Cập nhật thông tin chi tiết về Khách Trung Quốc Với Sức Mạnh Thay Đổi Ngành Du Lịch Nhiều Nước mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một thập kỷ trước đây, quốc đảo Palau nằm gần Indonesia và Philippines từng được coi như một thiên đường cho những du khách muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng. Những nhóm nhỏ du khách đến đây để hòa mình với thiên nhiên, tham gia các hoạt động lặn biển cùng ngắm nhìn các loại cá hiếm. Thế rồi sau đó khách Trung Quốc đến đảo Palau ngày một nhiều.
“Trải nghiệm của du khách đã bị pha loãng. Người ta trả nhiều tiền đến đây để muốn có sự riêng tư, thế nhưng cuối cùng bạn lại phải trải nghiệm nó cùng với nhiều người”, Chủ tịch Cơ quan du lịch Palau, ông Ngiraibelas Tmetuchl, nhận xét.
Khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhiều nước khác đang ở trong tình trạng tương tự. Khách du lịch Trung Quốc với tiềm lực tài chính mạnh mang đến nguồn doanh thu vô cùng quan trọng cho kinh tế địa phương.
Thế nhưng bởi vì số lượng du khách quá lớn, người ta không khỏi lo ngại về những rủi ro môi trường, cùng lúc đó, cũng khiến nhiều người dân địa phương cảm thấy “không thoải mái”.
Đó là chưa kể đến việc chính quyền Bắc Kinh dường như đã ý thức được rất rõ ràng về sức mạnh của khách du lịch Trung Quốc và sử dụng nó như một đòn bẩy chính trị cùng nhiều nhiều công cụ khác.
Trong trường hợp quốc đảo Palau, năm 2015, số lượng du khách Trung Quốc đến Palau đạt 88.476 người, trong khi đó tổng dân số của Palau chỉ có 21.500 người. Việc du khách đến quá đông khiến nhiều người lo sợ về rủi ro ô nhiễm môi trường, chính phủ Palau đã buộc phải giảm một nửa số lượng những chuyến bay đến Palau từ Macao hay Hồng Kông.
Năm ngoái, số lượng khách Trung Quốc đến Palau giảm khoảng 30% so với con số của năm 2015. Chính phủ Palau muốn như vậy, thế nhưng hệ quả cũng không hề dễ chịu. Chủ tịch Hiệp hội kinh tế xã hội Palau – Trung Quốc, ông Jackson Henry, chỉ ra việc số lượng khách du lịch Trung Quốc sụt giảm khiến Palau trở nên vắng lặng, những con thuyền và khách sạn vắng hoe. Kinh tế Palau năm 2015 tăng trưởng 11,4% còn đến năm ngoái đã suy giảm 0,5%.
Sức tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc quả thực rất đáng nể: Số liệu từ Hiệp hội du lịch Liên hợp quốc cho thấy trong năm 2017, họ chi tiêu tổng 258 tỷ USD trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20% tổng mức chi tiêu du lịch của khách du lịch thế giới. 130,5 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, con số tăng gấp 3 lần so với một thập kỷ trước.
Những điểm đến ưa thích của khách Trung Quốc bao gồm Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Về phía chính phủ Trung Quốc, họ coi đây như một công cụ quan trọng để tăng “sức mạnh mềm” của Trung Quốc và nâng tầm ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Khách du lịch Trung Quốc đi đến đâu, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên mạnh hơn.
Tại Indonesia, khách du lịch Trung Quốc chiếm 14% trong tổng số 14 triệu du khách đến Indonesia trong năm ngoái, con số tăng gấp 16 lần trong một thập kỷ. Hơn 2/3 trong số này đến Bali.
Phần lớn các nhà hàng tại Bali hiện nay có thực đơn tiếng Trung Quốc. Các nhà hàng Trung Quốc thực sự mọc lên ở khắp đảo, những nhà hàng này thường có bãi đỗ xe lớn để có thể đón được các xe bus chật du khách. Và cũng dễ dàng kiếm được những thu ngân nói tiếng Trung.
Khi hoạt động kinh doanh du lịch bùng nổ, nhiều vấn đề phát sinh. Cũng giống như tại Palau, nhiều khu vực du lịch đã quyết định rằng những mối nguy hại đến môi trường cao hơn so với lợi ích về kinh tế.
Ở Thái Lan, chính quyền tỉnh Krabi đã quyết định đóng cửa vịnh Maya trong 4 tháng bắt đầu từ tháng 6/2018 để hệ sinh thái vịnh có thể hồi phục. Trước đó, khách du lịch Trung Quốc đã đổ xô đến Maya. Giờ đây, người ta đang bàn tính đến việc hạn chế số lượng khách du lịch ở con số khoảng 2.000 du khách/ngày.
Năm 2017, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến đảo tăng 37% lên 375.284 người, khách Trung Quốc chính thức vượt qua Hàn Quốc để đứng đầu về số lượng du khách nước ngoài đến đảo. Khách Trung Quốc chiếm 38% trong tổng khách du lịch nước ngoài của đảo Boracay.
Tuy nhiên, những nỗi lo về hệ sinh thái không phải yếu tố duy nhất. Chính phủ nhiều nước lo ngại chính phủ Trung Quốc sẽ thông qua số lượng du khách lớn nhằm tăng cường sức mạnh mềm của nước này.
Khi mối quan hệ giữa Trung Quốc – Hàn Quốc xấu đi vào tháng 3/2017 khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty du lịch không bán tour sang Hàn Quốc. Lập tức, số lượng khách du lịch Trung Quốc sang Hàn Quốc giảm 22,7%.
Báo cáo của Nielsen về du khách Trung Quốc và xu thế tiêu dùng của họ cho thấy trung bình mỗi khách Trung Quốc khi đi ra nước ngoài chi tiêu khoảng 3.000USD. Tại châu Á, khách Trung Quốc tiêu khoảng 3.007 USD/người ở Hàn Quốc, Singapore đứng thứ 2 với 2.971 USD còn tại Nhật con số này ở mức 2.952 USD.
Theo Viện nghiên cứu du lịch nước ngoài Trung Quốc, chính phủ các nước có đón nhiều khách Trung Quốc nên tập trung vào nâng cấp các sản phẩm du lịch để thu hút các đối tượng khách giàu.
Việt Nam Trong Mắt Người Nước Ngoài: Những Đổi Thay Mạnh Mẽ
Việt Nam thân thiện qua hình ảnh một cụ bà chèo thuyền tươi cười ngồi đợi khách ở Hội An, dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Rio Akasaka. Lựa chọn và quyết định
Từ năm 2015 tới nay, nhiều tờ báo báo hàng đầu nước Anh chung nhận định, Việt Nam trải qua những thay đổi rõ rệt về kinh tế, văn hóa trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là Đà Nẵng.
Tờ The Guardian sau khi nhắc lại sự kiện ngày 8/3/1965, các binh sĩ thuộc lữ đoàn 9 của Lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến Mỹ dùng xà lan tiến vào bãi biển Nam Ô (Đà Nẵng)- đã đưa ra nhận xét, tới nay thành phố ấy đã là nơi rất phát triển, hầu như không còn dấu vết của chiến tranh. “Đó là sự trỗi dậy”- The Guardian viết, từ một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, Việt Nam trở thành nước có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực. Để đạt những bước chuyển ấy, là do sự cải cách kinh tế sâu rộng, gồm chủ trương Đổi Mới vào năm 1986.
“Khách du lịch Mỹ tới đây có thể ngạc nhiên trước số lượng lớn các nhà hàng McDonald, Starbuck và KFC. Nhiều bộ phim mới nhất của Hollywood xuất hiện tại các rạp. Cửa hàng đồ hiệu như quần Levi’s, giầy Converse và máy tính bảng iPad xuất hiện khắp nơi”. Guardian dành những nhận xét đặc biệt cho Đà Nẵng “đại diện cho sự phát triển đáng kinh ngạc của một quốc gia”: Ngày nay, đây là một đô thị hiện đại với các tòa nhà cao tầng, đại lộ rợp bóng cây cùng nhiều cây cầu hiện đại.
Guardian dẫn lời Chuck Palazzo- một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Đà Nẵng giai đoạn 1970 -1972: “Tôi thực sự bất ngờ khi quay trở lại Việt Nam. Chứng kiến cách người dân đứng lên từ đống tro tàn, theo đúng nghĩa đen, là điều tôi không thể tin nổi. Đặc biệt, thế hệ trẻ Việt Nam luôn năng động và hướng tới tương lai. Họ quan tâm tới công nghệ, truyền thông xã hội, ngân hàng, kinh tế và tham gia hoạt động cộng đồng. Đó là những tín hiệu tốt”.
Trong một bài viết cuối năm 2016, Hãng thông tấn Prensa Latina (Cuba) nhận định, trong 30 năm thực thi chính sách đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế – xã hội, văn hóa, chính trị và ngoại giao. Trong đó, thành tựu nổi bật cần nhắc đến chính là sự chuyển mình của Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, giành được vị thế quốc tế đáng kể trong quan hệ ngoại giao cũng như thương mại.
Với nhà báo Pháp Joseph Ahekoe thì từ lâu Việt Nam được nhìn nhận như một tấm gương đối với nhiều nước đang phát triển do giữ được ổn định chính trị, đạt được những thành tích ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tuần báo Kuwait Times (một trong những báo lớn của Kuwait) viết rằng, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Điều đó cho phép nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành công.
Trong bài viết nhan đề “Những thành tựu trong 30 năm đổi mới ở Việt Nam”- tác giả Pavel Herman đăng trên trang báo điện tử chúng tôi (Nghị viện) của Cộng hòa Séc, có đoạn: Xét về khía cạnh phát triển xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo, hơn một phần ba trong tổng số các khoản đầu tư trong xã hội ở Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa và các mục tiêu tương tự khác. Những thành tựu của đường lối đổi mới trong 30 năm qua chứng tỏ sự lựa chọn và quyết định của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý. Định hướng này tạo nên một nền tảng niềm tin vững chắc cho người Việt Nam.
Còn theo các chuyên gia kinh tế của Conference Board- tổ chức nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại New York (Mỹ) cho biết, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2016 và sẽ tăng lên 6,5% trong năm 2017, đạt mức trung bình 6,7% giai đoạn 2017 – 2021. “Kinh tế Việt Nam sẽ không chịu những tác động lớn khi chính quyền mới của ông Donald Trump nói “không” với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”- nhóm chuyên gia nhận xét.
Cũng rất đáng lưu ý khi bằng việc tính điểm trên một số hạng mục chính (như ảnh hưởng văn hóa, di sản, khả năng mở rộng thương mại, chất lượng cuộc sống, chỉ số kinh tế…), US News và World Report đánh giá trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ để chọn “60 quốc gia tốt nhất thế giới”.
Theo đó, Việt Nam đứng vị trí thứ 32. Việt Nam có chỉ số cao nhất ở hạng mục “Nguồn lực phát triển” với 6,5 điểm; “Khả năng mở rộng thương mại” với 5,2 điểm. Tại hạng mục “Di sản”, Việt Nam đạt 3,2 điểm, bao gồm: Bề dày lịch sử phong phú, nét văn hóa đặc sắc đa dạng, nhiều di tích văn hóa lịch sử và nền ẩm thực hấp dẫn. Ngoài ra, hạng mục “Chất lượng cuộc sống” đạt 1,9 điểm.
Cặp đôi người Nhật Tsutomu Mimatsu và Erika Mimatsu trong trang phục người nông dân Nam Bộ chụp ảnh giữa một đầm sen ở Long An. Những khuyến cáo bổ ích
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế thế giới cũng đưa ra những nhận xét, khuyến cáo dành cho Việt Nam để có thể tiếp tục phát huy được thế mạnh, giảm thiểu tác động tiêu cực, cũng như có thể đủ lực đối diện với những thách thức trong tương lai. Theo ông Achim Fock (Ngân hàng Thế giới – WB), để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại theo chiều sâu để tăng năng suất lao động. Bởi năng suất lao động là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng GDP khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng trong thập niên vừa qua, năng suất lao động đã chững lại.
Cụ thể hơn, với từng ngành và từng doanh nghiệp, mức tăng năng suất lao động bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc tiến độ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chậm. Trong khi đó đội ngũ doanh nghiệp tư nhân còn non trẻ gồm chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ, không có công nghệ và cũng không bị áp lực cạnh tranh buộc phải tăng năng suất lao động.
Các chuyên gia đến từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng khuyến nghị, Việt Nam cần củng cố ngân sách theo hướng hỗ trợ tăng trưởng để giảm thâm hụt ngân sách xuống khoảng 3% GDP vào năm 2020 và giúp nợ công giảm bền vững. Củng cố ngân sách nên tập trung vào việc mở rộng diện nộp thuế, bảo đảm chi đầu tư công chất lượng cao cho giáo dục, y tế và kết cấu hạ tầng, đồng thời cũng có sẵn nguồn lực để giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước. IMF cho rằng, những cải cách khu vực tài chính, cơ cấu và cải cách các doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng để nâng cao năng suất và tăng trưởng về trung hạn.
IMF khuyến cáo, cần đẩy nhanh tốc độ cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua việc cổ phần hóa nhanh và toàn diện, thoái vốn kinh doanh ngoài ngành, minh bạch các khoản thu từ cổ phần hóa và việc sử dụng các khoản thu đó. Đặc biệt, cần tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực kinh tế tư nhân khi tiếp cận các nguồn lực, chú trọng nghiên cứu và phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư công và mở rộng đào tạo nghề nhằm giải quyết sự chênh lệch về kỹ năng.
Còn Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh), bên cạnh việc đánh giá tích cực về du lịch Việt Nam thì cũng khuyến cáo rằng, một trong những trở ngại ngăn cản Việt Nam sớm khẳng định vị thế trên thị trường du lịch toàn cầu chính là chất lượng kết cấu hạ tầng. Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường bộ và đường sắt để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động du lịch.
Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngành du lịch, mà còn cho nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân. Đó cũng là nhận xét được tạp chí Forbes (Mỹ) đưa ra khi cho rằng Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ ngành du lịch.
Nhận xét về kinh tế Việt Nam, GS Ricardo Hausmann (trường Chính sách Công Kennedy, Đại học Harvard, Hoa Kỳ) cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, sánh ngang với Trung Quốc và Hàn Quốc. Sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 4,3 lần so với năm 1986. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam cũng đã thay đổi từ gạo, tôm cá… sang các sản phẩm điện tử, năng lực sản xuất quốc gia của Việt Nam xếp thứ 27/123 nước trên thế giới.
Các học giả thế giới còn bày tỏ sự ngạc nhiên khi mà Việt Nam nghèo mà học giỏi. Theo kết quả Bài thi đánh giá học sinh quốc tế (PISA) được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố, Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước tham gia về Khoa học, thứ 22 về Toán và thứ 32 về Đọc hiểu- cao hơn nhiều nước phát triển. Nói như GS Paul Glewwe (Khoa Kinh tế học Ứng dụng, Đại học Minnesota, Hoa Kỳ) thì kết quả này đã gây bất ngờ cho cả thế giới. “Ở đây có điểm khá thú vị, theo khảo sát của chúng tôi, xếp hạng PISA tỉ lệ thuận với trình độ GDP của quốc gia đó, nhưng đối với trường hợp của Việt Nam thì không đúng”- theo GS Paul Glewwe.
Khách Du Lịchtrung Quốc Đến Việt Nam Giảm Mạnh Do Đâu?
Báo cáo của Tổng cục Du lịch cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2019, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giảm tới 5,6% so với cùng kỳ 2018. Mặc dù nhiều thị trường có mức tăng mạnh mẽ như Thái Lan tăng 49,3%; Philipines tăng 24,8%; Hàn Quốc tăng 24,1%; Indonesia tăng 17,2%; Na Uy tăng 12,9%… song sự sụt giảm khá mạnh lượng khách từ Trung Quốc khiến tốc độ tăng trưởng khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 7%.
Nhận định về nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của khách du lịch Trung Quốc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho rằng, thời gian qua Việt Nam tập trung xử lý nghiêm tình trạng tour giá rẻ, vì vậy nhiều doanh nghiệp đưa khách sang theo con đường này phải ngừng, giảm hoạt động. Bên cạnh đó, thời điểm đầu năm 2019 là Tết Nguyên đán (cũng là mùa lễ hội của Trung Quốc) nên khách chủ yếu tập trung tại nội địa Trung Quốc, do đó lượng khách đi ra nước ngoài (trong đó có Việt Nam) giảm mạnh. Ngoài ra còn có nguyên do khác là khách Trung Quốc sang Việt Nam bằng máy bay thuê bao chuyến (charter flight) đến những điểm đến chủ yếu như Nha Trang, Đà Nẵng, thì hiện nay những điểm đến này bắt đầu quá tải, sức chứa của sân bay cũng như hạ tầng có hạn, dẫn đến sức hút đối với du khách giảm.
Theo phân tích của các doanh nghiệp lữ hành chuyên inbound Trung Quốc, thị trường khách Trung Quốc có 3 nhóm rất rõ rệt, thứ nhất là khách đường bộ qua các cửa khẩu (dòng khách này chủ yếu đến các điểm phía Bắc); thứ hai là khách máy bay truyền thống (dòng khách này không có phân khúc rõ ràng về điểm đến) và dòng khách máy bay thuê bao chuyến – charter flight (dòng khách cao cấp với điểm đến chủ yếu là nghỉ dưỡng tắm biển).
Trao đổi với chúng tôi nhiều doanh nghiệp cho rằng, sự sụt giảm của khách du lịch từ thị trường Trung Quốc đến Việt Nam thời gian qua chỉ xảy ra ở dòng khách đi bằng charter flight, đối với khách đường bộ và khách máy bay truyền thống có sự biến động không đáng kể.
Giám đốc một doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách charter flight từ thị trường Trung Quốc (đề nghị ẩn danh) chia sẻ, trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng khách công ty đón giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo phân tích của vị giám đốc này, do nắm bắt được nhu cầu du lịch của khách tới các điểm đến Việt Nam, bắt đầu từ năm 2014 nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã khai thác charter flight đến Việt Nam. Mới đầu là Đà Nẵng, tiếp đó đến Nha Trang và một số địa phương khác. Thời gian lưu trú trung bình của khách bay charter flight vào khoảng 5 ngày 4 đêm, trong khi ở phân khúc đường bộ khoảng 4 ngày 3 đêm.
“Khách đi bằng máy bay thuê bao chuyến là dòng khách cao cấp, mức chi tiêu cao, trung bình chi phí cho lưu trú khách sạn từ 4 -5 sao vào khoảng 4,5 triệu đồng/đêm; cho giải trí, nghỉ dưỡng khoảng 3 triệu, chưa kể mua sắm và chi tiêu khác”, vị này cho hay.
Các số liệu thống kê cho thấy lượng khách charter flight từ Trung Quốc đến Việt Nam có sự tăng trưởng rất nhanh. Năm 2015 mới đạt trên 100.000 lượt thì đến năm 2016 đạt trên 500.000 lượt, năm 2018 đạt tới gần 2 triệu lượt khách. Sự vào cuộc của rất nhiều đơn vị khai thác charter flight từ phía Trung Quốc dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt, nhiều đơn vị đã thay đổi chương trình tour để giảm giá land dẫn đến chất lượng dịch vụ không tương xứng với số tiền khách phải trả. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của dòng khách nói trên. Bên cạnh đó, sự quá tải về sân bay một số địa phương trọng điểm đón khách charter flight Trung Quốc cũng khiến sức hấp dẫn của điểm đến giảm đáng kể.
Theo ông Hoàng Hậu Dương, Giám đốc Công ty Du lịch Continental, trước đây charter flight Trung Quốc đưa khách đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Philipines, Thái Lan…, sau khi các điểm đến này có dấu hiệu bão hòa, các đơn vị khai thác charter chuyển hướng đến Việt Nam. “Điểm đến mới bao giờ cũng thu hút sự quan tâm của du khách nên dòng khách này tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2015 – 2018 và đương nhiên khi đạt ngưỡng thì đi xuống. Đây là điều rất bình thường trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đối với Du lịch Việt Nam thì đây là điều đáng ngại, bởi khách Trung Quốc luôn nằm trong top các thị trường khách đến Việt Nam nhiều nhất”, ông Dương nói.
“Một năm lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài khoảng 120 triệu người, trong khi đó khách Trung Quốc sang Việt Nam mới đạt khoảng 5 triệu lượt, con số này quá nhỏ so với thị trường đầy tiềm năng và nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác. Vấn đề đặt ra là cách thức triển khai”, ông Dương nhận định và cho rằng, thị trường khách Trung Quốc rất phù hợp với khả năng cung ứng của các đơn vị cung cấp dịch vụ Việt Nam, kể cả hạ tầng phần cứng, đến vận chuyển, lưu trú, ẩm thực, mua sắm… do vậy cần tích cực khai thác hơn nữa để thu hút khách.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam – Hà Nội, công tác xúc tiến quảng bá điểm đến tại thị trường Trung Quốc cần tăng cường hơn nữa để thu hút mạnh mẽ hơn nguồn khách từ các vùng khác nhau của Trung Quốc.
“Bên cạnh các chương trình quảng bá do Tổng cục Du lịch tổ chức, hàng năm công ty đã chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam ở nhiều thị trường tiềm năng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quý Châu, Tây An…”, ông Tùng cho hay.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về các giải pháp phục hồi thị trường khách du lịch Trung Quốc, Tổng cục Du lịch sẽ tổ chức một chương trình gặp gỡ, đối thoại, trao đổi và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đón khách từ thị trường Trung Quốc, để tháo gỡ những điểm nghẽn, thu hút khách Trung Quốc mạnh hơn.
Cùng với đó, Tổng cục Du lịch sẽ thành lập đoàn công tác làm việc với các địa phương trọng điểm đón khách qua cửa khẩu, cũng như các địa bàn trọng điểm đón khách Trung Quốc (Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hòa…) bàn biện pháp tháo gỡ ách tắc, thu hút khách bằng đường bộ, đường không.
Viễn Nguyệt
Diện Mạo Đồng Tháp: Thay Đổi Mạnh Mẽ Từ Đề Án Phát Triển Du Lịch Tỉnh Giai Đoạn 2022
“Theo Kế hoạch, đến năm 2020, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu trở thành 1 trong 3 điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2030, Đồng Tháp phấn đấu khẳng định thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương; phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có chiều sâu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân”, Tạp chí Văn hóa Doanh nhân đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp về kết quả của Đề án này.
Năm 2019, du lịch Đồng Tháp tiếp tục ghi nhận những dấu ấn tích cực với lượng khách đến Đồng Tháp đạt gần 2 triệu lượt chỉ trong 6 tháng đầu năm, với tổng doanh thu ước đạt 500 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm 2018.
Tuy nhiên, điều mà vùng đất Sen hồng đang thiếu là một hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch hiện đại và đồng bộ. Đây chính là nguyên nhân khách du lịch đến với Đồng Tháp chủ yếu là khách tham quan lưu trú ngắn ngày và ít chi tiêu.
Tỉnh cũng đang tập trung mời gọi đầu tư, từng bước hình thành hệ thống các khách sạn – nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, tổ hợp khách sạn kết hợp trung tâm thương mại – hội nghị – hội thảo, các đô thị kết hợp giải trí, tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng; nâng cấp các điểm du lịch trọng điểm Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt, làng Hòa An thuộc Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và Gò Tháp… để thu hút và giữ chân khách du lịch.
Đặc biệt, Đồng Tháp rất quan tâm các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với chuỗi giá trị sản phẩm từ cây sen, đưa hình ảnh hoa sen và các sản phẩm từ sen thực sự trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đất Sen hồng. Tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, tổ chức các hoạt động điểm nhấn gắn với hoạt động văn hóa – lễ hội của địa phương; tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống và sản phẩm nông nghiệp sạch, công nghệ cao; bổ sung và nâng chất các dịch vụ bổ trợ để phát triển du lịch MICE kết hợp với dịch vụ vui chơi, giải trí, khu phố ẩm thực Chợ đêm tại TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc nhằm thu hút du khách lưu lại dài ngày, tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định phê duyệt 78 điểm du lịch cộng đồng trên toàn tỉnh đã khai thác và đang chuẩn bị đầu tư cơ sở vật chất để phát triển các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn. Triển khai chương trình một xã một sản phẩm (OCOP) gắn với phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn. Gắn chặt du du lịch nông nghiệp với phát triển du lịch cộng đồng và khai thác các giá trị văn hóa bản địa.
Các giải pháp nào để xây dựng thành công thương hiệu du lịch Đồng Tháp “thuần khiết như hồn sen“ như mục tiêu Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020 đề ra?
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đồng Tháp đã và đang cơ cấu lại hoạt động du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững theo quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Theo đó, Đồng Tháp tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử – lễ hội – tâm linh, du lịch trải nghiệm nông nghiệp sạch công nghệ cao – làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng lưu trú tại nhà dân (homestay), du lịch ẩm thực kết hợp mua sắm đặc sản địa phương, du lịch hội nghị – hội thảo (MICE)… có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Trong đó, tập trung vào 3 cụm chính. Cụm 1 (gồm TP. Cao Lãnh và các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình) phát triển du lịch sinh thái rừng tràm ngập nước; du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử cách mạng gắn với giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng ven sông Tiền; du lịch ẩm thực; du lịch lễ hội – văn hóa tâm linh; du lịch trải nghiệm nông nghiệp xanh – công nghệ cao gắn với làng nghề thủ công tiêu biểu của các địa phương.
Cụm 2 (gồm TP. Sa Đéc và các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò) phát triển các loại hình du lịch văn hóa – lễ hội hoa gắn với tham quan đường hoa, công viên hoa, kiến trúc cổ và mua sắm; du lịch homestay gắn với trải nghiệm làng nghề truyền thống và thưởng thức ẩm thực dân gian; du lịch nghỉ dưỡng…
Cụm 3 (gồm thị xã Hồng Ngự và các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng) phát triển du lịch tham quan sinh cảnh đất ngập nước nội địa gắn với tìm hiểu đa dạng sinh học vùng Đồng Tháp Mười; du lịch trải nghiệm cuộc sống ngư dân mùa nước nổi gắn với tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim; du lịch khám phá vùng biên – cột mốc biên giới gắn với thương mại dịch vụ…/.
Bạn đang xem bài viết Khách Trung Quốc Với Sức Mạnh Thay Đổi Ngành Du Lịch Nhiều Nước trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!