Xem Nhiều 5/2023 #️ Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z # Top 10 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 5/2023 # Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm hơi lệch về phía Tây Bắc của Đồng bằng sông Hồng. Thủ đô tiếp giáp với các từ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình, phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên và giáp Hòa Bình, Phú Thọ.

Nằm hai bên bờ và được sông Hồng bồi đắp, phần lớn diện tích Hà Nội là đồng bằng trù phú và một phần là đồi núi thấp thuộc khu vực huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Sau lần mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324 km² và đã lọt vào top 17 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới.

Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh. Thời tiết Hà Nội được chia thành hai mùa lạnh nóng rõ rệt với biên độ nhiệt chênh lệnh rõ nét. Tuy nhiên do kiểu hình khí hậu phụ thuộc vào gió mùa không ổn định nên không có sự phân chia mùa theo tháng cố định.

Mùa hè của Hà Nội nóng ẩm lại cộng thêm hiệu ứng đô thị khiến du khách đến từ những đới khí hậu khác khó có thể chịu được.

Mùa đông Hà Nội thường kèm theo mưa phùn nên dù nhiệt độ không hạ quá thấp nhưng vẫn đủ khiến người ta phải lạnh thấu xương.

Trong lịch sử, dân số Hà Nội thay đổi liên tục một cách chóng mặt. Vào thời điểm năm 1954, sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì dân số Hà Nội chỉ vẻn vẹn 53.000 người. Hiện tại tính đến năm 2018 thì dân số thành phố đã lên tới hơn 8.200.000 người với hơn một nửa dân số sống ở thành thị.

Hà Nội là một thành phố có lịch sử lâu đời, được mệnh danh là thủ đô nghìn năm văn hiến.

Hà Nội đã được rất nhiều đời vua lựa chọn làm nơi đóng đô. Bắt đầu từ sự kiện vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) sau khi lên ngôi, năm 1010 đã quyết định ban chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (tên gọi của Hà Nội thời bấy giờ). Sau đó kinh đô được đặt tên là Thăng Long bởi đây là nơi nhà vua mơ thấy có rồng bay từ trên trời xuống.

Sau khi trở thành kinh đô của nhà Lý, nhà vua cho xây dựng rất nhiều công trình từ cung điện, đền đài cho tới Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam, … Chỉ sau một thế kỉ Thăng Long trở thành một trung tâm toàn diện về chính trị, tôn giáo và kinh tế của cả nước.

Tiếp nối nhà Lý, các triều đại sau cũng tiếp tục lựa chọn Thăng Long làm nơi đóng đô. Nhờ vậy mà kinh đô ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn.

Tuy đến triều đại nhà Nguyễn, kinh đô được dời vào Phú Xuân nhưng nơi đây chưa từng mất đi tầm quan trọng mình. Vua Gia Long đã đưa thành Thăng Long thành một phần của tỉnh Hà Nội.

Trong thời kì Pháp thuộc Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương (Bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia). Nhiều công trình mang lối kiến trúc của Pháp được xây dựng thời bấy giờ hiện vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Năm 2010, Hà Nội đã kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội với nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử vô cùng thú vị.

Thời điểm thích hợp đến đến du lịch Hà Nội

Bạn có thể đến du lịch Hà Nội vào bất kể thời điểm nào trong năm nhưng NếmTV xin giới thiệu 2 thời điểm tuyệt vời nhất để đến thăm Hà Nội là vào mùa thu và mùa lễ hội đầu năm.

Ngoài ra nếu bạn đến từ những vùng khí hậu quanh năm và muốn trải nghiệm mùa đông thì đến du lịch Hà Nộ i vào những ngày cuối tháng 11 – đầu tháng 12 không phải là ý kiến tồi đâu. Vào thời điểm này nhiệt độ chưa hạ quá thấp và cũng không có nhiều mưa phùn nên bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm được một không khí se se lạnh vô cùng dễ chịu.

Ngoài ra, đây cũng là dịp mà bạn có thể đi khắp Hà Nội và thưởng thức trọn những thức ăn nóng nổi tiếng của thủ đô rồi!

Kinh nghiệm phương tiện du lịch Hà Nội

Phương tiện di chuyển đến Hà Nội

Có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Hà Nội để bạn thỏa mái lựa chọn như: xe máy, ô tô, xe khách, tàu hỏa, máy bay, … Tùy vào điểm xuất phát, thời gian cũng như ví tiền mà bạn có thể lựa chọn cho mình một hình thức di chuyển thích hợp nhất. Nhưng hiện nay phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì sự tiện lợi cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất là máy bay.

Phương tiện di chuyển khi thăm quan Hà Nội

Vì Hà Nội là một thành phố lớn nên ở đây có rất nhiều các loại hình phương tiện để bạn có thể lựa chọn khi đi thăm quan.

Xe máy: Đây là phương tiện mà bạn có thể thoải mái tự do lang thang khắp Hà Nội nhất. Bạn có thể liên hệ với khách sạn, nhà nghỉ mình nghỉ lại để có thể thuê xe với giá cả hợp lí nhất. Giá thuê sẽ rơi vào khoảng 50.000 – 200.000đ/ngày tùy vào loại xe bạn thuê.

Xe xích lô: Nhắc đến Hà Nội thì bạn không thể bỏ qua việc ngồi xe xích lô lượn 1 vòng quanh phố cổ được. Bạn có thể nhờ khách sạn, nhà nghỉ mình nghỉ lại để liên hệ xe xích lô giúp hoặc tự mình bắt xe ở các khu vực có đông xe xích lô đỗ như xung quanh Hồ Gươm hay khu vực Nhà hát Lớn. Giá cho một chuyến xích lô vòng quanh phố cổ là 200.000đ.

Xe bus: Đây là một phương tiện rẻ mà khá tiện lợi. Bạn chỉ cần dắt túi 7.000 – 9.000đ/chuyến là có thể đi khám phá khắp Hà Nội rồi! Tuy nhiên khi đi xe bus, bạn sẽ phải cực kì chú ý để tránh bị lỡ bến, nếu không sẽ rất mất công chuyển xe hoặc phải đi đường vòng mới tới nơi mình muốn đến.

Xe điện: Đây là một dịch vụ du lịch vòng quanh khu phố cổ bảo vệ môi trường mới được Hà Nội đưa vào phục vụ khách tham quan. Giá vé đi tham quan bằng xe điện là 15.000 đ/người.

Hanoi City Tour: Đây là một hình thức thăm quan Hà Nội bằng xe bus 2 tầng mới được đưa vào phục vụ và đang được rất nhiều du khách nước ngoài ưa chuộng. Tham gian Hanoi City Tour bạn sẽ được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cũng như thăm quan các địa danh nổi tiếng tại Hà Nội như Nhà hát Lớn, Nhà tù Hỏa Lò, Lăng Chủ tịch, … Hanoi City Tour có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào thời gian bạn sử dụng dịch vụ như 300.000 đồng (4 tiếng); 450.000 đồng (24 tiếng) và 650.000 đồng (48 tiếng).

BonBon City Tour: Cũng giống như Hanoi City Tour, BonBon City Tour là một hình thức thăm quan Hà Nội. Điểm khác nhau duy nhất là BonBon sử dụng phương tiện là một chiếc xe 30 chỗ được trang trí giống ô tô Hải Âu, một loại xe quen thuộc với những người con Hà Nội trong thập niên 80 – 90. Ngoài việc được thăm quan các địa danh lí thú, BonBon còn đem đến cho du khách những trải nghiệm về văn hóa, đời sống của người Hà Nội xưa vô cùng thú vị. Giá vé cho một chuyến khám phá của BonBon là 350.000đ/người.

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội khi lưu trú

Hanoi Rendezvous Hostel

Địa chỉ: 27 Bát Đàn , Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giá phòng: 76.000 đ – 120.000đ/người (phòng tập thể)

Địa chỉ: Số 9 Ngõ 27 Võng Thị, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Giá phòng: 150.000 – 180.000đ/người (đối với phòng tập thể) và 465.000 – 900.000đ/phòng (đối với phòng riêng)

May de Ville City Centre II Hotel

Địa chỉ: 57 Phạm Hồng Thái, Quận Ba Đình, Hà Nội

Giá phòng: 890.000 – 1.620.000đ/phòng

Địa chỉ: 44 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giá phòng: 3.800.000 – 7.200.000đ/phòng

Các địa điểm chắc chắn phải đến khi đi du lịch Hà Nội

Một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Hà Nội chính là Tháp Rùa Hồ Gươm. Không ai đến với thủ đô mà lại không đến thăm nơi đây để chiêm ngưỡng Tháp Rùa, chiêm ngưỡng cầu Thê Húc màu đỏ son “cong cong như con tôm” dẫn vào đền Ngọc Sơn cả.

Không chỉ có vậy, xung quanh hồ còn có các địa điểm mà các bạn trẻ vô cùng thuộc lòng cho những bức ảnh vô cùng xịn xò như bảng tin của tòa soạn báo Hà Nội Mới, bưu điện thành phố, trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, …

Khác với Hồ Gươm thường vô cùng đông đúc nhộn nhịp thì Hồ Tây có phần tĩnh lặng bình yên hơn. Qua bao nhiêu nét bút lời văn thì Hồ Tây vẫn luôn mang bên mình tính từ “lãng mạn” khiến lòng người mê mẩn.

Không chỉ xuất hiện nhiều trong thơ ca, Hồ Tây còn được biết đến như một trung tâm tâm linh Phật giáo hàng đầu ở Hà Nội với hàng chục ngôi đền, đình chùa có lịch sử lâu đời tọa lạc khu vực xung quanh hồ như Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ, …

Ngoài ra, Hồ Tây cũng là một địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ tới vui chơi bởi nơi đây có công viên nước Hồ Tây cùng với rất nhiều quán cafe nổi tiếng với view đẹp và đồ uống ngon.

Đây là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây là nơi đặt 82 bia Tiến sĩ tôn vinh hàng trăm tên tuổi của những bậc anh tài của nước ta qua những triều đại. Nằm trong khuôn viên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám nổi tiếng nhất chính là Khuê Văn Các – Một trong những địa danh được trang trọng in trên tờ tiền 100.000đ.

Đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám bạn không chỉ tìm hiểu được cuộc sống của các sĩ tử thời xưa mà còn được tham gia trải nghiệm các truyền thống lâu đời như xin chữ ông đồ đầu năm, chơi cờ người, … Đây cũng là một trong những địa điểm được các học sinh, sinh viên lui đến cầu mong đỗ đạt tại Hà Nội bên cạnh đền Ngọc Sơn.

Lăng Bác hay Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một địa điểm bất cứ ai đến với Hà Nội đều không thể bỏ qua. Lăng nằm trên đường Hùng Vương, trước mặt là quảng trường Ba Đình và Tòa nhà Quốc hội.

Khi đến thăm Lăng Bác bạn có thể vào thăm quan nhà sàn Bác ở và làm việc cho tới lúc mất cũng như ao cá chép Bác đã từng chăm sóc. Ngoài ra trong khuôn viên của Lăng Bác còn có hai địa điểm bạn nên tới khám phá là Chùa Một Cột – Một đại diện vô cùng tiêu biểu cho kiến trúc tâm linh thời nhà Lý – Trần và Bảo tàng Hồ Chí Minh – Nơi trưng bày nhiều hiện vật gắn liền với cuộc đời của vị lãnh tụ dân tộc thiên tài.

Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất ở Hà Nội chính là khu vực phố cổ.

Đây là nơi lưu dấu nhiều dấu ấn về một Hà Nội xưa với 36 phố phường buôn bán tấp nập.

Đi dọc những con phố Hàng, bạn sẽ được chứng kiến cảnh Hà Nội xưa và nay hòa làm một. Những gánh hàng rong buôn bán đủ món sẵn sàng phục vụ nhu cầu thượng đế bất cứ lúc nào thật quen thuộc lẫn vào những quán xá lấp lánh đèn màu hiện đại. Tất cả tạo nên một không gian phố cổ không nơi nào có được.

Đây là một công trình xây dựng để chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Với lối kiến trúc độc đáo hình một kim tự tháp ngược, bảo tàng Hà Nội thu hút rất nhiều lượt khách hiếu kì tới thăm quan mỗi năm.

Bảo tàng trưng bày hàng chục ngàn các hiện vật quý hiếm có niên đại từ hàng trăm đến hàng nghìn năm. Tất cả đều thể hiện các khía cạnh đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần, … của người dân Hà Nội.

Khu vực ngoại thành Hà Nội

Làng Bát Tràng nằm trên địa phận huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm gốm. Gốm Bát Tràng nổi tiếng bởi sự phong phú chủng loại và kiểu dáng vô cùng đẹp mắt.

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km. Đây là ngôi làng cổ đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia năm 2006.

Đường Lâm là ngôi làng duy nhất tại Việt Nam hiện vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn từ lối kiến trúc lẫn cuộc sống sinh hoạt của một ngôi làng Việt cổ. Bạn có thể di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe bus, taxi hay xe máy.

Giá vé vào thăm quan làng là 20.000 – 25.000đ/người.

Một trong những địa điểm ở ngoại thành Hà Nội được các bạn trẻ yêu thích là Vườn quốc gia Ba Vì. Cách trung tâm thành phố khoảng 60 km, đây là một địa điểm thích hợp để “đưa nhau đi trốn” khỏi những mệt nhọc và stress mà công việc, học tập đem lại.

Giá vé vào cổng là 60.000đ/người và nếu bạn có thẻ sinh viên sẽ chỉ còn 20.000đ/người thôi.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm trên địa bàn thị xã Sơn Tây là một địa điểm được giới trẻ ưa thích khác. Tại đây bạn có thể thăm quan những công trình mô phỏng theo đặc trưng văn hóa của các dân tộc.

Không chỉ vậy các bạn còn có thể trải nghiệm những giá trị văn hóa đặc sắc cũng như lối sinh hoạt độc đáo của 54 anh em.

Giá vé vào thăm quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là 30.000đ/người và 10.000đ/người nếu bạn có thẻ sinh viên.

Thời gian diễn ra: Mùng 5 tháng 1 Âm lịch hàng năm

Địa điểm: Gò Đống Đa (phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa)

Hội Gò Đống Đa được tổ chức nhằm kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vô cùng hào hùng của vua Quang Trung. Trong lễ hội có tập tục rước rồng lửa. Sau đám rước sẽ diễn ra lễ dâng hương, đọc văn tế tại đình Khương Thượng và lễ cầu siêu được tổ chức ở chùa Đồng Quang.

Thời gian diễn ra: Từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch hàng năm

Địa điểm: Khu di tích chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức)

Khu di tích chùa Hương có một quần thể các chùa cổ nổi tiếng linh thiêng nên cứ mỗi đầu năm vào mùa khai hội nơi đây thu hút hàng vạn khách đến hành hương vãn cảnh chùa mỗi ngày.

Thời gian diễn ra: ngày 6 tháng 1 Âm lịch hàng năm

Địa điểm: Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn)

Đây tương truyền là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi người bay về trời. Hội Gióng diễn ra để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của vị anh hùng trong truyền thuyết này. Hiện nay hội Gióng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những món ăn nhất định phải thử khi du lịch Hà Nội

Đây là một trong những món ăn đại diện cho cả nền ẩm thực Việt Nam và chắc chắn là món ăn bạn nên thử đầu tiên khi đến du lịch Hà Nội. Bạn có thể tìm thấy phở bò ở mọi góc phố của thủ đô và đôi khi là ở cả trong những ngõ nhỏ.

Một trong những trải nghiệm bạn nên có khi đến Hà Nội chính là ăn phở gánh. Cả một bát phở bò ngon lành nghi ngút khói đi kèm với đôi ba chiếc quẩy nóng, tất cả đều chỉ gói gọn trong hai chiếc thúng tre mà cô bán hàng quẩy đòn gánh. Xì xụp húp vội những ngụm nước dùng vừa thanh vừa ngọt thêm chút cay cay của ớt tươi khi ngồi trên chiếc ghế nhựa nhỏ đặt nơi góc phố đông người qua lại.

Nếu không quen với việc ăn hàng gánh, bạn có thể chọn những quán có thương hiệu sạch sẽ và cũng ngon không kém như phở Lý Quốc Sư, phở Thìn, … Ngoài món phở truyền thống thì bạn còn có thể thưởng thức các biến thể vô cùng thú vị như phở gà Quán Thánh, phở trộn chua ngọt ở phố Lãn Ông, phở áp chảo ở phố Bát Đàn, …

Bún chả Hà Nội – Món ăn đã từng được Tổng thống Mỹ Barrack Obama cùng với đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain thưởng thức cùng với một chai bia ướp lạnh không còn là một hình ảnh gì quá đỗi xa lạ với du khách khi đến Hà Nội.

Bún chả là một món ăn cầu kì của người Hà Nội. Chả nướng được làm từ những miếng thịt nạc thăn được xay nhỏ và tẩm ướp cẩn thận nặn thành những miếng tròn đều tay và kẹp vào vỉ nướng. Được nướng trên ngọn lửa than hồng khiến miếng thịt đậm đà hương thơm.

Phần bún sử dụng trong bún chả phải là sợi bún nhỏ vậy mới quyện được với nước chấm chua ngọt được pha chế cầu kì ăn kèm với gỏi đu đủ.

Bún chả Hương Liên: 24 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Đây là nơi tổng thống Obama và đầu bếp Anthony Bourdain đã dùng bữa)

Bún chả Hàng Mành: 1 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bún chả kẹp que tre: Ngã tư Nguyễn Du – Bà Triệu.

Đây là một món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng của Hà Nội. Chả cá Lã Vọng có mặt trên thực đơn từ những quán ăn nhỏ cho tới những khách sạn cao cấp và cả trong danh sách món ăn phục vụ tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Triều Tiên Kim Jongun trong Hội nghị thượng đình Mỹ – Triều vừa diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Chả cá Lã Vọng là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo của vị ngọt bùi của thịt cá và thanh mát của các loại rau sống. Để có thể thưởng thức được món ăn đúng vị thì bạn hãy đến thưởng thức tại các nhà hàng trên phố Chả Cá và đặc biệt là ở địa chỉ 14 Chả Cá. Bởi đây chính là nhà hàng Chả cá Lã Vọng đầu tiên được mở ra trên con phố này.

Bún thang là một món ăn truyền thống và đại diện cho nét tinh túy cầu kì trong ẩm thực của người Hà Nội. Bún thang có rất nhiều nguyên liệu như gà xé phay, lòng đỏ trứng gà chiên, giò lụa thái sợi, củ cải khô. Nước dùng được ninh từ xương ống và tôm he ngọt nước và rất thanh đạm.

Mắm tôm là một loại nước chấm không phải cũng dám thử nhưng một khi đã nếm vị rồi thì không thể nào không yêu. Ai đến Hà Nội chắc chắn cũng đều muốn ăn thử bún đậu mắm tôm một lần bởi cái ngon của món ăn này chính là nằm ở mắm tôm.

Mắm tôm ngon kết hợp với bún nắm hơi lỏng tay, miếng đậu mơ được rán giòn vàng ươm, miếng thịt chân giò luộc mềm mềm dai dai hay miếng chả cốm ngon ngậy sẽ khiến bất cứ thực khách khó tính nào cũng phải đầu hàng.

Mua quà gì khi đi du lịch Hà Nội

Dường như mỗi khi nghĩ đến mùa thu Hà Nội là người ta sẽ liên tưởng ngay tới cốm và bánh cốm. Gần như ai tới du lịch Hà Nội cũng sẽ mua vài ba hộp bánh cốm về làm quà.

Vỏ bánh cốm dẻo dẻo ngọt bùi bọc lấy phần nhân đậu xanh với dừa nạo chắc chắn là món quà chiều không thể thích hợp hơn, nhất là để biếu những bậc cha chú trung niên.

Cửa hàng Nguyên Ninh: 11 Hàng Than, Hoàn Kiếm

Cốm tươi làng Vòng: Cầu Giấy, Hà Nội.

Nếu bạn ở xa tới du lịch Hà Nội thì ô mai chính là món quà vô cùng thích hợp bởi thời gian bảo quản được lâu không lo hư hỏng. Ô mai là một món quà vặt mà bất kể già trẻ gái trẻ đều thích thú, mê mẩn.

Không chỉ vậy ô mai cũng có rất nhiều loại và vô số hương vị cho các bạn lựa chọn như ô mai sấu xanh, ô mai mơ hay ô mai gừng, …

NếmTV xin đề cử những cửa hàng bán ô mai trên phố Hàng Đường hay hệ thống cửa hàng ô mai Hồng Lam để bạn có thể đến mua cho mình những hộp ô mai ưng ý nhất đem về làm quà

Cần một món quà thanh nhã và sang trọng hơn? Trà sen chính là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn mua quà về để tặng những người lứa tuổi hoặc sếp của mình.

Trà sen Hồ Tây vốn từ trước đến nay vẫn luôn nổi tiếng bởi sự thơm ngon và cầu kì. Loại trà được sử sụng là trà Thái Nguyên loại 1 ướp chung với nhụy hoa sen được cẩn thận tách ra từ những bông hoa sen hái buổi sớm ở Hồ Tây. Tất cả tạo nên một hương vị trà đậm đà thoang thoảng hương sen thật khó cưỡng.

Đồ gốm của Bát Tràng vừa bền vừa mang một vẻ đẹp rất riêng lại phong phú chủng loại mẫu mã khác nhau như ấm chén, bát đĩa, tượng và phù điêu hay cả những chiếc chuông gió đáng yêu nữa.

Không chỉ vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm nên những sản phẩm của riêng mình và biến nó thành quà tặng. Đó chắc chắn sẽ là một món quà vô cùng có ý nghĩa dành cho bạn bè và người thân.

Với những kinh nghiệm du lịch Hà Nội kể trên NếmTV hi vọng bạn sẽ có được chuyến du lịch vui vẻ và đáng nhớ nhất!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z

Hà Nội có gì nổi bật mà ai đặt chân đến đây đều dành cho mảnh đất ấm áp này những tình cảm vô cùng đặc biệt. Thử một lần xách ba lô đến mảnh đất thủ đô để chiêm ngưỡng xem nào, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Tham khảo tổng hợp kinh nghiệm du lịch Hà Nội từ A đến Z để tự tin khám phá thủ đô cho chuyến đi sắp tới nào!

Tổng quan du lịch Hà Nội

Cùng với vẻ đẹp lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội luôn có sức hấp dẫn riêng giữ trọn tình cảm của mỗi con người khi đặt chân đến đây. Những con phố cổ nhỏ xinh yên bình trong nắng ấm, những di tích lịch sử trầm mặc màu cổ kính rêu phong, những cơn gió se lạnh hòa vào tiếng rao của những hàng quán yên bình góc phố… Tất cả làm nên một Hà Nội đặc biệt với nét văn hóa đậm đà bản sắc, và một lối sống riêng chẳng thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Hà Nội sở hữu rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú như di tích Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm những làng nghề truyền thống… Chính vì vậy du lịch Hà Nội thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế lớn nhất bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh lịch của mình.

Du lịch Hà Nội mùa nào đẹp nhất?

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng của miền Bắc Bộ.Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, có khi rét đậm.

Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Hà Nội là vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11. Lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu, không có nắng chói chang. Mùa thu được coi là thời điểm đẹp nhất ở Hà Nội. Du lịch Hà Nội vào mùa đông cũng rất thú vị, cảm nhận cái lạnh, thưởng thức những món ăn đặc trưng cũng là một gợi ý rất hấp dẫn.

Phương tiện di chuyển đến Hà Nội

Máy bay

Ô tô khách

Có hai hãng xe khách lớn chạy tuyến Bắc Nam là Mai Linh và Hoàng Long. Bạn có thể mua vé tại bến xe miền Đông hoặc liên hệ đặt vé. Thời gian hành trình đi bằng xe khách mất khoảng 39 giờ. Giá vé xe khách trung bình Sài Gòn – Hà Nội là 800.000.000 vnđ/vé. Giá vé rẻ nhất là 700.000 đ/vé, giá vé cao nhất là 900.000 đ/vé. Chuyến xe sớm nhất khởi hành lúc 07:00 sáng, chuyến muộn nhất khởi hành lúc 23:00.

+ Xe khách Mai Linh Express. SĐT: 08.39.29.29.29- 0985.29.29.29 + Xe khách Hoàng Long. SĐT: 02822438989

Ngoài ra còn có các hãng xe cho bạn lựa chọn: Hà Loan, xe Hiền Phước, xe Hồng Huấn (Quân Bình)…

Tàu lửa

Giá vé tàu Thống Nhất Bắc Nam dao động từ 1,166,000đ/chiều đến 1,246,000đ/chiều (tùy theo ghế cứng, mềm hay giường nằm). Thời gian di chuyển khoảng 2 ngày tới Hà Nội. Từ ga Hà Nội ( đường Lê Duẩn) đến trung tâm thành phố mất khoảng 10 đến 15 phút đi taxi.

Phương tiện đi lại ở Hà Nội

+ Xe máy: Bạn có thể tự mình khám phá thành phố bằng cách thuê xe máy hoặc gọi grab. Giá một chiếc xe khoảng 100.000 – 150.000 VND/ ngày.

+ Xe buýt: Đây là loại phương tiện công cộng quen thuộc với người dân cũng như du khách khi đến với Hà Nội. Giá vé cho mỗi chuyến khá rẻ, chỉ 7.000 – 9.000đ.

+ Taxi: Các hãng taxi phổ biến ở Hà Nội là Mai Linh (SĐT: 024.38.222.666), Taxi Group (SĐT: 024.38.26.26.26), V20 (SĐT: 024.38.20.20.20)

+ Xích lô: Một hình ảnh đặc trưng của phố cổ chính là chiếc xích lô Bạn có thể trực tiếp gọi xe bởi ở khu vực bờ hồ, số lượng xe xích lô rất nhiều.

+ Xe điện: Vé xe được bán tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm với giá 15.000 VND/ chuyến 15 phút.

Những địa điểm tham quan hấp dẫn khi du lịch Hà Nội

Trung tâm Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên rất thuận tiện cho du khách tìm đến ngắm cảnh và khám phá nhiều trải nghiệm thú vị vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội gần Bảo tàng Hồ Chí Minh. Chùa Một Cột cùng với “Khuê văn các” đang là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Với kiến trúc độc đáo với một cấu trúc hình vuông nằm trên một cột đá, chùa Một Cột trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn và cuốn hút tại Hà Nội.

Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothic châu Âu, nhưng vẫn có sự kết hợp với kiến trúc bản địa . Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội thu hút giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội bởi vẻ đẹp độc đáo của nó.

Văn miếu Quốc Tử Giám

Được coi là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội mà còn là nơi chứa đựng những giá trị tinh hoa văn hóa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt.

Phố cổ Hà Nội

Du lịch Hà Nội, du khách sẽ bị thu hút và ấn tưởng bởi những con phố cổ nhỏ. Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. Bạn có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội.

Quảng trường Ba Đình- Lăng Hồ Chủ Tịch

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây đã lưu giữ dấu ấn nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam. Dù đã qua bao lớp bụi thời gian, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hoàng thành giông chỉ mang giá trị lịch sử to lớn mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách đến với Hà Nội.

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, đầu phố Tràng Tiền. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp độc đáo.

Chùa Trấn Quốc

Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội với lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ. Với sự kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính, sự tươi mát của vườn cây và hồ nước mênh mang, chùa không những là nơi dừng chân của phật tử mà còn thu hút du khách thập phương.

Hồ Tây

Đến với Hà Nội, du khách không chỉ ấn tượng với “ba sáu phố phường” mà còn là cây xanh, hồ nước. Và Hồ Tây là địa danh nổi tiếng được nhắc đến gắn liền với lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên được xây vượt sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của thành phố Hà Nội. Cầu hơn trăm năm tuổi với những dầm thép vươn cao đầy tinh tế và khỏe mạnh, kết cấu thép vừa tạo độ vững chãi cho cây cầu. Những buổi chiều muộn, đứng trên cầu Long Biên ngắm dòng sông Hồng lững lờ trôi quả là một khung cảnh lãng mạn tuyệt vời.

Các địa điểm xung quanh Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm ở bờ phía Nam của sông Hồng thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cách Hà Nội khoảng chừng 50km. Đây là làng cổ đầu tiên được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006. Với vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn sự mộc mạc với những mái nhà gạch ngói cổ kính, những con đường lát gạch đã hằn lên vết thời gian, những mái ngói phủ rêu và mái đình, cây đá, giếng nước…

Vườn quốc gia Ba Vì

Vườn quốc gia Ba Vì nằm giữa quần thể các khu du lịch của vùng núi Ba Vì cách trung tâm Hà Nội 50km về phía Tây. Vườn Quốc Gia Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “lá phổi xanh” phía Tây thủ đô Hà Nội. Do đó, từ lâu Vườn Quốc Gia Ba Vì trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Hồ Quan Sơn

Khu du lịch sinh thái Hồ Quan Sơn chỉ cách Thủ đô chưa đến 50km. Với vẻ đẹp hùng vĩ và tràn trề sức sống của gần 20 ngọn núi lớn nhỏ kéo dài, lừng lững trên mặt hồ nước cùng với thảm thực vật xanh mướt vô cùng phong phú. Đây chính là điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng mà bạn không nên bỏ qua.

Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ. Đến mảnh đất cổ xưa này, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi bắt gặp những bình hoa, chậu gốm trưng bày khắp các ngõ ngách trong làng.

Núi Trầm

Núi Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Núi Trầm không quá cao nhưng có khung cảnh đẹp, những tảng đá lớn hình thù sinh động. Vẻ quyến rũ của núi Trầm chính là những con đường mòn trải dài do người leo núi qua thời gian dài tạo ra, cùng với những mỏm đá trắng mấp mô trên vách núi.

Những địa điểm chụp hình đẹp ở Hà Nội

Phố đi bộ Hồ Gươm

Nhà Thờ Lớn

++ Địa chỉ: Số 40, phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đài quan sát Sky walk Lotte Center Hà Nội

++ Địa chỉ: 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Sân bay trực thăng tòa nhà Hei Tower

Cầu Long Biên

Tòa soạn báo Hà Nội mới

Park Hill – Times City

Phố bích họa Phùng Hưng

Phố sách Hà Nội

++ Địa chỉ: Phố 19 tháng 12, Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Phố đường tàu xe lửa Hà Nội

++ Địa chỉ: khu phố Khâm Thiên, Lê Duẩn, Phùng Hưng, Hà Nội.

Món ăn, đặc sản ở Hà Nội

Bánh mì

104 – 105B C3 tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

326 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

35 – 37 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.

65, 67 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội.

09 Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phở

Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phở Lý Quốc Sư: Số 10 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phở Thìn Lò Đúc: 13 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phở “bưng” Hàng Trống: 8 Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phở Sướng: 24 Ngõ Trung Yên, đường Đinh Liệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chả cá Lã Vọng

++ Địa chỉ: Quán chả cá Lã Vọng, số 14 Chả Cá, Hà Nội

Bún Thang

Bún thang Bà Đức: Số 48 Cầu Gỗ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bún thang Ngọc Tuyền : Số 56 & 58 Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bún thang Thuận Lý : Số 33 Hàng Hòm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Quán Cũ: Số 31A Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mẹt – Lạc Trung: số 268 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bún đậu mẹt Nam Định – Lĩnh Nam: 315 Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Bún đậu mắm tôm – Đội Cung: số 2 Đội Cung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bún đậu – Chị Hằng: Ngõ 299 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bánh cuốn

Bánh cuốn Bà Hanh: số 26B Thọ Xương, Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bánh cuốn Bà Hoành – Tô Hiến Thành: số 66 Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bánh cuốn Gia Truyền – Thanh Vân: số 81 Lê Văn Hưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bánh cuốn – Thụy Khuê: Ngõ 29 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bánh cuốn Bà Xuân: số 16 Dốc Hòe Nhai, Phường Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Kem Tràng Tiền

++ Địa chỉ: 35 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bia Tạ Hiện

++ Địa chỉ: 18 Tạ Hiện, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Du lịch Hà Nội nghỉ ngơi ở đâu? Khách sạn, Homestay ở Hà Nội

Khách sạn Rustic House. ++ Địa chỉ: 55 Hàng Cót, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khách sạn Somerset Grand Hà Nội ++ Địa chỉ: 49 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm Sazi Homestay Hà Nội

++ Địa chỉ: Hàng Bông, Hà Nội

Cá homestay Secret Terace Mai Sky’s Homestay ++ Địa chỉ: 39 Hàng Điếu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Module Zen 7 ++ Địa chỉ: 83 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Satori Homestay ++ Địa chỉ:Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

City Center & Good Security Area

++ Địa chỉ: Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.

Một số lưu ý khi du lịch Hà Nội:

– Nếu tham quan ở phố cổ nhớ mang theo một tấm bản đồ vì đường ở đây khá lắt léo

– Không nên ra ngoài sau 12 giờ đêm vì đường rất vắng vẻ, không đảm bảo an toàn nhất là đối với khách du lịch.

– Các khách sạn gần khu vực phố cổ Hà Nội thường có số lượng phòng giới hạn nên bạn nên đặt phòng trước, đặc biệt là với các địa chỉ hot hoặc khi du lịch vào mùa cao điểm.

Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội 2022 Siêu Chi Tiết Từ A Đến Z

Bật mí kinh nghiệm du lịch Hà Nội chi tiết nhất trong năm 2021 này. Thủ đô cổ kính với 36 phố phường và một chút hiện đại luôn thôi thúc, hấp dẫn khách du lịch khắp mọi nơi. Chuyến du lịch Hà Nội đưa bạn đến với một thủ đô 4 mùa tươi sắc và những cảnh đẹp bình dị thân thương.

– Tháng 9 đến nửa đầu tháng 11 là thời điểm Hà Nội vào thu, mùa thu Hà Nội lãng mạn, đẹp hút hồn và thời gian này cũng là lúc lí tưởng nhất để du lịch Hà Nội.

– Mùa đông Hà Nội kéo dài từ tháng 11 đến nửa đầu tháng 2, đầu đông thời tiết Hà Nội se lạnh vào buổi sáng sớm và lúc đêm xuống. Nếu thích tận hưởng cái lạnh mùa đông Hà Nội bạn đừng bỏ qua chuyến du lịch đến Hà Thành trong thời gian này.

– Thời gian còn lại trong năm thời tiết Hà Nội nóng, nhiệt độ khá cao khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nên muốn du lịch Hà Nội trong thời gian này, bạn có thể cân nhắc.

Mùa thu là thời điểm lí tưởng nhất cho một chuyến du lịch Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Bốn mùa của Hà Nội đều đẹp, đều cuốn hút nhưng có lẽ tuyệt vời nhất vẫn là mùa thu, khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11.

Một thoáng mùa thu Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Thời điểm đó Hà Nội như khoác lên mình một tấm áo tươi mới, điểm xuyết bởi hương hoa sữa váng vất, những thảm lá vàng rơi rực rỡ, bầu trời xanh ngắt, cao vợi, ánh nắng hoe vàng, cơn gió heo may chớm lạnh… Hà Nội bỗng chốc trở nên lãng mạn, dịu dàng sau khi tạm biệt cái nóng oi bức của mùa hè.

Với kinh nghiệm du lịch Hà Nội, bật mí cho bạn rằng không thể quên mang theo giấy tờ tùy thân khi đi Hà Nội cũng như trong bất kì chuyến du lịch nào. Giấy tờ tùy thân sẽ cần thiết cho bạn khi check-in khách sạn Hà Nội, di chuyển trên các phương tiện đến Hà Nội. Khi đi du lịch Hà Nội bạn cũng không cần mang theo nhiều tiền mặt, cách tốt nhất bạn nên sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng để tránh bị mất tiền trong thời gian đi tham quan.

Nhớ chuẩn bị áo ấm khi đi du lịch Hà Nội vào mùa đông. (Nguồn: Internet)

Riêng với quần áo và những vật dụng cá nhân, tùy theo thời gian du lịch Hà Nội bạn có thể chọn cho mình những bộ trang phục tương ứng. Du lịch Hà Nội trong những ngày đông lạnh, nhớ chuẩn bị áo ấm, khăn choàng, găng tay để giữ ấm trong suốt thời gian ở Hà Nội. Đến Hà Nội trong những ngày hè, thu mát mẻ bạn nên chọn những bộ quần áo mỏng, thoáng mát.

Ngoài ra, bạn đừng quên mang theo vé tàu xe, vé máy bay đi hà nội, thông tin đặt phòng khách sạn và những giấy tờ cần thiết phục vụ cho chuyến đi.

– Xe khách: Hà Nội là thủ đô, là thành phố lớn vì thế không khó để tìm một chuyến xe đến Hà Nội.

+ Từ Tp. HCM đến Hà Nội: Các hãng xe phổ biến như: Hoàng Long, Mai Linh, Ngọc Lễ, Phượng Hoàng, Tín Nghĩa, Vĩnh Yên… Giá vé dao động từ 650.000Đ – 950.000Đ/lượt.

+ Từ Đà Nẵng đến Hà Nội: Các hãng xe phổ biến ở Đà Nẵng mà bạn có thể lựa chọn để đi Hà Nội: Đại Phát, Hoàng Long, Tuấn Nam, Danatranco, Camel Travel… Giá vé dao động từ 310.000Đ – 400.000Đ/lượt.

– Tàu hỏa: Chuyến đường sắt Bắc Nam sẽ đưa bạn đến với thủ đô Hà Nội an toàn và thuận tiện hơn.

+ Giá vé tàu từ chúng tôi đến Hà Nội: từ 430.000Đ – 1.430.000Đ/lượt (tùy toa)

+ Giá vé tàu từ Đà Nẵng đến Hà Nội: từ 370.000Đ – 1.250.000Đ/lượt (tùy toa)

– Máy bay: Đây là phương tiện tốt nhất, nhanh nhất để di chuyển đến Hà Nội, các hãng hàng không trong nước thường xuyên có chương trình khuyến mãi giá vé 0Đ, 99Đ, 199.000Đ đến Hà Nội.

+ Vé máy bay từ chúng tôi đi Hà Nội: giá vé thông thường từ 790.000Đ – 2.020.000Đ/lượt

+ Vé máy bay từ Đà Nẵng đi Hà Nội: giá vé thông thường từ 490.000Đ – 1.400.000Đ/lượt

Hiện nay cả ba hãng hàng không nội địa chủ chốt là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific đều tiến hành khai thác các chặng bay từ các tỉnh thành khác đi Hà Nội. Cụ thể là giá vé hãng Jetstar Pacific và Vietjet Air dao động từ 500,000 – 1,400,000 VNĐ/1 chiều, Vietnam Airlines từ 600,000 – 1,600,000 VNĐ/1 chiều.

Để di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố thì bạn có thể đón taxi với mức giá từ 400,000 – 500,000 VNĐ, hoặc đi xe buýt trung chuyển của hai hãng hàng không Jetstar Pacific và Vietjet Air với giá khoảng 40,000 – 50,000VNĐ/lượt.

Tàu hỏa là phương tiện an toàn nhất để di chuyển đến Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Nếu lựa chọn phương tiện tàu lửa thì giá vé tàu Thống Nhất Bắc Nam từ 1,200,000 – 1,300,000 VNĐ. Từ ga Hà Nội đi đến trung tâm thành phố sẽ mất khoảng 15 phút đi taxi.

Một trong những nét đặc trưng của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Nhiều du khách đi tham quan Hà Nội đã lựa chọn loại phương tiện này để khám phá vẻ đẹp của từng con phố. Nếu như xích lô mang đậm phong cách cổ xưa thì xe điện lại mang hơi hướng hiện đại, theo khuynh hướng “du lịch xanh”, bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới.

Combo du lịch Hà Nội là lựa chọn mới từ VietnamBooking với trọn gói vé máy bay và khách sạn chỉ trong một lần đặt. Vẫn thoải mái lựa chọn giữa hàng trăm chuyến bay và khách sạn yêu thích, combo Hà Nội này sẽ giúp bạn tiết kiệm , lại vô cùng nhanh chóng và dễ dàng quản lý lịch trình hơn trước.

– Xe máy: Đến Hà Nội bạn có thể thuê xe máy để vi vu, tham quan các điểm du lịch ở trung tâm thành phố, giá thuê xe máy chỉ từ 100.000Đ – 200.000Đ/ngày (tùy xe).

– Đi bộ: Đừng quên dừng lại một buổi chiều dạo bước trên phố đi bộ Hà Nội hoặc lãng đãng, mơ mộng ở hồ Gươm.

– Xe bus: Cũng giống như ở Sài Gòn, các tuyến xe bus ở Hà Nội cũng khá phổ biến, bạn có thể lựa chọn để tiết kiệm chi phí cho chuyến du lịch của mình.

Xe bus 2 tầng mang đến màu sắc mới cho ngành du lịch Hà Nội. (Nguồn: Internet)

– Taxi: Là phương tiện tiêu tốn khá nhiều chi phí nhưng bạn có thể thuận tiện di chuyển đến các điểm tham quan nếu chưa quen thuộc đường ở Hà Nội.

Nếu chọn tour du lịch Hà Nội trong ngày, bạn sẽ không cần quan tâm đến việc tìm hay chọn khách sạn ở Hà Nội. Nhưng nếu đi tour du lịch Hà Nội trong nhiều ngày, bạn nên chọn cho mình một khách sạn gần trung tâm để tiện tham quan hoặc homestay giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội của Vietnambooking.com sẽgợi ý cho bạn một số khách sạn và homestay Hà Nội được nhiều người yêu thích.

Du khách đi du lịch Hà Nội sẽ không phải lo lắng về chỗ ở vì mảnh đất thủ đô có nhiều khách sạn, phòng trọ từ bình dân đến sang trọng, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của quý khách.

Gợi ý một số cái tên bạn có thể tham khảo như Khách sạn Somerset Grand Hà Nội (49 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm), Khách sạn Church Boutique Hàng Trống (35 – 37 Hàng Trống, Phố Cổ), Khách sạn Hà Nội (3B99 Phố Mã Mây, Phố Cổ), Khách sạn Medallion Hà Nội (11 Mã Mây, Phố Cổ), Khách sạn Indochina Queen II Hà Nội (67 Thuốc Bắc, Quận Hoàn Kiếm)…

– Khách sạn La Siesta Trendy Hà Nội: Khách sạn đạt chuẩn 4 sao mang phong cách cổ điển, décor phòng ngủ ấn tượng, đẹp mặt nên rất thu hút khách du lịch khi có dịp đến với thủ đô. Khách sạn tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố nên rất phù hợp để bạn di chuyển đi tham quan các cảnh đẹp trong trung tâm và một buổi tối đi dạo thủ đô.

Không gian “sang chảnh” của khách sạn La Siesta Trendy Hà Nội. (Nguồn: Internet)

+ Địa chỉ: 12 Nguyễn Quang Bích, Cửa Đông, Hoàn Kiếm

+ Giá phòng: từ 2.000.000Đ – 8.500.000Đ/phòng/ngày

– Khách sạn O’Gallery Premier Hotel: Khách sạn được thiết kế theo kiến trúc Pháp vừa cổ điển vừa không kém phần hiện đại, tạo nên không gian đẹp mắt, sang trọng. Nhân viên nhiệt tình là một điểm cộng dành cho khách sạn này.

O’Gallery Premier Hotel – Điểm dừng chân ấn tượng tại Hà Nội. (Nguồn: Internet)

+ Địa chỉ: 122 Hàng Bông, Hàng Bông, Hoàn Kiếm

+ Giá phòng: từ 2.000.000Đ – 3.600.000Đ/phòng/ngày

– Khách sạn Maison d’Orient: Nằm nép mình bên phố cổ, Maison d’Orient là điểm dừng chân lí tưởng cho chuyến du lịch Hà Nội của bạn thêm hoàn hảo. Từ vị trí của khách sạn đều gợi cho bạn nghĩ về một thời quá khứ xa xưa, décor ấn tượng sẽ là điểm cộng dành cho Maison d’Orient. Không gian xanh mát, tự nhiên của khách sạn cũng mang đến cho bạn những giây phút thư giãn đáng nhớ trong những ngày lưu trú tại Hà Nội.

Không gian sang trọng pha chút cổ điển của khách sạn Maison d’Orient. (Nguồn: Internet)

+ Địa chỉ: 26 Ngõ Huyện, Hàng Trống, Hoàn Kiếm

+ Giá phòng: từ 850.000Đ – 1.500.000Đ/phòng/ngày

– Satori homestay: Tông màu xanh, cam chủ đạo của homestay sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, thư thái. Mọi ngóc ngách của homestay đều được thiết kế ấn tượng, vừa cổ cổ vừa hiện tại và cũng là background lí tưởng để bạn có thể chụp ảnh “sống ảo”.

Không gian quen thuộc của Satori homestay. (Nguồn: Internet)

+ Địa chỉ: homestay có 2 địa chỉ 2F Quang Trung và 39D Hàng Hành

+ Giá phòng: 600.000Đ – 700.000Đ/phòng

– Le Bleu Núi Trúc homestay: Được thiết kế với phong cách đơn giản, đáng yêu, theo một phong cách rất riêng, tạo cảm giác thân quen, gần gũi cho khách du lịch. Không gian homestay yên tĩnh là vị trí thích hợp để bạn dừng chân trong chuyến du lịch Hà Nội của mình.

Le Bleu Núi Trúc homestay mang đến không gian bình yên cho khách du lịch. (Nguồn: Internet)

+ Địa chỉ: Ngõ Núi Trúc, nằm trong khu tập thể Văn nghệ sĩ

+ Giá phòng: 900.000Đ/phòng

– Au Frais homestay: Phong cách hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây của Au Frais homestay mang đến cảm giác thư giãn cho du khách. Khoảng không gian ban công là nơi để bạn ngắm cảnh thành phố Hà Nội từ trên cao. Bạn có thể tổ chức những bữa tiệc BBQ ngoài trời khi nghỉ dưỡng ở Au Frais homestay.

Không gian đậm chất Hà Thành ở Au Frais homestay. (Nguồn: Internet)

+ Địa chỉ: tầng 9 số 23 Tây Hồ

+ Giá phòng: 600.000Đ/phòng

Nếu như từ trước đến nay, bạn chỉ được ngắm cảnh hồ Gươm qua phim ảnh, sách vở thì lần này trong tour du lịch giá rẻ Hà Nội hãy ghé qua ngắm cảnh đẹp bên bờ hồ Gươm. Là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, cho dù đi bất kì nơi nào, người Hà Nội cũng không thể quên được khung cảnh lãng đãng, quyến rũ của hồ Gươm.

Vẻ đẹp Hồ Gươm – Đi rồi vẫn nhớ mãi không nguôi. (Nguồn: Internet)

Đã đến với thủ đô Hà Nội, không thể nào không thể đến viếng lăng Bác – vị anh hùng vĩ đại nhất của dân tộc. Khi viếng lăng Bác, bạn nên chuẩn bị trang phục thật chỉnh tề và chỉ được vào lăng các buổi sáng thứ 3, 4, 5, 7 và chủ nhật.

Được xây dựng từ thời nhà Lý đến nay, chùa Một Cột vẫn luôn là biểu tượng của một thủ đô ngàn năm văn hiến. Kiến trúc của chùa Một Cột phản ánh được giá trị văn hóa của người Việt ở xã hội phong kiến.

Chùa Một Cột – Biểu tượng của kiến trúc Việt Nam thời phong kiến. (Nguồn: Internet)

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những điểm du lịch Hà Nội ấn tượng, để lại nhiều kí ức với khách tham quan. Đến Văn Miếu, bạn không chỉ được tham quan kiến trúc, tìm hiểu về lịch sử của các nhà trí thức Việt thời phong kiến mà còn có những bức ảnh check-in Hà Nội độc đáo.

Văn Miếu Quốc Tử Giám – Kí ức khó quên về vùng đất ngàn năm văn hiến. (Nguồn: Internet)

Du lịch Hà Nội đừng quên check-in nhà thờ Lớn. (Nguồn: Internet)

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường, những khu phố cổ không chỉ có những ngôi nhà cổ mà còn có những hàng quán ăn ngon đậm đà hương vị Hà Nội. Đến với 36 phố phường Hà Nội bạn còn có thể mua quà cho người thân để nhớ mãi chuyến du lịch đất Hà Thành.

Không chỉ có hồ Gươm, Hà Nội còn có Hồ Tây và con đường Thanh Niên mơ mộng chia cắt Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Đi dạo trên con đường Thanh Niên vào một buổi chiều bạn có thể ngắm được khung cảnh hoàng hôn lãng mạn bên bờ hồ Tây nổi tiếng của xứ Hà Thành.

Một góc Hồ Tây và con đường Thanh Niên lãng mạn. (Nguồn: Internet)

Hoàng thành Thăng Long là một trong những di tích lịch sử nổi bật nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Hoàng thành gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam, dù không hoành tránh và rộng lớn như Hoàng Cung ở Huế nhưng Hoàng thành Thăng Long cũng đưa bạn về với lịch sử huy hoàng của triều đại phong kiến Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long rực rỡ trước cánh đồng hoa hướng dương. (Nguồn: Internet)

Nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, con đường gốm sứ đã được xây dựng và cũng được đạt được kỉ lục Guiness là con đường gốm dài nhất thế giới.

Con đường gốm sứ độc nhất vô nhị ở Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, từ trung tâm Hà Nội bạn có thể chọn xe bus để di chuyển đến làng cổ. Vé vào tham quan chỉ 25.000Đ/người, đến với Đường Lâm bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về nét kiến trúc, văn hóa, nét sinh hoạt của người Hà Nội xưa cách đây hơn 300 năm.

Làng cổ Đường Lâm – Tìm chút hương vị làng quê xưa của đất Hà Thành. (Nguồn: Internet)

Vườn quốc gia Ba Vì là một quần thể khu vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng. Đến vườn quốc gia Ba Vì, bạn sẽ được tham quan công trình kiến trúc cổ từ thời Pháp, nhà kính xương rồng và khu vườn quốc gia rộng lớn.

Vẻ đẹp ma mị, huyền bí của vườn quốc gia Ba Vì. (Nguồn: Internet)

Một trong những điều độc đáo của Hà Nội là trong lòng thành phố hiện diện nhiều hồ nước lớn và quanh thành phố là những con sông lớn. Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước tọa lạc ở giữa trung tâm thành phố với điểm nhấn là tháp rùa cổ trên một đảo nhỏ giữa hồ. Xoay quanh hồ Hoàn Kiếm là những công trình được xem là di sản nổi bật của thành phố như Cầu Thê Húc, Đài Nghiêng, Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, Lầu Đắc Nguyệt…

Cảnh đẹp lãng mạn của hồ Gươm. (Nguồn: Internet)

Chùa Một Cột – Hình ảnh quen thuộc của thủ đô Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, là nơi thờ phục Đức Khổng Tử và đặt bia tiến sĩ. Hiện nay Văn Miếu đã trở thành một trong những điểm du lịch được các công ty du lịch khai thác khi đến Hà Nội.

Song song đó Văn Miếu cũng đồng thời là nơi trao bằng khen cho các học sinh đạt thành tích học tập vượt trội. Các sĩ tử trước mỗi kỳ thì đều ghé Văn Miếu -Quốc Tử Giám để cầu may mắn.

Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc của Hà Nội. Khung cảnh thoáng đãng, dễ chịu ở khuôn viên nhà thờ đã hấp dẫn người dân địa phương và du khách du lịch nước ngoài trong chuyến thăm thú thủ đô. Sẽ không có gì hào hứng bằng khi bạn ngồi nhâm nhi ly cà phê vỉa hè, tận hưởng không khí se se lạnh của Hà Nội hay khi tối đến huyên thuyên với bạn bè bên ly trà chanh mát lành.

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm check-in quen thuộc khi đi du lịch Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Hà Nội 36 phố phường gắn liền với hình ảnh của những ngôi nhà cổ, những con phố vẫn toát lên được dáng vẻ từ thế kỷ 19 là nơi du khách tìm tới để trải nghiệm những khoảng thời gian lắng đọng và nghĩ suy về nhiều điều. Đặt chân đến phố cổ, du khách mới có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp rất riêng của con người đất Hà Thành.

Một góc phố cổ Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Nhà hát là “phiên bản” nhỏ của nhà hát Opéra Garnier của Paris, địa chỉ ở Tràng Tiền là con đường lớn của thành phố. Nhà hát Lớn là nơi tổ chức nhiều sự kiện trọng đại của cả nước.

Kiến trúc cổ kính của nhà hát Lớn Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác – Điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Còn Lăng Chủ Tịch là nơi lưu giữ thi hài nguyên vẹn của Bác. Lăng Chủ Tịch mở cửa đón khách vào các buổi sáng thứ Ba, Tư, Năm, Bảy, Chủ Nhật trong tuần. Yêu cầu đặt ra với du khách viếng thăm lăng là phải ăn mặc nghiêm túc và không mang theo các thiết bị điện tử ghi hình.

Hồ Tây là hồ nước có diện tích lớn nhất toàn thành phố. Thời điểm tốt nhất cho chuyến đi Hồ Tây của du khách là lúc hoàng hôn để ngắm mặt trời lặn. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh hồ. Quanh hồ Tây là nhiều ngôi làng cổ truyền thống, mang đậm sắc thái văn hóa dân gian như làng Nghi Tàm, làng Nhật Tân, làng Xuân Tảo, làng Trích Sài, làng Kẻ Bưởi, làng Thụy Khuê…

Khoảnh khắc hoàng hôn bên bờ Hồ Tây. (Nguồn: Internet)

Nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách thành phố Hà Nội khoảng 20km là làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. Từ lâu làng gốm Bát Tràng là địa chỉ sản xuất gốm sứ chất lượng hàng đầu cả nước. Du khách đặt tour du lịch trong nước sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị ở đây như cận cảnh các xưởng gốm, các sản phẩm tinh xảo hoặc tự mình tạo ra những sản phẩm gốm yêu thích hay vẽ lên những món đồ lưu niệm bằng gốm làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

Ghé thăm làng gốm Bát Tràng. (Nguồn: Internet)

Đến làng cổ Đường Lâm tìm về một thoáng Hà Nội xưa. (Nguồn: Internet)

Vườn hoa thuộc địa phận quận Tây Hồ không chỉ lôi cuốn du khách trong những dịp Tết đến Xuân về mà vườn hoa Nhật tân còn thu hút sự quan tâm của giới trẻ đến thưởng hoa, chụp ảnh trong những vườn hoa rực rỡ sắc màu. Vào bất cứ thời điểm nào trong năm thì đây là một trong những địa điểm chụp ảnh rất được các bạn trẻ yêu thích.

Rực rỡ sắc hoa tại vườn hoa Nhật Tân. (Nguồn: Internet)

Bãi Đá sông Hồng rộng rãi nằm ngay bên bờ sông Hồng với bãi cát trải dài mênh mông thơ mộng nên rất thích hợp cho các đôi tình nhân ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng bên cạnh những cỗ xe ngựa, xích đu, cánh đồng hoa lau…

Bãi đá Sông Hồng – Điểm đến thú vị dành cho khách du lịch. (Nguồn: Internet)

Không chỉ là một chứng nhân lịch sử hào hùng, kết nối đôi bờ Sông Hồng mà cầu Long Biên còn là cầu nối giữa cuộc sống trầm lặng, yên ả của người dân Bãi giữa sông Hồng với nhịp sống sầm uất, ồn ã của chốn thị thành.

Cầu Long Biên từng chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử của thủ đô. (Nguồn: Internet)

Nhờ sở hữu những đường nét cổ kính, sâu lắng, cầu Long Biển đã trở thành điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội không chỉ được đông đảo bạn trẻ tìm đến mà còn lý tưởng cho các cặp đôi chụp ảnh cưới.

Tọa lạc trên đường Hoàng Diệu, Hoàng Thành Thăng Long là một trong những địa điểm ở Hà Nội được lòng du khách gần xa. Với không gian rộng rãi, thoáng mát, thềm cỏ xanh non mơn mởn phía trước quần thể di tích lịch sử Hà Nội là một khung cảnh đặc sắc cho các bạn lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long – Nơi tìm về với lịch sử phong kiến Việt Nam. (Nguồn: Internet)

Không thể nào quên được hương vị món phở Hà Nội đậm đà hương vị. Khác với món phở miền Nam thường ăn kèm với các loại rau thơm như rau quế, ngò, phở Hà Nội lại được cho rất nhiều hành và không hề ăn kèm với rau thơm. Một số địa chỉ phở Hà Nội vừa ngon vừa hấp dẫn: Phở Lý Quốc Sư (số 10 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm), phở Bát Đàn (số 49 Bát Đàn, Hoàn Kiếm), phở Thìn Lò Đúc (số 13 Lò Đúc, Hai Bà Trưng)…

Phở Hà Nội – Đậm đà hương vị phở Bắc. (Nguồn: Internet)

Làm sao có thể quên được hương vị đậm đà của món bún chả Hà Nội, cách ăn rất đơn giản, miếng chả thịt bầm được nướng vàng ươm, giòn giòn thơm ngon ăn kèm với bún, rau sống. Nước chấm chua chua ngọt ngọt giúp cho món bún chả Hà Nội thêm đậm đà hương vị và hấp dẫn hơn. Một số địa chỉ bún chả nổi tiếng ở Hà Nội như: bún chả Hương Liên (24 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng), (bún chả Đắc Kim số 1 Hàng Mành, Hoàn Kiếm), bún chả kẹp que tre (đoạn giao ngã tư Nguyễn Du – Bà Triệu)…

Bún chả, món ăn quen thuộc của người Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Nước dùng thơm, dậy mùi mắm tôm, nước dùng phải trong thì mới giúp món bún thang ngon hơn. Món bún thang dùng kèm với thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi và là món ăn quen thuộc của người Hà Nội.

Bún thang – Món ăn mang đầy hương vị ẩm thực vùng đất thủ đô. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, Bật mí kinh nghiệm du lịch Hà Nội bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn nổi tiếng như: kem Tràng Tiền, sữa chua mít, nem chua nướng, bánh cuốn, lòng rán, bún đậu mắm tôm…

Nếu đi du lịch Hà Nội mà du khách lỡ quên thưởng thức món chả cá Lã Vọng nổi tiếng thì sẽ cảm thấy rất tiếc nuối.

Đậm đà hương vị chả cá Lã Vọng. (Nguồn: Internet)

Chả cá Lã Vọng được chế biến từ cá lăng hoặc cá quả tươi, tẩm ướp gia vị rồi đem nướng trên than hoa cho tới khi chín vàng đều cả hai mặt. Người dân địa phương ăn chả cá kèm với bánh đa nướng, bún rối, rau thơm, nước mỡ và mắm tôm.

Hương cốm thơm thơm cùng với nhân đậu xanh bùi bùi mang đến cho bánh cốm Hàng Than mùi vị đặc biệt. Bánh cốm được xem là món quà quê ấn tượng mỗi lần ghé du lịch Hà Nội.

Bánh cốm – Món quà quê không thể nào quên khi đi du lịch Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Vị Ô Mai chua chua ngọt ngọt là món ăn vặt được yêu thích của rất nhiều bạn gái. Trong số các loại ô mai, vị ô mai sấu được lựa chọn làm quà nhiều nhất của nhiều người trong các chuyến du lịch Hà Nội.

Ô Mai món quà Hà Nội được nhiều bạn gái yêu thích. (Nguồn: Internet)

Những tấm lụa mềm mại, màu sắc tươi sáng, chất liệu đa dạng, thoáng mát, hoa văn ấn tượng của lụa Vạn Phúc chính là món quà ý nghĩa nhất dành cho người thân. Bạn có thể mua những tấm lụa Vạn Phúc ở làng dệt Vạn Phúc (Hà Đông) hoặc Lụa Hà (Thụy Khuê, Tây Hồ).

Lụa Vạn Phúc – Món quà ý nghĩa dành cho người thân. (Nguồn: Internet)

– Nếu đi mua hàng vào buổi sáng sớm, bạn nên tránh trả giá hoặc hỏi mà không mua vì đây là điều kiêng kị với người làm nghề buôn bán ở Hà Nội.

– Khi sử dụng các dịch vụ ở Hà Nội, bạn nên hỏi giá trước để tránh bị chặt chém.

Cột cờ Hà Nội – Hình ảnh quen thuộc của thủ đô Hà Nội. (Nguồn: Internet)

Hà Nội giữ vai trò là thủ đô của nước Việt Nam và cũng đồng thời là thành phố có truyền thống lịch sử văn hóa đa dạng, lâu đời quan trọng của cả nước. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, là niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt. Nếu du khách từng một lần đặt tour du lịch Hà Nội thì chắc chắn không thể nào quên được không khí đặc trưng của thành phố, nhịp sống yên bình, chậm rãi với hình ảnh của hồ Gươm, hồ Tây thơ mộng, những hàng quán nhỏ nhắn, trầm mặc, những con đường loanh quanh, những gánh hàng rong tất tả xuôi ngược với cuộc sống mưu sinh…

Chinh Phục Thủ Đô Với Trọn Bộ Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z

1. Thời điểm du lịch Hà Nội lý tưởng

Khí hậu Hà Nội còn được chia thành bốn mùa khá rõ rệt, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng nên bạn có thể du lịch đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo các kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì thành phố nổi tiếng nhất là vào các mùa hoa và đặc biệt là mùa thu Hà Nội.

Mùa hoa: Hà Nội quanh năm ngập tràn trong các mùa hoa như hoa đào (tháng 1), hoa ban (tháng 2), hoa sưa (tháng 3), hoa sen (mùa hè), hoa sữa (tháng 9 – 10), cúc họa mi (tháng 10 – 12)…

Mùa thu – đầu đông: Luôn được đi vào thơ ca với biết bao lãng mạn, Hà Nội lúc thu về cho đến đầu đông là thời gian đẹp nhất của thành phố. Tiết trời lúc này đã bớt nóng, nắng nhẹ, trong cái se lạnh, có thêm hương hoa sữa trải rộng khắp các con phố.

2. Đến Hà Nội bằng cách nào

Bằng máy bay

Đến Hà Nội tiện lợi nhất hẳn là bằng máy bay. Một ngày có rất nhiều chuyến bay đến Hà Nội từ khắp cách tỉnh thành cho bạn dễ dàng lựa chọn khung giờ phù hợp nhất.

** là lựa chọn mới từ Traveloka với trọn gói vé máy bay và khách sạn chỉ trong một lần đặt. Vẫn thoải mái lựa chọn giữa hàng trăm chuyến bay và khách sạn yêu thích, combo Hà Nội này sẽ giúp bạn tiết kiệm đến 15%, lại vô cùng nhanh chóng và dễ dàng quản lý lịch trình hơn trước.

Cách trung tâm 30 km, từ sân bay Nội Bài có 3 phương tiện chính để di chuyển và thành phố:

Taxi: Có giá dao động 350.000 – 450.000 VND/ chuyến. Bạn cũng có thể bắt Grab hay Uber để có mức giá rẻ hơn.

Xe buýt: Từ sân bay, có 4 chuyến xe buýt chạy vào thành phố. Tuyến số 7 (Ga T1 – Cầu Giấy), tuyến 17 (Ga T1 – Long Biên), tuyến 90 (Kim Mã – Ga T1 – Ga T2), và tuyến 86 (Ga Hà Nội – Ga T1 – Ga T2). Ba tuyến đầu có giá vé từ 8.000 – 9.000 VND/ lượt, tuyến số 86 có giá 30.000 VND/ lượt.

Xe trung chuyển: Các hãng hàng không nội địa đều có xe trung chuyển hành khách vào trung tâm với mức giá 40.000 VND/ người (không nhất thiết phải đi chuyến bay của hãng).

Bằng tàu hỏa

Ga tàu hỏa Hà Nội nằm ngay trung tâm nên sẽ thuận tiện cho những ai chọn hình thức này để du lịch Hà Nội.

Tuy nhiên, nếu đi từ các tỉnh phía Nam thì bạn sẽ mất gần hai ngày cho chuyến hành trình. Tuy nhiên giá vé lại không chênh lệch nhiều so với đi máy bay nên theo các kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những ai xuất phát từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung

Bằng xe khách

Xe khách cũng là một hình thức di chuyển tiết kiệm cho những du khách ở các tỉnh lân cận. Hà Nội có 4 bến xe là Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm và Gia Lâm để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của hành khách đến thủ đô.

Xe máy: Thuê xe máy tại Hà Nội rất đơn giản. Bạn có thể liên hệ với khách sạn hoặc gọi trực tiếp dịch vụ cho thuê xe. Giá một chiếc xe khoảng 100.000 – 150.000 VND/ ngày.

Taxi: Cho một chuyến du lịch thoải mái, bạn có thể chọn di chuyển bằng taxi. Các hãng taxi phổ biến ở Hà Nội là Mai Linh (SĐT: 024.38.222.666), Taxi Group (SĐT: 024.38.26.26.26), V20 (SĐT: 024.38.20.20.20)

Xích lô: Một hình ảnh đặc trưng của phố cổ chính là chiếc xích lô vẫn còn được giữ lại để phục vụ du lịch. Bạn có thể dễ dàng bắt xích lô khi ở phố cổ, dạo vòng quanh những con phố nhỏ trong lúc nghe những câu chuyện thú vị từ bác xích lô.

Xe điện: Một hình thức thú vị để tham qua phố cổ khác là xe điện. Vé xe được bán tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm với giá 15.000 VND/ chuyến 15 phút.

4. Địa điểm du lịch ở Hà Nội

Các địa điểm gần trung tâm thành phố

Tập trung tại khu vực trung tâm là những địa điểm không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội, nhờ thế mà bạn chẳng cần đi xa là đã “chinh phục” được kha khá đất thủ đô rồi đó!

Hồ Hoàn Kiếm

Nằm ngay trung tâm thủ đô chính là hồ Hoàn Kiếm – hồ nước gắn liền với câu chuyện lịch sử quan trọng của thủ đô. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn là một quần thể kiến trúc lịch sử đa dạng, trở thành một địa điểm không thể bỏ qua cho bất kỳ ai đến du lịch Hà Nội.

Những di tích trong khu vực hồ Hoàn Kiếm: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong…

Địa chỉ: Ngay giữa phố cổ, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm

Khu vực Phố Cổ

Có thể nói “36 phố phường” là điều đã làm nên danh tiếng của Hà Nội. Khởi đầu là một khu dân cư nằm bên ngoài hoàng thành, khu phố đã nhộn nhịp trong suốt vài trăm năm với các hoạt động thủ công nghiệp và buôn bán.

Chợ Đồng Xuân

Sài Gòn có chợ Bến Thành thì Hà Nội có chợ Đồng Xuân. Có mặt từ những năm thế kỷ 19, chợ Đồng Xuân hiện tại vẫn là chợ đầu mối lớn nhất toàn khu vực phía Bắc. Nhưng nếu bạn là một du khách có nhu cầu mua vài món đồ kỉ niệm thì chợ cũng bán lẻ một số mặt hàng như thời trang, phụ kiện, đồ gia dụng…

Địa chỉ: Chợ nằm ngay trong khu vực phố cổ, bạn có thể dễ dàng đi bộ từ đó để đến chợ tham quan

Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00

Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn Hà Nội được người Pháp xây dựng dựa trên hình mẫu nhà hát Opera Garnier (Paris), với mong muốn biến nơi đây trở thành một trung tâm văn hóa – nghệ thuật tầm cỡ thời bấy giờ.

Nhà hát lớn hiện nay là địa điểm chính cho các sự kiện, hoạt động quan trọng của thủ đô. Bên cạnh đó thì nhà hát còn có mở các tour tham quan kết hợp với thưởng thức show diễn Hồn Việt đặc sắc nhằm phục vụ khách du lịch Hà Nội.

Địa chỉ: 01 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm

Thời gian tour tham quan: 10:30 – 12:00 thứ hai và thứ sáu. Giá vé 400.000 VND/ người

Nhà thờ Lớn

Bạn sẽ không khó để tìm được nhà thờ lớn trong khu vực phố cổ sầm uất. Mang kiểu kiến trúc Gothic đặc trưng, cùng mảng tường vôi đã ngả màu do thời gian, nhà thờ lớn mang đến không khí cổ xưa cho khu vực xung quanh.

Địa chỉ: 40 Nhà Chung, Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm

Giờ mở cửa: 8:00 – 21:00

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

Là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của thủ đô, quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ từng đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, và nay đã là nơi đặt lăng Bác để ghi nhớ công ơn của Người.

Khuôn viên phía sau lăng là Khu di tích Phủ Chủ Tịch – nơi Bác từng sống và làm việc những năm 1960. Tại đây có nhà sàn, ao cá, vườn tược dân dã, cho du khách hiểu thêm về cuộc sống giản dị của Bác lúc sinh thời.

Thời gian viếng Lăng Bác:

Chùa Một Cột

Là trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam, Hà Nội không hiếm những ngôi chùa cổ, nhưng nổi tiếng nhất chắc chắn vẫn là chùa Một Cột. Chùa thuộc khuôn viên của Diên Hựu Tự, có kiến trúc một gian thờ nhỏ, được dựng trên cột đá giữa hồ sen, thờ Phật Quan Thế Âm.

Địa chỉ: Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình (gần khu vực Lăng Bác)

Giờ mở cửa: 6:00 – 18:00 hằng ngày

Hoàng thành Thăng Long

Hà Nội là kinh đô của hầu hết các triều đại phong kiến, và minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là hoàng thành Thăng Long. Đây là một quần thể di tích đồ sộ rộng đến hơn 140 ha, được xây dựng qua nhiều triều đại.

Trải qua thời gian và chiến tranh, nhiều di tích vẫn còn lưu lại và đang tiếp tục được phục dựng, nhằm duy trì không gian đặc trưng của cung đình phong kiến xưa và lưu giữ các di tích quan trọng của lịch sử nước nhà.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Được xây dựng từ những năm thế kỷ thứ 11, Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm hai công trình chính. Một là Văn Miếu, nơi thờ các bậc hiền triết, thánh nhân của đạo Nho. Hai là Quốc Tử Giám, được xem như trường đại học đầu tiên của nước ta, ban đầu dành cho con của vua chúa và các bậc quý tộc, sau mở rộng cho cả thường dân với tài trí hơn người.

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi các sĩ tử đến cầu may mắn trong việc học hành, công việc, đặc biệt là trước các kì thi, cầu mong được đỗ đạt cao.

Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa

Giờ mở cửa: 7:30 – 18:00 (thứ hai đến thứ sáu), 8:00 – 21:00 (thứ bảy, chủ nhật)

Hồ Tây

Đã có hồ Gươm thì chắc chắn không thể thiếu hồ Tây. Nếu bạn đang tìm kiếm một kinh nghiệm du lịch Hà Nội với những điểm khám phá văn hóa đặc trưng nhất của đất thủ đô thì đừng bỏ qua hồ Tây.

Xung quanh khu vực hồ Tây là các làng cổ và những làng nghề truyền thống như trồng hoa, làm giấy dó… Và khi dạo chơi đã mệt, hãy dành thời gian cho một buổi chèo thuyền trên hồ, ngắm cảnh hoàng hôn lộng lẫy mà bình yên.

Những địa điểm quanh Hồ Tây:

Làng cổ Nghi Tàm, làng Nhật Tân với nghề trồng hoa, cây cảnh

Làng Kẻ Bưởi với nghề làm giấy dó

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công Chúa (một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam)

Chùa Trấn Quốc: Nằm ở phía đông hồ Tây, chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay vẫn còn những pho tượng hàng trăm năm tuổi.

Các địa điểm xa trung tâm Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm

Tìm kiếm không gian xưa giữa lòng Hà Nội? Hãy đến Đường Lâm. Đây là một trong những ngôi làng cổ hiếm hoi vẫn còn nguyên vẹn nét kiến trúc lẫn nếp sinh hoạt của người xưa.

Dừng chân tại Đường Lâm, hãy tìm về kí ức xưa với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình; lần tay theo những bức tường đá ong thô nhám, ăn một bữa cơm quê, hoặc đạp xe dạo quanh, hít thở bầu không khí trong lành, hoài cổ.

Cách đến: Bạn có thể đi xe bus (tuyến 70, 71, 77), taxi, hoặc xe máy để đến thị xã Sơn Tây, hỏi đường vào Đường Lâm là được.

Làng gốm Bát Tràng

Là một trong những làng gốm nổi tiếng nhất cả nước, Bát Tràng ngày nay vẫn còn giữ hình ảnh của một làng nghề truyền thống. Dành một ngày ở Bát Tràng, bạn có thể trải nghiệm làm gốm, tự tay làm những món đồ nhỏ xinh như một người thợ gốm thực thụ.

Cách đến Bát Tràng:

Xe buýt: Từ trung tâm Hà Nội bạn bắt xe đến Long Biên rồi bắt tiếp tuyến 47 để đến Bát Tràng

Xe máy: Chỉ cần đi dọc sông Hồng từ cầu Chương Dương hay cầu Vĩnh Tuy là bạn đã có thể đến làng gốm

Vườn quốc gia Ba Vì

Nếu bạn đang tìm kiếm kinh nghiệm du lịch Hà Nội nhưng vẫn muốn một chuyến khám phá thiên nhiên, núi non thì hãy thẳng tiến đến vườn quốc gia Ba Vì. Cách trung tâm thủ đô chỉ 30 km là cánh rừng rộng lớn bao quanh dãy núi Ba Vì, với đủ mọi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất.

Việt Phủ Thành Chương

Nếu là người yêu thích những không gian xưa cũ, hoài cổ thì có lẽ bạn sẽ hứng thú với một chuyến đi đến Việt Phủ Thành Chương. Được xây dựng mô phỏng một ngôi làng Bắc Bộ xưa, công trình sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về kiến trúc – văn hóa truyền thống. Bạn sẽ bắt gặp cổng làng, giếng nước, sân đình, và đặc biệt nhất là những kiểu nhà đặc trưng của các dân tộc phía Bắc.

Ngoài các địa điểm kể trên, vẫn còn không ít những địa điểm du lịch quanh Hà Nội. Chỉ cần đi xa khỏi đô thị vội vã một chút là một đã được trải nghiệm một hình ảnh hoàn toàn khác của thủ đô rồi đó!

Những địa điểm vui chơi mới ở Hà Nội

Phố đi bộ Hồ Gươm

Vừa được khởi xướng cách đây hơn một năm, phố đi bộ đã trở thành một điểm hẹn mỗi tối cuối tuần cho cư dân thủ đô. Trải rộng trên các con phố là các trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, kéo co tập thể. Hòa cùng không khí sôi động ấy là tiếng nhạc từ các nhóm biểu diễn nghệ thuật, đa dạng từ violin, saxophone, đến cả chèo, hay cải lương.

Thời gian hoạt động: 19:00 – 24:00 thứ sáu đến chủ nhật hàng tuần

Phố Tây Tạ Hiện

Liệt kê các kinh nghiệm du lịch Hà Nội mà lại thiếu phố Tây Tạ Hiện thì thật là một thiếu sót lớn. Nếu bạn muốn trải nghiệm nhịp sống người trẻ thủ đô, hay không khí Hà Nội về đêm thì hãy “làm” ngay một chuyến ghé Tạ Hiện.

Tại đây, hàng quán chỉ cần vài chiếc ghế đẩu, bàn con bày dọc vỉa hè và hai bên đường là được. Đến Tạ Hiện thì chẳng cần cầu kỳ, chỉ một ly trà chanh, một cốc bia hơi, cùng vài món ăn nhâm nhi là đủ cho câu chuyện xuyên đêm rồi.

Địa chỉ: Gần khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm

Phố sách 19/12

Nếu Đinh Lễ là “phố sách không chính thức” thì giờ người dân thủ đô đã một điểm hẹn mới cho những người yêu sách – phố sách 19/12. Chỉ trên một con đường nhỏ vài trăm mét là đã tập trung đủ mọi nhà xuất bản lớn nhỏ, nổi tiếng, với vô vàn đầu sách hay được cập nhật liên tục.

Địa chỉ: Đường 19/12, Quận Hoàn Kiếm (cạnh Tòa án Nhân dân Hà Nội)

Thời gian hoạt động: 8:00 – 22:00 mỗi ngày

Địa chỉ: 01 Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng

Thời gian hoạt động: 8:30 – 22:00

Địa chỉ: Tầng B1 – R3, Trung tâm thương mại Vincom Megamall, Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân

Thời gian hoạt động: 9:30 – 20:00 từ thứ hai đến thứ sáu, 9:30 – 21:30 vào cuối tuần

5. “Càn quét” món ngon Hà Nội

Phở Hà Nội

Dù phở là món ăn “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam thì phở Hà Nội vẫn nổi tiếng hơn cả. Còn gì tuyệt hơn một bát phở nóng, được húp xì xụp nước lèo đậm đà trong một buổi sáng lành lạnh bạn nhỉ!

Địa chỉ nên thử:

Phở Thìn – 13 Lò Đúc (nổi tiếng với nước dùng béo ngậy)

Phở Bát Đàn – 49 Bát Đàn, Quận Hoàn Kiếm

Phở Sướng – 24B ngõ Trung Yên, Hàng Bạc, Quận Hoàng Kiếm

Phở bưng phố Hàng Trống – 01 Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng đặc biệt là do được phục vụ trực tiếp tại bàn. Những miếng cá dai ngon, thơm mùi thì là được chiên vàng trên chảo nhỏ. Thực khách sẽ gắp một miếng chả cá nóng hổi, ăn kèm với bánh đa, rau thơm, thêm chút mắm tôm là sẽ chẳng bao giờ quên được.

Địa chỉ nên thử:

14 phố Chả Cá, Quận Hoàn Kiếm

107 Nguyễn Trường Tộ, Quận Ba Đình

Bún chả

Bún chả hấp dẫn bởi những miếng chả được nướng than xém cạnh, dọn kèm với một bát nước mắm pha và đu đủ chua. Khi ăn thì phải thêm chút bún và rau sống là tròn vị.

Địa chỉ nên thử:

Bún thang

Bún thang là một món bún khá công phu với đủ các loại nguyên liệu như trứng, thịt gà, giò lụa, nấm… Tất cả được xắt sợi, hòa cùng nước dùng đậm đà bị tôm khô mà ngọt thanh – một sự lựa chọn tuyệt vời để làm ấm bao tử sau chuyến dạo chơi phố cổ.

Địa chỉ nên thử:

Quán Bà Đức – 48 Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm

Bún Thang Bún Bung – 32 Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ nên thử:

Bún đậu mắm tôm Trung Lương – 49 Phất Lộc, Quận Hoàn Kiếm

08 Mã Mây, Quận Hoàn Kiếm

Bún đậu lòng nướng Hòa Râu – 27 Ngõ 16 Hoàng Cầu, Quận Đống Đa

Bún đậu Hàng Khay, P. Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm

Cháo sườn

Cháo sườn như một món ăn nhẹ nhàng cho buổi xế chiều, lại càng đặc biệt hấp dẫn trong những ngày trời lành lành. Một bát cháo sườn thu hút với phần cháo sánh mịn, sườn non, thịt băm, ruốc, ăn kèm với quẩy nóng là không còn gì tuyệt hơn.

Địa chỉ nên thử:

Ăn vặt đường phố

Nếu bạn đang tự hỏi quyển kinh nghiệm du lịch Hà Nội này bao lâu mới đến ẩm thực đường phố – phần hấp dẫn nhất trong mọi bí kíp du lịch thì không cần chờ lâu nữa đâu. Hà Nội nổi tiếng với một danh sách dài các món ăn vặt mà kể mãi cũng chẳng hết: bánh gối, ốc luộc, bánh giò, nem chua rán, nem lụi, bánh rán mặn, nộm khô bò, bánh mì thịt xiên, bánh đúc, sữa chua nếp cẩm, sữa chua dầm, chè, tào phớ, kem Tràng Tiền…

Một tin vui khác dành cho bạn là các món ăn vặt này thường tập trung tại các khu phố ẩm thực ở Hà Nội , rất dễ tìm. Bạn chỉ cần dạo một vòng thôi là đã có thể lấp đầy bao tử được rồi!

Các quán cà phê đẹp

Tất nhiên là thủ đô cũng không thể thiếu các quán cà phê đẹp, là địa điểm check-in quen thuộc của cư dân thành phố lẫn du khách. Bạn có thể dễ dàng tìm được một quán cà phê vài chục năm tuổi, với món cà phê được xem là tuổi thơ của nhiều thế hệ dân Hà thành. Song song đó cũng có những quán café mới mọc lên, đẹp mê mẩn thu hút giới trẻ đến “sống ảo”, hẹn hò với bạn bè.

Tham khảo top 5 quán cà phê đẹp nổi tiếng Hà Nội hoặc thực hiện ngay một tour cà phê thủ đô qua những cái tên quen thuộc sau:

Café Giảng: Ngõ 39 Nguyễn Hữu Huân, Quận Hoàn Kiếm

Café Đinh: Tầng 2, 13 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm

Trill Group – Rooftop café: Tầng 26, Hei Tower, 1 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân

Tranquil Books & Coffee: 18B Nguyễn Biểu, Quận Ba Đình

Xofa Café: 14 Tống Duy Tân, Quận Hoàn Kiếm

Cup Of tea: 317 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy

Cộng Café: Nhiều chi nhánh khắp Hà Nội

6. Du lịch Hà Nội thì ở đâu cho “chất”?

Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm một nơi nghỉ chân khi du lịch Hà Nội thì lo lắng duy nhất có lẽ là không biết chọn nơi nào đây giữa vô vàn sự lựa chọn. Các khách sạn ở Hà Nội có đủ các phân khúc, được chăm chút từ không gian, đến chất lượng dịch vụ, nhằm đem lại một chuyến đi đáng nhớ nhất cho du khách.

Đất thủ đô tất nhiên không thiếu các khách sạn mang đẳng cấp quốc tế, với thiết kế sang trọng, và chất lượng phục vụ “trên cả tuyệt vời”. Tham khảo loạt bài về các khách sạn cao cấp ở Hà Nội tại Traveloka để chọn được một nơi nghỉ ngơi hoàn hảo nhất.

Còn nếu bạn thích các kinh nghiệm du lịch Hà Nội với chi phí phải chăng thì có thể tìm hiểu đến phân khúc khách sạn 3 sao tại Hà Nội. Những cái tên như Church Legend Hotel Hanoi, Khách sạn Rising Dragon Palace, Atrium Hotel, May De Ville Legend Hotel … vẫn đảm bảo được một nơi nghỉ ngơi thoải mái, lại khá gần trung tâm phố cổ, thuận tiện cho chuyến khám phá của bạn.

Với những du khách du lịch theo nhóm đông, muốn tìm một không gian rộng rãi, riêng tư để tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ bên người thân hay bạn bè thì villa Hà Nội là hình thức lưu trú đáng cân nhắc. Một số cái tên để bạn lựa chọn là Madam Dieu Hao – H2H, NewEra Hotel & Villa, Mai Villa Hotel 3 – Thai Ha, Module 7 Studio – Xuan Dieu, Green Villas, …

7. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội “nhỏ nhưng có võ” khác

Trước khi muốn mua hàng, hoặc sử dụng các dịch vụ thì nên hỏi giá trước để tránh bị nói thách lúc thanh toán.

Các khách sạn gần khu vực phố cổ Hà Nội thường có số lượng phòng giới hạn nên bạn nên đặt phòng trước, đặc biệt là với các địa chỉ hot hoặc khi du lịch vào mùa cao điểm.

Đường xá Hà Nội khá phức tạp với nhiều ngõ ngách, giao thông cũng đông đúc. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước bản đồ để tránh bị lạc.

Đọc kỹ nhận xét từ những du khách trước để quyết định nơi ăn uống hoặc mua sắm. Có thể do sự khác biệt về văn hóa mà bạn sẽ không hài lòng với thái độ phục vụ nhưng chất lượng đồ ăn vẫn rất ngon.

Một số đặc sản Hà Nội có thể mua về làm quá như cốm làng Vòng, ô mai, bánh cốm…

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!