Cập nhật thông tin chi tiết về Khai Thác Và Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch Ở Việt Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia.
Tổng quan về tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần.
Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:
Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.
Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.
Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
( Nguồn: LV)
Bảo Vệ Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên Trong Hoạt Động Du Lịch
Việt Nam biển bạc rừng vàng với những bãi biển trong xanh dài bất tận, những cánh rừng lâu năm cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lịch sử văn hóa lâu đời. Trong đó, Vĩnh Phúc may mắn có được nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật,… có khí hậu và không khí trong lành chính là tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Cùng với việc khai thác và quy hoạch các khu, điểm du lịch thì song song với đó cũng cần phải có kế hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên để gìn giữ cho đời sau.
Vĩnh Phúc ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc vùng trung du, chuyển tiếp giữa rừng núi và đồng bằng chia thành ba dạng địa hình rõ nét: đồng bằng, trung du và miền núi. Rừng rậm, núi cao, hệ thống sông suối và thác gềnh quanh co, đó đây điểm xuyết một vạt rừng, một mặt đầm,… làm cho cảnh quan thiên nhiên nhiều hình nhiều vẻ, cảnh đẹp tạo nên bộ mặt kì thú riêng của tỉnh, vừa nghiêm trang, vừa thơ mộng, vừa trữ tình. Những năm gần đây, khách du lịch đến với Vĩnh Phúc tăng nhanh, điểm đến của du khách đã không chỉ dừng lại tại các khu du lịch nghỉ dưỡng như Tam Đảo, Flamingo Đại Lải Resort,… Khám phá thiên nhiên và trải nghiệm những cảm giác mới lạ đang là xu hướng du lịch của đông đảo giới trẻ, đặc biệt, Vĩnh Phúc có hệ thống thác, suối phong phú, đa dạng, nhiều điểm du lịch mới chưa đc khai thác, vẫn giữ được nét hoang sơ tự nhiên, đây chính là tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng là nguyên ngân không nhỏ ảnh hưởng đến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thác Ba Ao – điểm đến được ưa thích bởi thiên nhiên còn hoang sơ trong lành
Về mặt tích cực, du lịch phát triển tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên như: Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn bỏ trống hoặc sử dụng không hiệu quả; giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức, cải thiện các điều kiện về khí hậu, làm tăng mức độ đa dạng sinh học…, du lịch có thể giúp làm sạch môi trường thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng.
Bên cạnh những mặt tích cực, du lịch cũng đem đến những tác động tiêu cực cho môi trường khi tốc độ phát triển du lịch quá nhanh trong điều kiện nhận thức của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch hạn chế, công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế, thiếu phương tiện xử lý môi trường, thiếu kinh phí…Đối với môi trường tự nhiên, du lịch làm tăng áp lực về chất thải, nước thải sinh hoạt; tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, các nguồn nước ngầm. Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát, xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền.
Bảo vệ môi trường du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển du lịch mà các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, các đơn vị kinh doanh du lịch kể cả khách du lịch phải nhìn nhận đúng mới có những hành động đúng để cùng phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch.
Đối với cộng đồng địa phương, là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên, họ có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch. Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường; khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
Đơn vị du lịch lữ hành cần tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường ở các khu, điểm du lịch và trên các tuyến du lịch; tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại nơi doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch, khắc phục hậu quả do sự cố tác động đến môi trường, khuyến khích và hướng dẫn khách du lịch tự mang rác đến địa điểm tập kết theo quy định. Khách du lịch phải tuân thủ các quy định và chỉ dẫn về bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, không có những hành vi làm ảnh hưởng đến cảnh quan…
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với tương lai của các thế hệ sau này. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Linh Trang
Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Từ Tài Nguyên Văn Hóa
(QBĐT) – Quảng Bình là vùng đất chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa gồm các di tích lịch sử, hệ thống hang động, lễ hội văn hóa và ẩm thực độc đáo cùng các làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng ở những vùng, miền… Chính sự phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là điều kiện quan trọng để tỉnh khai thác, phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng vốn có. Tiềm năng chờ được khai mở
Quảng Bình là địa phương có sự giao lưu và hội tụ văn hóa đa dạng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Vì vậy, nơi đây chứa đựng nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Một số di tích lịch sử, văn hóa đã trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch, như: Khu mộ và nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đài tưởng niệm Thanh niên xung phong, hang Tám Cô, núi Thần Đinh, đền Công chúa Liễu Hạnh, chùa Hoằng Phúc, làng chiến đấu Cảnh Dương… Song, bên cạnh đó còn rất nhiều di sản chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Ông Lê Hùng Phi, Chủ tịch Hội Di sản tỉnh cho biết: Về văn hóa vật thể, tuy số lượng không nhiều, song tỉnh ta hội tụ đủ 4 loại hình di tích: di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc, nghệ thuật, di tích danh thắng. Đó là các di sản tiêu biểu, như: đảo Chim, bãi biển Đá Nhảy, suối Bang, hệ thống hang động, di tích khảo cổ học Bàu Tró, hệ thống lũy Đào Duy Từ, chùa Hoằng Phúc, làng chiến đấu Cự Nẫm, ngầm Trạ Ang, bến phà Xuân Sơn… Hệ thống di tích Quảng Bình được kết nối liên hoàn theo hai chiều Bắc-Nam và Đông-Tây.
Đây là điều hết sức quan trọng trong phát triển du lịch theo hai tuyến: con đường di sản miền Trung (theo hướng Bắc-Nam) và hành lang Đông-Tây (Việt Nam-Lào-các tỉnh Đông Bắc Thái Lan). Ngoài ra, tỉnh ta còn có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội truyền thống và các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo.
Thực tế cho thấy, không ít tiềm năng chờ được khai mở và phát huy hiệu quả, như: tuyến đường Hồ Chí Minh, đường 12A với hàng chục di tích lịch sử ghi dấu hai cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng của dân tộc (đèo Đá Đẽo, ngầm Khe Rinh, cầu Khe Ve, cổng trời Cha Lo, trận địa Nguyễn Viết Xuân…).
Việc đầu tư các mô hình du lịch cộng đồng để tìm hiểu, khám phá nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Bru Vân Kiều, người Chứt, hay các hoạt động khác, như: du lịch tìm hiểu làng nghề truyền thống (nghề làm nón, nghề đan lát, nghề mộc chạm, rèn đúc… ở khắp các làng quê trong tỉnh); tìm hiểu các lễ hội văn hóa (lễ hội cầu ngư các xã vùng biển, lễ hội mồng 10 tháng ba làng Thổ Ngọa (Ba Đồn), lễ hội rằm tháng giêng làng Văn La (Lương Ninh, Quảng Ninh) và đưa các làn điệu dân ca, dân vũ (hò khoan Lệ Thủy, ca trù, hò biển, hát Kiều…) vào hoạt động du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
Hội bài chòi là một trong những điểm nhấn của lễ hội chùa Hoằng Phúc (di tích lịch sử cấp quốc gia) ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy.
Theo thống kê, tỉnh ta hiện có 120 di tích được xếp hạng (gồm 52 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 68 di tích xếp hạng cấp tỉnh) và các di sản văn hóa phi vật thể gồm lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực… Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch bền vững.
Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị của di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh ta còn nhiều hạn chế. Điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng du lịch ở tỉnh ta chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch từ di sản còn đơn điệu, chủ yếu mới phát huy những yếu tố lợi thế sẵn có, ít tính sáng tạo, do vậy giá trị chưa cao. Không ít di tích lịch sử, văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng như: Sở chỉ huy cơ bản của Bộ Tư lệnh 559 (xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh), lăng mộ Trung Bình hầu Trần Bình Ngũ (Trường Thủy, huyện Lệ Thủy), đền Song Trung (Phù Hóa,Quảng Trạch), đình Vịnh Sơn (Quảng Đông, Quảng Trạch), miếu thờ Hiệp biện Đại học sĩ, Thái học Đường Trần Cảnh Huống (Văn Hóa, Tuyên Hóa)… Một số làn điệu dân ca, dân vũ ở các địa phương đã bị mai một hoặc đang đứng trước nguy cơ thất truyền.
Khai thác song song với bảo tồn
Tại hội thảo khoa học “Nghiên cứu khai thác tiềm năng du lịch Quảng Bình từ tài nguyên văn hóa” được Hội Di sản tỉnh tổ chức gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng: Di sản văn hóa là tài sản chung của quốc gia, nên việc khai thác tiềm năng di sản vào phát triển du lịch phải tính đến sự bền vững để bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản. Và để đạt được điều đó cần có sự bắt tay chặt chẽ giữa những người làm du lịch và những người làm công tác quản lý di sản.
Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay: Để các di tích tiêu biểu trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Du lịch. Dưới góc nhìn du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp thì điểm đến du lịch phải đáp ứng đồng bộ các dịch vụ bổ trợ, như: khu nghỉ dưỡng, hàng lưu niệm, thưởng thức văn hóa, ẩm thực địa phương… Vì vậy, cần phải xây dựng các sản phẩm, loại hình du lịch hấp dẫn, như: du lịch về nguồn, du lịch hoài niệm, du lịch tâm linh, du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, du lịch cộng đồng… phù hợp với giá trị của các di tích; đồng thời, đưa các loại hình văn hóa phi vật thể vào khai thác nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch.
Và để văn hóa “bắt tay” với du lịch, thời gian tới, ngành du lịch tỉnh ta sẽ tập trung triển khai nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các di tích tiêu biểu gắn với điểm đến và sản phẩm du lịch; đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá, liên kết du lịch… từng bước phát huy các giá trị của tài nguyên văn hóa để thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
Du Lịch Thiền, Thế Mạnh Chưa Được Khai Thác Ở Việt Nam
Từ hơn mười năm nay, hình thức du lịch thiền (zen tourism, spiritual tourism) đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có truyền thống Phật giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Ở Việt Nam, mấy năm gần đây loại hình du lịch này cũng bắt đầu được chú ý bởi nhiều du khách trong nước và được xem là có tiềm năng để thu hút khách quốc tế.
Núi Yên Tử, một nơi lý tưởng để phát triển du lịch thiền
Khái niệm du lịch thiền bắt đầu được biết đến rộng rãi từ năm 2002, sau khi World Cup được tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong thời gian diễn ra giải bóng đá lớn nhất hành tinh này, chính quyền Seoul kêu gọi các nơi cung cấp chỗ ở cho du khách và được nhiều nơi, trong đó có chùa Mihwangsa (cách thành phố Seoul khoảng 300km về phía tây nam) hưởng ứng.
Từ đó, xu hướng “lưu trú ở đền chùa” (templestay) được phát triển ngày càng rộng rãi ở Hàn Quốc. Giờ đây, mỗi ngày tại chùa Mihwangsa luôn có hàng chục du khách Hàn Quốc và khách quốc tế lưu trú.
Sau những buổi tịnh tâm, du khách có thể đi ngoạn cảnh, tìm hiểu văn hóa và thưởng thức trà, chiêm ngưỡng các kiến trúc tôn giáo hay tham gia hoạt động công quả ở chùa, đàm đạo cùng các nhà sư… Ngoài việc cân bằng lại đời sống tinh thần, tham gia chương trình này du khách còn có dịp mở rộng tầm nhìn về khía cạnh văn hóa của nước sở tại.
Trong mười năm sau đó, hơn 2 triệu lượt du khách đã lưu trú tại hàng trăm đền chùa ở Hàn Quốc với hơn 10% là du khách nước ngoài. Từ năm 2004 đến nay, chính quyền Hàn Quốc đã dành khoảng 99 triệu USD để phát triển chương trình “templestay” nhằm quảng bá văn hóa truyền thống Hàn Quốc.
Càng ngày, xu hướng du lịch kết hợp thực tập thiền định càng lan rộng tại nhiều nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á mặc dù giá của các tour này cao hơn đa số các chương trình thông thường.
Đặc biệt, tại các quốc gia công nghiệp phát triển, ngày càng có nhiều người coi việc tham gia vào các loại hình nghệ thuật mang tính thiền, hay các chương trình du lịch thiền là những hoạt động thiết yếu.
Số liệu thống kê của Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản cho thấy, hằng năm, nhờ vào việc tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chương trình du lịch thiền, ngành du lịch Nhật Bản đã thu tới 30 tỉ USD. Tiếp sau Nhật Bản, giới du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã bắt tay vào tổ chức du lịch thiền và đạt được nhiều thành công.
Hiện nay, Trung Quốc nổi tiếng với chương trình du lịch tham quan, tập võ, dưỡng sinh và tìm hiểu về cuộc sống của các thiền sư Thiếu Lâm. Thái Lan thì thu hút khách du lịch thiền thông qua chương trình Thailand Zen tour (tour đã được bán tại Việt Nam).
Là nước có bề dày văn hóa Phật giáo lâu đời, hiện nay nhiều du khách Việt Nam, đặc biệt là cư dân của các thành phố lớn có nhu cầumuốn thamgia vào các hoạt động du lịch mang tính thiền.
Nếu chương trình du lịch thông thường là dẫn du khách tham quan chùa thì du lịch thiền phải giúp du khách quan sát và tham gia được vào cuộc sống sinh hoạt của các thiền sư, thưởng thức và chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật thiền như cắm hoa, trà đạo, bonsai, ẩm thực…
Điều này gợi mở một hướng mới giúp du lịch Việt Nam có thể làm tăng tính hấp dẫn của các điểm đến, mở rộng các hoạt động nhằm phục vụ phát triển du lịch thiền, tiến tới xây dựng các chương trình du lịch chuyên biệt mang tính thiền.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 120 thiền viện, trong đó có những cái tên đã khá quen thuộc trong các chương trình du lịch như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bà Đá, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Bích Động (Ninh Bình), Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), Từ Đàm, Thiên Mụ, Từ Hiếu (Thừa Thiên – Huế)…
Một địa phương có nhiều thế mạnh về du lịch là Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kế hoạch thành lập khu du lịch văn hóa thiền tại Thiền viện Chơn Không với tổng vốnđầu tư dự kiến khoảng 30 tỉ đồng.
Theo đó, khu du lịch văn hóa thiền này sẽ có vườn đá Phương Đông, khu thiền Yoga, khu biểu diễn thư pháp, khu giới thiệu và nấu các món ăn chay, khu vườn thuốc Nam chữa bệnh miễn phí, khu xây dựng tượng đức Phật, bảo tàng Phật giáo, khu trà đạo.
Bạn đang xem bài viết Khai Thác Và Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch Ở Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!