá điểm đến nhằm cải thiện chất lượng các điểm du lịch. Tổng đài du lịch sẽ hoạt động 24/24 đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong tất cả các trường hợp khẩn cấp, với chi phí thấp.
Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, tổng đài du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch.
Đề xuất này nếu thực hiện hiệu quả sẽ hạn chế và tiến dần tới dẹp bỏ nạn chặt – chém du khách vẫn đang xảy ra ở nhiều điểm đến. Gây ảnh hưởng đến hình ảnh, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh du lịch đang có mức tăng trưởng mạnh như hiện nay./.
# DU LỊCH VIỆT NAM
‘Chặt chém’ là lý do chính khiến Đồ Sơn vắng khách?
Nhiều vụ việc nhà hàng ‘chặt chém’ khiến Đồ Sơn (Hải Phòng) mất điểm trong mắt khách du lịch.
Ăn hải sản hết 2 triệu, phải trả thêm 500 nghìn tiền ghế ngồi ở bãi biển Đồ Sơn
Một nhóm du khách từ Hà Nội đang du lịch tại Đồ Sơn đã lên mạng xã hội bày tỏ sự bức xúc vì phải …
Hải Phòng: Vì sao Đồ Sơn “ế khách” mùa du lịch?
Theo ghi nhận của PV, dù là cuối tuần nhưng bãi biển Đồ Sơn (TP Hải Phòng) lại đang lâm vào hoàn cảnh “ế khách”. …
Bạn đang xem bài viết Khách Sạn Chặt Chém Tại Sapa, Có Tiền Cũng Phải Cầu Xin trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!