Xem Nhiều 3/2023 #️ Kinh Nghiệm Du Lịch Yangon # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kinh Nghiệm Du Lịch Yangon # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Yangon mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Yangon hay tên gọi cũ là Rangoon, vẫn là nơi thường chỉ là trạm dừng chân ngắn với khá nhiều dân bụi để tiếp tục đi tiếp những vùng đất khác của Burma như Bagan hay Inle. Bởi lẽ đây là thành phố lớn nhất và trung tâm của những chuyến bay quốc tế đến đất nước này. Tôi bay Nok Air từ Bangkok hạ cánh xuống sân bay tầm 11h sáng và sẽ có gần 1 ngày lang thang phố phường để tối ra bến xe đi Bagan.

Đến sân bay Yangon

Sân bay Yangon cũng nhỏ lắm chỉ ngang với Nội Bài nhà mình, từ đây vào trung tâm thành phố tầm 15 km và phương tiện duy nhất mà bạn có thể di chuyển là taxi. Làm thủ tục hải quan xong khá nhanh nên tôi cũng không vội lắm vì sẽ phải tìm vài chiến hữu để share tiền taxi chứ không tự bỏ ra 8000-10000 bao cả taxi được!

Đầu tiên là đổi tiền, vì sân bay nhỏ nên ngay sảnh đến của sân bay tôi đã thấy một kiosk nhỏ đổi tiền của ngân hàng nằm ngay cửa chính diện ra bắt taxi. Khảo giá một lúc và cân nhắc nên đổi bao nhiêu tiền thì đủ, cuối cùng tôi quyết định đổi 300$ cho 1 tuần chi tiêu với tỷ giá 1270. Tỷ giá này phải nói là quá hời vì mới 1 năm trước thôi vài nhóm đi Myanmar về còn kể lại tỷ giá 1$ ~ 970 Kyat mà. Cứ đổi nhiều nhiều một chút vì lúc về còn thừa đổi lại cũng được. Tiền đi lại giữa các thành phố thì mua online hết rồi.

Ra ngoài sảnh hỏi giá taxi và nhìn quanh xem có ai đi kiểu bụi như mình không, nhưng có vẻ là chuyến bay của tôi không có mấy người như vậy, mật độ bay ở đây cũng không dầy như những sân bay khác. Thế là tôi cứ kiên nhẫn vừa vào mạng vừa để ý chuyến bay kế tiếp thôi. Một điều rút ra trong chuyến đi này là sân bay Yangon có lẽ là nơi có sóng wifi mạnh nhất ở đất nước này, ở các khách sạn, hostel họ đều có wifi nhưng tốc độ đều siêu rùa bò hết.

Tất tần tật về kinh nghiệm Myanmar mời bạn đọc bài này: Tổng quan về du lịch bụi Myanmar, kinh nghiệm, chi phí và lịch trình

Đến tầm 12h, tôi thấy một đôi bạn trẻ đang cầm một tờ giấy giống như lịch trình và đang thương thảo giá taxi với tài xế. Chạy ra xem thử thì thấy tờ giấy có chữ tiếng Việt, thôi xong người Việt Nam đây rồi. Hoá ra hai bạn này người Đà Nẵng sang đây du lịch, thế là nhập bọn luôn, duyên quá. Nhóm 3 người chúng tôi quyết định thuê một chiếc taxi bao cả ngày đi một số điểm du lịch trong thành phố và buổi tối đưa nhóm ra bến xe JJ Express luôn. Sau một hồi trả giá thì bác tài (phải nói là cậu tài xế thì đúng hơn) ok với giá 35,000 Kyat đi 3 địa điểm là chùa Shwedagon, chợ trung tâmBogyoke và chùa Phật nằm (Reclining Buddha).

Dù đã nghe nói trước là ô tô ở đây tài xế ngồi bên phải, thế nào mà tôi vẫn nhầm. Vừa mở cửa phía bên tài xế, gã taxi (tên là Chou – tôi gọi đùa là Jay Chou) chạy vội đến can ngăn. Có vẻ mình hơi quê một chút! Xe ở Myanmar có vẻ hầu như đều là những xe đời cũ, nhưng về số lượng thì vô địch. Chính phủ Myanmar cấm xe máy ở hầu hết những tuyến phố chính nên trên đường chỉ có ô tô. Mặc dù đường rất rộng với nhiều làn xe nhưng tắc đường vẫn là đặc sản của Yangon.

Chou khá trẻ, chỉ tầm trên dưới 30 tuổi (tôi có hỏi nhưng quên mất rồi), ô tô cũng là do gã tự mua, tầm khoảng 20,000$. Tôi ngồi hàng ghế trước nên nhận ra xe của gã rất nhiều hình ảnh cô con gái dễ thương của gã, cả những sản phẩm handmade mà cô bé trang trí lên xe nữa. Trời Yangon từ sáng đến giờ khá âm u, và chúng tôi mới lên xe có vài phút thì cơn mưa như trút nước ập đến…

Bản đồ các điểm tham quan ở Yangon:

Tham quan Yangon

Xe mất tầm gần 1h đồng hồ để vào trung tâm thành phố, do cả đường đông và mưa lớn. Điểm đầu tiên là chợ Bogyoke. Khu chợ này khá lớn và nhộn nhịp, nhưng tôi thấy không khoái lắm vì nó không có quá nhiều sự khác biệt so với những chợ lớn ở Việt Nam như chợ Hàn, chợ Đồng Xuân hay Bến Thành. Đồ ăn trong chợ cũng nghèo nàn (hay tôi chưa khám phá hết không biết), chúng tôi vào một quán ăn và chỉ gọi cơm rang, phở là chính. Tôi thích những khu chợ với không gian mở và dân dã hơn.

Điều tôi hứng thú hơn là được đi dọc con đường phía bên ngoài chợ, chụp lại khoảnh khắc đời thường trên phố, khung cảnh sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố, những căn nhà cũ kỹ, hay những khu tập thể như tập hợp hàng trăm ô vuông xếp đều tăm tắp, và cả những đàn chim đậu trên những hàng dây điện chằng chịt cắt ngang con phố…

Taxi lại tiếp tục khởi hành, điểm đến thứ hai mà Jay Chou đưa chúng tôi đi là ngôi chùa nổi tiếng và lớn nhất Myanmar – Shwedagon.

– Anh chị để giầy dép ở dưới này, đi lên thang máy ở ngay phía trước kia và lên trên mua vé. Giá vé là 8,000Kyat/người. – Chou nói với chúng tôi.

Do ảnh hưởng của cơn mưa lớn mới dứt nên nền nhà ở đây chỗ nào cũng còn ướt sũng. Chúng tôi mua vé, cởi giầy và đảm bảo mặc quần dài đến sát chân để vào chùa. Nếu ai không mang theo quần dài sẽ phải thuê hoặc mua Sarong (một miếng vải lớn hình chữ nhật để quấn phần chân) ở quầy bán vé.

Tất nhiên là với kinh nghiệm đầy mình thì chúng tôi không thể để mất tiền như vậy ^^, đi những nước có đền chùa như Myanmar, hay lúc nào cũng phải thủ sẵn quần dài hoặc mua sẵn Sarong sử dụng nhiều lần luôn. Mua vé xong họ sẽ phát cho một cái sticker dán vào người để khi đi vào nhân viên kiểm tra họ sẽ biết là mình mua vé rồi.

Điều đầu tiên phải nói là cảm giác choáng ngợp trước mức độ rộng và lớn của Shwedagon. Nghe nói rằng cái đỉnh tháp của ngôi chùa lớn nhất toạ lạc giữa khuôn viên của chùa làm từ vàng thật, và người dân Myanmar rất tôn thờ đạo họ đã quyên góp để tạo nên những ngôi chùa như vậy, dù họ còn khá nghèo. Đi bộ xung quanh chùa thăm thú những ngôi chùa nhỏ xung quanh cũng phải mất tầm 30′-1h đồng hồ. Hơi khó chịu một tí vì sàn vẫn còn ướt sau cơn mưa mà mình thì phải đi chân đất ở đây. Chùa rất đông người đến cầu phật, những nhà sư và cả khách du lịch, đơn giản vì đây là điểm chính của du lịch Myanmar cũng như du lịch Yangon mà.

Điểm cuối cùng trong lịch trình ngày hôm nay là chùa Phật nằm, chùa này tất nhiên không thể so với chùa Shwedagon nhưng cũng đáng để đi thăm. Một phần vì nó miễn phí vé vào, và cảm giác ở đây bình yên hơn Shwedagon rất nhiều, phù hợp cho những ai muốn có một nơi để tĩnh tâm, tham quan nhẹ nhàng. Ngay khi vào chùa bạn sẽ thấy một bức tượng Phật rất lớn nằm ngang, đúng theo tên gọi của ngôi chùa là “Phật nằm”. Ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn chiếu xiên phía sau chùa cũng rất đẹp.

Rời khỏi chùa Phật nằm thì trời cũng đã nhá nhem tối. Chou đưa chúng tôi ra bến để kịp giờ xe chạy. Ở đây các xe sẽ không xếp tập trung mà mỗi hãng sẽ có văn phòng riêng, bạn cần nói với tài xế bạn đi hãng nào để họ chở đến đúng điểm đó. Chúng tôi đi của JJ Express. Vé đã đặt online qua chúng tôi nên đến chỉ cần đưa code là lên xe thôi, những ai đặt qua facebook của hãng thì thanh toán luôn vào lúc này.

Ngày đầu tiên ở Yangon đi taxi suốt nên tôi không có thời gian đi bộ lang thang thăm thú thành phố, khám phá những ngõ ngách và cuộc sống của dân bản xứ. Chính vì vậy ngày cuối cùng khi đi từ Inle về Yangon, tôi quyết định không ra sân bay ngay mà đi xe ôm từ bến xe ra ga tàu để chụp choẹt, rồi từ ga tàu đi bộ ra sân bay luôn. Chuyến bay của tôi rời Yangon lúc 12h mà bus đến Yangon lúc 6h sáng nên tôi có khá nhiều thời gian lang thang.

Tôi chọn một nhà ga gần với sân bay nhất, xe ôm từ bến xe bus ra đây mấy gã đòi khá chát, tầm 5000 Kyat, trong khi đi taxi cũng chỉ tầm 6-7000Kyat thôi. Cuối cùng mặc cả mãi cũng được cái giá 3,500Kyat, mà kể ra thì cũng đáng vì đi bộ không khả thi, đường xá cũng ngoằn nghoèo ra phết.

Buổi sáng có khá nhiều người dân địa phương tập trung để đi tàu. Ở Yangon, có ga chính và rất nhiều ga phụ, có vẻ như dân ở đây họ có dùng tàu để đi lại trong thành phố hoặc các vùng lân cận mặc dù tôi thấy nó cũng không thuận tiện lắm. Nếu ai muốn trải nghiệm đi tàu ở Myanmar thì cũng rất hay vì có thể thư thái ngắm cảnh trên đường, chỗ ngồi cũng thoải mái hơn xe bus mặc dù thời gian đi tàu chậm hơn 2-3 lần.

Một số bức ảnh tôi chụp ở ga tàu:

Trên đường đi bộ từ ga tàu ra sân bay, tôi có ghé vào một quán ăn bên đường. Quán này phục vụ quẩy nóng, các loại bánh từ bột mỳ và cả cơm buổi sáng. Nhìn thì giống một cái lán thì đúng hơn, sàn nhà gồ ghề vì làm bằng đất thôi, tựu chung là rất hoang sơ, lụp xụp. Thế nhưng đồ ăn thì tuyệt vời. Tôi thì gọi một suất cơm buổi sáng, một cái quẩy nóng, hai cái bánh và một cốc trà sữa. Uống trà sữa nóng là thói quen của người dân Myanmar, trà ở đây rất ngon đấy.

Nói tiếng Anh ở đây thì kể cả người dân lẫn người bán hàng đều không hiểu, thế là tôi cứ thấy ai ăn gì hay hay là tôi chỉ vào đó, gọi ra. Phục vụ là 3 cu cậu con trai chủ quán, nhiệt tình và lúc nào cũng cười tươi roi rói. Cu nào cũng nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên, giống như nhìn vật thể lạ vậy, có lẽ chả mấy khi có một người khách nước ngoài đến đây. Giá cho bữa ăn sáng đậm chất địa phương và dân dã này chỉ là 1200Kyat, quá rẻ cho một cuộc tình thoáng qua!

Một số kinh nghiệm khi đi du lịch Yangon:

Khách sạn ở Yangon: Nếu lịch trình ở Yangon của bạn dài vài ba ngày thì bạn nên thuê khách sạn trong khu trung tâm thành phố, vì ở đây tiện đi lại, gần với chợ và các địa điểm tham quan, đền chùa. Bạn nên đặt phòng trước qua hoặc Booking.com.

Do chùa Shwedagon rất rộng nên bạn nên mang theo một chút nước và đồ ăn theo, đồ bên trong đây họ bán khá đắt. Tuy vậy trong chùa sẽ có những máy cung cấp nước uống cho khách du lịch miễn phí, nhìn giống hệt như máy ATM.

Nên đi chùa Shwedagon vào tầm chiều muộn, lúc ấy đi bộ chân trần trên mặt sân đỡ nóng hơn tầm đầu giờ chiều. Ngoài ra buổi tối khi chùa lên đèn tạo nên một khung cảnh rất kỳ vĩ.

Myanmar ký sự:

Kinh Nghiệm Du Lịch Yangon (Myanmar)

Đến Yangon

Rời sân bay Yangon với thủ tục nhập cảnh khá nhanh ở khu Immigration [nói thêm Myanmar là nước duy nhất còn lại của khối ASEAN chưa bỏ visa cho công dân trong khối mà phải xin visa với mức phí 35 USD / người], chúng tôi qua lấy hành lý rồi ghé quầy đổi tiền chi tiêu cho những ngày sắp tới.

Trước khi đi, tôi coi trên mạng thấy mấy bạn đã đi thường khuyên không nên đổi tiền ở sân bay vì tỉ giá thấp vậy nhưng lúc tôi đi thì tôi lại thấy tỉ giá ở đây rất tốt. 1 USD đổi được đến gần 870 kyat trong khi bên ngoài sau này tôi đổi không bằng. Đổi tiền ở Myanmar tất cả kiểm soát bởi ngân hàng, nếu đổi vào ban đêm hay ngày/ giờ nghỉ thì chỉ có cách đổi qua đại lý du lịch với tỉ giá rất thấp. Thêm nữa là ở nước này USD lưu hành song hành với đồng bản địa thoải mái vậy nên bạn có thể mang USD lẻ nhưng phải là tiền còn mới một chút. Còn ai nghĩ đến chuyện qua đây rút tiền ATM hay thanh toán bằng thẻ thì chờ đi, khi nào Myanmar mở cửa sẽ có cho bạn sử dụng mấy thứ đó!

Công nhận người Myanmar rất vui vẻ. Gặp ai họ cũng cười tươi rói và sẵn sàng làm dáng cho tôi chụp hình không chút khó chịu. Bác tài đưa chúng tôi đi city tour, qua những ngôi chùa hoành tráng dát vàng lấp lánh, có chùa đầy vàng nghe nói mấy tấn luôn mà chẳng thấy ai canh giữ chi hết… Xe chạy qua đâu bác cũng nói về nơi đó, bác rất vui khi chúng tôi khen đường phố Yangon to sạch và nhiều cây xanh hơn xứ mình, xe cộ thì chạy trật tự. À, Myanmar nghèo lắm nhưng hay cái là thành phố Yangon hầu như không có xe máy dù xe hơi thì xe mới xe cũ xe tay lái thuận nghịch chi cũng ngập tràn… Họ cũng hiếm khi bóp còi inh ỏi dù tốc độ chạy trên phố rất cao.

Bác tài đưa chúng tôi đến tận nhà xe ở bến xe, thả hành lý xong xuôi rồi chào từ biệt. Bến xe lộn xộn, dơ bẩn vì khói bụi, cảnh giành khách cũng không khác chi Việt Nam nhưng mấy anh chàng cò xe nhìn đen đúa thì rất hiền và hay cười. Tôi nhờ người book vé xe trước nên cũng khỏe, ngồi chờ chút là đến giờ lên xe. Trước khi đi, anh chàng nhà xe chỉ chúng tôi ghé quán ăn bên cạnh ăn cơm tối khá rẻ chỉ chừng 20.000 VND/ dĩa mà rất dễ ăn. Nói luôn là món ăn Myanmar ăn dễ lắm, như món Việt Nam vậy chỉ có điều cơm rất rời chứ không ăn kiểu dẻo dẻo như mình hay ăn.

Đa sắc Yangon

Tôi đã “phải lòng” thủ đô của

từ trước lúc đặt chân tới nơi này.

Không chỉ bị thu hút bởi những bức ảnh lấp lánh của ngôi chùa khổng lồ Shwedagon mà chính những người dân Yangon chưa biết mặt nhưng đã nhiệt tình giúp đỡ qua email, đã khiến tôi háo hức trước ngày lên đường. Yangon không phải là một thủ đô đẹp và hiện đại nhưng nhiều màu sắc và đầy sức sống. Sắc màu rực rỡ bắt đầu từ các vỉa hè đủ màu và những sạp bán trái cây trải dài trên phố. Những tòa nhà theo kiến trúc thuộc địa được sơn màu đỏ, xanh lá mạ hay vàng tươi, tập trung ở khu trung tâm, là chứng tích cho giai đoạn bị người Anh chiếm đóng trong lịch sử của thủ đô này.

Vốn nghĩ rằng đạo Phật là quốc giáo ở Myanmar nên chúng tôi rất bất ngờ khi gặp nhiều nhà thờ Hồi giáo ở Yangon. Xung quanh khu trung tâm thậm chí còn có nhiều khu phố tập trung toàn người theo đạo Hồi với những đặc trưng khác hẳn người Myanmar, từ đường nét trên gương mặt tới trang phục. Và thật thú vị khi bạn nhìn thấy sự pha trộn văn hóa được thể hiện bởi những phụ nữ Hồi giáo trùm mạng kín mặt, các phụ nữ Ấn Độ mặc sari màu sắc rực rỡ đi trên phố cùng với người Myanmar mặc longyi.

Trung tâm thương mại hiện đại vẫn mang dáng dấp của kiến trúc thuộc địa

Nếu nhìn lại lịch sử, sẽ dễ dàng nhận ra nguồn gốc của sự đa dạng văn hóa này. Trong thời kỳ chiếm đóng Myanmar, người Anh đã đưa rất nhiều người Ấn Độ sang đây, chủ yếu ở Yangon, để phục vụ cho công cuộc xâm chiếm. Thậm chí, có thời điểm, người Ấn còn chiếm tới một nửa dân số Yangon. Sau khi quân Anh rút đi, phần lớn người Ấn trở về quê hương, nhưng một số quyết định ở lại. Những người Ấn này chủ yếu theo đạo Hồi (cũng là nguyên nhân khiến họ không muốn trở lại Ấn Độ), nên đã xây dựng hơn 60 nhà thờ Hồi giáo, tạo ra một Yangon đa sắc.

Bưu điện thành phố được bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc thời thuộc địa

Chúng tôi tiếp tục đi theo lộ trình đã định để tới di sản tuyệt vời nhất của Yangon: chùa Shwedagon lừng danh. Là biểu tượng và là điểm hành hương linh thiêng nhất Myanmar, Shwedagon kiêu hãnh vươn lên từ quá khứ, sừng sững hiện ra trước mắt du khách và sẵn sàng hướng tới tương lai. Không giống như những di sản nổi tiếng khác trên thế giới, ngôi chùa cổ hơn ngàn năm tuổi này dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian. Trải qua bao dâu bể, những tháp vàng vẫn lấp lánh vươn lên trời cao, các pho tượng Phật vẫn trầm ngâm và bao dung nhìn xuống chúng sinh.

Quần thể chùa Shwedagon nằm trên đỉnh đồi Singuttara, gồm khoảng 1.000 chùa nhỏ bao quanh tòa tháp vàng trung tâm cao tới 99m. Vừa bước qua cổng, chúng tôi lập tức bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của các ngôi chùa. Nội và ngoại thất chùa được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với vàng lá dát cực mỏng, cùng rất nhiều kim cương và đá quý.

Chùa Shwedagon- kiệt tác kiến trúc của thủ đô Yangon

Hầu như người Myanmar nào cũng mơ ước được một lần hành hương tới ngôi chùa thần thoại này. Mà không chỉ với những tín đồ Phật giáo, chuyến viếng thăm Shwedagon đã trở thành một giấc mơ với cả những kẻ ngoại đạo như chúng tôi. Khung cảnh trong chùa đúng là “cõi Phật”, với những nhà sư mặc áo cà sa và người dân đi hành hương quấn longyi bước chân trần trên nền đá hoa cương phản chiếu ánh mặt trời. Xung quanh họ là các ngọn tháp vàng bạc lấp lánh trong nắng.

Sau khi tham quan chùa, chúng tôi ở lại chờ tới hoàng hôn để ngắm bầu trời chuyển màu xanh huyền ảo và Shwedagon bắt đầu lên đèn. Từng nhóm người hành hương ngồi trên nền đá hoa bắt đầu rì rầm cầu nguyện. Và ngay cả qua màn khói hương huyền ảo, tôi vẫn nhìn thấy khuôn mặt của họ dường như tỏa sáng trong những nụ cười viên mãn.

Yangon – Thành phố của những ngôi chùa Vàng

Yangoon bây giờ đã khá hiện đại với nhiều khu nhà ở, khách sạn chọc trời, nhưng người ta vẫn cảm nhận được một thành phố cổ kính khác lạ và rất đặc trưng của một đất nước Phật giáo.

Đó là mái Chùa Vàng Shwedagon cao vút kì vĩ, được nhận ra từ rất xa, niềm tự hào của Yangoon và đất nước Myanmar, một trong những ngôi chùa được đánh giá là độc đáo nhất thế giới! Ngôi chùa toạ lạc trên đỉnh đồi nhiều cây xanh ở trung tâm Yangoon, với tòa Tháp Vàng khổng lồ cao tới trên 99m.

Bao quanh Tháp Vàng là 1.000 chùa nhỏ, trong đó có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong, với những nét kiến trúc độc đáo, sinh động và khác lạ. Theo giới thiệu, nội thất của ngôi chùa được dát 8.690 lá vàng cực mỏng. Riêng Tháp trung tâm được phủ kín bằng 9.300 lá vàng với tổng khối lượng là 500 kg.

Chùa Vàng Shwedagon

Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc. Trên đỉnh tháp là lá cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín với 5.448 viên kim cương và 2.317 viên đá quí. Tổng trọng lượng số vàng được dát, chạm khắc, làm đồ tế lễ… của chùa Shwedagon hiện tại còn khoảng trên 60 tấn, qua hàng nghìn năm tuổi đã hao hụt gần 30 tấn so với con số 90 tấn ban đầu.

TP Yangoon cấm xe máy lưu thông đã được hơn 5 năm và người dân triệt để chấp hành lệnh cấm để giảm mật độ giao thông, đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Người dân ở đây di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện công cộng, gồm xe bus và xe… lam. Xe ô tô ở đây cũng rất khác Hà Nội.

Mặc dù các phương tiện giao thông lưu thông bên phải đường như ở Việt Nam nhưng đại đa số các loại xe ô tô là tay lái nghịch, tức là ở bên tay phải buồng lái thay vì ở bên trái như Việt Nam. Thỉnh thoảng cũng có một vài xe tay lái thuận nhưng rất hiếm hoi.

Yangon về đêm

Đường phố Yangoon buổi tối nóng như một cái chảo nhưng rất náo nhiệt với nhiều hàng quán vỉa hè, phục vụ dân lao động với giá rất rẻ. Ban ngày, vỉa hè khu trung tâm thành phố ( còn gọi là khu thuộc địa, na ná phố Tràng Tiền ở Hà Nội với những khu nhà cổ tuyệt đẹp và toà nhà Hành chính của Yangoon) tràn các sạp hàng rong rẻ tiền. Khách hàng có thể mua đủ thứ từ vải vóc, quần áo, đồ gia dụng, sách báo, đồ lưu niệm…

Đặc sản của Yangoon và Myanmar là đồ trang sức, lưu niệm bằng đá quý với giá cả hợp túi tiền của mọi tầng lớp khách du lịch. Đặc biệt, ấn tượng nhất ở đây là những quán bán lòng lợn chiên và trầu cau. Người ta cho lòng dồi vào những chảo dầu sôi sùng sục và chỉ vài phút sau khách đã có thể nhâm nhi món lòng chao với rượu hoặc bia Myanmar…

Còn trầu đã được têm thành miếng và được bán với giá khoảng 50 kiats/miếng (khoảng 1000 đồng Việt Nam). Ở Myanmar, trầu là món khoái khẩu của cả đàn bà và đàn ông. Chúng tôi đã chứng kiến phi công tuyến nội địa Myanmar lên máy bay còn nhai trầu bỏm bẻm!

Có một góc Yangon

Nhiều người nhớ về Yangon với vẻ lộng lẫy, xa hoa và tráng lệ của Shwedagon, ngôi chùa Phật giáo quan trọng và linh thiêng bậc nhất Myanmar. Nhưng ở một góc lặng trong ký ức, tôi luôn nhớ về một Yangon khác.

Một tòa nhà kiểu thuộc địa trong thành phố – Ảnh M.I.T.

Yangon từng là thủ đô của Myanmar từ năm 1885 khi bị người Anh xâm chiếm cho đến tháng 3-2006, chính quyền quân sự quyết định di dời thủ đô về Naypyidaw (Mandalay). Đây là thành phố có nhiều tòa nhà được lưu giữ từ thời thuộc địa nhất khu vực Đông Á, chính điều đó gây cho tôi cảm giác như đang bước lùi về quá khứ chừng hai ba thập kỷ.

1. Cảm giác của sự cũ kỹ, cổ xưa, với một phần của nghèo nàn, lạc hậu đan xen khi chiếc taxi “chuồng gà” lọc xọc luồn lách trên từng con phố và dừng lại trên phố Botahtaung Pagoda.

Căn phòng chúng tôi ở nằm trên lầu 2 của một khách sạn thuộc một tòa nhà tập thể mà người ở tầng 5 thả một cái xô có dây kéo xuống tầng 1 để mua đồ của những người bán hàng rong. Một vài nhà ở tầng 1 làm cửa hàng kinh doanh buôn bán, từ tầng 2 trở lên trên là ban công dây leo, rào sắt chuồng cọp giống hệt các khu tập thể lâu đời đã được gia cố thêm qua năm tháng ở thủ đô Hà Nội.

Một cảm giác thân thuộc và phấn khích khá kỳ lạ, giống như người đang đi xa bỗng nhiên gặp một đồng hương, Yagon trở nên gần gũi như thể đang trở về nhà.

Trong một hành trình Myanmar vội vã, có lẽ ít người có thời gian để thả bộ dọc các con phố sầm uất và ồn ào náo nhiệt ở khu phố cổ của Yangon, nơi mà cuộc sống địa phương đậm nét hơn bao giờ hết trên từng góc phố, vỉa hè. Những gánh xe hàng nghi ngút khói bốc lên từ nồi nước dùng, xe trisaw (xe đạp chở khách có hai ghế ngồi lệch một bên) với những người đàn ông gầy gò và đen sạm trong chiếc váy longyi truyền thống, đi loanh quanh từ góc phố này đến góc phố kia chỉ hết có 500 chạt (tương đương 10.000 đồng).

Góc phố Bogalayzay cũ kỹ – Ảnh: M.I.T.

Cánh chim của sự bình yên – Ảnh: M.I.T.

2. Bất chấp thời tiết khá nóng bức của thủ đô Yangon, chúng tôi đi bộ dọc theo các con phố, đi theo tiếng ôtô khách ồn ào sầm sập lao đi trên đường, dừng trả đón khách không theo một quy tắc nào, chỉ có tiếng đập cửa xe ầm ầm và tiếng người lơ xe oang oang át cả tiếng máy nổ.

Nhưng lạ lùng thay, chim bồ câu bay đầy đường, đậu đầy trên dây điện, sà xuống đường ăn thóc, gạo và tíu tít bay lên khi chúng thích chứ không phải vì sợ người. Những cánh chim bồ câu mang lại cho tôi cảm giác của sự thân thiện và thanh bình dọc theo đường Maha Bandoola dẫn về phía chùa Sule danh tiếng, nơi mà du khách có thể đi dọc khắp các gian hàng để tìm mua cho mình các món đồ cổ xưa khá đặc biệt như máy ảnh phim loại cổ lỗ sĩ.

Chúng tôi bắt một cuốc taxi với giá 30.000 đồng (tiền VN) để đi chơi chợ Bogyoke AungSan, trung tâm đổi tiền và buôn bán đá quý sầm uất nhất Yangon. Sau khi khảo giá hơn một chục cửa hàng vàng bạc, đá quý và cả các tay đổi tiền tự do cứ đi loanh quanh chợ, gặp khách là chào mời, lôi kéo…

Lận lưng mỗi người một cọc tiền Kyat dày cộm, tương đương 2 triệu đồng, ai cũng khá yên tâm vì đồng USD có thể tiêu dễ dàng ở Myanmar với điều kiện tiền mới, không nhàu nát và dính mực.

Ghé một quán nước ở góc chợ, gọi ly nước uống cho hả cái nóng hầm hập trên mái nhà, mặt đường, chúng tôi quyết định ngó sang hàng ăn bên cạnh và gọi cơm ăn dù lúc này mới 3 giờ chiều. Bữa cơm chiều sớm với mấy quả trứng luộc khiến người chủ quán ăn cười khúc khích khi tôi xông vào bếp và tự trổ tài luộc trứng.

Cầu nguyện trong chùa Botahtaung – Ảnh: M.I.T.

3. Chúng tôi cứ ngồi trong chợ Bogyoke như thế, ăn đậu phộng, bánh quẩy, quan sát cuộc sống của những người dân bán hàng hay đi chợ mua hàng, lâu lâu lại cầm cuốn sách về Myanmar lên đọc vài thông tin và trao đổi, nói chuyện với mấy thanh niên có thể giao tiếp bằng vốn tiếng Anh khá ít ỏi. Buổi chiều Yangon trôi qua lúc nào không nhận ra.

Thành phố lên đèn. Chúng tôi lang thang qua một nhà thờ Hồi giáo và đứng nói chuyện với mấy tu sĩ áo trắng. Khi hỏi có được phép vào thánh đường Hồi giáo tham quan không, nơi mà tiếng trẻ con đọc kinh đang vang ra lảnh lót, thì chúng tôi nhận được cái lắc đầu kèm một nụ cười tỏ ý đáng tiếc, rằng đó là điều không được phép.

Tối thứ bảy, những người dân địa phương đổ về chùa Botahtaung cầu nguyện và dạo chơi khá đông. Ngôi chùa này được cảnh sát canh chừng khá cẩn mật bởi trung tâm của tòa tháp là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật bằng vàng ròng.

Nếu những du khách đến tham quan, ai cũng muốn được chiêm ngưỡng các bức tượng Phật bằng vàng được cất trong hộc thờ và được bảo vệ bằng mấy lớp cửa sắt đặt bên trong lõi tháp, thì dân chúng quanh vùng thường vào làm lễ ở điện thờ bên cạnh rồi ngồi hóng gió, nói chuyện quanh sân chùa, kể cả các cặp tình nhân.

Cuộc sống bên ngoài ngôi chùa khá đông đúc, sầm uất, dòng người lại qua nườm nượp, xe trisaw hoạt động khắp nơi, phương tiện di chuyển này rất cơ động và chi phí có lẽ cũng rẻ, khác hẳn bên trong chùa Botahtaung, ai nấy đều khá trầm mặc và nhẹ nhàng.

Rời chùa Botahtaung, chúng tôi đi bộ dọc đường Strand, con đường nổi tiếng nằm bên bờ sông Yangon và quyết định tìm hiểu cuộc sống về đêm của Yangon bằng cách ghé quán bar Hải Cảng với khá nhiều ánh đèn màu lấp lánh và tiếng nhạc rộn ràng trên con phố này.

Bất ngờ và dịu dàng hơn chúng tôi tưởng, khi một chương trình ca nhạc và thời trang khá hiện đại diễn ra dưới sự cổ vũ mộc mạc và khá ấn tượng của khán giả. Quán bar có một vị trí ngay sát sân khấu bày rất nhiều dây màu để khán giả quàng lên vai ca sĩ, diễn viên mà mình yêu thích để bày tỏ sự cảm ơn và lòng hâm mộ. Ai được quàng càng nhiều dây màu chứng tỏ người đó càng thành công.

Một quán bar về đêm tưởng sôi động và náo nhiệt lại giản dị và mộc mạc đến nao lòng.

Ngọn tháp lưu giữ rất nhiều hiện vật bằng vàng ròng của chùa Botahtaung – Ảnh M.I.T.

Buổi trình diễn thời trang – Ảnh: M.I.T.

Tôi rời quán bar Hải Cảng bước ra đường. Ánh đèn vàng hắt trên phố vắng, những tòa nhà kiểu thuộc địa đứng im lìm. Có thể nào quên, một Yangon đời thường thân thương và gần gũi đến vậy không? Khi tiếng hát của Queen tha thiết và day dứt đến thế trong chiều trên bến cảng Yangon, bài I was born to love you…

Khám Phá Những Kinh Nghiệm Du Lịch Tại Yangon

Nhưng kinh ngiêm cần biết khi đến Yangon

Quý khách đang có dự dịnh sẽ cùng gia đình hay cùng những người bạn sẽ có những chuyến hành trình du lịch đến Yangon, Myanma. Vậy việc chuẩn bị hành trình cho chuyến du lịch là một việc khá quan trọng, sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến quý khách một số kinh nghiệm du lịch tại Yangon để quý khách có thêm lựa chọn rtong cẩm nang du lịch Yangon của mình.

Yangon có kiểu khí hậu nhiệt đới đặc trưng thể hiện qua 3 miền rõ rệt trong năm :

Mùa nắng : từ tháng 2 đến tháng 5

Mừa mưa bão : từ tháng 5 đến tháng 10

Mùa đông : thời gian còn lại

Giá vé tham quan: 5 USD /du khách

Chợ truyền thống Mingalar ​

Đây là một khu chợ truyền thống có thời gian hoạt động lớn nhất tại Myanma, đến đây quý khách có thể mua tất cả mọi thứ có tại Myanma, đây là một trong những địa điểm rất tuyệt cho những du khách thíc mau sắm.

Những lưu ý khi du lịch đến Yangon Ở Yangon rất đan dạng và nhiều món ăn ngon, giá cả các món ăn ở đây cũng khá rẻ, quý khách có thể dễ dàng ăn các món ăn vỉa hè nổi tiếng như : hoành thánh lá kiểu Myanmar, thịt nướng, bánh đường thốt nốt,…. Đặc biệt ở Yangon rất nổi tiếng với phố Bandoola, đây được gọi là phố tây balo, tập trung chủ yếu người tây, phố nổi tiếng là một trong những đại điểm ăn uống tấp nập, quý khách nên ghé đến đây thưởng thức.

Trước khi đến Yangon, quý khách nên đặt lên kế hoạch sẵn cho hành trình đi.

Chuẩn bị thẻ Visa, Master để thanh toán sẽ rất tiết kiệm.

Chuẩn bị một ít tiền lẻ Myanma để chi tiêu vặt.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế cso thể.

Yangon là thành phố cấm xe máy, quý khách cần lưu ý điều này.

Giữ vệ sinh tại các địa điểm công cộng.

Thai độ tôn trọng và trang nghiêm tại các địa điểm linh thiêng.

Kinh Nghiệm Cần Biết Khi Đi Du Lịch Tại Yangon

Địa điểm du lịch nổi tiếngChùa Shwedagon

Chùa Shwedegon là địa danh du lịch nổi tiếng nhất mà bất cứ du khách nào cũng phải ghé qua. Tọa lạc trên đỉnh của một ngọn đồi, đây được xem là Quốc bảo và niềm tự hào của Myanamar.

Dagon, Yangon; Giá vé: $5/ khách du lịch nước ngoài

Trang trại cá sấu Thaketa

Trang trại cá sấu Thaketa là “nhà” của hơn 200 loài cá sấu. Có thể bạn sẽ cảm thấy run sợ khi đi qua chiếc cầu mà phía bên dưới là hàng trăm con cá sấu đang há mồm.

Khu công nghiệp Thaketa, thị trấn Thaketa, Yangon;Giá vé: $1/người

Bảo tàng Bài trừ ma túy

Được xây dựng vào khoảng cuối những năm 1990, bảo tàng là một sự cảnh báo đến người dân về tác hại cực kì nguy hiểm của ma túy. Góc đường Kyunthaw và Hanthawaddy, thị trấn Kamayut, Yangon; Giá vé: $3/ người

Mua sắm ở YangonChợ Bogyoke Aung San

Một khu chợ vô cùng nổi tiếng, tất tần tật các thứ từ quần áo, trang phục truyền thống Miến Điện cho đến quà lưu niệm… đều có thể được tìm thấy ở đây.

Đường Bogyoke Aung San, thị trấn Kyauktada, Yangon

Chợ Mingalar

Tọa lạc ngay khu vực thành phố Hồi giáo, Mingalar là ngôi chợ truyền thống, đậm chất Myanmar.

Góc đường Natmauk và Banyadala, thị trấn Mingalar Taung Nyunt, Yangon

Ẩm thực Yangon

Nhà hàng hải sản Minn Lan Rakhine

Minn Lan là một nhà hàng ngoài trời, nơi phục vụ những món hải sản ngon nhất ở Yangon. Đặc sản ở đây là tôm pandan và tôm hùm.

Tôm hùm: 25,000 kyat ($25)/kg

Cơm chiên hải sản: 3,500 kyat ($3.50)/đĩa

Minn Lan San Chaung, góc đường Baho và Kyi Tar; +95 (0)1 510 285

Nhà hàng Shwe Sa Bwe

Tọa lạc ở bờ Bắc của hồ Inya, nhà hàng Shwe Sa Bwe phục vụ thực khách những món ăn Miến Điện truyền thống. Ngoài ra, ở đây cũng phục vụ những món ăn lấy cảm hứng từ nền ẩm thực Pháp.

Set menu: 11,000 kyat ($11)/2 người; 14,000 kyat ($14)/3 người

Nhà hàng Shwe Sa Bwe, 20 đường Malikha; +95 (0)1 661 983

Nhà hàng Onyx

Mở cửa từ năm 2004, Onyx là một nhà hàng được điều hành bởi ông chủ người Hàn Quốc, chuyên phục vụ các món phương Tây. Vào những ngày cuối tuần, nơi đây luôn đông kín thực khách.

Beefsteak: 5,000-8,000 kyat ($5-8)/phần

Rượu: từ 10,000 kyat ($10)

Nhà hàng Onyx, 135 đường Dhamazeddi; +95 (0)1 524 271

Yangon về đêm

Nếu trong quá khứ, Yangon về đêm khá tĩnh lặng và không chút thú vị thì giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi. Những bar, câu lạc bộ mọc lên khắp nơi và sẵn sàng phục vụ du khách đến tận đêm khuya.

19th Street

Ồn áo, náo nhiệt và rực rỡ. Tuy nhiên, 19th Street (hay còn gọi là Đường số 19) không giống như khu Khao San ở Băng Cốc. Thay vào đó, nó mang đến cho du khách cảm giác “rất Myanmar” với những quán bar ngoài trời. Đây cũng là nơi mà du khách có cơ hội thưởng thức món cá nướng tuyệt nhất trong thành phố.

Bia: 800 kyat (~80 cents)/chai

Cá nướng: 3,500 kyat (~$3.50)

19th Street (nằm giữa đường Anawratha và đường Mahabandoola roads), thị trấn Latha, Yangon

Bar trên tầng gác mái Vista

Tọa lạc gần chùa Shwedagon, tầm nhìn tuyệt đẹp là một trong những điểm thu hút du khách của bar Vista.

Bia: 1,500 kyat ($1.50)/ly

Whisky: 3,500 kyat ($3.50)/ly

Vista Bar, 168 West Shwegondine, Bahan, Yangon; +95 (0)1 559 481

50th Street Bar

50th Street Bar là địa điểm lý tưởng để vừa nhâm nhi bia vừa theo dõi những trận banh lớn.

Bia: 4,000 kyat ($4)/chai

Pizza: 6,000-9,000 kyat ($6-9)/cái

50th Street Bar, 9/13, 50th St., Botahtaung, Yangon; +95 (0)1 397 060

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Yangon trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!