Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Tour Du Lịch Tây Bắc Tết 2022 Độc Đáo Nhất mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tây Bắc luôn là vùng đất được rất nhiều du khách yêu thích tìm đến trong các dịp du lịch Tây Bắc Tết. Khi đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn rất nhiều cảnh tượng hùng vĩ của đất trời nơi đây. Ngoài ra, bạn còn được tiếp xúc với các món ăn ngon ở vùng núi và đời sống văn hóa của người dân tộc Miền Tây Bắc. Thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết tới những nơi đến không thể bỏ lỡ trong lần đi du lịch Tây Bắc Tết năm nay.
Khám phá tour du lịch Tây Bắc Tết 2020 độc đáo nhất
Top 4 nơi cần khám phá trong tour du lịch Tây Bắc Tết 2020
Du lịch Tây Bắc Tết 2020 tại Mù Căng Chải
Những du khách nào đang tìm cho mình một điểm đến với bầu không khí trong lành và cảnh quang đẹp thì Mù Căng Chải là nơi thích hợp đó đấy. Mù Căng Chải là nơi ra đời của rất nhiều bài hát dân tộc nổi tiếng của người H’Mông, Dao. Nếu bạn đã từng nghe tới nơi của đỉnh cao về văn hóa lao động Việt Nam thì Mù Căng Chải chính là nơi được nhắc tới. Vào dịp thu sang, xuân tớ du khách có cho mình một chuyến du lịch Tây Bắc Tết 2020 khó phai bởi những thửa ruộng bậc thang trùng trùng lớp lớp. Vào sáng sớm, khung cảng nắng vàng sẽ chiếu xuống rọi lên màu vàng óng của các dãy ruộng bậc thang đặc trưng.
Nhắc tới địa điểm thu hút đông đảo du khách tham quan đi du lịch Tây Bắc tự túc Tết âm lịch thì Mù Căng Chải luôn nằm trong Top những điểm thu hút nhất. Đến đây, du khách sẽ có dịp được nhìn thấy lối sống chất phác và vô cùng hiền hậu của người dân. Trên mặt họ luôn thể hiện sự thân thiện và hồn nhiên khi được chơi đùa với nhau. Giữa khung cảnh hữu tình của thiên nhiên và tình cảm con người nơi đây thì chắc chắn nhiều du khách sẽ cảm thấy nao lòng lắm đấy.
Du lịch Tây Bắc Tết âm lịch đến với Điện Biên Phủ
Một khúc bi tráng đầy hào hùng vẻ vang chắc chắn sẽ tạo nên nhiều trải nghiệm khó phai trong lòng bất kỳ ai tới địa danh Điện Biên Phủ. Bởi đây là nơi mà cha ông chúng ta đã kiên cường bất khuất để đấu tranh và giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp năm 1954.
Tour du lịch Tết tại động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn là địa điểm du lịch đáng chú ý trong chuyên tham qua của tour du lịch Tây Bắc Tết sắp tới. Động Tiên Sơn nằm tại tỉnh Lai Châu với cấu trúc được tạo nên từ đá vôi Carxto từ cách đây hàng triệu năm. Động Tiên Sơn có vị trí nằm phía trên trần động Phong Nha. Đây là động khô theo công bố của giới khoa học và phân biệt rõ với động nước ở động Phong Nha.
Du khách sẽ cảm thấy rất phấn khích và hứng khởi trong điểm đến du lịch Đông Bắc tại động Tiên Sơn do cấu trúc độc đáo ở đây. Trong động có tới 36 cung khác nhau cho du khách tham quan, khi càng vào sâu bên trong thì không gian của hang càng được phóng to ra trước tầm mắt.
Ban đầu, du khách sẽ có cảm giác rất lạ khi tới đây. Vì khung cảnh huyền ảo với rất nhiều ánh đèn rọi vào thạch nhũ tạo nên cảnh bồng lai tiên cảnh có một không 2 ở trong động Tiên Sơn. Nhiều hình thù độc đáo từ các nhũ thạch khiến du khách liên tưởng tới những vị quan hay ông tiên đang hiện diện ở đây.
Du khách nên cẩn thận khi đi vào sâu trong động khi tham gia tour du lịch Tây Bắc Tết. Bởi vì lối đi khi vào sâu sẽ càng uốn éo theo hình dáng của dải vải uốn lượn qua các khe thạch nhũ. Chắc chắn những hình ảo trong động sẽ tạo nên nét đẹp rất riêng và rất độc đáo cho du khách khi lạc vào đây.
Tour du lịch Tết âm lịch 2020 ghé qua đèo Pha Đin
Trong hành trình tour du lịch Tây Bắc từ TPHCM dịp Tết này thì du khách không nên bỏ qua con đèo Pha Đin ở Sơn La. Đây được xem là con đèo huyền thoại với người dân Tây Bắc với khung cảnh đẹp xung quanh và cả độ nguy hiểm của con đèo này. Đèo Pha Đin thu hút nhiều du khách đến tận hưởng tour du lịch Tây Bắc Tết 2020 với nhiều cảnh mây bao phủ xung quanh triền đồi.
Một biệt danh mà chắc không ít người biết tới của đèo Pha Đin chính là một trong “Tứ đại đèo” của vùng núi Tây Bắc. Du khách khi làm một chuyến du lịch Tây Bắc tự túc sẽ thấy được khung cảnh uốn lượn đầy mê hoặc nhưng cũng rất nguy hiểm ở những khúc cua gấp với một bên vực sâu. Đứng trên phần dốc đèo ở tỉnh Điện Biên, du khách sẽ có dịp nhìn thấy thung lũng Mường Quài với một màu xanh tươi đơn sơ của đồi núi.
Quả thật đèo Pha Đin chính là địa danh mà chắc chắn rất nhiều du khách bốn phương cần phải khám phá để tạo dấu ấn cho chuyến du lịch Tết tại Tây Bắc của mình.
Tây Bắc đẹp mọng mơ sẽ luôn rộng mở với du khách 4 phương qua các tour du lịch Tây Bắc Tết 2020 sắp tới. Đặc biệt, khi khám phá chuyến đi du lịch Tết âm lịch Tây Bắc lần này, các bạn sẽ lưu lại rất nhiều ấn tượng trong lòng.
Du Lịch Tây Bắc Tết Nguyên Đán Khám Phá Nét Độc Đáo Của Văn Hóa Bản Địa
Du Lịch Tây Bắc Tết Nguyên Đán Khám Phá Nét Độc Đáo Của Văn Hóa Bản Địa
Đón Tết Nguyên Đán và mùa xuân trên rẻo cao Tây Bắc được xem như một trải nghiệm tuyệt vời và được đông đảo giới trẻ yêu thích trong một vài năm trở lại đây. Không chỉ được ngắm nhìn những mùa hoa đào, hoa mơ, hoa mận nở trắng núi đồi, được khám phá những địa danh nổi tiếng và hơn hết là có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân bản địa.
Du Lịch Tây Bắc Không Thể Lỡ Món Thịt Trâu Gác Bếp Trứ Danh
Đón Tết Nguyên Đán và mùa xuân trên rẻo cao Tây Bắc được xem như một trải nghiệm tuyệt vời và được đông đảo giới trẻ yêu thích trong một vài năm trở lại đây. Không chỉ được ngắm nhìn những mùa hoa đào, hoa mơ, hoa mận nở trắng núi đồi, được khám phá những địa danh nổi tiếng và hơn hết là có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân bản địa.
Bếp lửa luôn đỏ hồng của người Mông
Người Mông là đồng bào dân tộc có số dân sinh sống khá nhiều trên vùng núi mảnh đất này và cũng là một trong những dân tộc có phong tục tết cổ truyền hết sức lâu đời, đậm đà bản sắc. Món ăn không thể thiếu vắng trong những ngày Tết của người Mông là món bánh dày. Không chỉ có vậy, Tết cũng là dịp những người phụ nữ Mông trổ tài nấu rượu ngô, làm bánh ngô. Những chén rượu được chưng cất thủ công mang hương vị thơm ngon đậm đà khiến cho những ngày Tết thêm nồng nàn, đầm ấm bên bếp lửa cháy đượm ngày xuân.
Ngọn lửa là điều mà người Mông hết sức coi trọng, ít ai biết rằng những ngày Tết, bếp lửa của đồng bào dân tộc Mông luôn được đỏ lửa. Du khách khi du lịch Tây Bắc, có dịp được làm khách mời tại những gia đình người Mông cần lưu ý họ không hề thích ai thổi vào bếp nhà mình bởi người dân nơi đây quan niệm nếu có người thổi vào hoặc làm tắt lửa thì năm mới của họ sẽ gặp vô vàn sóng gió và hàng loạt những điều không may mắn sẽ xảy tới.
Tết về theo tiếng chiêng của người Thái
Như nhiều dân tộc khác sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, Tết cổ truyền của người Thái cũng trùng với Tết Nguyên Đán của người Kinh. Với người Thái, ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối và lớn nhất trong năm, là thời điểm người người, nhà nhà đi mua sắm để sau đó là những ngày nghỉ ngơi và chơi tết.
Thường thì đúng thời khắc giao thừa, người Thái chuẩn bị các loại bánh trái, xôi đồ, xôi cốm, cá khô, ấm trà xanh, 8 chén rượu xếp vào thúng đem đặt lên ban thờ ma nhà. Với trang phục dân tộc đủ đầy, người Thái kính cẩn cúng bái tổ tiên về đón tết năm mới. Tết đến cũng là thời điểm người Thái nô nức với những lễ hội, những trò chơi dân gian như ném còn, múa xòa, hái hoa dân chủ,…
Xem lá gan đoán vận hạn của người Hà Nhì
Nếu có dịp đến với hành trình, du khách sẽ thấy tết của người Hà Nhì không thể thiếu thịt gác bếp, bánh dày, xúc xích, dưa muối, và cơm đỏ,… Tết của người Hà Nhì thường có phong tục mổ trâu, mổ lợn. Theo tập tục, sau khi mổ lợn, người Hà Nhì thường lấy lá gan để xem vận hạn trong năm tới cho gia chủ. Lá gan đỏ sẫm tức là may mắn ngập tràn, lá gan có vết sẹo hoặc tụ máu đen tức là có chuyện không may,…
Hương Đỗ
Du Lịch Camphuchia Khám Phá Những Ngôi Đền Angkor Độc Đáo Nhất
Du lịch tới “đất nước chùa tháp” Campuchia và khám phá vẻ đẹp của những ngôi đền Angkor độc đáo, sẽ là một trải nghiệm khiến bạn không bao giờ quên.
Khi nói về đất nước Campuchia, hình ảnh đầu tiên nổi bật nhất mà bạn để tâm đến là cái gì?
Tôi cá rằng, hầu hết các bạn sẽ nói những điều đại loại như “Đây là Angkor Wat, một trong những di tích tôn giáo lớn và dễ nhận biết nhất thế giới”. Nhưng trái ngược lại với tất cả những suy nghĩ phổ biến đó, thực ra Angkor Wat chỉ là MỘT ngôi đền ở Campuchia. Còn toàn bộ di tích đền thờ ở nơi đây được gọi chung là Angkor, một khu vực rộng lớn sở hữu hơn 1.000 ngôi đền có nhiều kích cỡ khác nhau.
Nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho bất cứ khách du lịch ba lô nào. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi được khám phá các ngôi đền ở đây trong thời gian 3 ngày, với sự hỗ trợ của một hướng dẫn viên người Siem Reap.
1. Angkor Wat
Đây là ngôi đền nổi tiếng nhất ở Campuchia, được xây dựng bởi vua Suryavarman II vào khoảng thế kỷ thứ 11. Lúc đầu, đây là một ngôi đền Hindu, nhưng sau khi Vương triều Khmer theo Phật giáo, thì Angkor Wat đã trở thành một ngôi đền Phật giáo.
Ngồi đền thực sự rất lớn và rực rỡ, được bao quanh bởi một bức tường lớn. Phía trước ngôi đền là một hồ nước được trồng rất nhiều hoa sen, trông rất duyên dáng. Bởi sự quá nổi tiếng của mình, nên Angkor Wat lúc nào cũng tấp nập du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Dòng người thường đổ về đây từ lúc trước 6 giờ sáng, xếp hàng dài học theo hồ nước phía trước để ngắm mặt trời mọc, và sau đó là vào tham quan ngôi đền chính. Chờ đợi xếp hàng để leo lên trên đỉnh tháp và bạn sẽ thấy, sự chờ đợi là không hề vô ích.
2. Bayon
Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom – kinh đô cuối cùng của đế chế Angkor. Khởi đầu, ngôi đền có 54 tháp lớn nhỏ, nhưng nay chỉ còn 37 tháp tương đối nguyên vẹn.
Trên mỗi tháp đều có những khuôn mặt khổng lồ tạc vào đá nhìn ra bốn hướng. Những gương mặt mang nụ cười bí ẩn đã khiến cho Bayon trở thành một trong những đền tháp ấn tượng nhất và nhiều cảm xúc nhất của Angkor.
3. Ta Prohm
Là một ngôi đền đặc biệt nhất trong quần thể Angkor, nơi đây càng trở nên nổi tiếng hơn khi diễn viên Angelina Jolie đóng phim “Bí mật ngôi mộ cổ”. Ngôi đền được xây theo phong cách Bayon vào khoảng cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, với tên gọi ban đầu là Rajavihara và trước đây được sử dụng như là một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa.
Không giống như phần lớn đền tại Angkor, Ta Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.
4. Banteay Srei
Ngôi đền cuối cùng và bé nhỏ nhất tôi đến thăm là Banteay Srei. Đây không phải là một ngôi đền điển hình ở Angkor, vì nó nằm cách xa khoảng 25km từ những di tích lớn. Đền Banteay Srei được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ, một chất pha màu được thêm vào những bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường, mà ngày nay vẫn còn nhìn thấy được.
Đây sẽ là một điểm đến lý tưởng dành cho du khách vừa được khám phá những nét độc đáo trong kiến trúc của Angkor, vừa tránh được những đám đông khách du lịch khác.
Một số lưu ý nhỏ bạn nên biết khi thăm quan tại Angkor
Đi có kế hoạch
Bạn nên lên kế hoạch cho lịch trình tham quan các ngôi đền của mình, cho dù là thuê một người lái xe tuk-tuk, hoặc thuê một chiếc xe đạp trong một ngày. Bạn có thể tìm thấy những chiếc xe tuk-tuk ở khắp mọi nơi ở đây, và những người lái xe luôn sẵn sàng đưa bạn tới bất cứ ngôi đền nào nằm trong lịch trình của bạn.
Nên đi thăm các ngôi đền vào lúc sáng sớm
Thức dậy sớm và đi thăm những ngôi đền vào lúc sớm nhất có thể, là cách để bạn trải nghiệm đầy đủ nhất vẻ đẹp của các ngôi đền. Đi từ lúc tờ mờ sáng, không chỉ giúp bạn có cơ hội ngắm cảnh mặt trời mọc, mà còn có thể tránh được những đám đông, trước khi mặt trời bừng tỉnh và khiến mọi thứ trở nên “hỗn loạn”.
Ăn mặc kín đáo
Là một địa điểm tôn giáo tâm linh, do vậy bạn nên chú ý tới trang phục của mình, chỉ sắm một chiếc khăn choàng hoặc một chiếc sarong là không đủ ở Campuchia. Do vậy, ăn mặc kín đáo và lịch sự là cách tốt nhất để tránh những rắc rối có thể gặp phải.
Theo blog Adangerousbusiness *** Tham khảo nguồn: Cẩm nang du lịch chúng tôi
Đi Tìm Những Bộ Trang Phục Độc Đáo Nhất Núi Rừng Tây Bắc
Không chỉ có những mùa hoa bạt ngàn thơm ngát, không chỉ có những cung đường đèo nức lòng kẻ chinh phục, những bộ trang phục truyền thống muôn hình vạn vẻ của các dân tộc vùng Tây Bắc cũng là một điểm hút hồn du khách thập phương đến với vùng đất hoa thơm quả ngọt này. Tựa bức tranh đa màu sắc đầy thi vị, những bộ trang phục truyền thống ấy độc đáo như những nét chấm phá đặc sắc tô điểm khắp núi non Tây Bắc, đại diện cho những giá trị thẩm mỹ mà cha ông đã gìn giữ lưu truyền đến ngày nay.
Có thể nói người ta như thấy cả một trời Tây Bắc nguyên sơ đầy sắc màu trên những bộ phục trang của các dân tộc miền núi Tây Bắc. Độc đáo, màu sắc, đầy phong vị tự do là những gì người ta nghĩ về trải nghiệm với những bộ trang phục của đồng bào Tây Bắc. Chúng đủ sắc sảo để khiến người ta ngạc nhiên, đủ tinh tế để khiến người ta xuyến xao, và đủ quyến rũ để khiến người ta nhung nhớ.
Nét chấm phá giữa núi rừng Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm
1. BÔNG HOA GIỮA NÚI RỪNG TÂY BẮC, VÁY HOA CỦA NGƯỜI H’MÔNG
Váy hoa dân tộc H’mông, bông hoa giữa núi rừng Tây Bắc – Ảnh: Gumi
Bộ trang phục truyền thống của người H’Mông Tây Bắc bao gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng với hai dải thắt lưng buông dài ở phía sau. Người H’Mông sử dụng chủ đạo bốn màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu muôn sắc.
Trong đó, họa tiết tập trung chủ yếu ở cổ áo, nẹp áo, thắt lưng và bồ giáo phía trước. Kỹ thuật thêu hoa văn của họ rất phức tạp thể hiện sự khéo léo, tinh tế và tỉ mỉ của bàn tay người phụ nữ. Tạo hình các hoa văn trên trang phục phần nào biểu trưng cho cuộc sống hân hoan, niềm tin yêu thiên nhiên mãnh liệt của người H’Mông Tây Bắc.
Chiếc váy muôn màu muôn sắc của dân tộc H’mông – Ảnh: Redsvn
Phụ nữ H’Mông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy kết hợp với những chiếc váy xòe rộng, nhiều nếp gấp. Họ sử dụng tạp dề khi mặc váy tạo nên những bước chân uyển chuyển, nhịp nhàng đầy quyến rũ.
Phụ nữ H’mông sử dụng thêm tạp dề khi mặc váy – Ảnh: Sưu tầm
Để mang lại nét sang trọng cho người con gái, người H’Mông thường sử dụng nhiều phụ kiện trong cuộc sống hằng ngày, chiếc khuyên tai lấp lánh căng tràn nhựa sống hay những trang sức đeo tay và vòng cổ thể hiện nét đằm thắm, dịu hiền của người phụ nữ.
Trang sức đằm thắm của phụ nữ H’mông Tây Bắc – Ảnh: Tran Khanh
2. GIẢN DỊ VỚI ÁO CHÀM CỦA NGƯỜI TÀY TÂY BẮC
Ai đó đã từng nhận xét, áo chàm của người Tày Tây Bắc là loại trang phục đơn giản nhất trong các loại trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Áo truyền thống của người Tày được làm từ những vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên cả trang phục của nam và nữ.
Giản dị trang phục dân tộc Tày – Ảnh: Internet
Nam giới người Tày thường mặc quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn may năm thân, cổ đứng, ngoài ra họ còn có áo tứ thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước. Trang phục của nữ giới là chiếc áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu và hài vải. Những chiếc vòng bạc được sử dụng như một nét chấm phá nổi bật trên nền chàm tĩnh lặng.
Cận cảnh các bộ trang phục nam nữ truyền thống của dân tộc Tày – Ảnh: Baocaobang
Đơn giản nhưng đầy tính riêng biệt, là những gì người ta cảm nhận về bộ trang phục truyền thống của người Tày, giữa sắc xanh của núi rừng Tây Bắc, bộ trang phục ấy như ẩn như hiện, thể hiện nét sống giản đơn mà đầy xúc cảm.
Nét giản đơn mà đầy xúc cảm trong các bộ trang phục Tày giữa đại ngàn – Ảnh: Baocaobang
3. NGẨN NGƠ CHIẾC KHĂN PIÊU CỦA DÂN TỘC THÁI TÂY BẮC
Lên Tây Bắc Việt Nam, ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của người con gái Thái. Đó là cảm nhận đầu tiên cho những ai đã từng đặt chân lên mảnh đất này. Nét đẹp uyển chuyển với những đường cong tuyệt vời được thể hiện phần nào qua các bộ trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen, nón, khăn piêu, thắt lưng, xà cạp cùng các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của các cô gái Thái trong bộ trang phục truyền thống – Ảnh: Sưu tầm Uyển chuyển nét đẹp cô thôn nữ dân tộc Thái vùng sơn cước – Ảnh: Quinter
Tuy nhiên, nét độc đáo trong trang phục phụ nữ Thái Tây Bắc phải kể đến chiếc khăn Piêu với những họa tiết, sắc màu độc đáo thể hiện tâm tư, tình cảm của người phụ nữ. Không chỉ tạo nên nét nổi bật trên khuôn mặt mà đó còn là thước đo để đánh giá phẩm hạnh, tài năng người con gái Thái ở Việt Nam. Khăn Piêu đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, là biểu vật thiêng liêng bảo vệ linh hồn. Chính vì lẽ đó, tập tục cướp khăn Piêu của người Thái là một cách tỏ tình độc đáo mà đầy ý nhị.
Chiếc khăn Piêu, thước đo phẩm hạnh của người con gái Thái – Ảnh: Maixuricop
Bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái đã làm nên vẻ đẹp muôn đời, thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo, nên thơ của những cô gái vùng sơn cước Việt Nam.
Đẹp nên thơ cô gái Thái cùng chiếc khăn Piêu miền sơn cước – Ảnh: Laichau
4. NÉT DUYÊN TRONG TRANG PHỤC NGƯỜI NÙNG TÂY BẮC
Cũng giống như người Tày, trang phục truyền thống của người Nùng lấy màu chàm làm chủ đạo. Không hoa văn cầu kỳ chi tiết, những bộ trang phục truyền thống ấy thiên về tạo dáng với những nét riêng biệt và độc đáo.
Các bộ trang phục Nùng truyền thống lấy màu chàm làm chủ đạo – Ảnh: Laocaigov
Áo của phụ nữ Nùng ngắn ngang thắt lưng, may kiểu xẻ ngực, gồm 4 thân may thành 2 lớp vải, lớp ngoài chọn vải dày, cứng, lớp trong mỏng, mềm, áo cổ tròn có gắn dải hoa văn trên nẹp áo chạy xuôi theo phía nách phải. Điểm nhấn trên bộ trang phục là 12 chiếc cúc bạc con và một chiếc cúc bạc mẹ được tạo hình như những cánh hoa.
Độc đáo trang phục kết hợp với bạc của dân tộc Nùng – Ảnh: Sưu tầm
Các phụ kiện bằng bạc được sử dụng nhiều trên cổ và nẹp áo của người Nùng. Những mảng họa tiết hình vuông, hình quả trám được xếp thành hình tam giác liền kề nhau xen kẽ với những đường thẳng song song nơi gấu áo tạo nên nét hài hòa, ôm lấy thân hình nổi bật của người phụ nữ.
Không dừng lại ở đó, chiếc váy người Nùng được cắt ghép với 12 mảnh vải khác nhau tượng trưng cho 12 tháng trong năm, như thể hiện sự xoay vần của vũ trụ trong đời sống tâm linh.
5. SẮC THÁI ĐỘC ĐÁO TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DAO TÂY BẮC
Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu, là những yếu tố cấu thành nên bộ trang phục hoàn chỉnh của người dao. Khác với những dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Bắc, phụ nữ Dao không mặc váy, họ sử dụng áo dài yếm kết hợp với quần.
Độc đáo trang phục Dao đỏ – Ảnh: Caobangtv
Nổi bật trên nền áo chàm xanh đầy cuốn hút là những bông hoa đỏ thắm được trang trí trên cổ áo. Người Dao sử dụng khá nhiều hoa văn với những tạo hình phong phú và thú vị, từ chim muông, hoa lá, cỏ cây. Mỗi cách thể hiện là một tâm tư mà người con gái gửi gắm mà bộ y phục của mình. Đó là lý do mà chiếc áo dài được coi là một bộ phận quan trọng trong quan niệm thẩm mỹ của người Dao.
Bộ trang phục thể hiện tâm tư người con gái Dao Tây Bắc – Ảnh: Vovworld
Mặc trang phục truyền thống để nhớ về truyền thuyết xa xưa của thủy tổ, do đó, những họa tiết thể hiện tín ngưỡng vật tổ của dân tộc như hình con chó được thiết kế phổ biến trên những bộ y phục của người Dao. Sử dụng biểu trưng thiêng liêng ấy còn mang ý niệm sâu xa cầu mong sự che chở của tổ tiên trong đời sống thường ngày.
Một chiếc khăn vấn đầu màu trắng với những mảng hoa văn mềm mại là một yếu tố tạo nên sự hoàn mỹ trong bộ trang phục truyền thống của người Dao. Bên cạnh đó, sử dụng các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh cũng góp phần tạo nên nét sang trọng, tinh tế của người phụ nữ.
Bộ trang phục cầu mong sự che chở từ tổ tiên – Ảnh: Laodong
Nghệ thuật phối màu độc đáo, những ý tưởng tạo hình thú vị mang đến cho bộ trang phục truyền thống của người Dao một bản sắc riêng, ấn tượng và thi vị đến lạ thường.
6. BỘ TRANG PHỤC MANG ÂM HƯỞNG NÚI RỪNG TÂY BẮC CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ
Cũng giống một vài dân tộc thiểu số khác, trang phục truyền thống của người Khơ mú mang ảnh hưởng trang phục của người Thái, bao gồm Khăn Piêu, áo cỏm đen, xài ẻo, váy bằng vải đen. Những một vài nét khác biệt ta bắt gặp ở dân tộc này là cách quấn khăn của phụ nữ người Khơ mú, khăn được quấn quanh đầu, khéo léo khoe phần hoa văn tinh xảo ở phía ngoài.
Trang phục dân tộc khơ mú ở Tây Bắc khéo léo khoe hoa văn trên mũ – Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra, dọc hai bên mắc pém trên áo cỏm được trang trí bằng những bộ giải hình mặt trời tròn và mặt trời khuyết, ở giữa đính những đồng tiền bạc như thể hiện lòng thành kính, mong chờ sự che chở của thần mặt trời cho cuộc sống phồn thịnh, hạnh phúc hơn.
Hoa văn trên váy người Khơ Mú cũng thể hiện tính sáng tạo độc đáo với những tạo hình của mặt trời, mặt trăng, hươu, nai, rồng, chim công, gà lôi, các loại hoa thược dược, hoa ban, phong lan… Trang phục người Khơ Mú vì thế mang âm hưởng khỏe khoắn của núi rừng.
Trang phục mang âm hưởng khỏe khoắn của núi rừng Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm Đi tìm những bộ trang phục độc đáo nhất núi rừng Tây Bắc – Kỳ 2 Đi tìm những bộ trang phục độc đáo nhất núi rừng Tây Bắc – Kỳ 3 Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
Bạn đang xem bài viết Khám Phá Tour Du Lịch Tây Bắc Tết 2022 Độc Đáo Nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!