Xem Nhiều 5/2023 #️ Kinh Nghiệm Du Lịch Nghĩa Lộ, Yên Bái (Cập Nhật 01/2021) # Top 9 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 5/2023 # Kinh Nghiệm Du Lịch Nghĩa Lộ, Yên Bái (Cập Nhật 01/2021) # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Nghĩa Lộ, Yên Bái (Cập Nhật 01/2021) mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kinh nghiệm du lịch Nghĩa Lộ, Yên Bái

Cùng Phượt – Du lịch Nghĩa Lộ từ đã được nhiều người biết đến với những điểm du lịch hấp dẫn bởi nét đặc sắc trong văn hóa cũng như truyền thống cách mạng của các dân tộc sinh sống trên địa bàn như: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử cách mạng Căng và Đồn Nghĩa Lộ, chợ Mường Lò, du lịch sinh thái ở xã Nghĩa Lợi, Nghĩa An… Trên con đường đến với Nghĩa Lộ, du khách sẽ có một cuộc hành trình thú vị, được trải nghiệm, khám phá thiên nhiên kỳ thú, các di tích, di sản văn hóa độc đáo và vô cùng phong phú của các dân tộc thiểu số vùng cánh đồng Mường Lò.

Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiên là 29,96 km2 nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách Tp Yên Bái 84km theo quốc lộ 32. Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía tây giáp huyện Trạm Tấu của tỉnh. Nghĩa lộ có địa hình tương đối bằng phẳng, theo hướng nghiêng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, độ cao trung bình 250m so với mặt biển, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc.

Địa danh Nghĩa Lộ có từ những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Khi đó, Nghĩa Lộ là một sách (sách Nghĩa Lộ) thuộc châu Văn Chấn, phủ Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Trong thời Pháp thuộc khi thành lập tỉnh Yên Bái (11/4/1900), Nghĩa Lộ là một xã thuộc tổng Phù Nham, huyện Văn Chấn. Sau đó, năm 1907 thành lập Tổng Nghĩa Lộ trên cơ sở xã Nghĩa Lộ và một số xã lân cận thuộc Tổng Hạnh Sơn, Phù Nham. Trước Cách mạng Tháng 8/1945 có phố Nghĩa Lộ trong xã Nghĩa Lộ thuộc châu Văn Chấn, sau là huyện Văn Chấn.

Nghĩa Lộ nằm trọn trong cánh đồng lớn thứ 2 khu vực Tây Bắc đó là cánh đồng Mường Lò (trước kia gọi là cánh đồng tam tổng vì có 3 tổng dân cư nằm xung quanh). Thị xã Nghĩa Lộ được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực phía tây Yên Bái và là đất tổ người Thái đen Tây Bắc. Nhắc đến Nghĩa Lộ, là nhắc đến một nét văn hóa vô cùng đặc sắc, hấp dẫn đó là văn hóa Thái. Ở Nghĩa Lộ, đồng bào dân tộc Thái chiếm tới 48% dân số. Các bản làng người Thái vẫn mang vẻ nguyên sơ với những nếp nhà sàn, lối sinh hoạt thường nhật, văn hóa ẩm thực, trang phục, các loại hình văn nghệ dân gian với những điệu dân ca, dân vũ độc đáo, nổi bật là những điệu xòe mê đắm lòng người. Du khách sẽ được tham dự những loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo như: Lễ hội “Xên bản xên mường” – tức cúng bản cúng mường, nhằm tri ân các bậc có công khai phá và đấu tranh bảo vệ đất Mường Lò; hội “Hạn khuống”, một hình thức diễn xướng sân khấu sơ khai, nơi trai gái đối đáp giao duyên; dự hội “Lồng tồng”, tức hội xuống đồng – một sinh hoạt độc đáo của cư dân lúa nước hay ngâm mình thư giãn trong các nguồn suối khoáng có độ nóng hơn 400 C, thưởng thức các món ăn dân tộc: xôi nếp ngũ sắc, thịt trâu sấy, gà nướng, cá suối, rau rừng, rêu suối… Trong tiếng “Khắp mơi lảu”, tức hát mời rượu, trong men rượu cần ngọt dịu, trong chan chứa tình người, du khách cảm nhận được tinh túy của suối ngàn Tây Bắc và những ấn tượng khó phai mỗi khi nhớ về một vùng đất, một vùng người lịch sử và huyền thoại.

Du lịch Nghĩa Lộ vào thời gian nào?

Nghĩa Lộ mang đặc trưng khí hậu của vùng Tây Bắc Việt Nam với mùa hè tương đối mát mẻ (so với nền nhiệt độ chung) nhưng mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô.

Các bạn có thể lên kế hoạch du lịch Nghĩa Lộ vào khoáng tháng 9, đây là thời điểm đẹp nhất bởi thường khoảng thời gian này sẽ tổ chức Tuần văn hóa Lễ hội Mường Lò cùng với Lễ hội ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải.

Khoảng tháng 2-3 (thời điểm đầu năm) có thể đến Nghĩa Lộ để cùng tham gia vào các lễ hội của người dân địa phương (bao giờ mùa xuân đầu năm cũng là mùa lễ hội ở Tây Bắc), thời điểm này rất thích hợp cho các bạn ưa thích khám phá văn hóa của đồng bào vùng cao.

Hướng dẫn đi tới Nghĩa Lộ

Nếu đi bằng phương tiện xe máy, các bạn có thể đi tuyến đường 32. Từ Hà Nội đi Sơn Tây theo hướng cầu Trung Hà, đi Thanh Sơn rồi Tân Sơn – Thu Cúc thẳng tuột là QL32 lên tới Thị xã Nghĩa Lộ. Thời gian đi khoảng 4-5 tiếng cho quãng đường 180km.

Nếu đi ô tô có thể đi theo đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, rẽ ra ở nút Tp Yên Bái rồi đi theo QL37 cũng về tới Nghĩa Lộ.

Từ Hà Nội nếu muốn đi trực tiếp qua Nghĩa Lộ, các bạn có thể lựa chọn một số tuyến xe đi Lai Châu, tuy nhiên cái này cần liên hệ trực tiếp với nhà xe để hỏi rõ, có những tuyến xe họ sẽ đi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nên không đi qua đường 32 như trước nữa. Những tuyến xe nào đi Mù Cang Chải là chắc chắn sẽ đi qua Nghĩa Lộ.

Phương án khác là các bạn có thể bắt xe khách lên Tp Yên Bái, từ đây chuyển sang các tuyến xe chạy nội tỉnh Yên Bái để tới Nghĩa Lộ, phương án này hơi mất công chút nhưng thời gian linh động hơn do có nhiều tuyến xe chạy hơn.

Giang Sơn Lịch trình: Yên Bái – Nghĩa Lộ Giờ xuất bến: Yên Bái 8h30 Nghĩa Lộ 14h00 0942 611 888 – 0982 900 078

Thắng Hà Lịch trình: Yên Bái – Nghĩa Lộ Giờ xuất bến: Yên Bái 5h00 Nghĩa Lộ 11h00 0833 075 455 – 0987 674 183

Phượng Nga Lịch trình: Yên Bái – Nghĩa Lộ Giờ xuất bến: Yên Bái 9h00 Nghĩa Lộ 15h00 0819 905 689 – 0968 826 899

Tuấn Long Lịch trình: Yên Bái – Nghĩa Lộ Giờ xuất bến: Yên Bái 10h30 Nghĩa Lộ 15h30 0983 704 788 – 0913 527 569

Việt Phương Lịch trình: Yên Bái – Nghĩa Lộ Giờ xuất bến: Yên Bái 8h00 Nghĩa Lộ 13h30 0983 828 558

Khách sạn nhà nghỉ ở Nghĩa Lộ

Những năm gần đây, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, gắn liền khai thác với tôn tạo, bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc nhất là dân tộc Thái.

Các địa điểm du lịch ở Nghĩa Lộ

Các địa điểm du lịch cộng đồng

Sà Rèn là một bản làng nằm dọc ven bờ suối Thia, quanh năm róc rách bởi dòng Nậm Thia xanh mát, các bạn chỉ mất khoảng 2 tiếng đi xe ô tô là có thể đến tham quan, trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng bản Sà Rèn, một nơi hoàn toàn chỉ có người Thái đen sinh sống và vẫn còn giữ được những nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo.

Bản Sà Rèn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi nơi đây vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, những khóm tre gắn bó sâu sắc với cuộc sống của người Thái đen được giữ gìn dọc ven bờ suối, những nếp nhà sàn cổ bên trong vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Thái, những con người miền sơn cước đôn hậu, thân thiện, mến khách.

Chao Hạ là một bản người Thái của xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ. Từ năm 2012, dưới sự đi đầu tiên phong của một vài người dân, Chao Hạ đã chuyển mình nghiêng theo hướng làm du lịch cộng đồng. Đến nay, bản đã là một trong những địa điểm đặc biệt yêu thích của khách du lịch nước ngoài. Đến bản Chao Hạ để du xuân ngắm cảnh núi rừng, trải nghiệm cuộc sống kiểu mới, thấy được hòa mình với thiên nhiên, với cộng đồng dân cư và thưởng thức những “món lạ” nơi đây

Bản Đêu, xã Nghĩa An hiện đang lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Khách du lịch đến đây có thể hòa mình vào với đời sống của người địa phương. Khách ở dài ngày thì có thể đạp xe lên suối Nậm Đông để tắm hay đạp xe 30km lên Trạm Tấu để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người Mông hoặc có thể tham gia lao động cùng với gia đình. Mọi hoạt động đó đều được chính chủ nhà làm hướng dẫn viên.

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách. Rồi như một phép màu, con đường quốc lộ bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước những mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa, quả đúng như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu.

Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía tây, Mường Lò nằm gọn trong lòng thị xã nghĩa Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh – Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than – Than Uyên và Mường Tấc – Phù Yên). Người Thái đen đã định cư lâu đời ở nơi đây. Theo câu chuyện sử thi của người Thái kể rằng: Hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần tìm nơi lập nghiệp. Tạo Xuông đã dừng chân dựng bản làng ở Mường Lò, xây dựng nên vùng đất tổ tiên của người Thái đen ở khắp vùng Tây Bắc vì thấy ở đây đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

Câu tục ngữ: “Thái theo nước, Xá theo lửa” nói về tập quán canh tác của người Thái trồng lúa nước, người Xá (Khơ Mú) đốt nương làm rẫy. Còn ông Tạo Ngần lên Mường Then (Mường Thanh ngày nay) xây dựng bản làng người Thái trắng cũng trồng lúa nước là chủ yếu. Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò đã thành danh từ lâu. Hương thơm của hạt gạo nơi này đã bay xa, vượt núi non đến nhiều nơi được rất đông người biết đến.

Xuôi theo quốc lộ 32 với những miên man suy nghĩ về Mường Lò, Yên Bái. Để rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín vàng, thoai thoải bậc thang tiến về phía núi. Con suối Nậm Thia vắt ngang qua thung lũng như vẽ một dải lụa mềm uốn lượn giữa sóng lúa vàng. Tôi giật mình trước vẻ đẹp Mường Lò với một bóng người con gái Thái gánh lúa trên vai đang rẽ ngang con suối để rồi sẽ chẳng bao giờ lòng có thể quên.

“Ngày xưa, nơi ấy có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Cô gái đẹp như trăng rằm, mái tóc đen dài mềm mại. Mỗi khi nàng ngồi bên khung cửi, chim muông, hoa lá như múa vờn trong mỗi đường thêu. Chàng trai khỏe mạnh, giỏi làm nương, săn bắt thú. Mỗi khi tiếng khèn của chàng cất lên, chim rừng ngừng tiếng hót hồi hộp lắng nghe. Nhưng tên chúa đất quyết bắt cô gái về làm người hầu. Hai người rủ nhau chạy lên núi cao để bảo vệ tình yêu đôi lứa. Tên chúa đất cho người đuổi theo. Chàng trai và cô gái kiệt sức gục xuống trên đỉnh núi. Cô gái không cầm lòng được, chỉ biết khóc than cho mối tình tuyệt vọng. Nước mắt của cô chảy mãi hóa thành dòng suối Nậm Thia, mái tóc dài thơm hóa thành làn rêu xanh mướt như vẫy gọi. Chàng trai đau đớn nhảy xuống dòng suối, thân thể chàng vừa chạm mặt nước bỗng vỡ tan, hóa thành muôn tảng đá cho làn rêu quấn quýt bám quanh”. Tôi đã bao lần được nhâm nhi chén rượu thơm cất từ những hạt gạo Mường Lò, thấm đẫm huyền thoại kia với món rêu đá thơm, cay, dịu mát. Những sóng vàng của con suối Thia ấy như muôn bàn tay vẫy gọi.

Chỉ có người Thái đen ở Mường Lò mới có tục hát mời rượu và cũng chỉ có ở đây thì du khách mới có thể được nâng chén cùng lời ca mời rượu, cùng điệu Xòe Thái dập dìu bên bếp lửa nhà sàn. Tiếng hát người con gái Thái bên mâm rượu đã từng làm say bao du khách khi đến bản Mường. Tiếng hát như hơi rượu ngấm vào lòng người không thể nào quên.

Với vị trí là trung tâm giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của khu vực, các của hàng, cửa hiệu và chợ đã hình thành trên một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Thời kỳ thực dân Pháp cai trị năm 1935, chợ Nghĩa Lộ đã được xây dựng trở thành chợ lớn thứ hai của tỉnh Yên Bái. Sau khi thị xã được tái lập, chợ Mường Lò đã được quy hoạch, đầu tư, xây dựng lại trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Yên Bái. Hàng hóa ở đây khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh những sản phẩm công nghiệp hiện đại còn có rất nhiều nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân và trao đổi thương mại. Có thể gọi chợ Mường Lò là chợ đầu mối vì đây phần nào đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong vùng và các khu vực lân cận.

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ

Khi nhắc tới lịch sử của Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nhắc tới địa danh Văn Chấn (nay thuộc Thị xã Nghĩa Lộ) và nhắc tới lịch sử nơi này thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỷ XX. Với ý đồ dập tắt phong trào cách mạng, Thực dân Pháp lập các trại “lao động đặc biệt” tập trung những người yêu nước. Sau khi Căng Bá Vân (Thái Nguyên) bị giải thể, Thực dân Pháp đã đưa những người yêu nước bị giam về Nghĩa Lộ. Mùa hè năm 1944 chi phủ Văn Chấn đã huy động các tổng, xã bắt phu nộp vật liệu để xây dựng Căng. Thực dân Pháp còn cử tên Đinh Văn Dung và tên Lăm – Be sở mật thám huyện đến kiểm tra đôn đốc khẩn trương ngày đêm. Tháng 1/1945 thì việc xây dựng hoàn thành. Nhìn toàn cảnh lúc này Căng Nghĩa Lộ như một cái tủ dựng đứng có 3 dãy nhà dài “hai dãy là nơi giam giữ chính phạm nam giới, phía trong giam chính trị phạm nữ giới, phía ngoài là nơi thường trực và bên cạnh là trạm gác của lính khố xanh”. Bao bọc toàn bộ khu Căng Đồn là hàng rào dây thép gai, phía ngoài hàng rào là hầm sâu có cắm chông, bồn góc Căng có chòi cao sừng sững ngày đêm canh giữ cẩn mật.

Với khuôn viên rộng hơn 2ha, khu tưởng niệm bao gồm: Một ngôi nhà sàn mộc mạc, xinh xắn được thiết kế phỏng theo nhà sàn của Bác ở thủ đô Hà Nội; một ao cá rộng với vườn cây trái xanh tốt. Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ thuộc hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh trên toàn quốc.

Các địa điểm du lịch ở gần Nghĩa Lộ

Bản Hốc nằm ở xã Sơn Thịnh, ngay trung tâm của huyện Văn Chấn (trên đường từ Hà Nội tới Nghĩa Lộ theo QL32). Với gần 80% là dân tộc Thái, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp. Nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái.

Xã Suối Giàng nằm ở Văn Chấn, cách Thị xã Nghĩa Lộ khoảng hơn 20km trên độ cao 1.371m so với mực nước biển, nằm sâu trên dãy núi Fansipang hùng vĩ. Đây là quê hương của loại chè Shan Tuyết cổ thụ với hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Khí hậu ở Suối Giàng bốn mùa se lạnh, tựa như Sapa, Đà Lạt. Chỉ mất chút ít thời gian thả hồn cùng những dải lúa cong cong theo vạt núi, từng nương ngô, nương cải xanh non trong sương bay bảng lảng là thấy mình như đứng trên mây.

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách Thị xã Nghĩa Lộ gần 100km. Mù Cang Chải nổi tiếng nhất với khách du lịch bởi “đặc sản” ruộng bậc thang. Với hơn 700ha ruộng trong đó 50% tập trung ở 3 xã là La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình trải dài suốt đoạn đường từ đèo Khau Phạ về đến trung tâm thị trấn bạn sẽ không thể cưỡng lại được sự quyến rũ mê người từ màu vàng óng của những dãy núi trồng toàn lúa.

Từ Nghĩa Lộ đi Mù Cang Chải các bạn cũng sẽ lần lượt được đi qua cánh đồng xã Tú Lệ, lên đèo Khau Phạ, khám phá các bản Lìm Mông, Lìm Thái…

Ăn gì khi du lịch Nghĩa Lộ

Người Thái Mường Lò từ lâu đã nổi tiếng là tộc người còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc mang đậm bản sắc vùng miền. Một trong số các món ăn đặc sản cổ truyền phải nói tới, đó chính là cơm lam. Theo quan niệm và cách lý giải của người Thái Mường Lò, cơm lam không đơn thuần chỉ là món ăn trong bữa cơm hàng ngày mà nó còn gắn với văn hóa, sự sống và tín ngưỡng dân gian. Người Thái tin rằng, ngoài thế giới mà mọi người đang sống quen gọi là nhân gian, còn có một thế giới của người trời – Mường Then, là nơi ở của các vị thần, tổ tiên và các linh hồn.

Để làm ra được món cơm lam ngon và có dấu ấn riêng của dân tộc mình, người Thái Mường Lò thường rất cầu kỳ, kỹ lưỡng trong việc chọn nguyên liệu. Đầu tiên phải chọn đồ đựng là là một ống tre hoặc ống nứa thon dài không to, không nhỏ và phải là cây còn non, tươi xanh để khi nấu cơm, lửa không bén vào gạo và chất nhựa trong vỏ sẽ ngấm sâu vào cơm làm cho cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên.

Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung.

Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh – đỏ – tím – vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng – Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo. Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than. Xôi chín dẻo, thơm đậm, dù nóng hay nguội nắm chặt tay cũng không dính.

Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu. Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa ban thì tượng trưng cho thuyết âm dương Ngũ hành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc.

Đến với mảnh đất Nghĩa Lộ nơi có rất nhiều người dân tộc Thái sinh sống, bạn nhất định phải ăn thử món pa pỉnh tộp hay còn gọi là món cá nướng.

Pa pỉnh tộp có thể gọi dân dã là cá nướng kẹp que tre, thường người Thái ở Nghĩa Lộ sẽ lựa chọn cá chép hoặc cá sình Ngòi Thia để làm món này. Cá được làm sạch rồi mổ dọc theo sống lưng, tẩm ướp các loại gia vị (đặc biệt không thể thiếu mắc khén) rồi sát lên mình cũng như nhồi vào bụng cá. Sau tất cả, cá được kẹp bằng que tre hoặc vỉ rồi nướng trên than hồng. Cá chín vàng ruộm, thơm lừng, mang đầy đủ từng vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, vị thơm của sả, riềng và các loại rau thơm

Món này thực ra các bạn sẽ thấy ở nhiều nơi dưới những tên gọi khác nhau như nem chua, thịt chua… Mỗi dân tộc có một phương pháp làm riêng biệt, với người Thái, họ làm nem chua bằng phương pháp muối chua thịt lợn nạc cùng thính gạo rang trộn với muối, hạt sẻn hoặc hạt dổi… gói bằng lá dong rồi treo trên gác chạn trong khoảng 5 ngày.

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Để có món đặc sản muồm muỗm rang giòn thơm ngon, trước tiên phải sơ chế muồm muỗm. “Vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột” là 4 khâu cơ bản để tạo nên hình hài một chú muồm muỗm trên bàn nhậu. Phần còn lại của muồm muỗm sau khi được làm sạch trông cứ kỳ kỳ, nần nẫn chẳng khác gì cái kén của tằm dâu. Xong khâu “làm lông”, muồm muỗm được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo.

Đầu tiên, muồm muỗm được om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm.

Tháng 7 âm lịch khi nhãn Mường Lò chín rộ, mùa bọ xít nhãn đã hết, những cơn mưa rào tự nhiên bỗng nhẹ đi và kéo dài ra để bước vào tháng ngâu, cỏ non bắt đầu nhú lên cũng là lúc những con dế trở nên mập mạp, bóng bẩy, béo ngậy và món dế trở thành món chủ đạo trong các quán. Người ta bắt dế bằng nhiều cách và không mấy khó khăn như đào hang, đổ nước; tối đến trẻ em bắt dế quanh các cột đèn cao áp tại các tuyến phố Nghĩa Lộ. Ở đây bắt dế không khó và vùng Mường Lò dế rất nhiều nên giá dế ở chợ Mường Lò cũng không đắt, khoảng 5 đến 7 nghìn đồng một lạng; một lạng dế được cả đĩa cho 2 người ăn.

Trước tiên, đầu bếp dùng kéo cắt bỏ những cái chân có phần gai sắc nhọn, tiếp đó là rút phần ruột và bỏ túi hôi ở gáy; thao tác này làm phải khéo để dế còn nguyên con. Tiếp đó, người ta rửa dế bằng nước sôi hoặc nước măng chua. Sau đó, đem ướp với nước mắm, tiêu, hành, tỏi, bột ngọt cho thấm rồi bắt đầu chiên trên chảo mỡ đang sôi. Đợi đến khi dế chín vàng rụm mới vớt ra cho vào đĩa, rắc lên một ít lá chanh thái chỉ. Nếu thích dế lăn bột thì cho thêm bột chiên vào, trộn đều trước khi chiên.

Điều đặc biệt khi chiên dế chỉ cho một lượng dầu ăn vừa phải. Bởi lẽ bản thân con dế đã chứa rất nhiều dầu, nếu cho quá tay dầu ăn sẽ tạo cảm giác béo rất nhanh ngấy. Khi chiên, hạn chế tối đa việc đảo đi đảo lại tránh làm gẫy càng và thân dế mà chỉ nên dùng tay hất đều chảo với lửa vừa phải.

Dế sau khi chiên xong có màu vàng ruộm và mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị hòa quyện vào nhau. Bạn có thể rưới thêm nước ớt hoặc nước măng chua tăng phần đậm đà cho món ăn. Một đĩa đặc sản dế mèn đã bày ra trước mắt mùi thơm lừng. Ăn phần đầu hay phần đùi thì giòn tan, phần bụng thì dai dai, bùi bùi. Dế chiên giòn có thể ăn kèm cùng cóc xanh, xoài xanh, dưa chuột, chanh… tạo cảm giác ngon miệng, đồng thời giảm độ béo ngậy. Dế mèn dùng để nhắm bia hay nhắm rượu đều tuyệt.

Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về.

Nguyên liệu làm bánh của đồng bào được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Bánh chưng đen phải được gói thủ công. Củi để luộc bánh phải là củi gỗ to, giữ than tốt, khi luộc xếp bánh vào nồi, đậy kín vung. Lúc nồi bánh chưa sôi thì đun to lửa, khi nồi bánh đã sôi giữ lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, chín đều, đun từ 6-7 tiếng. Khi chín vớt ra cho vào chậu nước rửa qua và treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc. Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.

Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.

Rau dớn, (đồng bào dân tộc Thái gọi là phác pút) thuộc họ quyết, lớn hơn cây dương xỉ, có cành dài, lá nhỏ xòe trên đầu cây như tán một chiếc ô rộng lớn. Rau dớn không có ở đồng bằng, chỉ có ở vùng núi – nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp nơi có độ ẩm ướt cao. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” loại rau, nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Vì loại rau này nhanh bị dập nát nên người ta hái đến đâu ăn đến đó, bảo đảm rau luôn tươi xanh, chất lượng.

Đây là món rau dễ chế biến nhất, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm … Người ta hái rau dớn tươi về, chọn phần mềm tươi non, rửa sạch bùn đất, bụi bám, sau đó trụng sơ qua nước sôi và vớt ra để ráo. Dầu thực vật là loại thích hợp nhất để xào rau dớn.

Ngoài ra rau dớn còn chế biến được các món ăn độc đáo khác như: rau xôi, rau dớn xào cùng nước măng chua, lá đu đủ, cà rãnh hay rau dớn luộc… Có thể với những vị khách muốn ăn dớn rừng với hương vị nguyên thuỷ của nó thì chỉ cần nhặt những ngọn non tơ mỡ màng, rửa sạch cho vào nồi nước thật sôi, khi vừa chín tới vớt ra cho rau không bị nhừ. Đĩa rau luộc chấm với chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã dập, vài lát ớt là cũng đủ hấp dẫn.

Từ nguyên liệu tôm nõm, thịt lợn thăn, dầu thực vật và các loại gia vị của vùng Mường Lò cùng với kinh nghiệm truyền thống của đồng bào Tây bắc đã tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm ruốc Tôm.

Món này khi ăn kèm với xôi ngũ sắc, cơm lam bạn sẽ thật ấn tượng bởi sự đậm đà của ruốc tôm hoà quyện với hương vị dẻo thơm của nếp Tú Lệ. Ruốc tôm là một món ăn tưởng chừng như rất đơn giản và dễ làm nhưng không phải ai làm theo công thức đó cũng ngon. Mỗi người, mỗi vùng miền đều có những bí quyết riêng tạo nên sự khác biệt trong hương vị của từng món ăn. Ghé thăm miền Tây Yên Bái, nơi có những bàn tay khéo léo đã chế biến món ăn này từ những nguyên liệu hết sức gần gũi để mang lại đầy đủ vị ngon đến với người thưởng thức.

Nguyên liệu để làm món ruốc tôm gồm: Tôm nõn (tôm suối) bóc vỏ, thịt lợn (nạc vai), dầu thực vật, gia vị. Tôm chọn con mình mẩy, to đều, rửa sạch bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng và phần đầu tôm. Cho tôm vào cối giã nhỏ. Thịt lợn băm nhỏ. Sau đó cho dầu vào chảo rang thịt chín kỹ rồi cho tôm giã nhỏ vào đảo đều, cho gia vị thêm vài giọt nước mắm cho ruốc tôm thêm đậm đà. Khi rang để lửa thật nhỏ, liu riu để tôm và thịt chín đều đến khi vừa khô là được. Sau khi sao khô để nguội là có thể ăn được.

Sau khi làm sạch rêu, người Thái thường trộn hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén (những thứ hạt tiêu rừng thú vị) cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo trên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa, cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa.

Lá rong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong ra, mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao. Món rêu nướng (khay/”cay pho”) vừa quyến rũ với nghệ thuật thứ thiệt của gia vị ẩm thực Thái, lại vừa giữ được cái mát lành, thơm thảo, dịu dàng của vị rêu suối. Món “cay pỉnh” còn thú vị hơn: đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Rêu chín, cho vào rán với mỡ lợn.

Rêu suối nhiều, nhưng rêu ngon thì ít. Và cái mùa rêu ăn được, ăn thứ thiệt được lại càng ngắn ngủi. Nên bà con vùng cao (những nơi có tục ăn rêu) quý rêu lắm. Khách quý thì mới đãi rêu khô trên gác bếp. Rêu thường được tổ chức ăn vào bữa cơm tối, khi đại gia đình đông đủ. Cô dâu Thái thường coi dành túm rêu nướng cho mẹ chồng những mong tròn vẹn hơn cái đạo dâu con.

Trước đây, cây măng sặt mọc tự nhiên trên vùng đồi của huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn nhưng nhiều nhất là ở thị xã Nghĩa Lộ. Trước đây, măng sặt không có nhiều do mọc tự nhiên không có sự chăm sóc. Nhưng khi nhận thấy nhu cầu ẩm thực của người dân và nhiều du khách ở các nơi khác đến với các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái rất ưa thích món măng sặt thì người Dao, Thái đã biết quy hoạch những vùng có măng trên các khu rừng già thành vùng riêng, được chăm sóc nên măng cũng phát triển tốt hơn, mập hơn và ngon hơn.

Măng sặt không phải trồng ở vùng nào cũng ngon. Có lẽ Yên Bái là mảnh đất có thổ nhưỡng và khí hậu hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây măng. Chẳng thế mà măng sặt Yên Bái đã trở thành món ăn được nhiều thực khách sành ăn bình chọn là món măng ngon và hấp dẫn nhất.

Lịch trình du lịch Nghĩa Lộ

Hà Nội – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải

Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ

Sáng xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng Sơn Tây, cầu Trung Hà, Thanh Sơn – Thu Cúc rồi đi thẳng QL32 lên Nghĩa Lộ, chặng đường khoảng 180km nên mất khoảng 4-5 tiếng.

Lên tới Nghĩa Lộ các bạn đừng nghỉ ở khách sạn, hãy vào một trong những bản du lịch cộng đồng ở Nghĩa Lộ để lưu trú, vừa sinh hoạt vừa ăn ở và tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương. Trước khi đi nhớ gọi điện đặt phòng trước và để người dân còn chuẩn bị thức ăn cho đủ số lượng người trong đoàn.

Ngày 2: Nghĩa Lộ – Thu Cúc – Đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải (99km)

Sáng dậy sớm ăn sáng, uống cafe rồi khởi hành đi từ Mù Cang Chải. Quãng đường từ Nghĩa Lộ đến Mù Cang Chải dài khoảng gần 100km, các bạn sẽ được đi qua cánh đồng Mường Lò, xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ, các bản Lìm Mông, Lìm Thái. Xa hơn nữa về phía trung tâm huyện là La Pán Tẩn, mâm xôi… tất cả đều là những cánh đồng lúa vàng óng trong mùa lúa chín.

Tối ngủ tại thị trấn Mù Cang Chải

Ngày 3 :Mù Cang Chải – Ngọc Chiến – Mường La – Mộc Châu

Từ Mù Cang Chải quay ngược lại chân đèo Khau Phạ, rẽ vào đường đi Nậm Khắt để sang Ngọc Chiến – Mường La của Sơn La. Trong này là một bản văn hóa của người Thái và có cả tắm suối nước nóng rất thú vị.

Ngày 4: Mộc Châu – Hà Nội

Ngày cuối có thể tranh thủ ghé chơi vài điểm đẹp ở Mộc Châu rồi xuất phát từ Mộc Châu chạy thẳng về Hà Nội, quãng đường khoảng 200km nên nếu đi sớm các bạn sẽ có thời gian thong dong vừa đi vừa ngắm cảnh tiếp.

Hà Nội – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Tà Xùa

Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ

Sáng xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng Sơn Tây, cầu Trung Hà, Thanh Sơn – Thu Cúc rồi đi thẳng QL32 lên Nghĩa Lộ, chặng đường khoảng 180km nên mất khoảng 4-5 tiếng.

Lên tới Nghĩa Lộ các bạn đừng nghỉ ở khách sạn, hãy vào một trong những bản du lịch cộng đồng ở Nghĩa Lộ để lưu trú, vừa sinh hoạt vừa ăn ở và tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương. Trước khi đi nhớ gọi điện đặt phòng trước và để người dân còn chuẩn bị thức ăn cho đủ số lượng người trong đoàn.

Ngày 2: Săn mây Tà Xùa

Từ Nghĩa Lộ các bạn đi vào Trạm Tấu, chặng này gần thôi nhưng đường cũng không đẹp lắm. Có thể ghé chơi tắm suối nước nóng khu 5. Tiếp tục đi sang Bắc Yên, đường này chính là đường lên Tà Xùa, tùy vào thời gian đi mà các bạn có thể ở lại Tà Xùa để săn mây. Toàn bộ chặng từ Nghĩa Lộ lên đến Tà Xùa chỉ vào khoảng gần 90km, tuy nhiên sẽ có những đoạn khá xấu nếu đi vào mùa mưa bão.

Ngày 3: Tà Xùa – Hà Nội

Ngày cuối này thì chạy ngược lại về Hà Nội, nếu không ngại đường xa các bạn có thể đi theo QL43, đi qua bến phà Vạn Yên trên sông Đà rồi từ đây quay lại ra QL6 để về Hà Nội. Đường này cũng đẹp lắm, tổng quãng đường khoảng 280km.

Tìm trên Google:

kinh nghiệm du lịch Nghĩa Lộ 2021

du lịch Nghĩa Lộ tháng 1

tháng 1 Nghĩa Lộ có gì đẹp

review Nghĩa Lộ

hướng dẫn đi Nghĩa Lộ tự túc

ăn gì ở Nghĩa Lộ

phượt Nghĩa Lộ bằng xe máy

Nghĩa Lộ ở đâu

đường đi tới Nghĩa Lộ

chơi gì ở Nghĩa Lộ

đi Nghĩa Lộ mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Nghĩa Lộ

homestay giá rẻ Nghĩa Lộ

Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Bái (Cập Nhật 01/2021)

Kinh nghiệm du lịch Yên Bái

Cùng Phượt – Yên Bái, nơi cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc – vùng đất có những danh thắng kỳ vĩ với cánh đồng Mường Lò rộng ngát tầm mắt, những triền ruộng bậc thang xứ non cao Mù Cang Chải, hay một hồ Thác Bà được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”. Cùng với đó là những di tích lịch sử, văn hóa và tâm linh có từ lâu đời. Thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách; bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, đa dạng. Du lịch Yên Bái không đậm chất huyền diệu linh thiêng vùng đất Tổ, cũng không có cái kỳ vĩ như Sa Pa nhưng đó là một vẻ đẹp hoang sơ, lay động lòng người.

Giới thiệu chung về Yên Bái

Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội 180 km. Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử.

Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành “bình định” nước ta, chúng đặt Yên Bái thuộc các Đạo quan binh (1891-1900). Ngày 11- 4 -1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, 2 châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910-1920, Pháp chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái. Từ đó cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa dư và các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái không thay đổi.

Tháng 5- 1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc Khu tự trị Thái- Mèo; một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ (Văn Chấn) được tách ra thành lập châu Mù Cang Chải. Tháng 6- 1956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sáp nhập vào tỉnh Yên Bái. Tháng 10-1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái – Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24-12-1962, tỉnh Nghĩa Lộ (thuộc Khu tự trị Tây Bắc) chính thức được thành lập gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên. Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra thành lập huyện Trạm Tấu. Đầu năm 1965 khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra thành lập huyện Bảo Yên; vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên được tách ra thành lập huyện Văn Yên. Tháng 10-1971, Chính phủ thành lập thị xã Nghĩa Lộ. Ngày 3-1-1976, hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên chuyển thuộc tỉnh Sơn La.) và Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Ngày 1-10-1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh Yên Bái chuyển thuộc tỉnh Lào Cai.Tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên đồng thời chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu mới.

Du lịch Yên Bái vào thời gian nào?

Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền bắc Việt Nam, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô.

Địa danh nổi tiếng nhất của Yên Bái chính là ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đến với Mù Cang Chải vào khoảng tháng 5-6 hoặc tháng 9-10 bạn sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của ruộng bậc thang mùa đổ nước và ruộng bậc thang mùa lúa chín

Ngoài ra, đi du lịch Yên Bái vào khoảng từ tháng 9-11 khá thích hợp, lúc này mùa mưa của Tây Bắc cũng đã hết, thời tiết chưa chuyển sang cái lạnh của mùa đông.

Nếu bạn muốn trải nghiệm việc ngâm mình trong các con suối nước nóng giữa cái lạnh mùa Đông của miền Bắc thì hãy đến Yên Bái vào khoảng từ tháng 12-1 hàng năm.

Từ Hà Nội, có 2 đường chính để lên Yên Bái đó là Quốc lộ 32 và Quốc lộ 70. Để đi các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và Thị xã Nghĩa Lộ bạn sẽ đi theo hướng Quốc lộ 32, để đi về hướng Tp Yên Bái các bạn sẽ đi theo Quốc lộ 70 hoặc đi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và ra ở nút Yên Bái.

Từ Hà Nội các bạn có thể lên tới Yên Bái bằng tàu hỏa, có một chuyến tàu YB3 đi trực tiếp tới Yên Bái và 2 chuyến tàu SP1 – SP3 đi Lào Cai có dừng trả khách ở ga Yên Bái. Với tàu YB3 thời gian đi lúc 18h10 và tới Yên Bái lúc 22h50. Riêng 2 chuyến tàu đi Lào Cai sẽ khởi hành muộn hơn và tới Yên Bái vào khoảng 1-2 h sáng. Nếu định đi tàu, các bạn nên đi chuyến tàu YB3.

Khách sạn nhà nghỉ ở Yên Bái

Hệ thống khách sạn nhà nghỉ Yên Bái nói chung khá đầy đủ, tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ, Yên Bình số lượng khách sạn nhà nghỉ đủ để đáp ứng cho số lượng lớn khách du lịch. Ngay cả các huyện du lịch chưa quá phát triển, không khó để các bạn có thể tìm được một khách sạn hoặc nhà nghỉ có chất lượng tương đối tốt, giá thành phù hợp để làm nơi lưu trú trong chuyến đi của mình.

Dịch vụ Homestay ở Yên Bái được bắt đầu từ năm 2005 ở bản Đêu, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, sau đó là thôn Ngòi Tu của xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, gần đây là bản Kim Nọi, thị trấn Mù Căng Chải. Đến nay dịch vụ homestay liên tục gia tăng ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đây là loại hình nghỉ, ngủ tại nhà dân, nơi mà du khách đặt chân đến, dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá trên mỗi vùng miền.

Các địa điểm du lịch ở Yên Bái

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, giáp với Thị xã Nghĩa Lộ, Mường La và Than Uyên của Lai Châu. Từ Hà Nội để đến với Mù Cang Chải bạn có thể lựa chọn đi theo hướng Quốc lộ 32 để cùng với đó khám phá đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc. Mù Cang Chải nổi tiếng nhất với khách du lịch bởi “đặc sản” ruộng bậc thang. Với hơn 700ha ruộng trong đó 50% tập trung ở 3 xã là La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình trải dài suốt đoạn đường từ đèo Khau Phạ về đến trung tâm thị trấn bạn sẽ không thể cưỡng lại được sự quyến rũ mê người từ màu vàng óng của những dãy núi trồng toàn lúa. Năm 2007 ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia.

Du lịch Nghĩa Lộ từ đã được nhiều người biết đến với những điểm du lịch hấp dẫn bởi nét đặc sắc trong văn hóa cũng như truyền thống cách mạng của các dân tộc sinh sống trên địa bàn như: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử cách mạng Căng và Đồn Nghĩa Lộ, chợ Mường Lò, du lịch sinh thái ở xã Nghĩa Lợi, Nghĩa An…

Nằm tại Thị xã Nghĩa Lộ, Sà Rèn là một bản làng nằm dọc ven bờ suối Thia, quanh năm róc rách bởi dòng Nậm Thia xanh mát, các bạn chỉ mất khoảng 2 tiếng đi xe ô tô là có thể đến tham quan, trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng bản Sà Rèn, một nơi hoàn toàn chỉ có người Thái đen sinh sống và vẫn còn giữ được những nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo.

Bản Sà Rèn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi nơi đây vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, những khóm tre gắn bó sâu sắc với cuộc sống của người Thái đen được giữ gìn dọc ven bờ suối, những nếp nhà sàn cổ bên trong vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Thái, những con người miền sơn cước đôn hậu, thân thiện, mến khách.

Chao Hạ là một bản người Thái của xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ. Từ năm 2012, dưới sự đi đầu tiên phong của một vài người dân, Chao Hạ đã chuyển mình nghiêng theo hướng làm du lịch cộng đồng. Đến nay, bản đã là một trong những địa điểm đặc biệt yêu thích của khách du lịch nước ngoài. Đến bản Chao Hạ để du xuân ngắm cảnh núi rừng, trải nghiệm cuộc sống kiểu mới, thấy được hòa mình với thiên nhiên, với cộng đồng dân cư và thưởng thức những “món lạ” nơi đây

Bản Đêu, xã Nghĩa An hiện đang lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Khách du lịch đến đây có thể hòa mình vào với đời sống của người địa phương. Khách ở dài ngày thì có thể đạp xe lên suối Nậm Đông để tắm hay đạp xe 30km lên Trạm Tấu để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người Mông hoặc có thể tham gia lao động cùng với gia đình. Mọi hoạt động đó đều được chính chủ nhà làm hướng dẫn viên.

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách. Rồi như một phép màu, con đường quốc lộ bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước những mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa, quả đúng như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu.

Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía tây, Mường Lò nằm gọn trong lòng thị xã nghĩa Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh – Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than – Than Uyên và Mường Tấc – Phù Yên). Người Thái đen đã định cư lâu đời ở nơi đây. Theo câu chuyện sử thi của người Thái kể rằng: Hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần tìm nơi lập nghiệp. Tạo Xuông đã dừng chân dựng bản làng ở Mường Lò, xây dựng nên vùng đất tổ tiên của người Thái đen ở khắp vùng Tây Bắc vì thấy ở đây đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

Câu tục ngữ: “Thái theo nước, Xá theo lửa” nói về tập quán canh tác của người Thái trồng lúa nước, người Xá (Khơ Mú) đốt nương làm rẫy. Còn ông Tạo Ngần lên Mường Then (Mường Thanh ngày nay) xây dựng bản làng người Thái trắng cũng trồng lúa nước là chủ yếu. Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò đã thành danh từ lâu. Hương thơm của hạt gạo nơi này đã bay xa, vượt núi non đến nhiều nơi được rất đông người biết đến.

Xuôi theo quốc lộ 32 với những miên man suy nghĩ về Mường Lò, Yên Bái. Để rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín vàng, thoai thoải bậc thang tiến về phía núi. Con suối Nậm Thia vắt ngang qua thung lũng như vẽ một dải lụa mềm uốn lượn giữa sóng lúa vàng. Tôi giật mình trước vẻ đẹp Mường Lò với một bóng người con gái Thái gánh lúa trên vai đang rẽ ngang con suối để rồi sẽ chẳng bao giờ lòng có thể quên.

“Ngày xưa, nơi ấy có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Cô gái đẹp như trăng rằm, mái tóc đen dài mềm mại. Mỗi khi nàng ngồi bên khung cửi, chim muông, hoa lá như múa vờn trong mỗi đường thêu. Chàng trai khỏe mạnh, giỏi làm nương, săn bắt thú. Mỗi khi tiếng khèn của chàng cất lên, chim rừng ngừng tiếng hót hồi hộp lắng nghe. Nhưng tên chúa đất quyết bắt cô gái về làm người hầu. Hai người rủ nhau chạy lên núi cao để bảo vệ tình yêu đôi lứa. Tên chúa đất cho người đuổi theo. Chàng trai và cô gái kiệt sức gục xuống trên đỉnh núi. Cô gái không cầm lòng được, chỉ biết khóc than cho mối tình tuyệt vọng. Nước mắt của cô chảy mãi hóa thành dòng suối Nậm Thia, mái tóc dài thơm hóa thành làn rêu xanh mướt như vẫy gọi. Chàng trai đau đớn nhảy xuống dòng suối, thân thể chàng vừa chạm mặt nước bỗng vỡ tan, hóa thành muôn tảng đá cho làn rêu quấn quýt bám quanh”. Tôi đã bao lần được nhâm nhi chén rượu thơm cất từ những hạt gạo Mường Lò, thấm đẫm huyền thoại kia với món rêu đá thơm, cay, dịu mát. Những sóng vàng của con suối Thia ấy như muôn bàn tay vẫy gọi.

Chỉ có người Thái đen ở Mường Lò mới có tục hát mời rượu và cũng chỉ có ở đây thì du khách mới có thể được nâng chén cùng lời ca mời rượu, cùng điệu Xòe Thái dập dìu bên bếp lửa nhà sàn. Tiếng hát người con gái Thái bên mâm rượu đã từng làm say bao du khách khi đến bản Mường. Tiếng hát như hơi rượu ngấm vào lòng người không thể nào quên.

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ

Khi nhắc tới lịch sử của Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nhắc tới địa danh Văn Chấn (nay thuộc Thị xã Nghĩa Lộ) và nhắc tới lịch sử nơi này thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỷ XX. Với ý đồ dập tắt phong trào cách mạng, Thực dân Pháp lập các trại “lao động đặc biệt” tập trung những người yêu nước. Sau khi Căng Bá Vân (Thái Nguyên) bị giải thể, Thực dân Pháp đã đưa những người yêu nước bị giam về Nghĩa Lộ. Mùa hè năm 1944 chi phủ Văn Chấn đã huy động các tổng, xã bắt phu nộp vật liệu để xây dựng Căng. Thực dân Pháp còn cử tên Đinh Văn Dung và tên Lăm – Be sở mật thám huyện đến kiểm tra đôn đốc khẩn trương ngày đêm. Tháng 1/1945 thì việc xây dựng hoàn thành. Nhìn toàn cảnh lúc này Căng Nghĩa Lộ như một cái tủ dựng đứng có 3 dãy nhà dài “hai dãy là nơi giam giữ chính phạm nam giới, phía trong giam chính trị phạm nữ giới, phía ngoài là nơi thường trực và bên cạnh là trạm gác của lính khố xanh”. Bao bọc toàn bộ khu Căng Đồn là hàng rào dây thép gai, phía ngoài hàng rào là hầm sâu có cắm chông, bồn góc Căng có chòi cao sừng sững ngày đêm canh giữ cẩn mật…

Từ trên cao nhìn xuống là biển lúa rộng mênh mông vàng óng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ hai của khu vực Tây Bắc và thị xã Nghĩa Lộ thanh bình cùng nhịp sống của 13 dân tộc anh em. Tại đây, du khách có thể lên những cây chè cổ thụ trên trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Hmông mến khách, hay đi dạo dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du cùng thác Tập Lang rì rầm nước chảy

Suối Giàng nổi tiếng với những cây chè tuyết Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đường kính lên tới 100cm. Chè tuyết nơi đây phát triển tự nhiên trong tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, chẳng cần phân bón mà vẫn đâm chồi nảy lộc xanh biếc. Lộc non sao lên, pha nước sôi, hương vị bốc lên thơm ngây ngất, uống vào thấy đượm vị ngọt lâu trên đầu lưỡi. Nhiều gia đình dân tộc Mông ở đây cũng nhờ những gốc chè này mà làm nên cơ nghiệp, cải thiện sinh hoạt trong cuộc sống. Họ coi đó là cây chè của đất trời ban tặng cho người Mông của xứ sở này.

Đèo Lũng Lô nằm trên quốc lộ 37 (đường 379 cũ, nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32B)) tại ranh giới hai huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La), đông bắc thị trấn Phù Yên 33 km. Đèo dài 15 km từ km349 đến km364, độ dốc 10%. Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954) qua đèo này. Trong bài thơ “Hoan Hô Chiến Sỹ Điện Biên” ra đời sau khi miền Bắc được giải phóng, Tố Hữu đã viết: Dốc Pha đin, chị gánh, anh thồ, Đèo Lũng lô, anh hò, chị hát. Gần đỉnh con đèo là điểm giáp ranh của cả 3 tính Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La.

Cách Hà Nội gần 200km, Bản Hốc nằm ngay trung tâm của huyện Văn Chấn. Với gần 80% là dân tộc Thái, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp. Nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái.

Nhà máy thủy điện Thác Bà

Nhà máy thủy điện Thác Bà do Liên Xô giúp đỡ xây dựng là đứa con đầu lòng của nghành thủy điện Việt Nam, là nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc nước ta. Nhà máy đã được xây dựng và lớn trong chiến tranh ác liệt khi nền kinh tế Miền Bắc còn non trẻ. Công tác khảo sát, thiết kế xây dựng được tiến hành từ năm 1959 đến năm 1961. Công trình được khởi công xây dựng ngày 19/8/1964. Sau hơn 10 năm xây dựng, ngày 5 tháng 10 năm 1971, nhà máy đã khởi động tổ máy số 1 và hòa vào lưới điện quốc gia, đây cũng là ngày được chọn là ngày thành lập Nhà máy thủy điện Thác Bà.

Là một trong số ít những ngôi đền dọc bờ Sông Chảy còn giữ lại được cho đến tận ngày nay. Đền Thác Bà( hay Đền Mẫu Thác Bà) tọa lạc trên núi Hoàng Thi, từ lâu đã nổi tiếng là chốn linh thiêng với đông đảo du khách thập phương. Vượt qua 365 bậc đá, đến trước cửa sân đền, làn gió mát lành từ biển hồ đưa lên mang cảm giác nhẹ nhàng , thanh tịnh trốn cửa đền. Phóng tầm mắt ra xa, có thể bao quát toàn cảnh công trình thủy điện đầu tiên của cả nước và ngắm nhìn một vùng trời nước mênh mông, hữu tình. Hàng năm, Lễ hội Đền Thác Bà được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng Giêng âm lịch, hay còn gọi là lễ hội mùa xuân, lễ hội lớn nhất trong năm, với những nghi thức truyền thống trang trọng.

– Ngoài đường thủy, du khách có thể đến Đền Thác Bà bằng đường bộ, theo tuyến đường: Trung tâm TPYên Bái – TT Yên Bình(9km) – Ngã ba Cát Lem (Đoan Hùng, Phú Thọ, 27km) – Đền Thác Bà( thị trấn Thác Bà 7km)

Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.

Nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình. Đi thuyền trên hồ Thác Bà, bạn không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa bạn khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông …

Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. bạn được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất… Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa bạn sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.

Được công nhận là Di sản thắng cảnh văn hoá từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn bạn thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.

Bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, Yên Bình. Là một bản với nhiều dân tộc anh em sinh sống, nhưng phần lớn vẫn là dân tộc Dao (Dao Quần Trắng), bản cách Hà Nội 165km nằm ở khu vực phía Tây-Bắc Việt Nam, theo đường QL2, QL70.

Với những đặc trưng riêng, Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi có một vị trí đẹp, 1 phần đất liền và một nửa còn lại tiếp giáp mặt hồ nước mênh mông mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng, trong đó chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng.

Đến với Ngòi Tu ngoài việc được thưởng thức những món ăn dân dẫ bạn sẽ còn được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, say lòng cùng những làn điệu dân ca, những điệu múa : làm chay, xúc tép, rước dâu truyền thống … Với những bạn thích lang thang khám phát còn có thể tham gia trekking núi Yến, núi Cao Biền hoặc đạp xe khắp bản để khám phá văn hóa của người Dao.

Tà Chì Nhù là tên gọi của một đỉnh núi thuộc khối núi Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Tà Chì Nhù có độ cao 2.979m thuộc địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Tà Chì Nhù còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người Mông Địa hình của ngọn núi khá phức tạp với nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng. Khí hậu trên núi vô cùng khắc nghiệt, gió mạnh khiến cho quãng đường chinh phục đỉnh núi tương đối vất vả và nhiêu hiểm nguy rình rập.

Tuy nguy hiểm và vất vả là thề, Tà Chì Nhù lại là một trong những địa điểm được các bạn ưa leo núi rất thích để “cưỡi gió – săn mây” và săn những bức ảnh tuyệt đẹp.

Tà Sì Láng là một xã thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Phía bắc giáp Bản Mù, phía Tây giáp Phù Yên (Sơn La), phía Đông và Nam giáp huyện Văn Chấn. Dân cư ở đây 100% là người H’Mong, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương. Với đặc điểm địa hình hiểm trở trên độ cao gần 2000m, đường vào Tà Sì Láng cực kỳ khó khăn. Trước đây chỉ có đường dân sinh nhưng nay cũng đã mở rộng khoảng 4-5m, thường xuyên sạt lở và ách tắc vào mùa mưa bão. Độ dốc của con đường cũng thuộc dạng khủng, từ 15-20%. (So với 6-8% độ dốc trung bình của các con đường khác ở Tây Bắc)

Háng Tề Chơ (Háng Đề Chơ) là bản xa nhất của xã Làng Nhì, Trạm Tấu, Yên Bái. Đây là một bản tập trung khoảng vài chục hộ dân người Mông Đen, bản cũng sở hữu ngọn thác cùng tên Háng Tề Chơ, được coi là một ngọn thác đẹp trong danh sách các điểm đến của Tây Bắc.

Là một xã vùng cao của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm huyện khoảng 12km. Nằm trên độ cao khoảng hơn 1000m so với mặt nước biển, Bản Mù quanh năm sương giăng kín lối với những ngôi nhà của đồng bào nằm lạc lõng trên những sườn núi.

Nằm trên một đỉnh núi cao, bản Cu Vai thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, với hơn 80% người dân là đồng bào dân tộc H’Mông, cách trung tâm xã gần 20km đường đồi núi, trên bản có 46 hộ dân sinh sống.

Suối khoáng nóng Trạm Tấu

Cách trung tâm Trạm Tấu chưa đầy 2km về phía Tây Bắc là một khu suối khoáng nóng nằm ngay sát dưới chân những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, tọa lạc tại khu 5, thị trấn Trạm Tấu, Trạm Tấu.

Để đặt ăn ngủ nghỉ tại khu suối khoáng Trạm Tấu, các bạn có thể liên hệ Anh Cường 0943 208 704 là chủ nhân của khu suối khoáng này.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên có tọa độ địa lý từ 21051’35” đến 21057’00” vĩ độ Bắc và từ 104030’50” đến 104036’55” kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 9.700 ha.

Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung bình từ 600 – 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ bình quân 23,20C, lượng mưa bình quân 1.458,0 mm/năm, độ ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông – Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.

Trong khu bảo tồn thiên nhiên này, hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm. Cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, tầng tán được phân chia rõ rệt: tầng cao nhất là cây gỗ lớn nhô lên không liên tục chủ yếu là các loài như Chò nâu, Giổi, Trám…; tầng giữa là tầng ưu thế sinh thái, tán cây rừng liên tục cao gần ngang nhau, thuộc các loài cây thường xanh như Gội, De, Giẻ…; tầng dưới phân thành nhiều lớp cao thấp khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ ưa bóng; tầng thảm tươi chủ yếu là cây bụi, Dương sỉ, Cau rừng…; Hiện rừng tự nhiên vẫn còn trên 30 loài thực vật khác nhau, trong đó có những loài cây gỗ quý hiếm như Lát Hoa, Pơ mu… phát triển chủ yếu ở độ cao 700m trở lên. Hệ động vật trong khu bảo tồn khá phong phú và nhiều loài quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Chủ yếu còn các loài thú như Chồn, Cầy hương, Lợn rừng, Rắn… và một số loài chim. Bên cạnh đó, người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông và Dao với những nét đẹp văn hóa dân tộc đặc sắc như trang phục và nhà ở… vẫn được gìn giữ khá nguyên bản. Nà Hẩu khá thích hợp cho những nhóm bạn yêu thích trekking, cắm trại hay khám phá thiên nhiên.

Đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đến Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miến Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).

Ở xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên có một hồ nước rất đẹp, thơ mộng và yên tĩnh. Một địa điểm thú vị để mọi người có thể khám phá thiên nhiên hay nghỉ ngơi, vui chơi, câu cá và tận hưởng bầu không khí trong lành, cảnh nguyên sơ nhưng đầy chất lãng mạn mà thiên nhiên ban tặng – đó là Hồ Chóp Dù.

Nằm ngang lưng núi, hồ Chóp Dù rộng 16 ha, bao quanh hồ là cảnh quan sinh thái đa dạng với nhiều ngách xen lẫn với các khu rừng tự nhiên. Nước hồ ở đây trong xanh, phẳng lặng, soi bóng những vạt rừng.

Chiến khu Vần là một vùng đất khá rộng, nằm ở phía Nam huyện Trấn Yên và Đông Nam huyện Văn Chấn. Trước năm 1945, Chiến khu Vần nằm ở địa bàn của 3 tổng là: Lương Ca, Giới Phiên (thuộc Trấn Yên) và Đại Lịch thuộc Văn Chấn có cự ly dài từ Bắc xuống Nam là 23km và từ Đông sang Tây 18km .

Căn cứ cách mạng kiểu chiến khu có quy mô khá rộng trong đó có 2 vùng quan trọng nhất là làng Vần và làng Đồng Yếng.

Làng Vần là thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi có độ cao trung bình từ 200 đến 500m, thung lũng có chiều dài 4,5 km, đường đi lại khó khăn, ngày nay được kết cấu bằng những chân ruộng bậc thang, sau cách mạng được đồng bào khai phá (có độ chênh lệch thấp) nay gọi là Đồng Trò, Đồng Cây Gạo,… có ngòi Vần chạy dọc theo làng. Đây cũng là hợp lưu của 3 con ngòi nhỏ để tạo nên ngòi Vần. Địa thế hiểm trở, xưa chỉ có một con đường duy nhất vào làng và phải qua đèo. Vừa kín đáo lại vừa gần các trung tâm chính trị (tỉnh lỵ hai tỉnh Yên Bái – Phú Thọ) nên khu vực này đã được xứ uỷ Bắc Kỳ chọn làm nơi thuận lợi cho việc lập căn cứ cách mạng dần phát triển hình thành mô hình kiểu chiến khu.

Làng Đồng Yếng cách làng Vần khoảng 4 km về phía Đông và cách Hiền Lương hơn 3 km về phía Tây. Là làng nằm giữa Vần và Hiền Lương. Có vị trí thuận lợi, đồi hình mâm xôi nên Đồng Yếng được đội du kích Âu Cơ chọn làm trung tâm huấn luyện quân sự để phát triển lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Yên Bái và Phú Thọ.

Cách thành phố Yên Bái hơn 10km về phía Nam, ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, Hồ Đầm Hậu còn được gọi là Hồ 99 ngách ngay cạnh nút giao IC 12 đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Hồ Đầm Hậu quanh năm đầy nước, du khách đến đây, có thể chèo thuyền khám phá những ngóc nghách, những đảo lớn nhỏ hay vào vùng trung tâm hồ hòa mình cùng với thiên nhiên và cảm nhận bầu không khí trong lành, tìm cho mình một chỗ để có thể buông câu giúp tinh thần con người thoải mái. Trèo lên thân đập, phóng tầm mắt nhìn quanh hồ sẽ thấy một màu xanh mướt của những đảo cây in bóng xuống mặt nước lung linh huyền ảo thật kỳ thú. Và sau hành trình khám phá quanh hồ, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực tươi ngon từ nguồn thủy sản sẵn có của vùng hồ.

Chợ đá Lục Yên họp tại một địa điểm khá đẹp nằm ở góc hồ nước lung linh ở Thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yen Bái. Chợ chỉ họp trong khoảng thời gian vài ba tiếng đồng hồ vào buổi sáng hàng ngày. Tùy mùa theo thời tiết mà phiên chợ diễn ra sớm hay muộn, nhưng áng chừng từ sáu rưỡi sáng người bán hàng bắt đầu đến chợ.

Hàng được bày lên mặt bàn thành từng mớ. Hàng là các loại đá quý, đá bán quý các loại. Có thứ đã qua chế tác, có thứ còn để thô nguyên gốc. Nhưng dù ở dạng nào, những thứ hàng được bán ở cái chợ này đều khoe sắc lung linh. Những người bán hàng cho biết, đá quý được thu gom của những người đi núi về, có thời gian thì chế tác thành mặt đá cho nhẫn, dây chuyền, hoa tai… Có những thứ để làm nguyên liệu cho làm tranh đá quý, được bán bằng cân, bằng lạng.

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại

Quần thể di tích đền Ðại Cại thuộc xã Tân Lĩnh, Lục Yên, cách thành phố Yên Bái khoảng 80km, bao gồm đình Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh.

Quần thể này nằm dưới chân núi Vua áo đen, bên hữu là sông Chảy, trước mặt là suối Ðại Cại. Những thần được thờ ở đây đều là những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, lập ra làng bản, phố xá. Ðền Ðại Cại có từ thời hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một vị quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà là một danh nhân, chịu trách nhiệm việc đáp luỹ xây thành, lập ra các chợ. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc. Ðền Ðại Cại, đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, đề có trạm trổ tứ quý làm từ gỗ tứ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Ðặc biệt, những tảng đá kê cột đình, cột đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Ðền có chiên đồng, chuông đồng, có sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Ðức. Ngôi đền có kiến trúc đồ sộ, các chân tảng kê cột loại lớn có đường kính tới 45 cm, loại nhỏ 32 cm để đỡ các cột nách, cột lòng. Các chân tảng đều chạm 16 cánh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sứ men ngà rạn trang trí hình cánh sen rất đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Ngay dưới chân núi, tại dải thung lũng trải dài song song với sông Chảy vẫn còn lưu lại dấu vết của ngôi đền và những bức tường đất của một toà thành bao quanh. Bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm trong thành ngay trước của đình Bến Lăn.

Theo sử sách, đền Suối Tiên xây dựng khoảng năm 1928 – 1929. Di tích đền Suối Tiên, với khuôn viên gần 6000m2, nằm trong không gian đậm nét văn hóa dân gian các dân tộc Lục Yên, gắn với những truyền tích huyền thoại xa xưa và hệ thống di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Đại Cại – Hắc Y và khu khảo cổ tháp Chùa Thượng Miện thời Lý – Trần, là vùng đất “Non xanh kỳ thú – hấp dẫn tâm linh – Đất ngọc danh truyền”. Xung quanh có núi Thắm, núi Hắc Y, núi Bạch Mã với nhiều hang động, trên núi rừng hệ thảm thực động vật, thực vật, vi sinh vật đa dạng, phong phú; những núi đá độc lập, sừng sững kỳ vĩ; phía trước đền là giếng nước quanh năm trong mát, có loài cá bỗng bản địa (dân gọi là cá thần), tạo cho đền cảnh tĩnh lặng, huyền bí. Đặc biệt, trong những năm 1965-1966, các hang động ở khu đền Suối Tiên là nơi cất giấu vũ khí, lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Ngoài danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Yên Bái còn khá nhiều đặc sản mà chắc chắn chưa nhiều bạn được thưởng thức. Nếu có dịp đến với mảnh đất cửa ngõ của Tây Bắc này, bạn đừng quên bớt chút thời gian để khám phá, tìm hiểu cũng như thưởng thức các đặc sản này. Chắc chắn là bạn sẽ có những ấn tượng rất khó quên.

“Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” câu ca dao của dân tộc Thái ấy từ lâu không chỉ được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc, mà hương vị độc đáo của giống gạo quý ấy còn bay xa khắp mọi vùng đất nước. Đặc biệt là nếp Tan Lả Tú Lệ (Văn Chấn – Yên Bái). Vậy đâu là những nét đặc trưng của giống nếp quí ấy, để rồi ai đã một lần có duyên may được thưởng thức cứ nhớ mãi hương vị đậm đà thơm dịu đầy sức quyến rũ, nhớ mãi một vùng đất, một vùng người.

Với những du khách đã từng đến Tú Lệ được thưởng thức các món ăn được chế biến từ gạo nếp Tú Lệ như: Cốm, cháo cốm vịt, xôi nếp ngũ sắc, cơm lam… được các cô gái Thái thổi hồn, nhấp chén rượu nếp Tú lệ do những đôi tay ngà mời lâng lâng trong tiếng “Khắp mời lẩu” – Hát mời rượu, say trong điệu xoè nồng hậu mới thấm hơn cái hồn của xứ Thái và ý nghĩa sâu xa của câu ca:

“Mường Lò gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về”

Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung.

Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh – đỏ – tím – vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng – Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo. Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than. Xôi chín dẻo, thơm đậm, dù nóng hay nguội nắm chặt tay cũng không dính.

Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu. Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa ban thì tượng trưng cho thuyết âm dương Ngũ hành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc.

Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Có người gọi Mắc khén là hạt tiêu rừng và khiến ta dễ liên tưởng đến cây hồ tiêu dại mọc trong rừng nhưng không phải. Mắc có nghĩa là quả, còn Khén là một loại cây thân gỗ lớn mọc trong rừng đại ngàn.

Mắc khén thông dụng nhất dùng để chấm xôi nếp nương, thu hoạch từ cánh đồng Tú Lệ, dưới chân đèo Khau Phạ, thì chắc chắn không có hương vị nào sánh bằng. Loại gia vị này còn dùng để tẩm ướp, mang lại cho các món ăn của người Thái những hương vị đặc biệt mà không đâu sánh bằng.

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Để có món đặc sản muồm muỗm rang giòn thơm ngon, trước tiên phải sơ chế muồm muỗm. “Vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột” là 4 khâu cơ bản để tạo nên hình hài một chú muồm muỗm trên bàn nhậu. Phần còn lại của muồm muỗm sau khi được làm sạch trông cứ kỳ kỳ, nần nẫn chẳng khác gì cái kén của tằm dâu. Xong khâu “làm lông”, muồm muỗm được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo.

Đầu tiên, muồm muỗm được om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm.

Tháng 7 âm lịch khi nhãn Mường Lò chín rộ, mùa bọ xít nhãn đã hết, những cơn mưa rào tự nhiên bỗng nhẹ đi và kéo dài ra để bước vào tháng ngâu, cỏ non bắt đầu nhú lên cũng là lúc những con dế trở nên mập mạp, bóng bẩy, béo ngậy và món dế trở thành món chủ đạo trong các quán. Người ta bắt dế bằng nhiều cách và không mấy khó khăn như đào hang, đổ nước; tối đến trẻ em bắt dế quanh các cột đèn cao áp tại các tuyến phố Nghĩa Lộ. Ở đây bắt dế không khó và vùng Mường Lò dế rất nhiều nên giá dế ở chợ Mường Lò cũng không đắt, khoảng 5 đến 7 nghìn đồng một lạng; một lạng dế được cả đĩa cho 2 người ăn.

Trước tiên, đầu bếp dùng kéo cắt bỏ những cái chân có phần gai sắc nhọn, tiếp đó là rút phần ruột và bỏ túi hôi ở gáy; thao tác này làm phải khéo để dế còn nguyên con. Tiếp đó, người ta rửa dế bằng nước sôi hoặc nước măng chua. Sau đó, đem ướp với nước mắm, tiêu, hành, tỏi, bột ngọt cho thấm rồi bắt đầu chiên trên chảo mỡ đang sôi. Đợi đến khi dế chín vàng rụm mới vớt ra cho vào đĩa, rắc lên một ít lá chanh thái chỉ. Nếu thích dế lăn bột thì cho thêm bột chiên vào, trộn đều trước khi chiên.

Điều đặc biệt khi chiên dế chỉ cho một lượng dầu ăn vừa phải. Bởi lẽ bản thân con dế đã chứa rất nhiều dầu, nếu cho quá tay dầu ăn sẽ tạo cảm giác béo rất nhanh ngấy. Khi chiên, hạn chế tối đa việc đảo đi đảo lại tránh làm gẫy càng và thân dế mà chỉ nên dùng tay hất đều chảo với lửa vừa phải.

Dế sau khi chiên xong có màu vàng ruộm và mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị hòa quyện vào nhau. Bạn có thể rưới thêm nước ớt hoặc nước măng chua tăng phần đậm đà cho món ăn. Một đĩa đặc sản dế mèn đã bày ra trước mắt mùi thơm lừng. Ăn phần đầu hay phần đùi thì giòn tan, phần bụng thì dai dai, bùi bùi. Dế chiên giòn có thể ăn kèm cùng cóc xanh, xoài xanh, dưa chuột, chanh… tạo cảm giác ngon miệng, đồng thời giảm độ béo ngậy. Dế mèn dùng để nhắm bia hay nhắm rượu đều tuyệt.

Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về.

Nguyên liệu làm bánh của đồng bào được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Bánh chưng đen phải được gói thủ công. Củi để luộc bánh phải là củi gỗ to, giữ than tốt, khi luộc xếp bánh vào nồi, đậy kín vung. Lúc nồi bánh chưa sôi thì đun to lửa, khi nồi bánh đã sôi giữ lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, chín đều, đun từ 6-7 tiếng. Khi chín vớt ra cho vào chậu nước rửa qua và treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc. Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.

Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.

Rau dớn, (đồng bào dân tộc Thái gọi là phác pút) thuộc họ quyết, lớn hơn cây dương xỉ, có cành dài, lá nhỏ xòe trên đầu cây như tán một chiếc ô rộng lớn. Rau dớn không có ở đồng bằng, chỉ có ở vùng núi – nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp nơi có độ ẩm ướt cao. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” loại rau, nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Vì loại rau này nhanh bị dập nát nên người ta hái đến đâu ăn đến đó, bảo đảm rau luôn tươi xanh, chất lượng.

Đây là món rau dễ chế biến nhất, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm … Người ta hái rau dớn tươi về, chọn phần mềm tươi non, rửa sạch bùn đất, bụi bám, sau đó trụng sơ qua nước sôi và vớt ra để ráo. Dầu thực vật là loại thích hợp nhất để xào rau dớn.

Ngoài ra rau dớn còn chế biến được các món ăn độc đáo khác như: rau xôi, rau dớn xào cùng nước măng chua, lá đu đủ, cà rãnh hay rau dớn luộc… Có thể với những vị khách muốn ăn dớn rừng với hương vị nguyên thuỷ của nó thì chỉ cần nhặt những ngọn non tơ mỡ màng, rửa sạch cho vào nồi nước thật sôi, khi vừa chín tới vớt ra cho rau không bị nhừ. Đĩa rau luộc chấm với chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã dập, vài lát ớt là cũng đủ hấp dẫn.

Từ nguyên liệu tôm nõm, thịt lợn thăn, dầu thực vật và các loại gia vị của vùng Mường Lò cùng với kinh nghiệm truyền thống của đồng bào Tây bắc đã tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm ruốc Tôm.

Món này khi ăn kèm với sôi ngũ sắc, cơm lam bạn sẽ thật ấn tượng bởi sự đậm đà của ruốc tôm hoà quyện với hương vị dẻo thơm của nếp Tú Lệ. Ruốc tôm là một món ăn tưởng chừng như rất đơn giản và dễ làm nhưng không phải ai làm theo công thức đó cũng ngon. Mỗi người, mỗi vùng miền đều có những bí quyết riêng tạo nên sự khác biệt trong hương vị của từng món ăn. Ghé thăm miền Tây Yên Bái, nơi có những bàn tay khéo léo đã chế biến món ăn này từ những nguyên liệu hết sức gần gũi để mang lại đầy đủ vị ngon đến với người thưởng thức.

Nguyên liệu để làm món ruốc tôm gồm: Tôm nõn (tôm suối) bóc vỏ, thịt lợn (nạc vai), dầu thực vật, gia vị. Tôm chọn con mình mẩy, to đều, rửa sạch bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng và phần đầu tôm. Cho tôm vào cối giã nhỏ. Thịt lợn băm nhỏ. Sau đó cho dầu vào chảo rang thịt chín kỹ rồi cho tôm giã nhỏ vào đảo đều, cho gia vị thêm vài giọt nước mắm cho ruốc tôm thêm đậm đà. Khi rang để lửa thật nhỏ, liu riu để tôm và thịt chín đều đến khi vừa khô là được. Sau khi sao khô để nguội là có thể ăn được.

Sau khi làm sạch rêu, người Thái thường trộn hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén (những thứ hạt tiêu rừng thú vị) cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo trên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa, cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa.

Lá rong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong ra, mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao. Món rêu nướng (khay/”cay pho”) vừa quyến rũ với nghệ thuật thứ thiệt của gia vị ẩm thực Thái, lại vừa giữ được cái mát lành, thơm thảo, dịu dàng của vị rêu suối. Món “cay pỉnh” còn thú vị hơn: đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Rêu chín, cho vào rán với mỡ lợn.

Rêu suối nhiều, nhưng rêu ngon thì ít. Và cái mùa rêu ăn được, ăn thứ thiệt được lại càng ngắn ngủi. Nên bà con vùng cao (những nơi có tục ăn rêu) quý rêu lắm. Khách quý thì mới đãi rêu khô trên gác bếp. Rêu thường được tổ chức ăn vào bữa cơm tối, khi đại gia đình đông đủ. Cô dâu Thái thường coi dành túm rêu nướng cho mẹ chồng những mong tròn vẹn hơn cái đạo dâu con.

Trước đây, cây măng sặt mọc tự nhiên trên vùng đồi của huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn nhưng nhiều nhất là ở thị xã Nghĩa Lộ. Trước đây, măng sặt không có nhiều do mọc tự nhiên không có sự chăm sóc. Nhưng khi nhận thấy nhu cầu ẩm thực của người dân và nhiều du khách ở các nơi khác đến với các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái rất ưa thích món măng sặt thì người Dao, Thái đã biết quy hoạch những vùng có măng trên các khu rừng già thành vùng riêng, được chăm sóc nên măng cũng phát triển tốt hơn, mập hơn và ngon hơn.

Măng sặt không phải trồng ở vùng nào cũng ngon. Có lẽ Yên Bái là mảnh đất có thổ nhưỡng và khí hậu hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây măng. Chẳng thế mà măng sặt Yên Bái đã trở thành món ăn được nhiều thực khách sành ăn bình chọn là món măng ngon và hấp dẫn nhất.

Măng vầu thuộc họ tre, thân nhỏ không có gai. Mọc ở rừng hoặc trên núi. Hàng năm, cứ đến tháng mười hai, khi mưa xuân lây phây, từ dưới lớp lá hoại mục, măng bắt đầu đội đất nhú lên, lộ hai tai nhỏ xíu xanh thẫm. Măng vầu ngon nhất vào tháng 12 đến khoảng giữa tháng 3, những củ măng to, tròn và rất ngọt. Theo kinh nghiệm của người dân, khi nào có sấm thì măng đắng nhiều hơn, sẽ khó ăn lắm. Hầu như ở khắp các góc chợ miền núi đều có thứ đặc sản này.

Món măng vầu cuốn thịt không cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần mớ rau răm, một quả trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị như muối, bột ngọt… Công đoạn đầu tiên là chọn củ to luộc trên bếp khoảng ba đến năm tiếng cho đỡ he và dễ gọt. Sau khi bỏ hết lớp vỏ già bên ngoài, người ta dùng tay bóc nhẹ lấy lớp lá non. Công đoạn này cũng cần sự khéo léo, nếu lỡ tay để lá bị rách, khi cuốn thịt dễ bị bung ra ngoài. Còn phần củ, dùng dao gọt xung quanh, dài khoảng tám đến mười phân. Nên gọt thật mỏng để tránh bị dai khi ăn

Phần nhân thịt thường được dùng thịt ba chỉ vì có cả mỡ lẫn nạc, măng cần có nhiều mỡ để tăng vị thơm ngon. Rau răm băm thật nhỏ, trộn đều với thịt đã xay nhuyễn và trứng, thêm một chút muối và bột nêm. Không để nhân thịt nhiều muối, như vậy măng sẽ đắng hơn, nhất là lúc chấm cùng gia vị sẽ không còn thơm và đúng chất. Xong khâu chuẩn bị thì bắt tay vào cuốn. Những lớp lá non cuốn nhân thịt được xếp trên cùng vì dễ chín. Nên lọc lấy thịt, còn bì để dưới đáy nồi, như vậy sẽ làm măng có nhiều mỡ và không bị cháy. Khi nồi nóng lên, cho thêm một chút nước vào và luôn giữ ngọn lửa vừa phải, đun đến khi măng mềm và chín là có thể lấy ra.

Măng chua héo (tiếng dân tộc gọi là “nó xổm héo”) là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Tày, Thái ở vùng Tây Bắc nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Yên Bái. Đây là món ăn được chế biến đơn giản từ măng tre, bương, giang, nứa, vầu… song măng chua héo mang một vị đậm đà, độc đáo và hoang sơ như chính hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Khi đi rừng hay lên nương, lên rẫy, người dân thường tranh thủ hái thêm một gùi măng tươi non mang về chế biến thành món măng chua héo. Cứ đến cuối thu vào mùa gặt hái thì chế biến măng chua héo sẽ bảo quản được lâu, là nguồn thức ăn dự trữ rất tốt.

Những chiếc măng trắng và to, có vị he do vừa mới hái, được đem bóc vỏ, rửa sạch thái vát mỏng dọc thớ, dài khoảng 5 đến 6 cm, đem ngâm nước lã trong chum từ 20 đến 25 ngày. Khi lấy ra măng đã thành măng chua, sau đó đem vắt ráo nước và phơi nắng cho khô. Măng càng được nắng thì càng thơm ngon và phơi sương 2-3 lần là được.

Ngày nay, các món ăn chế biến từ măng chua héo luôn có mặt trong bữa ăn ấm cúng của đồng bào dân tộc Tày, Thái vào những dịp hội họp người thân, bạn bè hay đãi đằng khách quí và luôn được giới thiệu với khách miền xuôi như là một món ngon đặc sản mà núi rừng đã hào phóng ban tặng cho những con người Tây Bắc nồng hậu và mến khách này.

Xôi trứng kiến Mù Cang Chải

Linh hồn của món xôi trứng kiến đó chính là trứng kiến đen và gạo nếp nương của Mù Cang Chải. Khi tiết trời sang xuân ấm áp là lúc loài kiến ở Mù Cang Chải sinh sôi và phát triển mạnh. Đây là thời điểm vàng để bà con có thể lấy trứng kiến về làm xôi. Để lấy được nguyên liệu trứng kiến thì phải lấy vào những ngày nắng ráo nếu không trứng kiến thấm nước mưa sẽ ăn không ngon.

Vịt bầu Lục Yên thịt chắc, thơm ngon, nhân dân thường làm các món ăn như vịt luộc, quay, nướng, hấp cách thủy và làm mọc. Theo thói quen ở địa phương đã mổ vịt là không thể thiếu 2 món là bát tiết canh và đĩa mọc. Vịt bầu ngon nhất là chế biến món hấp, để giữ được hương vị ngọt, đậm đà của vịt thì khi mổ cũng phải mổ moi. Ngoài ra, vịt còn có thể chế biến các món luộc, om mẻ, hay om măng cũng rất ngon.

Gà trống thiến Lục Yên không giống gà trống thường không những về hình dáng bề ngoài mà còn ở vị thơm ngon. Mỗi con nặng từ 3 – 3,5kg, mã rất đẹp, mào to đỏ chót, bộ lông đỏ tịm mềm mượt, đuôi dài… Thịt gà sau khi luộc có màu vàng óng, rất thơm, khi ăn béo ngậy, mềm nhưng săn chắc, ngọt, da dày và giòn.

Nếu như người Kinh có món mọc được làm từ giò sống và nấm hương, thả vào trong nước ăn cùng bún, mì… thì người Tày cũng có một món ăn với cái tên tương tự mọc (người tày phát âm là “Mọoc” với phần âm kéo dài hơi luyến) nhưng với những nguyên liệu khác. Món ăn này không chỉ có mặt trong các bữa ăn thường ngày mà còn trở thành vị đặc biệt không thể thiếu được trong các cỗ lớn: ngày tết, ngày giỗ, ngày cưới… của người Tày.

Nguyên liệu để làm gồm có : Hoa chuối rừng (Mắc pi đông), chọn loại hoa màu tím gần giống chuối nhà, đúng thời kì nở 5, 6 lá ngoài, vừa hết quả gốc đến quả ngọn và nhìn hoa tròn lẳn mới ngon. Thịt lợn ba chỉ loại ngon cùng cá và tôm. Cá, tôm phải được bắt ở suối, loại nhỏ, khi chế biến không cần bỏ ruột. Bột gạo nếp đóng vai trò kết dính các thành phần lại với nhau. Ngoài ra còn cần các loại gia vị khác: lá lốt rừng (Hoom dăăm đinh), lá bánh tẻ không sâu, hạt dổi, xả, gừng cùng chút muối.

Cách làm như sau: Hoa chuối thái mỏng ngâm với muối để bớt độ chát, sau đó vắt sạch, thái nhỏ. Thịt lợn, cá, tôm cùng các loại gia vị đem giã nhuyễn. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã qua sơ chế vào chậu, thêm chút muối, bột gạo nếp vào trộn đều. Như vậy, ta đã có được mọoc sống thành từng nắm nhỏ bằng bát con, gói bằng lá dong và xếp vào chõ xôi. Thời gian xôi khoảng một tiếng, trong khi xôi lửa phải cháy liên tục, lửa đều. Mọoc chín xếp ra nong cho nguội. Lúc này mùi mọoc tỏa ra thật hấp dẫn: mùi cay ngọt ấm áp của gừng, xả, hạt dổi quyện lẫn mùi thơm béo của cá tôm và thịt lợn.

Trong bữa ăn, món mọoc được xếp ra đĩa và đặt ở vị trí trung tâm của mâm. Mọoc lúc này đã chuyển sang màu tim tím, dẻo quyện vào nhau như một chất hồ dính. Chấm với nước mắm hâm nóng có nêm hạt dổi, ăn ghém cùng rau sống. Khi thưởng thức, vị bùi bùi của hoa chuối, béo ngậy ngòn ngọt của thịt lợn và tôm cá cộng với vị cay ấm áp của các loại gia vị thấm dần vào vị giác của từng người.

Thịt mắm cơm đỏ người Tày

Không cầu kỳ như nhiều món ăn khác, được chế biến đơn giản từ các nguyên liệu mang đậm chất quê của người miền núi, thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên cho người thưởng thức biết tới một hương vị riêng biệt của món ăn dân tộc.

Nguyên liệu để làm thịt mắm cơm đỏ gồm có rượu nếp cái, củ giềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏ, thịt ba chỉ. Ngày tết, khi mổ một con lợn, dù to hay bé, người Tày ở Lục Yên thường dành riêng phần thịt ba chỉ (thịt bụng) để làm thịt mắm cơm đỏ.

Để làm thịt mắm cơm đỏ, người ta lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua nắng cho ráo nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ giềng thái chỉ, một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông.

Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở chum mùi thơm đã sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi giềng thái nhỏ. Gắp miếng thịt mắm lên thưởng thức, ta vừa thấy được vị ngọt, vị chua, vị cay của giềng và hương nồng của nếp cái thơm, ăn không ngấy và ngon đến khó tả. Nếu đậy kín, thị mắm cơm đỏ có thể để được 5 đến 6 tháng. Nhưng theo kinh nghiệm của người làm lâu năm, nên làm chum vừa phải, một chum chỉ mở một lần rồi đậy kín, lấy ra đến đâu ăn dần hết đến đấy rồi buộc chặt mới bảo quản được, nếu mở ra nhiều sẽ cay và không còn vị ngọt.

Mường Lò còn có dòng Thia trong lành, mà khơi nguồn của nó từ Nậm Hát trên độ cao gần 700m ở Trạm Tấu chảy về. Nậm Thia còn nổi tiếng bởi loài cá quý: cá sỉnh, một loài cá chỉ ăn rêu đá, đã thành món ăn đặc sản hấp dẫn ở nơi này.

Cá sỉnh trông gần giống loài cá trôi Ấn Độ nhỏ, điều khác biệt ở chỗ nó có môi đen xanh và dầy. Loài cá này về mùa sinh đẻ thường ngược về nguồn (giống như cá Hồi ở biển) đẻ trứng sinh nở bảo toàn nòi giống. Nhờ dòng nước xiết đã đẩy lũ cá con dạt về nơi dòng chảy yếu hơn để lớn lên, điều này khẳng định cá sỉnh có nhiều ở dòng Thia là thế. Để bắt được cá sỉnh không phải điều dễ dàng, bởi đây là loài cá rất khoẻ, thích sống nơi nước chảy xiết, sợ tiếng động lạ…

Những con cá sỉnh thon đỏ, có bộ lườn săn chắc béo ngậy, được chế biến để tiếp khách quý và bè bạn với nhiều món ăn truyền thống. Đơn giản nhất là món “Pa Kính Pỉnh”, là cá sỉnh tươi thoa muối kẹp bằng gắp tre nướng trên than hồng, khi nào mỡ cá xèo xèo bốc mùi ngầy ngậy trên than, cá vàng đều, mang xuống chấm với muối, chanh, hạt sẻn, gừng. Cầu kì hơn người Thái còn làm món “Pa móôc” để đãi khách. Cá được bỏ ruột, cạo vẩy, dùng gia vị như: hạt sẻn, ớt, muối, tỏi, gừng tía… giã nhỏ nhồi vào bụng cá, dùng lạt nhỏ buộc kín lại. Toàn bộ cá được bọc trong lá chuối rừng non bằng nhiều lớp, rồi vùi trong tro nóng bên bếp lửa nhà sàn. Ngoài ra, người Thái còn dùng cá sỉnh để làm các món Pa mẳm (cá mắm), Pa Khính xổm (cá chua), Pa Khính giảng (cá sấy gác bếp)… để ăn dần trong năm, thậm chí trong lễ cưới hỏi của người Thái đen thì cá sỉnh còn được coi là một trong những lễ vật chính của nhà trai đem dẫn cưới.

Pà mẳm gọi theo tiếng của đồng bào Thái có nghĩa là mắm cá. Pà mẳm có nhiều loại nhưng ngon và quý phải kể đến Pà mẳm cá chép. Món ăn này tuy không cầu kỳ nhưng yêu cầu phải đảm bảo những nguyên tắc chế biến riêng. Cá chép dùng để làm Pà mẳm nhất thiết phải là cá chép ruộng hay cá chép ao. Cá bắt về được thả trong bể từ 3 đến 4 ngày cho nhả hết bùn đất, rồi vớt ra chậu khô đổ rượu ngon cùng muối đã rang chín vào và đậy chặt lại. Quá trình giẫy, một lượng muối, rượu sẽ được đưa vào bụng cá, cứ như thể cho đến khi cá chết. Cá được ướp trong vại với rất nhiều gia vị như: thính gạo nếp, hạt sẻn, ớt tươi băm nhỏ, xả, riềng, quế chi… Tất cả các gia vị này đều phải được xào thơm trước khi đem ướp. Qua một ngày, người ta chắt nước trong vại ra đun sôi để nguội rồi lại đổ vào vại cá. Công đoạn này được lặp lại hai lần trong các ngày kế tiếp. Sau ba lần như vậy, người ta bịt kín miệng vại, rồi đem chôn sâu ở nơi khô thoáng. Không giống như nhiều loại Pà mẳm khác, sau 3 năm Pà mẳm cá chép mới được đem dùng.

Pà mẳm ngon và được xem là đạt yêu cầu là khi mở ra phải có mùi thơm của thính nếp, gia vị và cá được ướp chín bằng rượu, muối và các gia vị cay nóng nên không còn mùi tanh. Cá phải đảm bảo còn nguyên con, thịt màu hồng tươi và dai như cá mực. Pà mẳm có thể được nướng chín hay dùng sống tuỳ thuộc vào sở thích của từng người, nhưng Pa mẳm được đồng bào ưa dùng sống cùng với các loại rau thơm và gia vị của rừng. Trước đây, đồng bào Thái làm Pà mẳm như một cách dự trữ thức ăn qua năm, nhưng cùng với thời gian món ăn này đã trở thành đặc sản mà người Thái chỉ dùng thiết đãi khách quý và bạn bè thân thích những khi nhà có việc lớn, việc vui.

Mỗi loại pà mẳm lại được chế biến và sử dụng theo những cách khác nhau. Pà mẳm cá tép chỉ dùng để chấm rau, chấm thịt và thời gian cũng không yêu cầu lâu, có thể là một tháng, hai tháng hoặc nhanh là một, hai tuần là dùng được. Ngoài cá chép thì một số loại cá ruộng khác như cá rô phi, cá riếc cũng được đồng bào dùng làm Pà mẳm.

Hồ Thác Bà với sản lượng thủy sản hàng nghìn tấn mỗi năm, hành trình khám phá hồ Thác Bà các bạn không thể bỏ qua món ngon được chế biến từ các loại cá. Những con cá tươi với đủ các loại cân nặng để lựa chọn được người dân đánh bắt hàng ngày ngay trên lòng hồ qua bàn tay chế biến của người dân bản địa đã tạo thành những hương vị rất riêng cho du lịch hồ Thác Bà.

Cá được tẩm ướp bằng các loại gia vị như dầu điều, mật khoái, gừng riềng sả ớt, tiêu, tỏi rồi được nướng trên than hồng.

Hồ Thác Bà được nhắc đến là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái. Đây cũng là nơi có trữ lượng thủy sản lớn đem lại nguồn thu nhập cho tỉnh và người dân quanh vùng hồ Thác Bà. Thác Bà được ví là một vựa tôm tép và món mắm tép hồ Thác Bà cũng từ đó mà nổi tiếng nức vùng.

Với diện tích trải dài từ huyện Yên Bình đến huyện Lục Yên, do vậy các xã nằm bên hồ có lợi thế về đánh bắt thủy sản trong đó có tép. Người dân ở các xã Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Tân Hương, Xuân Long, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh, Tân Lập, Phan Thanh… đã sớm nhận ra tiềm năng lớn này và họ đã tự chế biến cho mình món mắm tép đầy khoái khẩu với độ đạm cao.

Với món mắm tép này có thể ăn kèm chuối xanh và thịt lợn luộc, khế cùng rau đinh lăng, hoặc có thể đem hấp vào cơm cùng với trứng gà sẽ được một món ăn ngon lành mà là lạ chẳng kém gì đặc sản.

Năm nào cũng vậy, cứ vào tháng tư khi mùa hoa nhãn nở rộ, trên những chùm hoa phủ đầy phấn trắng xuất hiện nhiều chú bọ xít bám dày. Khi đó, người dân khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ lại bắt đầu chuẩn bị chăm sóc cho mùa quả ngọt mới và lại có thêm một món ngon trên mâm – món bọ xít chiên giòn.

Người dân nơi đây chế biến bọ xít khá đơn giản. Để bọ xít không còn mùi hôi, người ta đem bọ xít ngâm xuống nước vài giờ cho đến khi bọ xít đã chết, bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước, bấy giờ người ta vớt ra, rửa sạch để ráo nước rồi đem sao vàng.

Bọ xít khi đã được sao vàng không còn mùi hăng hắc đặc trưng nữa mà có mùi rất thơm. Lúc này đem vặt bỏ đầu, cánh, rút ruột rồi đem chiên với dầu hoặc mỡ. Điều đặc biệt là không phải ướp bọ xít với gia vị gì, kể cả mắm, muối, mì chính. Khi ăn, đổ dầu lưng chảo, rồi xúc bọ xít vào rá sắt, nhúng vào dầu sôi một lát, rồi nhấc ra đĩa là xong. Gia vị duy nhất ăn với bọ xít là lá chanh thái chỉ và một chút nước cốt chanh. Bản thân con bọ xít đã mang đủ các vị cay, mặn, ngọt, bùi…

Bánh dày người Mông, Trạm Tấu

Bánh dày tiếng Mông gọi là Pá. Theo quan niệm của người Mông bánh dày là biểu tượng của mặt trăng, mặt trời, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở của vũ trụ bao la. Bên cạnh đó chiếc bánh còn là biểu tượng của sự trong trắng, lòng chung thủy, son sắc của người phụ nữ Mông như một vòng tròn khép kín. Người Mông thường làm bánh dày vào dịp tết và các lễ hội. Dâng lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính của mình, với ước mong các đấng linh thiêng phù hộ cho đôi chân to khỏe, để có thể vượt núi, chèo đèo, phát nương làm rẫy. Phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi thưởng thức người ta cắt thành từng lát bánh, sau đó đem dán bằng mỡ lợn. Chiếc bánh được dán phồng lên, cũng là lúc mùi thơm của gạo nếp nương, hòa quyện mùi thơm dịu của trứng gà, mùi ngậy béo của mỡ lợn lan tảo khắp gian bếp nhỏ, tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Từ lâu chuối đã trở thành cây gần gũi, gắn bó với người Tày Lục Yên, bởi những hữu ích từ cây chuối đem lại. Hiểu và đánh giá đúng vị trí của chuối trong đời sống của mình mà người Tày đã sáng kiến tái hiện sự thanh tao, hấp dẫn của hương vị chuối bằng cách chế biến thành một sản vật ngon – bánh chuối – chứa đựng giá trị tinh thần được truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ sau và được dùng làm đồ cúng tế trong những dịp gia đình, dòng họ có việc trọng đại.

Với bánh chuối, sự hấp dẫn được thể hiện qua những bàn tay khéo léo, tài tình của các bà, các mẹ. Bánh được tạo nên chủ yếu từ chuối và một chút bột gạo mới. Để làm được một chiếc bánh chuối thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối, màu bánh vàng như nhúng mật họ phải chuẩn bị khá công phu từ khi chuối ra nải. Quả chuối chín, đem bóc vỏ, rồi được sấy khô để giành trong những nậm bí khô và được dùng dần trong một năm. Khi làm bánh, chuối sấy khô được đem ngâm nước ấm cho mềm rồi đem đi xay thành bột, bột gạo cũng phải xay bột nước cùng với bột chuối trộn đều làm vỏ bánh. Muốn có bánh thơm, ngọt thì nguyên liệu được chọn là chuối tiêu; muốn bánh có độ dai dẻo, màu sắc sáng thì chọn chuối goòng, chuối lá… tùy theo sở thích, do vậy mà trong những dịp rằm tháng Giêng, hay rằm tháng Bảy thì bánh chuối cũng đa dạng, phong phú chẳng kém gì các đồ dâng cúng tế khác.

Điều hấp dẫn ở bánh chuối là ngoài nhân có đỗ, lạc và đường còn lại các phụ gia đều từ chuối. Lá gói bánh cũng từ lá chuối trong vườn, dây gói bánh cũng từ dây chuối đúng là chẳng giống với bất kỳ loại bánh nào. Chẳng thế mà bánh chuối rất dễ thưởng thức, vừa ngon vừa lạ, hấp dẫn khách gần xa.

Đặc sản Yên Bái mua về làm quà

Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt… Với diện tích hàng ngàn ha trồng nhãn, khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ là địa điểm khá lý tưởng để thưởng thức hương vị mật ong nhãn.

Yên Bình có giống bưởi Đại Minh ngon nổi tiếng. Từ xa xưa, bưởi này từng được gọi là bưởi tiến vua. Do đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng nên Bưởi Đại Minh trồng ở vùng đất này cho chất lượng quả ngon và ngọt nhất so với các vùng đất khác.

Cây bưởi Đại Minh thấp, lá tròn, dày, tán rộng. Quả có hình dẹt, nhẵn bóng, trọng lượng từ 0,6kg – 1,4kg, khi quả chín chuyển sang màu vàng, những quả ở cây bưởi già sẽ nhỏ nhẵn hơn, dễ phân biệt với loại bưởi khác. Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quê này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Khi bổ ra, bưởi có mùi thơm thoang thoảng, múi róc, mọng nước.

Vùng núi miền Tây Yên Bái không chỉ nổi tiếng với tầng tầng, lớp lớp ruộng bậc thang đã được xếp hạng danh thắng quốc gia, với những trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, những điệu xòe của những cô gái Thái, những điệu khèn của các chàng trai Mông hay chè Shan tuyết suối Giàng sóng sánh, mà nơi đây còn nổi tiếng với một loại quả rừng vừa mang hương vị đậm đà vừa là vị thuốc quý cho sức khỏe đó chính là Sơn tra (tên gọi khác là quả Táo mèo).

Sơn tra là một loài cây rất khoẻ, phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, cũng có thể sống ở khe núi, nơi khô hạn, thiếu đất, cành có nhiều gai sắc, chiều cao trung bình 7 – 10m, thân gỗ, tán lá rộng. Sơn tra ra hoa vào cuối mùa xuân (tháng 3 – 4) và cho thu hái quả vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng quả sơn tra chín rộ. Những quả sơn tra ngon là những quả nhỏ, có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, hơi dẹt, khi gọt không có cảm giác sít tay, khi ăn táo có vị ngọt, giòn, hơi chua và chan chát (vì vậy có nơi còn gọi là quả chua chát) với mùi thơm hấp dẫn.

Vùng trồng quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vốn được hình thành từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống của đồng bào người Dao. Do vậy, kinh nghiệm trồng quế từ kỹ thuật chọn giống, cách trồng, phương pháp chăm sóc, thu hoạch cho tới bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Giống quế ở đây được cho là giống quế tốt nhất Việt Nam, có hàm lượng tinh dầu cao thứ 2 ở Việt Nam (sau quế Trà My)

Có thể nói, làm lạp xưởng (lạp sườn) là bí quyết của người có nghề, vẫn thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. nhưng cho cái nào trước, cái nào sau, thời gian tẩm ướp là bao nhiêu thì phải học. Làm lạp xưởng (lạp sườn) phải cẩn thận chú ý đến thời gian tẩm ướp, chú ý đến khâu củi lửa, không được đun to, không được để tắt bếp trong giai đoạn thịt lên men… nếu không lạp xưởng (lạp sườn) dễ bị chua, nhanh bị ôi, thối sau này.

Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng (lạp sườn) cũng không đơn giản, phải là than hoa, bã mía, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, là thân tươi càng tốt. Theo giải thích của người làm nghề lạp xưởng (lạp sườn) thì nhiều người tham rẻ sấy bằng than tổ ong, rất độc hại; củi thì có rất nhiều loại gỗ chứa các chất độc, khói độc áp vào thịt sẽ có hại, nhất là gây đau bụng. Vì thế nhất thiết phải than hoa, hoặc củi quế.

Chế biến món ăn từ lạp xưởng (lạp sườn) rất đơn giản, chỉ cần rửa cho sạch, thái vát (miếng thái dày 0,3 đến 0,5cm) rồi cho vào rán qua là được.

Xã La Pán Tẩn nằm cách thị trấn Mù Cang Chải tầm 26km, muốn đến phải đi xe dọc quốc lộ 32 nằm cheo leo ngang sườn núi đến ngã ba Kim, rồi từ đó lại ngoặt vào thêm tầm 7km đường núi nữa thì mới vào được trung tâm xã. Đây là một trong những địa danh đã được xếp hạng danh thắng quốc gia về ruộng bậc thang. Đến đây, vừa để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, vừa để thưởng thức một loại rượu thơm ngon có tiếng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây – đặc sản rượu thóc.

Muốn có được loại rượu thành phẩm ngon thì ngoài việc lựa chọn được loại thóc nương ngon (nguyên liệu chính để nấu rượu) còn phải có thêm một số các nguyên liệu không thể thiếu khác là men lá gia truyền và nước nguồn tinh khiết lấy từ trong các khe núi đá mang về. Hiện tại, quá trình sản xuất rượu thóc của người Mông xã La Pán Tẩn vẫn hoàn toàn tuân thủ theo phương pháp cổ truyền. Tức là, thóc nương sau khi được làm sạch sẽ không xát mà để nguyên vỏ trấu cho vào chảo gang luộc trên bếp lửa từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Khi thóc đã chín sẽ được múc ra cho nguội hẳn rồi rắc men lá trộn đều bỏ vào các thùng. Khoảng hai ba ngày sau, khi các thứ trong thùng chứa bắt đầu lên men thì lại tiếp tục công đoạn ủ từ 7 đến 8 ngày rồi mới cho vào chưng cất thành rượu.

Chè Shan Tuyết Suối Giàng

Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60, thống kê có tới gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có từ 200 tuổi, đến 300 tuổi, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết.

Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên. Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Các gốc chè ở đây có thâm niên hơn 300 tuổi, thân to, có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết – giống chè shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người Mông nơi đây.

Lịch trình du lịch Yên Bái

Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ

Lịch trình này dành cho các bạn chỉ tập trung khám phá, chụp ảnh ở Mù Cang Chải rồi trở lại Hà Nội ngay, không đủ thời gian để đi thêm những địa điểm khác.

18h xuất phát từ Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Sơn – Thu Cúc – Nghĩa Lộ (180km) tối khoảng 22-23h ngủ tại Nghĩa Lộ. Cung đường này nếu các bạn đi cẩn thận thì cũng không có gì đáng ngại.

Ngày 2: Nghĩa Lộ – Thu Cúc – Đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải (99km)

Sáng dậy sớm ăn sáng, uống cafe rồi khởi hành đi từ Mù Cang Chải. Quãng đường từ Nghĩa Lộ đến Mù Cang Chải dài khoảng gần 100km, các bạn sẽ được đi qua cánh đồng Mường Lò, xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ, các bản Lìm Mông, Lìm Thái. Xa hơn nữa về phía trung tâm huyện là La Pán Tẩn, mâm xôi… tất cả đều là những cánh đồng lúa vàng óng trong mùa lúa chín.

Ngày 3 : Mù Cang Chải – Hà Nội

Ngày 1: Hà Nội – Hồ Thác Bà

Ngày cuối xuất phát từ Mù Cang Chải chạy thẳng về Hà Nội, quãng đường khoảng 300km nên nếu đi sớm các bạn sẽ có thời gian thong dong vừa đi vừa ngắm cảnh tiếp, hơi tiếc là chặng đi và chặng về vẫn trên cùng một đường nên sẽ nhàm chán.

Sáng xuất phát từ Hà Nội đi Tp Yên Bái. Khoảng trưa các bạn sẽ tới Tp Yên Bái, nếu muộn thì có thể ăn trưa trên đường trước khi tới Thác Bà.

Tham quan nhà máy thủy điện Thác Bà, di chuyển tới homestay mà các bạn đã đặt phòng trước.

Ngày 2: Thác Bà – Hà Nội

Tối nghỉ ngơi, thưởng thức các đặc sản ở Thác Bà, một số món ăn ngon ở Yên Bái.

Dậy sớm ngắm bình minh, ăn sáng, uống trà hoặc cafe. Sau đó thuê thuyền đi tam quan Hồ Thác Bà, đền Thác Bà, Thác Ông, động Thủy Tiên

Trưa quay lại nhà sàn nghỉ ngơi ăn uống, làm thủ tục trả phòng rồi quay lại Hà Nội

Tối có mặt Hà Nội kết thúc chuyến đi

Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ

Hà Nội – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Tà Xùa

Sáng xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng Sơn Tây, cầu Trung Hà, Thanh Sơn – Thu Cúc rồi đi thẳng QL32 lên Nghĩa Lộ, chặng đường khoảng 180km nên mất khoảng 4-5 tiếng.

Ngày 2: Săn mây Tà Xùa

Lên tới Nghĩa Lộ các bạn đừng nghỉ ở khách sạn, hãy vào một trong những bản du lịch cộng đồng ở Nghĩa Lộ để lưu trú, vừa sinh hoạt vừa ăn ở và tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương. Trước khi đi nhớ gọi điện đặt phòng trước và để người dân còn chuẩn bị thức ăn cho đủ số lượng người trong đoàn.

Ngày 3: Tà Xùa – Hà Nội

Từ Nghĩa Lộ các bạn đi vào Trạm Tấu, chặng này gần thôi nhưng đường cũng không đẹp lắm. Có thể ghé chơi tắm suối nước nóng khu 5. Tiếp tục đi sang Bắc Yên, đường này chính là đường lên Tà Xùa, tùy vào thời gian đi mà các bạn có thể ở lại Tà Xùa để săn mây. Toàn bộ chặng từ Nghĩa Lộ lên đến Tà Xùa chỉ vào khoảng gần 90km, tuy nhiên sẽ có những đoạn khá xấu nếu đi vào mùa mưa bão.

Ngày cuối này thì chạy ngược lại về Hà Nội, nếu không ngại đường xa các bạn có thể đi theo QL43, đi qua bến phà Vạn Yên trên sông Đà rồi từ đây quay lại ra QL6 để về Hà Nội. Đường này cũng đẹp lắm, tổng quãng đường khoảng 280km.

Hà Nội – Mù Cang Chải – Chế Tạo – Mường La – Mộc Châu

Hết đèo Khau Phạ là sang tới địa phận Mù Cang Chải, từ đây các bạn sẽ bước vào thiên đường ruộng bậc thang trải dài trên các sườn núi. Đừng quên ghé vào Lìm Mông, Lìm Thái, tiếp đó là các địa điểm La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Mâm Xôi, Dế Xu Phình… mà mỗi nơi có thể mất hàng tiếng để chụp ảnh.

Ngày 3: Mù Cang Chải – Chế Tạo – Mường La – Sơn La – Mộc Châu

Tối về thị trấn nghỉ ngơi, ăn uống.

Dậy sớm ăn sáng, đổ đầy xăng và chuẩn bị cho hành trình vào Chế Tạo, tuy đường đã đổ bê tông nhưng vẫn rất dốc, trong Chế Tạo và trên đường sang Mường La không có cây xăng (chỉ có xăng người dân mua về bán lại) nên tốt nhất các bạn chuẩn bị thêm mỗi xe 1 chai 1,5 lít mang theo sau khi đã đổ đầy bình.

Vào đến trung tâm xã Chế Tạo nếu đường không quá xấu chắc cũng phải mất khoảng 2 -3 tiếng tùy từng đoàn. Nghỉ ngơi ăn uống rồi hỏi tiếp đường đi bản Kể Cả, Háng Tày (hoặc nói thẳng đường sang Mường La, Sơn La).

Tìm trên Google:

Ngày cuối tùy tình hình ngày trước đó mà các bạn lên lịch trình cho phù hợp. Nếu hôm trước đã về đến Mộc Châu các bạn có thể tranh thủ khám phá Mộc Châu trong nửa buổi sáng rồi đầu giờ chiều về lại Hà Nội. Nếu tối hôm trước ngủ lại Tp Sơn La thì ngày cuối này các bạn chỉ di chuyển thẳng về Hà Nội để kịp thời gian.

kinh nghiệm du lịch Yên Bái 2021

du lịch Yên Bái tháng 1

tháng 1 Yên Bái có gì đẹp

review Yên Bái

hướng dẫn đi Yên Bái tự túc

ăn gì ở Yên Bái

phượt Yên Bái bằng xe máy

Yên Bái ở đâu

đường đi tới Yên Bái

chơi gì ở Yên Bái

đi Yên Bái mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Yên Bái

homestay giá rẻ Yên Bái

Du Lịch Nghĩa Lộ Yên Bái

Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái nên thường được gọi là Tây Yên Bái, cách Yên Bái chừng 32km theo Quốc lộ 32. Với diện tích chỉ vào khoảng 29.96km 2 nhưng cả ba hướng Đông, Nam, Bắc của Nghĩa Lộ đều được giáp ranh với huyện Văn Chấn, một địa danh du lịch cũng có tên tuổi tại tỉnh Yên Bái và hướng Tây của Nghĩa Lộ giáp với Trạm Tấu của tỉnh. Nhiều dân địa phương đã ví Nghĩa Lộ như một trung tâm văn hóa và kinh tế của Yên Bái với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo cũng như nhiều địa danh đẹp mắt, nổi tiếng để phát triển du lịch. Không chỉ sở hữu cánh đồng lúa rộng lớn, thẳng cánh cò bay, được biết đến là cánh đồng lúa lớn thứ 2 Tây Bắc – Mường Lò, Nghĩa Lộ còn sở hữu cho mình nhiều nét đẹp độc đáo, truyền thống và đặc trưng của người dân tộc Thái khi nơi đây lại chính là đất tổ của đồng bào này.

Còn gì tuyệt vời hơn khi dành ra cho mình khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi và du lịch Nghĩa Lộ để có cơ hội ngắm nhìn nét đẹp thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn của vùng đất Tây Yên Bái và thưởng thức nhiều món “đặc sản” của dân tộc miền núi như ăn đồ nướng, uống rượu cần, nhìn ngắm điệu xòe dập dìu bên ánh lửa từ căn nhà sàn trên bản. Ngoài ra, tính đến nay, mặc dù Thị xã Nghĩa Lộ dường như đã trở thành một thị xã đô thị hóa, vô cùng phát triển với nền du lịch đầy tiềm năng nhưng ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ hàng năm dành cho khách du lịch như lễ hội “Xiên Bản Xiên Mường”, hội “Hạn Khuống”, hội “Luồng Tồng” hay còn được biết đến với cái tên gọi là hội Xuống Đồng.

2. Nên ghé Nghĩa Lộ du lịch vào thời gian nào cho hợp lý?

Thông thường, khách du lịch sẽ chọn đến Nghĩa Lộ vào dịp tháng 9, khi lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra lễ hội Ruộng Bậc Thang truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày lúa chín tại Mù Cang Chải. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé Nghĩa Lộ vào các ngày đầu năm, tháng 2 và tháng 3 để hòa mình vào không khí của những lễ hội truyền thống của người dân tộc và hưởng thụ không khí trong lành của nơi đây.

3. Cách di chuyển đến Nghĩa Lộ

3.1 Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai → Rẽ trái → Yên Bái → Quốc lộ 37 → Thị xã Nghĩa Lộ

Hà Nội → Sơn Tây → Cầu Trung Hà → Thanh Sơn → Tân Sơn → Thu Cúc → Quốc lộ 32 → Thị xã Nghĩa Lộ

3.2 Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Trong trường hợp bạn không đủ sức khỏe cũng như kinh nghiệm để có thể đi phượt đường dài thì bạn nên chọn cho mình hình thức di chuyển bằng phương tiện công cộng là xe khách để có thể đảm bảo được an toàn cũng như là rút ngắn được thời gian di chuyển. Lời khuyên dành cho những tín đồ du lịch của Ximgo đó chính là bạn nên đi xe tuyến đến Mù Cang Chải vì hầu hết các tuyến xe này đều có đi ngang qua thị xã Nghĩa Lộ. Ngoài ra, nếu bạn muốn đến Lai Châu thì bạn cũng có thể kết hợp thêm du lịch Nghĩa Lộ cho đặc sắc, miễn là xe có dừng lại tại trạm Nghĩa Lộ là được.

Đi du lịch đến Nghĩa Lộ như thế nào?

4. Lưu trú khi du lịch tại Nghĩa Lộ

Đến Nghĩa Lộ du lịch thì ở đâu?

Nếu bạn đang du lịch Nghĩa Lộ và muốn tìm cho mình một cơ sở lưu trú để nghỉ chân thì đừng lo, vì tại Nghĩa Lộ có rất nhiều cơ sở lưu trú với nhiều hình thức vô cùng đa dạng từ khách sạn, nhà nghỉ cho đến homestay để đáp ứng mọi nhu cầu nghỉ ngơi của nhiều đối tượng du khách. Tuy nhiên, vào các mùa lễ, nhất là vào tháng 9 khi lễ hội Ruộng Bậc Thang được diễn ra thì thường có hiện tượng hết phòng sớm. Chính vì vậy, nếu bạn muốn đến đây để hòa mình vào không khí lễ hội đầy nhộn nhịp thì nên đặt phòng trước từ 1 đến 2 tháng. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu cuộc sống và bản sắc văn hóa của người dân tộc, nhất là đồng bào người Thái thì bạn có thể chọn ở homestay với mức giá vào khoảng 50.000đ – 100.000đ/đêm.

Bình Nga homestay: * Địa chỉ: Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái * Liên hệ: 0981.171.288

Nhà nghỉ Phương Thảo: * Địa chỉ: Đường Vành Đai, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái * Liên hệ: 0941.255.678

5. Ăn gì khi du lịch Nghĩa Lộ?

Ăn gì khi du lịch Nghĩa Lộ?

5.1 Cơm lam Mường Lò

Đến Nghĩa Lộ hay ghé đến cánh đồng Mường Lò, khách du lịch không thể nào không ăn thử món cơm lam, đặc sản nổi tiếng ở Mường Lò. Cơm lam Mường Lò không chỉ là một món ăn hàng ngày của người dân địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của đồng bào người dân tộc nơi đây. Có lẽ chính vì vậy mà cơm lam Mường Lo có một sự chỉn chu, cầu kỳ trong cách chế biến cũng như là sự lựa chọn nguyên vật liệu. Nếu đã từng một lần ăn thử cơm lam Mường Lo, du khách sẽ thấy cơm được nấu chín và đặt trong những ống tre, nứa. Nhưng ít ai biết được, ngay cả việc lựa chọn tre, nứa làm đồ đựng cơm cũng được người dân chọn lựa một cách tỉ mỉ với những ống tre, nứa thon dài, có kích cỡ phù hợp, đặc biệt là phải còn non, tươi để khi nấu cơm, không những lửa sẽ không làm cháy cơm mà nhựa của cây cũng sẽ thấm dần vào phần cơm ở bên trong, làm cho hương vị của cơm thêm ngọt ngào, đậm đà hương vị. Chỉ nhiêu đó đã thôi cũng đủ khiến cho ai ăn qua cơm Mường Lo cũng phải nhớ mãi hương vị đặc trưng đó mà không thể nào quên được.

5.2 Pa Pỉnh Tộp

Pa Pỉnh Tộp hay còn được biết đến là món cá chép, cá sình ngòi nướng, là món ăn đặc sản vô cùng quen thuộc với người dân địa phương và được lòng rất nhiều khách du lịch. Đến với Nghĩa Lộ, điều duy nhất khiến cho khách du lịch trở nên ấn tượng đó là ngồi bên bếp lửa hồng, kẹp cá vào những que tre hoặc vỉ rồi nướng trên bếp than, đợi khi cá chín là thưởng thức món Pa Pỉnh Tộp thơm lừng, nóng hổi còn nồng mùi riềng, xả. Cắn vào một miếng, vị thịt cá béo thơm nồng, cay mùi ớt, uống cùng với rượu cần thì bao nhiêu sự lạnh giá cũng như tan biết khi bạn thử một lần trải nghiệm ăn Pa Pỉnh Tộp bên bếp lửa và vừa uống rượu vừa nghe người dân địa phương kể về những câu chuyện đời sống vô cùng thú vị.

5.3 Muồm muỗm rang Mường Lò

Muồm muỗm rang Mường Lò là một món ăn đặc sản rất được khách du lịch ưa thích vì có hương vị vô cùng thơm ngon, ăn vào thì có vị giòn rụm, dễ ăn và vô cùng ấn tượng. Có nhiều người đã từng nếm qua thử món muồm muỗm rồi cũng đều phải nhớ mãi cái hương vị đặc trưng của nó và cái vỏ vàng còn thơm mùi măng chua hoặc giấm gạo Nếu đã đến với Nghĩa Lộ hoặc cụ thể là Mường Lò thì không nên bỏ qua món ăn lạ miệng này.

5.4 Dế chiên giòn

Dế chiên giòn là món ăn dân giã, quen thuộc của người dân vùng Tây Yên Bái nhưng lại là món ăn đặc sản thơm ngon, mới lạ đối với khách du lịch Nghĩa Lộ. Người dân địa phương sẽ canh đến mùa dế mà bắt những con dế to và khỏe nhất để sơ chế sau đó đem ướp với nước mắm, tiêu, hành, tỏi và ớt cùng bột ngọt. Sau khi thấm hết tất cả gia vị, dễ sẽ được chiên trên chảo dầu nóng. Đối với những ai mới ăn lần đầu thì có thể tắm thêm một lớp bột chiên giòn ở bên ngoài để tăng thêm tính chất ngon miệng. Thường thì dế chiên giòn sẽ được ăn kèm với nước ót hoặc nước măng chua. Cắn vào phần đầu hoặc thân là cái sự giòn tan sẽ khiến cho bạn phải nhớ mãi, khi ăn đến phần bụng thì sự dai dai sẽ làm cho bạn ấn tượng mà không thể nào quên được cái hương vị thơm ngon của nó.

5.5 Bánh chưng đen Mường Lò

Cũng là một món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng tại Mường Lò, bánh chưng đen là món ăn đã gắn liền một cách thân thiết đối với đời sống của những người dân đồng bào dân tộc Thái từ lâu đời. Tương truyền, đây là món ăn được người dân làm vào các dịp lễ, Tết nhằm dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng hiếu kính. Dẫu đã đi qua nhiều thế hệ nhưng bánh chưng đen Mường Lò vẫn là món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Tây Yên Bái với hương vị đậm đà, thoảng thức đâu đó là mùi than núc nác và hoa cây vừng đen hòa lẫn với cả mùi cây cỏ, đồng ruộng và thiên nhiên của vùng đất này.

6. Tham quan gì khi tới Nghĩa Lộ du lịch?

6.1 Bản Sà Rèn

Bản Sà Rèn được biết đến là một bản làng của người dân tộc Thái nằm cách con suối Thia hùng vĩ, hoang sơ không xa. Đến với bản Sà Rèn, khách du lịch miền xuôi sẽ có cơ hội được khám phá cũng như tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào người Thái và được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ của chốn núi rừng Tây Yên Bái với tiếng suối reo róc rách bên tai và tiếng lũ chim hót sau những tán cây giữa khoảng không bao la, rộng lớn. Không những vậy, các cơ sở lưu trú ở đây sẽ giúp bạn có những trái nghiệm vô cùng mới lạ bên những căn nhà sàn bằng gỗ đậm chất vùng cao và được hưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái nóng hổi và lạ miệng.

Chao Hạ không chỉ được khách du lịch mà còn được người dân địa phương biết đến là một điểm phát triển du lịch cộng đồng vô cùng phát triển và nổi tiếng của người Thái, nằm tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Đến với Chao Hạ, khách du lịch sẽ có cơ hội nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát và có cơ hội vừa được thưởng thức các món ăn đặc sản thơm ngon, đặc trưng của địa phương vừa được trải nghiệm các hoạt động văn hóa cộng đồng thông qua các lễ hội, hoạt động giao lưu – văn nghệ nhộn nhịp, thú vị.

Cũng là một địa điểm du lịch vô cùng lý tưởng cho những tín đồ du lịch trẻ tuổi thích khám phá và nghiên cứu những nét văn hóa, đời sống mới, cụ thể là của những đồng bào dân tộc vùng cao như người Thái. Không như những điểm du lịch khác, Bản Đêu sẽ đưa bạn hòa mình vào nhịp sống thường nhật của người dân nơi đây để bạn được tìm hiểu đời sống tinh thần cũng như vật chất của bà con. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội trải nghiệm cảm giác bung xõa hết cỡ khi đạp xe giữa thiên nhiên đất trời từ suối Nâm Đông đến Trạm Tấu để hòa mình vào dòng nước suối mát lạnh và ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên bát ngát, hùng vĩ.

6.4 Cánh đồng Mường Lò

Nhãn

6.5 Suối nước nóng Văn Chấn

Suối nước nóng Văn Chấn là một điểm du lịch tuy vừa được xây dựng cách đây không lâu nhưng lại là một điểm đến nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi ghé Nghĩa Lộ du lịch. Giữa cái thời tiết se se lạnh của vùng núi Tây Bắc, bạn sẽ được ngâm mình trong dòng nước nóng tự nhiên để thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội hiếm hoi để bạn được thưởng thức các món ăn truyền thống độc đáo của người dân địa phương được chế biến từ bàn tay của những người đầu bếp lành nghề mà còn có cơ hội ngắm nhìn điệu múa xòe truyền thống của người dân tộc. Suối nước nóng Văn Chấn, hứa hẹn sẽ là một điểm đến tham quan du lịch mới lạ và đầy hấp dẫn dành cho bạn.

7. Tour du lịch Nghĩa Lộ cho bạn tham khảo

7.1 Ngày 1: Hà Nội – Mù Cang Chải

Đối với những bạn đi du lịch Nghĩa Lộ theo diện tự túc và xuất phát từ Hà Nội thì bạn nên ghé qua Mù Cang Chải một lần, đây là một điểm đến vô cùng nổi tiếng đối với những tín đồ du lịch Yên Bái với cánh đồng bao la bát ngát và lễ hội Ruộng Bậc Thang nổi tiếng được diễn ra vào tháng 9 hàng năm.

6h: Bạn sẽ khởi hành từ sáng sớm và bắt đầu lên đường đến Mù Cang Chải cũng như có thêm thời gian để ăn sáng trên dọc đường đi.

15h: Dừng chân tại đèo Khau Phạ, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam để tham quan, ngắm cảnh cũng như thưởng thức sự quanh co, hùng vĩ của ngọn đèo nổi tiếng này

17h30: Sau khi đã vượt đèo Khau Phạ, du khách sẽ đến được với Mù Cang Chải. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu nhận phòng và nghỉ ngơi sau một chặng đường dài di chuyển.

19h: Bắt đầu những giây phút đầu tiên khám phá Mù Cang Chải bằng cách đi dạo quanh khu chợ đêm ở Mù Căng Chải và thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây.

21h: Đây là thời điểm mà du khách sẽ được quay về khách sạn để nghỉ ngơi sau một ngày tham quan và di chuyển khá là mệt mỏi.

7.2 Ngày 2: Mù Cang Chải – Nghĩa Lộ

8h: Thức dậy sau một đêm tại Mù Cang Chải, du khách sẽ tiến hành trả phòng và bắt đầu tham quan một số điểm tham quan du lịch nổi tiếng và độc đáo tại Mù Cang Chải.

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải thì bạn có thể bấm vào đây để tham khảo!

17h: Theo như kinh nghiệm của Ximgo, thì bạn chỉ nên du lịch vòng quanh Mù Cang Chải trong vòng 1 buổi sáng là đã có thể khám phá được gần hết những điểm tham quan du lịch đặc sắc của Mù Cang Chải rồi nên tầm chiều, chúng ta sẽ quay lại Nghĩa Lộ và nhận phòng nghỉ ngơi.

19h: Đi dạo quanh Nghĩa Lộ một vòng, khám phá Nghĩa Lộ vào ban đêm và khám phá những nét độc đáo của Nghĩa Lộ qua những món ăn đặc sản thơm ngon, lạ miệng.

21h: Đây là lúc mà du khách quay trở về khách sạn và nghỉ ngơi.

7.3 Ngày 3: Nghĩa Lộ – Hà Nội

Ngày cuối cùng của chuyến du lịch, ta sẽ dành cả buổi sáng để tham quan và khám phá Nghĩa Lộ bằng cách đến những điểm tham quan du lịch mà Ximgo đã gửi đến bạn ở bài viết.

Chiều, du khách sẽ lên xe và lên đường quay trở về lại Hà Nội, kết thúc một chuyến du lịch mùa hè đầy thú vị tại Mù Cang Chải và Nghĩa Lộ rồi!

Nếu bạn đã một lần ghé ngang Yên Bái và vẫn còn đang phân vân không biết đi đâu thi đừng bỏ qua Nghĩa Lộ, một vùng đất du lịch hấp dẫn, thú vị và không kém phần độc đáo, phù hợp cho những chuyến du lịch tham quan, khám phá, trải nghiệm cũng như nghỉ dưỡng cho mọi đối tượng du khách với mọi lứa tuổi.

Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Tử, Quảng Ninh (Cập Nhật 01/2021)

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Quảng Ninh

Cùng Phượt – Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có Chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào danh sơn đất Việt. Yên Tử càng nổi tiếng hơn từ khi các vua nhà Trần (thế kỷ 13) chọn núi rừng Yên Tử làm nơi tu hành và phát triển đạo Phật, hình thành thiền phái Trúc Lâm. Cũng từ đó hệ thống chùa, am, tháp uy nghi được các triều đại sau tôn tạo, xây dựng suốt từ chân lên tới đỉnh núi. Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng; cây đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát khiến khách tới du lịch Yên Tử sẽ quên đi nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.

Giới thiệu chung về Yên Tử

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang), Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Nhìn tổng thể, khu di sản đề cử nằm trong vùng núi cao Yên Tử, thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600m, đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Cánh cung Đông Triều được xem là “phên dậu” phía Đông Bắc của Việt Nam. Vùng núi này không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều giống loài động, thực vật mà còn là quê hương của Vương triều nhà Trần trong lịch sử, là “Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam”.

Tại đây, nhiều di tích lịch sử, văn hóa vẫn đang được bảo tồn. Từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Từ trước Công nguyên, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi đây tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác.

Đặc biệt, từ thời Trần (1226 – 1400), Yên Tử đã được đầu tư xây dựng thành khu Quần thể kiến trúc chùa, tháp có quy mô to lớn. Khởi đầu là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm) – vị vua của hai cuộc kháng chiến đại thắng quân Nguyên – Mông vào năm 1285 và 1288. Nhưng vào lúc triều đại nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.

Năm 1299, Trần Nhân Tông đã chính thức thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả ba vị được gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 13 và 14. Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm nhiều chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, trải dài hàng chục km tạo thành Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo. Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam.

Nên du lịch Yên Tử vào thời gian nào?

Lễ hội Yên Tử hàng năm thường khai hội vào ngày 10/1 (Âm lịch) và kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân Sau nghi lễ được tổ chức dưới chân núi, sẽ là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với non thiêng Yên Tử.

Nếu muốn đi trảy hội xuân Yên Tử và không ngại vất vả, các bạn có thể đi luôn sau ngày khai mạc. Trong dịp này, lượng người đổ về Yên Tử rất đông, các dịch vụ hàng quán có thể nói đều trong tình trạng hoạt động hết công suất, thậm chí muốn đi cáp treo chắc cũng phải xếp hàng dài. Nếu có người già và trẻ nhỏ, tốt nhất dịp này không nên đi.

Khoảng thời gian tháng 3 lúc này thời tiết đã tương đối khô ráo, mát mẻ, lượng người đi hội cũng không nhiều như tháng Giêng là thời điểm thích hợp để vẫn có thể đi Yên Tử trong mùa lễ nhưng không quá mệt mỏi do người đông.

Ngoài ra, nếu chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa, các bạn có thể đi bất cứ lúc nào rảnh. Miễn là theo dõi thời tiết để tránh đi vào lúc mưa bão hay quá lạnh, dễ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Thường khi nhắc tới Tây Yên Tử thường mặc định chúng ta sẽ hiểu đích đến cuối cùng là Am Ngọa Vân. Trước kia khi khu vực này chưa được mấy đầu tư, đường đi tới đây khá vất vả. Một vài năm trước thì hệ thống cáp treo được hoàn thành, cùng với chùa Ngọa Vân được xây dựng mới nên về cơ bản hiện giờ lên đây không còn quá vất vả.

Ga cáp treo lên Ngọa Vân xuất phát từ Trại Lốc (An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh). Từ Hà Nội các bạn có thể đi theo QL1 đi Bắc Ninh, rẽ sang QL18 đi Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều. Đến trung tâm Thị xã Đông Triều thì đi thẳng đường Trần Nhân Tông để tới đền An Sinh. Từ đây tiếp tục đi đến hồ Trại Lốc, men theo hồ đến khu di tích Nhà Trần rồi tiếp theo sẽ đến được ga cáp treo đi Ngọa Vân.

Nếu các bạn muốn đi bộ, có nhiều cách để chinh phục Tây Yên Tử. Xuất phát từ chính con đường cáp treo đi Ngọa Vân là một lựa chọn, ngoài ra còn một đường khác các bạn có thể đi từ Hồ Bến Châu, chỗ này có một bến thuyền của người dân, gửi các phương tiện xe máy ô tô ở đấy rồi thuê thuyền chở qua phía bên kia hồ, sẽ có một con đường mòn đi thẳng lên Am Ngọa Vân và đi qua Bãi Đá Chồng. Thường các đội đi trek Tây Yên Tử sẽ đi theo đường này và xuống bằng đường Trại Lốc.

Đối với cả 2 chặng Đông Yên Tử và Tây Yên Tử, do đều nằm trên trục đường QL18 nên các bạn chỉ cần bắt các tuyến xe đi Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái) và xuống ở các điểm tương ứng.

Với chặng Tây Yên Tử các bạn xuống ở Thị xã Đông Triều, đoạn giữa phố Trần Nhân Tông cắt với QL18. Từ đây tới ga cáp treo Ngọa Vân còn khoảng hơn 10km, các bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi.

Với chặng Đông Yên Tử, các bạn xuống ở Tp Uông Bí đoạn chùa Trình, từ đây vào tới trong bến xe Hạ Kiệu còn khoảng 15km.

Đi từ QL18 vào bến xe Hạ Kiệu

Sau khi xuống xe tại chùa Trình, các bạn có thể tiếp tục di chuyển bằng xe ôm, taxi. Nếu đi vào mùa lễ hội sẽ có xe buýt hỗ trợ đưa khách từ ngoài đường vào bến xe Hạ Kiệu.

Đi từ bến xe Hạ Kiệu vào ga cáp treo

Từ chỗ gửi xe đi vào tới ga cáp treo khoảng 1km, các bạn có thể lựa chọn đi bộ cho khỏe chân hoặc đi xe điện cho nhàn. Giá vé xe điện 15k nếu đi 1 lượt và 20k/ khứ hồi.

Hiện cáp treo lên Yên Tử sẽ có 2 tuyến.

Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên

Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh

Tuyến cáp treo Ngọa Vân sẽ đưa các bạn lên tới chùa Ngọa Vân một cách nhanh chóng (so với việc leo bộ vài tiếng). Giá vé cáp treo là 100k/1 lượt và 180k/khứ hồi.

Với khu vực bên Đông Tử, nếu đi vào dịp vắng các bạn có thể hoàn thành chuyến đi trong vòng một ngày và trở về Hà Nội. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn kéo dài lịch trình thành 2 ngày, hoàn toàn có thể ngủ tại Tp Uông Bí tối hôm trước để hôm sau lên Yên Tử thật sớm (lựa chọn 1 chiều leo bộ 1 chiều cáp treo). Trong danh sách nhà nghỉ ở Uông Bí, các bạn chỉ cần chọn những nhà nghỉ ở khu vực Thượng Yên Công, đây là nơi sẽ gần với Yên Tử nhất.

Nếu bạn nào có điều kiện thì trên chỗ nhà ga cáp treo tuyến 2 có cái khách sạn 5 sao Legacy Yen Tu – MGallery by Sofitel 0203 6259888 mà các bạn có thể nghỉ ở đấy hôm sau xuống.

Các địa điểm du lịch Yên Tử

Đông Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

Khu di tích lịch sử và danh thắng Đông Yên Tử có diện tích khoảng 9.295 ha, gồm các công trình kiến trúc tôn giáo: chùa, am, tháp được xây dựng từ thời Lý, theo tuyến đường trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử thuộc phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công (thành phố Uông Bí) và xã Hồng Thái Đông (thị xã Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.

Chùa Trình, tên gọi khác là Chùa Bí Thượng vì Chùa toạ lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng nay là khu Bí Thượng thuộc Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí. Chùa Bí Thượng xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa hướng Tây Nam, quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất (-), với diện tích gần 20m 2

Đến đầu thế kỷ XIX chùa được dựng lại với kiến trúc chữ Nhất trên nền chùa cũ nhưng quy mô nhỏ hơn. Đầu thế kỷ XX, Chùa bị hoả hoạn, có bà Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức phục dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ Đinh rộng hơn chùa cũ với kiến trúc 03 gian tiền đường, một gian hậu cung. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ. Vào năm 1993 bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 03 gian. Đến năm 1999 chùa được tu sửa khang trang.

Chùa Suối Tắm toạ lạc ở thế đất tựa đầu Rùa thiêng (linh quy) bên sườn dốc cửa Ngăn thuộc dãy núi Kim Cương. Từ Chùa Trình đi vào khoảng 5km sẽ tới đây.

Chùa Cầm Thực toạ lạc trên một đỉnh núi tròn như “mâm xôi”. Tương truyền hơn 700 năm trước vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sái sau khi xuống Suối Tắm gột sạch bụi trần tiếp tục lộ trình vào Yên Tử.

Trời đã sang trưa, Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời thầy dùng bữa mới sực nhớ xuất ăn của hai thầy trò đã bố thí cho người hành khất ở Cửa Ngăn. Vua Trần vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay cơm rồi nghỉ trưa trên núi này. Để ghi lại sự tích trên người xưa dựng chùa đặt tên là Cầm Thực (có nghĩa là “không ăn”) như thể khắc ghi đức hạnh bố thí cứu độ chúng sinh của vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.

Chùa Lân – Thiền viện Trúc lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công. Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Giải Oan được xây dựng dưới thời Pháp Loa – vị tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa ngày nay được xây dựng trên nền móng cũ đã trải qua nhiều lần trùng tu.

Năm 2010, nhà thờ Tổ được khởi công xây dựng phía trái chùa Giải Oan. Kiến trúc hình chữ Nhất, bên trong bài trí thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Tổ chùa. Điều đặc biệt bên cạnh chùa Giải Oan là điện thờ thân mẫu (Đức mẫu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu – Trần Thị Thiều) và Quốc trương (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Từ chùa Giải Oan, đi theo đường hành hương lên núi khoảng 800 mét, rẽ vào phía trái cách đường hành hương 20 mét, du khách sẽ đến am Lò Rèn. Am xưa nay chỉ còn dấu tích. Đây là nơi rèn đúc các dụng cụ cuốc, xẻng, dao, kéo và các đồ dùng khác phục vụ cho lao động trồng dược liệu, trồng hoa, chế biến thuốc… và cho đời sống sinh hoạt của các Thiền sư và Phật tử ở đây.

Đường Tùng ngày nay là một đoạn đường dài hơn trăm mét, người xưa trồng tùng ở hai bên vệ đường, tuổi tùng đã đến vài trăm năm, thân gốc cây đã thành cổ thụ. Đường Tùng là trục đường chính hành hương lên Cõi Phật. Các nhà khoa học thời nay coi Đường Tùng Yên Tử là hàng cây trồng cổ nhất ở Việt Nam. Nhiều người tin Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng đệ tử của Ngài và các thế hệ tu hành của Thiền Phái Trúc Lâm đã trồng tùng ở đây và nhiều nơi trên núi Yên Tử, năm 2014 còn 247 cây. Cây Tùng biểu trưng sức sống mãnh liệt, khí phách hiên ngang, chính trực của bậc quân tử. Đường Tùng là di sản quý, vừa là chứng tích lịch sử, vừa là biểu tượng văn hóa; thể hiện tình yêu sự sống, tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên – một giá trị cốt lõi của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Kề bên Đường Tùng là rừng trúc (chữ cổ là “trúc lâm”). Trúc trải khắp núi rừng Yên Tử, suốt từ chân núi lên đỉnh núi. Loài trúc mọc thẳng, sống quần tụ thành rừng, biểu trưng cho sự đoàn kết, kiên cường và sức sống trường tồn. Tên gọi “Trúc Lâm” xuất hiện nhiều trong lịch sử Phật giáo: Tịnh xá Trúc Lâm là nơi Đức Phật Thích-ca từng thuyết pháp. Trúc Lâm Đại Sỹ là hiệu của Trần Nhân Tông. Thiền phái do Ngài sáng lập mang tên Trúc Lâm…

Vườn Tháp Huệ Quang (Huệ Quang Kim tháp) là nơi lưu giữ ngọc cốt của các nhà sư đã từng tu hành tại Yên Tử. Toàn bộ Vườn tháp hiện nay còn lưu giữ 97 ngôi tháp mộ. Mỗi một tháp mộ đều có kích thước và độ cao thấp khác nhau, điều đó thể hiện vị trí, chức sắc của các nhà sư tu hành tại nơi đây.

Tọa lạc nơi đây có nhiều tháp mộ thờ xá lợi các Thiền sư thuộc nhiều thế hệ tu hành ở chùa Hoa Yên từ thời Hậu Lê: Tháp Tự Tuệ thờ Thiền sư Giác Liễu dựng năm 1758, tháp Chân Bảo thờ Thiền sư Diệu Tường dựng năm 1770, tháp Tĩnh Trú thờ thiền sư Thanh Hát…

Ở độ cao 534m so với mực nước biển, từ xưa, chùa Hoa Yên giữ vị thế là chùa trung tâm của cả hệ thống chùa Yên Tử. Tên cũ của chùa là Vân Yên, dân gian thường gọi là Chùa Cả, Chùa Chính, Chùa Yên Tử. Chùa từng có gác chuông, lầu trống, nhà tăng, viện Phù Đồ… Đến thời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) lên vãng cảnh chùa, thấy cảnh trí tốt tươi, trăm hoa đua nở, bèn đổi tên chùa thành Hoa Yên.

Chùa là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử: Thời Lý có Thiền sư Hiện Quang khai sơn chùa Vân Yên từ trước năm 1220. Thời Trần có Quốc sư Đạo Viên, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ. Tại chùa Hoa Yên, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang kế thừa và phát triển dòng Thiền Yên Tử lập nên Thiền Phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế và hộ quốc an dân.

Hơn 700 năm, chùa Hoa Yên qua nhiều lần trùng tu. Ngôi chùa ngày nay được phục dựng vào năm 2002, phía dưới nền chùa còn lưu giữ móng nền chùa thời Trần được khảo cổ và phát lộ trước khi phục dựng chùa này. Ngôi chùa kiến trúc hình chữ công (工) gồm Tiền đường có ba gian hai trái, Trung đường (Thiêu hương), Hậu cung (Thượng điện) có ba gian. Chùa thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự chùa miền Bắc Việt Nam.

Sau chùa là Nhà Tổ kiến trúc hình chữ nhất (一), gồm năm gian hai chái, thờ tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tượng Tam Tổ Trúc Lâm, tượng Tam Vương, tượng Đức Thánh Trần, tượng Tam Tòa Thánh Mẫu. Hai bên chùa là nhà tả vu và hữu vu, kiến trúc giống nhau, gồm năm gian, hai tầng tám mái, làm lầu chuông, lầu khánh. Phía trước sân chùa có ba cây đại cổ, tuổi vài trăm năm. Hai phía hồi chùa còn hai cây sung cổ. Phía Đông sân chùa dựng bia Hậu Phật khắc ghi công đức của bà Vũ Thị Phương đã xuất tiền của cứu trợ dân nghèo vùng Nam Mẫu, Trung Lương, Nội Hoàng.

Chùa xưa vốn là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập am Ly Trần (thoát cõi trần) để làm nơi đọc sách, soạn kinh. Sau khi đức Điều Ngự viên tịch, am xưa được dựng thành ngôi chùa Bồ Đà, một nửa mái chùa là vòm động, một nửa mái chùa phô ngoài trời nên chùa có tên là Bán Thiên, Bán Mái, ngày nay gọi là chùa Một Mái.

Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng rất độc đáo bởi chùa là nơi duy nhất của Yên Tử ngày nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Bát hương bằng đá trắng khắc chữ “Phật, Pháp, Tăng – tam bảo kim cương” (Phật, Pháp, Tăng – ba ngôi tôn quý) và câu thần chú Mật tông “Úm ma ni bát mê hồng” khắc vào năm 1853. Một số bia đá ghi lại hành trạng của các Thiền sư tu ở chùa Bồ Đà, ghi danh Phật tử hảo tâm công đức trùng tu chùa.

Vân Tiêu ở đây tức là tầng mây, Chùa có ý nghĩa là Chùa trong tầng mây. Chùa tọa lạc ở phía tây dãy núi Yên Tử. Dãy núi như tường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng đọng lại thành tầng tầng, lớp lớp mây bao phủ, nhè nhẹ trôi. Ngôi Chùa lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây ấy.

Xưa kia Chùa chỉ là am thất nhỏ, gọi tên là am Tử Tiêu. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiển phật, đệ nhị tổ Pháp Loa đã cho xây dựng nơi đây thành chùa lớn. Năm 2001, trung tâm Unesco nghiên cứu, ứng dụng phật học Việt Nam đã vận động phật tử công đức xây dựng chùa.

Trước cửa Chùa Vân Tiêu có Vườn tháp vọng tiên cung (nghĩa là nhìn thấu suốt tới tiên cung). Cụm tháp gồm 06 ngọn tháp xây bằng đá và gạch. Ngọn tháp chính giữa cao 09 tầng gọi là cửu trùng đài, xây vào thời Nguyễn, được xây bằng đá núi, hình lăng trụ bát giác, tám mặt tháp tượng trưng cho bát chính đạo. Vườn tháp “Vọng Tiên Cung” giống như Hòn ngọc quý cùng hai cây Tùng tươi tốt cành lá sum xuê đứng ở hai bên nổi bật trên nên xanh biếc của núi rừng Yên Tử. Đây không phải là tháp mộ nhà sư, mà chỉ là một ngôi tháp thờ phụng chung cho tất cả các chư liệt, tiền tổ. 05 ngôi tháp còn lại, tất cả đều nhỏ bé, khiêm cung, đó là 5 tháp mộ của các thiền sư đức cao, đạo trọng, tu hành ở Vân Tiêu và viên tịch ở đây.

Am có tên là Ngộ Ngữ Viện, ở sau chùa Bảo Sái hiện nay là nơi biên soạn, lưu trữ kinh văn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và thiền sư Bảo Sái được vua Trần giao cho việc biên tập và ấn tống kinh văn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử rồi chuyển xuống các Chùa để truyền giảng thiền Tông cho các tăng ni và phật tử trong cả nước Đại Việt. Trên vách đá Ngộ Ngữ Viện nay vẫn còn câu đối:

“Thạch hoá Trúc Lâm lưu điển tíchSơn cao Bảo toà kết lâu đài”

Dịch nghĩa:

“Nơi đá núi sáng lập phái Trúc Lâm, điển tích còn lưu lại.Trên non cao toà báu Thiền môn đã kết thành lâu đài”

Thác Ngự Dội, là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thường ra tắm gội, sau đó Ngài lên Am Thiền Định kế bên để tọa thiền.

Am Thiền Định nằm cách chùa Hoa Yên khoảng 500m về phía Tây. Ngày nay, dấu vết Am Thiền Định nằm bên cạnh con đường dẫn ra thác Ngự Dội và Thác Vàng, cách Thác Ngự Dội khoảng 20m, cách Thác Vàng 180m.

Thác Vàng bắt nguồn từ dãy núi Bạch Hổ tạo thành dòng chảy ánh kim gọi là Khê Hổ cùng với Thác Bạc tuôn chảy, vươn dài xuôi về phía Nam, ôm lấy thung lũng Giải Oan tạo thành một minh đường tụ thủy lưu giữ khí thiêng.

Truyền thuyết kể lại rằng: Vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, ở phương Bắc có một đạo sĩ tên là An Kỳ Sinh đã đến đây tu pháp Đạo Tiên. Ngài hái lượm cỏ cây, thảo dược, luyện đan sa, thần sa thành thuốc trường sinh và ban pháp dược chữa bệnh cứu người.

Người đời tỏ lòng tôn kính gọi ông là An Tử (nghĩa là thày An), và gọi núi này là An Tử Sơn (nghĩa là núi thày An). Sau này, để tránh gọi tên húy của Ngài, dân gian đổi tên gọi núi An Tử thành Yên Tử và dựng tượng Ngài để thờ cúng. Tượng An Kỳ Sinh là một tảng đá tự nhiên, trông giống hình đạo sỹ đứng chắp tay cung kính quay về Tây phương, áo dài thướt tha. Tượng cao 2,2m. Thân tượng có tạc chữ hán dã bị mờ nét.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Để tôn vinh những công đức của Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp. Năm 2009, Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh là chủ đầu tư đã tổ chức lễ khởi công đúc Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc liền khối bằng đồng nguyên chất. Tượng đúc ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc cao 2,7 mét, phần đài sen và tượng cao 9,9 mét. Tổng thể tượng cao 12,6m, trọng lượng nặng 138 tấn. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2, có độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển.

Do quá trình biến động địa chất, bãi đá Chùa Đồng trông như hàng nghìn “linh quy” (Rùa thiêng) chầu về đỉnh thiêng Yên Tử. Trong đá trầm tích biển có những con ốc, con sò biển hoá thạch và có những thực vật biển sống ở đây như cây sú, cây vẹt.

Phía trước dưới cổng trời có một phiến đá trầm tích cát sỏi biển, mỏng, cao hơn 5m, bề rộng khoảng 2m. Mặt đá chính diện giống như hình chiếc oản dâng lên cúng Phật. Phiến đá đó gọi là “Bia Phật”. Mặt trước của bia được tạc một hàng chữ Hán lớn theo chiều dọc, ba chữ trên nay đã mờ, chỉ còn lại một chữ cuối cùng khá rõ nét nằm gọn trong vòng tròn, đó là chữ “Phật”. Phía dưới chữ Phật có một hàng ngang gồm 04 chữ Hán “Tứ Tự Hồng Danh”.

Chùa Đồng – Tên chữ là Thiên Trúc Tự, toạ lạc trên đỉnh Non thiêng Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Nơi đây có không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ, quanh năm mây trắng, sương mù che phủ đan xen lúc nắng, lúc mưa, khí hậu ẩm ướt. Những Cây Trúc, cây Sú, cây Vẹt,…mọc thành rừng, trên những triền núi đá còn dấu tích những vỏ Sò, vỏ Ốc. Tam Tổ Trúc Lâm và các Thiền sư thường ngồi thiền để “Thân hoà đồng trụ, giới hoà đồng tu”.

Chùa Đồng được trùng tu năm 2006 và khánh thành ngày 12 tháng 12 năm Bính Tuất (30/01/2007), được đúc bằng đồng nguyên chất nặng trên 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,35m, hình dáng Chùa như một Đài sen, trong Chùa thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo độc đáo và lớn nhất Đông Nam Á được làm hoàn toàn bằng chất liệu đồng.

Tây Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh)

Quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều ở phía Nam dãy núi Đông Triều thuộc địa bàn 4 xã: An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An đã được Nhà nước đặc cách xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962. Quy hoạch khu di tích nhà Trần bao gồm 14 điểm di tích: Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.

Đông Triều có nghĩa là “Triều đình phía Đông”, vùng đất cổ Đông Triều trước đó có tên gọi An Sinh hay Yên Sinh. An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần trước khi dời đến Thái Bình và Nam Định. Đây là một trong những vùng ẩn tích chứa nhiều các di sản văn hóa đặc sắc của thời Trần với tính chất của khu di tích này là quê gốc nhà Trần so với các di tích Nhà Trần khác ở Thăng Long (Hà Nội), Long Hưng (Thái Bình), Thiên Trường (Nam Định).

Khu di tích Đền An Sinh ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Từ quốc lộ 18A đến trung tâm phường Đông Triều, rẽ trái (nếu đi từ Hà Nội) khoảng 5 km là vào tới đền. Khu di tích bao gồm một ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần, nằm rải rác trong một khuôn viên khá rộng lớn có bán kính 20 km để thờ “Bát vị Hoàng Ðế” thời Trần. Di tích được xây dựng thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn.

Khu vực đền có diện tích khá rộng, khoảng 80.000 m2. Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Quanh đền có 14 cây đại thụ, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có tám cây vạn tuế biểu hiện cho tám vị vua được thờ ở đây.

Dốc dựng đứng và không có bậc, xưa kia kiệu của vua Trần khi đi theo lối này, đến đây Kiệu cũng đành dừng lại nên từ đó mới có tên là Dốc Đỗ Kiệu.

Đá Chồng là một cụm công trình kiến trúc nằm ở phía sườn Đông Nam của khu vực Đèo Voi thuộc phía đông nam của quần thể di tích Ngọa Vân, cách am Ngọa Vân khoảng 3km. Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt các dấu vệt nền móng kiến trúc chùa tháp tại Ngọa Vân cùng với các di tích hiện còn cho thấy Đá Chồng gồm hai khu 1 và 2, trong đó Đá Chồng 1 là một quần thể gồm chùa tháp, sân vườn và hồ.

Theo thầy Thích Trí Thông Đạt Ma, người đời vẫn tưởng Hồ Thiên có nghĩa là hồ nước trên trời, nhưng thực ra, chữ “hồ” ở đây không phải ao hồ, mà là “quần tụ”. Hồ Thiên chính là nơi quần tụ của chư Thiên.

Tháng 8 năm 1299 vua Trần Nhân Tông rời bỏ cung Trùng Quang Phủ Thiên Trường (Nam Định) xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà và xưng là Trúc Lâm Đại Sĩ. Tháng 5 năm 1307, Trúc Lâm Đại Sĩ lên tu tại một am nhỏ trên đỉnh Ngọa Vân, am nhỏ đó được gọi tên theo đỉnh núi nơi dựng am từ là am Ngọa Vân. Ngày 1 tháng 11 năm 1308 (Mậu Thân) Ngài “an nhiên viên tịch” ở tư thế sư tử nằm tại am Ngọa Vân, kết thúc trọn vẹn quá trình tu hành hóa phật của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi Ngài hóa Phật, các đệ tử đã hỏa thiêu Ngài ngay tại am Ngọa Vân, đồng thời cho xây dựng một tòa bảo tháp để lưu giữ xá lỵ của Ngài tại đỉnh và gọi tên là Phật Hoàng tháp.

Là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo, Ngọa Vân là nơi thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm. Ngay sau khi ngài hóa, Pháp Loa (tổ thức hai của Thiền phái Trúc Lâm) đã cho xây dựng và mở mang Ngọa Vân. Nếu trước đó, Ngọa Vân chỉ có một am nhỏ làm nơi tu thiền của Phật Hoàng thì đến đây Ngọa Vân đã trở thành một quần thể Chùa – Am với nhiều công trình kiến trúc chùa, tháp. Trong đó, am Ngọa Vân là nơi thờ Đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc Lâm là Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Trải qua một thời gian dài suy vong của Phật giáo, các công trình kiến trúc ở Ngọa Vân xây dựng dưới thời Trần đều bị phá hủy hoặc xuống cấp. Đầu thế kỷ 18, thiền sư Đức Hưng đã cho xây dựng lại Ngọa Vân. Ông cho xây dựng lại Phật Hoàng tháp, nhà Tổ làm nơi thờ Tam Tổ Trúc Lâm cũng như xây mới một số công trình khác.

Đầu thế kỷ 20, các kiến trúc xây dựng thời Lê Trung Hưng phần lớn đã bị đổ nát, nhân dân làng Đốc Trại (ngay là làng Trại Lốc), làng được triều đình ngà Nguyễn giao cho việc trông coi thờ phụng lăng tẩm các vị vua Trần và chùa Ngọa Vân đã trùng tu, tôn tạo các công trình cũ còn lại và xây mới nhà Tổ, am Ngọa Vân và am Sơn Thần.

Trải suốt chiều dài lịch sử hơn 70 năm, am Ngọa Vân từ lúc ban đầu chỉ là một “thảo am” nơi Trúc Lâm Đại Sĩ tu hành và đắc đạo, trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Chùa Vĩnh Nghiêm thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được nhìn nhận và tôn vinh là một trong những Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần mang đậm bản sắc dân tộc, là nơi tổ chức và thành lập mô hình Phật giáo Nhất tông trên cơ sở hợp nhất các thiền phái đã có trước đó và cũng là mô hình Giáo hội Phật giáo cho các tổ chức Giáo hội sau này.

Nơi đây là vùng đất tụ thủy, tụ nhân, địa linh nhân kiệt, được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi khai tràng thuyết pháp, đồng thời làm trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo của nước Đại Việt. Như vậy, chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là ngôi chùa lớn, một đại danh lam được lưu truyền trong sử sách mà còn là chốn tổ của một dòng thiền lớn Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật quý như: hệ thống tượng thờ, đồ thờ, các bức phù điêu, chạm khắc, hệ thống văn bia, hoa văn trên kiến trúc… Đặc biệt kho Mộc bản với hơn 3 nghìn bản đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào ngày 15 tháng 5 năm 2012.

Thuộc địa phận xã Nam Dương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, di tích chùa Am Vãi tọa lạc ở trên một địa thế đẹp gắn liền với phong cảnh núi rừng tự nhiên, tạo nên một thắng cảnh tuyệt vời. Tương truyền chùa Am Vãi được xây dựng từ thời Lý và nằm trong hệ thống các chùa tháp được phát triển ở thời Trần dọc theo sườn Tây dãy Yên Tử khi đạo Phật ở vào giai đoạn cực thịnh.

Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ

Suối Mỡ là tên một con suối bắt nguồn từ khu vực Đá Vách và Hồ Chuối chảy xuôi dòng theo núi Huyền Đinh – Yên Tử, tạo ra nhiều thác và những bồn tắm thiên nhiên kỳ thú. Dọc theo ven suối có đền Thượng, đền Trung, đền Hạ phụng thờ công chúa Quế Mỵ Nương con gái vua Hùng Định Vương, được phong là Thượng Ngàn Thánh Mẫu. Khu vực rừng suối nước Vàng nằm trên dãy Phật Sơn – Yên Tử, có thắng cảnh thiên nhiên đẹp, dòng suối độc đáo với 24 ngọn thác là một điểm tham quan kỳ thú. Quanh khu vực này có nhiều di tích lịch sử như: chùa Đồng Vành, đền Bản Phủ thờ vua Trần và các hoàng hậu, công chúa thời Trần…

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm ở vị trí sườn Tây núi Yên Tử, chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều. Đây là khu rừng tự nhiên tập trung lớn nhất của tỉnh Bắc Giang, nối liền với diện tích rừng thường xanh của tỉnh Quảng Ninh.

Đặc sản làm quà khi du lịch Yên Tử?

Cây trúc sống sâu trong rừng, trên những vách đá cheo leo hay thung lũng sâu thăm thẳm trong vùng núi Yên Tử, Quảng Ninh. Do chịu nhiều sương gió, giá rét lạnh buốt trên núi, nên thân cây đanh, lá quằn lại. Thế nhưng, phần măng lại khá mềm, ngọt, rất thích hợp chế biến các món ăn.

Vì thế, măng trúc được coi là món quà của thiên nhiên mang tặng cho đất thiêng Yên Tử. Tương truyền, ngày xưa, người dân trong vùng và các bậc tu sĩ trên núi Yên Tử dùng măng trúc làm món ăn chính. Qua thời gian, măng trúc dần trở thành món ăn nổi tiếng.

Mơ Yên Tử là loại quả đặc sản địa phương có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Rượu Mơ Yên Tử sử dụng rượu gạo truyền thống ngâm với quả mơ tươi được trồng tự nhiên tại rừng Yên Tử và đến nay đã trở thành một đặc sản Yên Tử nói riêng và đặc sản Quảng Ninh nói chung.

Đây là món ăn của người dân tộc Dao Thanh y ở quanh chân núi Yên Tử (xã Bằng Cả, Hoành Bồ). Canh gà nấu với rượu bâu, không chỉ có vị thơm ngọt của đặc sản gà Hoành Bồ, món ăn thơm mùi gừng, có vị thanh, rất dễ ăn.

Có thể nói rau dớn là một sản vật độc đáo của núi rừng Yên Tử. Rau dớn có vị ngọt mát, hơi nhớt. Lá rau dớn xanh mượt. Rau dớn có quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa mưa. Khi đó, cây rau dớn ngậm đủ nước, ngọn cây mập, non tơ mỡ màng. Rau có thể chế biến thành những món ăn như rau dớn xào tỏi, nộm rau dớn. Rau dớn cũng là loại rau khá “chân phương”, ngon nhất khi chế biến không cầu kỳ, cũng không ưa khi chế biến kèm với thịt, cá.

Chè lam là thức quà đặc biệt. Ăn một miếng chè lam để cảm nhận vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc. Đến với Yên Tử vào mùa xuân, khi cái lạnh vẫn còn dịu ngọt, man mác, đất trời mù sương mưa phùn, ăn một miếng chè lam cho ấm bụng, mua về làm quà tặng cho nhau chắc chắn sẽ là kỷ niệm đẹp trong chuyến hành hương của mỗi người.

Cây trầu một lá này chỉ có ở Yên Tử Quảng Ninh, nếu ai đã từng đi lên yên tử thì hãy mua lấy một nắm trầu một lá về mà ngâm rượu nhiều lần dùng để bôi ngoài da. Ba loại cây lá thuốc lấy từ núi Yên Tử là địa liền, gừng gió và trầu 1 lá ngâm với rượu thành loại dầu xoa. Dầu này dùng để xoa ngoài da chữa các chứng đau xương, đau khớp

Lịch trình du lịch Yên Tử

Ngày 1: Hà Nội – Tp Uông Bí

Sáng xuất phát từ Hà Nội đi Tp Uông Bí. Nếu đi bằng ô tô cá nhân các bạn cứ đi theo đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho nhanh. Đi đường này chắc khoảng 2,5 – 3 tiếng là tới Uông Bí thôi.

Tranh thủ đi chơi Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự 寶光寺) là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí. Tối nghỉ ngơi tại Tp Uông Bí để tiện ăn uống hoặc đi thẳng vào trong chân núi Yên Tử ngủ lại.

Ngày 2: Yên Tử – Uông Bí – Hà Nội

Sáng hôm sau leo Yên Tử thật sớm, đi sớm vừa mát mẻ vừa kịp thời gian để xuống núi. Nói chung với sức khỏe trung bình, chắc mất khoảng 5-6 tiếng để lên tới đỉnh.

Chiều xuống đi cáp treo.

Xuống đến chân núi nghỉ ngơi rồi lên xe quay trở lại Hà Nội.

Ngày 1: Hà Nội – Am Ngọa Vân

Từ Hà Nội, đi đến Đông Triều. Như phía trên đá nói, các bạn có thể lựa chọn đường Bắc Ninh – QL18, đường Hải Dương – Chí Linh hay đường nào quen thuộc với các bạn.

Sau khi được đưa qua bên kia hồ, đi theo đường mòn để lên am Ngọa Vân, trước đó các bạn sẽ đi qua Bãi Đá Chồng. Về cơ bản, đường này các bạn có thể nhìn thấy rõ trên Google Maps, tuy nhiên nếu có người biết đường truóc rồi đi cùng thì vẫn tốt hơn. Hoặc không cũng chẳng sao, đằng nào chả mang theo lều trại.

Vừa leo vừa chơi chắc khoảng chiều tối lên tới Am Ngọa Vân, xin ngủ nhờ tại chùa hoặc nếu không có đủ chỗ thì tìm một bãi trống trong sân chùa dựng lều là oke. Ngày trước có mỗi cái am cũ, chứ giờ chùa mới xây to rồi thì chắc không thiếu chỗ trống đâu

Ngày 2: Am Ngọa Vân – Trại Lốc

Phương án 1

Hôm sau ngủ dậy thì từ Am Ngọa Vân đi xuống lại dưới núi theo đường Trại Lốc (chính là đường làm cáp treo hiện nay), đường này ngày xưa khó chứ giờ làm bậc đá hết rồi nên cứ đi xuống thôi. Đi theo cách này thì xuống đến Trại Lốc lại phải tìm cách về Bến Châu để lấy xe, hơi khoai :))

Phương án 2: Quay lại bằng đường cũ hôm qua

Sau khi xuống đến nơi, nếu còn nhiều thời gian trên đường về có thể ghé qua khu Côn Sơn – Kiếp Bạc ở Hải Dương trước khi về lại Hà Nội

Một số lưu ý khi du lịch Yên Tử

Nếu có ý định leo núi, nên chuẩn bị loại giầy phù hợp. Các loại giày trekking và có đế chống trơn trượt sẽ tốt hơn. Nếu không có thể sử dụng dép tổ ong.

Mang theo lượng nước đủ dùng nếu xác định leo bộ.

Đi vào dịp lễ hội thì cần phải cẩn thận, Yên Tử với Chùa Hương hở ra cái là móc túi với rạch túi. Tốt nhất nếu mang túi đi thì mang túi đểu thôi, tiền nong thì để chỗ khác :))

Đừng mua mấy cái loại cỏ cây bán trên đấy nếu bạn không biết là gì, các khu du lịch thường bán linh tinh nhiều thứ mà chẳng cách nào kiểm chứng được nguồn gốc. Mang về đến nhà mà biết bị lừa rồi cũng chẳng biết kêu ai.

Tìm trên Google

kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2021

du lịch Yên Tử tháng 1

tháng 1 Yên Tử có gì đẹp

review Yên Tử

hướng dẫn đi Yên Tử tự túc

ăn gì ở Yên Tử

phượt Yên Tử bằng xe máy

Yên Tử ở đâu

đường đi tới Yên Tử

chơi gì ở Yên Tử

đi Yên Tử mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Yên Tử

homestay giá rẻ Yên Tử

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Nghĩa Lộ, Yên Bái (Cập Nhật 01/2021) trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!