Cập nhật thông tin chi tiết về Ký Sự Myanmar Qua Góc Nhìn Của Riêng Tôi (P.1),Ky Su Myanmar Qua Goc Nhin Cua Rieng Toi P1 mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ký Sự Myanmar Qua Góc Nhìn Của Riêng Tôi (Phần 1)
Nhưng đối với tôi, một thằng đam mê phượt khám phá mọi nơi, đến với nhiều vùng đất mới. Ban đầu tôi cũng như bao người, e dè khi du lịch Myanmar, nhưng khi đến với mảnh đất nơi đây: Tôi mới nhận ra Myanmar không đơn giản thế, nơi đây có vô số điều tuyệt vời mà chỉ khi bạn đến và cảm nhận mới thấy được. Văn hóa, phong tục của người Myanmar vô cùng đa dạng, thiên nhiên của họ đẹp và hung vĩ chẳng khác gì Việt Nam, còn con người nơi này thì thân thiện và chân chất vô cùng…có thể nói như vậy các bạn sẽ khó hình dung nhưng:
Khám Phá Bộ Sách Kinh Phật Lớn Nhất Thế Giới Tại Myanmar
Trong tiềm thức và suy nghĩ của nhiều người Việt Nam, tới đây còn khá xa lạ và không để lại được nhiều ấn tượng nhiều. Có chăng cũng chỉ là một đất nước khó khăn, bụi bặm và cuộc sống người dân còn nghèo khổ, truyền thống văn hóa bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc nên không có thích…
Khi mà Seagame được tổ chức tại vùng này , trong mắt tôi không chỉ có những môn thể thao, không chỉ có những bức ảnh action của những “vận động viên vàng”. Không phải vô cớ mà buổi lễ bế mạc, nước chủ nhà luôn muốn gửi tới bạn bè quốc tế những hình ảnh đặc sắc nhất về văn hoá, con người đất nước họ.
Và tôi muốn gửi tới các bạn phần nào cuộc sống, văn hoá, kinh nghiệm hành trình thông qua các bức ảnh chân dung người dân nơi đây.
Chỉ mới chính thức mở cửa với thế giới vài năm trở lại đây, cơ bản cuộc sống người dân tại mảnh đất này còn khá khó khăn. Bất cứ ai, kể cả trẻ em cũng phải lăn lội trong cuộc mưu sinh (Ảnh: Một cậu bé bắt đầu ngày mới với việc đi đốn củi cho gia đình sử dụng hàng ngày)
Việc phổ cập tri thức mặc dù đang được chính phủ nước này thúc đẩy mạnh nhưng vẫn còn ở mức yếu bởi cơ sở hạ tầng còn trong quá trình xây dựng cơ bản. (Ảnh: Một cô giáo bế con lên lớp học. Các lớp học ở Myanmar phần lớn vẫn là lợp lá cọ, vách tranh nứa, vô cùng đơn sơ)
Cuộc mưu sinh của người dân Myanmar khó khăn hơn một phần do cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển. Việc giao thương phụ thuộc nhiều vào các phương tiện vận tải nhỏ và các con đường chật hẹp. (Ảnh: Hàng hoá và người đa phần được vận chuyển trên những chiếc xe tải nhỏ và thường xuyên được tận dụng để chở được nhiều nhất có thể)
Người giàu ở nơi này không có nhiều, tập trung chính ở các nhóm Hoa kiều, Thái kiều và bộ phận nhỏ tầng lớp cao của mảnh đất này. Thu nhập của người dân chỉ trong khoảng 100-200$/tháng. (Ảnh: Một người thợ đang sửa lại chiếc xe đạp, phương tiện khá phổ biến ở các khu dân cư nghèo, nơi đa số người dân sống nhờ buôn bán nhỏ)
Giống như nhiều nước nghèo ở châu Á, các món ăn vặt đường phố phục vụ dân nghèo nơi đây được bán rất nhiều. Và thu nhập cả ngày thường phụ thuộc vào những đồ bán lặt vặt như vậy (Ảnh: Một người phụ nữ bán bánh kếp và các món bánh rán trên đường phố Nay Pyi Taw. Mỗi ngày bà chỉ lời khoảng 40-50.000 đồng tính theo tiền Việt)
Mặc dù đã mở cửa với thế giới, nhưng cơ bản người Myanmar vẫn giữ gìn khá tốt những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của mình, trong đó có trang phục truyền thống. Longy, chiếc váy truyền thống của người vùng này vẫn được mặc dù nó không thực sự tiện dụng trong công việc hàng ngày (Ảnh: Một thợ mộc mảnh đất này cùng đồ nghề được giắt trong chiếc Longy truyền thống)
Ngoài đá quý, ngành đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Myanmar, du lịch cũng đang là mũi nhọn mà đất nước này hướng tới nhằm thu hút các nguồn đầu tư và nâng cao thu nhập cho người dân (Ảnh: Một cô bé Myanmar bán hoa cho khách du lịch ở các đền chùa. Với giá 100 Kyat tương đương 2.000 đồng Việt Nam, những vòng hoa này được bán rất dễ và thường được người dân mua về thắp hương hàng ngày)
10 Địa Điểm Không Nên Bỏ Qua Khi Bạn Du Lịch Vienna (P1)
Vienna – Thủ đô của Áo được xem là một trong những thành phố tuyệt vời nhất để sống vì: văn hóa phong phú, truyền thống lâu đời, kiến trúc tuyệt đẹp, cách sống phóng thoáng, những tiệm cà phê tuyệt vời, hơi thở của âm nhạc cổ điển, và rất nhiều điều khác.
Nhiều người e ngại Vienna vì quá đông khách du lịch. Tuy nhiên, nơi đây được mến mộ đến vậy có lý do! Bạn sẽ không thể thưởng thức những vẻ đẹp độc đáo tại thành phố cổ kính này ở bất kỳ nơi nào khác.
Điểm đến đầu tiên – Ringstrasse
Ringstrasse là con đường bao quanh khu vực nội thành (quận 1) của Vienna với những điểm đến nổi tiếng nhất như Nhà hát Opera Quốc Gia Vienna, Cung điện Hofburg, tòa nhà Quốc hội và Tòa thị chính. Không cần tra cứu map, bạn hãy cứ thong dong đi theo con đường nhỏ vào Burggarten đáng yêu để nghỉ ngơi một chút, hoặc thưởng thức một tách cà phê ở Palmenhaus. Xa hơn nữa, bạn sẽ tìm thấy nhà thờ Votivkirche, và sau đó có thể thưởng thức bữa tối tại một trong các nhà hàng trên kênh Danube.
Ringstrasse chắc chắn là một trong những địa điểm du lịch rất được yêu thích ở Vienna. Nơi đây có những tòa nhà ấn tượng được xây dựng xung quanh, cùng bầu không khí thư thái dọc suốt con đường.
Hãy dừng chân một chút và thưởng thức vài cốc Café
Người Vienna yêu café và tự hào về café của họ. Văn hóa quán café ở Vienna nổi tiếng thế giới – và kể từ năm 2011, nó thậm chí đã được công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Quán café ở Vienna được mô tả là một nơi mà thời gian và không gian đều mang giá trị của riêng nó. Và du khách đến đây không chỉ để mua một tách café ngon, họ đến đây để trải nghiệm lịch sử cùng văn hóa.
Twin City Liner – Cách tuyệt vời để di chuyển giữa Vienna và Bratislava
Vienna và Bratislava là hai thủ đô có khoảng cách ngắn nhất (ở châu Âu). Vì vậy, nếu bạn ở lại Vienna nhiều hơn 2 ngày cuối tuần, hãy đừng bỏ qua chuyến tàu Twin City liner để đến thăm Bratislava. Chỉ mất 75 phút cho mỗi chiều và bạn có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt vời khi di chuyển dọc theo con sông.
Dinh Schönbrunn và tiểu đình Gloriette
Dinh Schönbrunn là một trong những di tích văn hóa và điểm du lịch quan trọng nhất ở Áo. Ngoài lâu đài tráng lệ thì điểm du lịch tiêu biểu của Châu Âu này có rất nhiều điều đặc biệt khác để các du khách khám phá. Công viên xung quanh Schlobrunn như là một ốc đảo nhỏ tuyệt vời nằm giữa thành phố ồn ào, đông đúc. Nơi đây là địa điểm rất hoàn hảo để đi dạo vòng quanh hay chạy bộ một chút. Sân chạy bộ ở Vienna rất hiếm, vì vậy, tự nhiên công viên trở thành nơi được rất đông đảo người dân để đến đó tập thể dục vào sáng sớm hoặc tối muộn.
Gloriette ở Vienna là tiểu đình lớn nhất (và do đó nổi tiếng nhất) trên toàn thế giới. Đây cũng là một quán cà phê tuyệt đẹp, nơi bạn có thể nạp năng lượng sau một buổi đi vòng quanh khám phá.
Gloriette là tòa nhà cuối cùng được xây dựng trong khu vườn của lâu đài Schönbrunn vào năm 1775. Nơi đây được sử dụng làm phòng ăn tối và phòng tiệc cũng như phòng ăn sáng cho hoàng đế Franz Joseph I.
Naschmarkt và Brunnenmarkt: Hai khu chợ nổi tiếng của Vienna
Naschmarkt là khu chợ nổi tiếng nhất ở Vienna và là một điểm siêu hút du khách. Dù bạn muốn ăn trưa ở ngoài hay nhâm nhi một ly cocktail sau giờ làm việc, chắc chắn bạn sẽ tìm được một nơi phù hợp ngay trong Naschmarkt. Bạn cũng có thể mua trái cây và rau quả tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới, các loại thảo mộc kỳ lạ, phô mai, đồ nướng, thịt và hải sản.
Brunnenmarkt là chợ đường phố dài nhất châu Âu, nằm ở quận 16 của Vienna. Trong những năm qua, rất nhiều nhà hàng xinh xắn đã mọc lên xung quanh Yppenplatz, là phần mở rộng của Brunnenmarkt. Khung cảnh chung của khu vực này rất thời thượng nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng, và đó chính là điều khiến cho Brunnenmarkt trở nên đa dạng và hấp dẫn thu hút khách du lịch Vienna.
Du Lịch Koh Rong Tự Túc Ký Sự: Hốt Hoảng Vì Muộn Tàu, Chiến Đấu Với Bọ Chét (P1)
Lúc đầu lên máy bay đúng giờ, mỗi tội lên máy bay ngồi chờ 1 tiếng trong cơn mưa trắng trời ở Sài Gòn. Bởi thế, lúc đến Sihanoukville nhà mình bị muộn thêm 1 tiếng, quá giờ ăn trưa, ai cũng mệt. 😥
Trước khi đến Koh Rong, mình đã đặt vé tàu khứ hồi ra đảo Koh Rong vì sợ mất thời gian mua và hết vé, bởi đúng đợt cao điểm. Giờ tàu đã fix theo lịch trình, mình đặt vé tàu tầm 1 giờ 30 phút. Đấy là mình đã đặt dư cả tiếng để cả nhà nghỉ ngơi, mua sắm trước khi ra đảo. Lúc đó, có chút hi vọng mong manh là giờ tàu chạy ở Campuchia hay bị “muộn một chút”, vào ngày lễ có thể muộn đến 30 – 45 phút. Đây là mình ghi lại nguyên xi lời các bạn review trước. Thế nên, chưa bao giờ mình lại ở tình thế ngược đời thế này, mong tàu chậm hẳn 2 giờ để nhà mình đi, chứ không uổng mất vé! 🙄
Sân bay Sihanoukville lúc đầu mình tưởng tượng chắc to và đẹp ngang ngửa sân bay Phú Quốc hay Vân Đồn, vì đây là sân bay lớn thứ 3 ở Campuchia và đang được đầu tư rất nhiều. Ai ngờ, sân bay khá nhỏ, chỉ có vài cửa check in. Sân bay cho khách xuống ngay đường băng rồi đi bộ vào tầng 1 nhà ga, nên chưa bao giờ, thật sự chưa bao giờ, mình được thoải mái, ít nhất là không bị giục để …chụp ảnh bên cạnh những chiếc máy bay kiêu hãnh, lộng lẫy ở khoảng cách gần, lại chất đến thế.
Bình thường, bạn xuống máy bay là bị giục lên xe bus về đúng không?
Nhà ga sân bay bỗng chốc tấp nập người ngang dọc, xếp hàng check in. Một lần nữa, mình hóng các anh chị hay đi thì được biết, mọi lần không đông thế này, nhập cảnh loáng cái là xong. Nhưng hôm nay chắc nghỉ lễ, người ta đi nhiều mới phải xếp hàng dài đến vậy! Đã thế, ngoảnh trái ngoảnh phải đều là người Việt mình hết chứ!
Lại xếp hàng mất thêm 1 tiếng! Lòng mình sốt xình xịch!
Ra khỏi sân bay khi đã sang chiều, trời nắng chang chang nhưng đường vẫn còn ướt.
Mình tìm kiot taxi ngay phía bên phải lúc rời nhà ga. Có 2 kiot, mình chọn nhanh một cái, thông báo có 4 người và được dẫn ra bắt xe. Vì đã tìm hiểu giá trước khi đi, nên thấy 20 USD/xe mình đồng ý ngay!
Cả nhà đều ý thức đã muộn nên nhanh chóng lên xe…
Đường vào Sihanoukville bụi và xấu, nhiều đoạn nước ngập và bùn đất lầy lội. Có những khoảnh khắc, khìn những ngôi nhà bên đường, nếu không phải vì những dòng chữ Khmer, mình đã thấy quen thuộc như những con đường ở làng quê Việt Nam.
Từ sân bay đến bến tàu đi mất gần 1 giờ, có tắc một chút khi vào thành phố. Xe đi qua tượng đài sư tử vàng, biểu tượng của Sihanoukville (bạn có thể thấy trên video).
Liệu có chuyện chuyến tàu muộn đến 3 tiếng không nhỉ? Xuống xe, mình đi đổi vé tàu ngay, còn em gái mình đi siêu thị mua đồ mang lên đảo. Bố mẹ mình kéo thẳng hành lý ra bến. Quầy vé tàu Speed Ferry bên tay phải, theo hướng nhìn ra biển, có màu cam nổi bật. Mình trình email có mã đặt chỗ đã đặt trước qua chúng tôi , đã chụp màn hình trên điện thoại, không cần in ra. Nhân viên bảo đợi chút rồi tìm vé, làm mình càng hy vọng!
Nhân viên kiểm tra một chút rồi đổi vé cho mình, cầm 4 vé bằng xương bằng thịt mà hạnh phúc quá! 🙂
Nghe nói trên đảo, hoa quả, đồ ăn vặt đắt và khó tìm nên nhà mình mua thêm xách đi. Có vài cửa hàng tiện lợi nhỏ hai bên đường, tất cả tiêu bằng tiền USD nên tính ra mình thấy không rẻ.
Nhưng trận chiến ở bến tàu mới đáng kể!
Bến tàu Serendipity chỉ là một đường bê tông rộng chừng 2m, dẫn ra biển, hai bên là các bậc thang dẫn xuống các con thuyền. Không có mái che, biển báo hay hướng dẫn gì. Khách du lịch, phần lớn là khách quốc tế với đủ các ngôn ngữ bon chen chật ních trên con đường bê tông cùng với vali hành lý đủ kích thước, đủ màu sắc, Một hai chiếc tàu cỡ vừa đang dừng lại đón khách, tiếng động cơ vang lên…
Biết xuống tàu nào nhỉ? Nói thật là cầm vé đã chắc gì mình được lên tàu?
Mình tìm hãng tàu Speed Ferry, một con tàu đang đón khách. Người nhân viên mặc áo ba lỗ đã phai màu, mồ hôi nhễ nhại, da đen bóng, nhanh chóng chuyển hành lý xuống dưới, tranh thủ dừng lại để nghỉ đôi giây. Mình vội chìa vé ra hỏi anh, có phải vé lên tàu này không?
Anh lắc đầu, để chắc chắn, mình hỏi anh nhân viên còn lại, anh lắc đầu. Hic. Vùng đất du lịch, nhưng gần như người dân và nhân viên không giỏi giao tiếp tiếng Anh. Mình sang tàu khác, và lần lượt hỏi lại từ đầu, những cái lắc đầu liên tục! Oh my god! Mình nhìn đồng hồ và cảm thấy không thể tin vào hiện thực, nếu hôm nay cả nhà mình lên được tàu vào đảo thì quả là kỳ tích! 😀
Đã rất muộn rồi, hết ngày là chắc cũng chẳng còn tàu nữa…
Ra hỏi một chiếc tàu khác trong hoang mang, bỗng nhiên, anh nhân viên gật gù với xấp vé của mình! Thế là cả nhà mình xếp hàng lên tàu. Chờ khoảng 10 phút đến lượt, thì mình để ý, những người trước mình họ đi Koh Rong Samloem chứ không phải Koh Rong, màu vé cũng khác mình. Quả nhiên, chìa vé ra thì họ bảo không phải tàu này, thế là cả đoàn mình nhường cho khách khác… hoang mang cực độ! 😯
Không còn cách nào, mình quay lại quầy đổi vé để hỏi lại. May quá, nhân viên trực quầy nói tiếng Anh rất tốt, bạn ấy đang rất bận rộn với nhiều khách hỏi. Bạn ấy xác nhận là vé mình hợp lệ, đồng thời đứng dậy, ra hiệu cho mình đi theo…
Bạn gái người nhỏ nhắn, da ngăm đen rắn rỏi, tóc buộc đuôi ngựa, liên tục vừa đi vừa nghe điện thoại tiếng Khmer xử lý các sự vụ. Bạn đi một vòng con đường bê tông rồi vòng lại, có vẻ cũng bối rối không biết tàu nào? Còn tàu nào đâu nhỉ, tàu nào mình cũng hỏi hết rồi!
Cực kỳ sốt ruột, thấy bạn mải nói điện thoại, mình chủ động nhắc lại là đang có khách “lạc” đây bạn ơi! “Help me, please…” Bạn nói “Don’t worry!” rồi dẫn mình quay lại khu vực nhà có mái che, chỗ mấy quán hàng nước, khách ngồi đầy các bàn. Hóa ra, còn một tàu khác đang dừng sau quán, có vài khách đang xếp hàng, nhưng xếp lẫn với khách ngồi trong quán nên khó nhìn!
Hi vọng đây là “chốt” rồi, cả nhà mình lại xếp hàng ngay ngắn…
Vài phút sau thì từng thành viên dần lên tàu. Người lên trước, còn hành lý, xe gom lại cất ở khu vực riêng.
Bình thường, tàu sẽ đi đảo Koh Rong Samloem trước, rồi đến đảo Koh Rong sau. Nên tàu sẽ dừng một lần, lần thứ hai mới xuống tàu. Thế nhưng, không hiểu sao, chuyến tàu của mình dồn toàn khách đi Koh Rong nên tàu chỉ đi 45 phút là đến Koh Rong, đi muộn nhưng nhanh, nên cũng đỡ!
Đến bây giờ mình cũng không hiểu sao hôm đấy nhà mình đi được tàu dù muộn hơn 2 giờ! Đây là lộc may mắn, cảm ơn ông trời! 🙂
Nhưng qua đó, cũng có thể thấy, các bạn trước review, tàu ở Koh Rong hơi bị “muộn một chút” là có nói giảm nhẹ một tẹo!
Đảo Koh Rong nằm trong vịnh Thái Lan, đang là hot girl mùa hè hấp dẫn với các tín đồ yêu du lịch.
Koh Rong nằm ở tỉnh Sihanoukville, Campuchia, rất gần với đảo Phú Quốc của chúng ta. Nhưng mình thấy rõ là màu nước biển ở 2 đảo khác nhau rõ rệt. Đều trong và sạch, cùng là xanh ngọc nhưng màu xanh mỗi nơi mỗi khác, không thể diễn tả bằng lời.
Đến đảo Koh Rong bạn có thể tham gia các hoạt động như thử thách tại công viên Zipline , lặn biển, chèo thuyền kayak, ngắm hoàng hôn và bình minh trên biển, ngắm plankton, tour Adventure Adam nổi tiếng… Vì đảo 360 độ là biển, nên tùy vào sở thích, bạn có thể chọn khu vực khách sạn để thuận tiện tham gia các hoạt động. Ví dụ, vị trí đắc địa ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên đảo là ở bãi biển Long Set. Để tiện giao thông, gần khu vực quán bar, nhà hàng thì nên ở gần bến cảng Koh Touch…
Để tiện cho việc di chuyển và mang hành lý, mình chọn khách sạn Coco Boutique Resort Koh Rong Koh Tui trên chúng tôi . Khách sạn này tuy có tên “Resort” nhưng mình thấy Coco có vị trí đẹp, view đẹp chứ chưa thể gọi là resort được. Khách sạn theo mình hóng, có chủ là người nước ngoài ở Koh Rong kinh doanh nên nhân viên nói tiếng Anh rất tốt. Ở tầng 1 là quán bar, nhạc sống, nhạc đĩa bật tối ngày! Nhân viên rất thân thiện. Khách cư trú tại quán mỗi người được tặng 1 voucher – 1 welcome beer nữa! Giá phòng là 15 USD/phòng 2 người/ngày, thuộc diện rẻ nhất khu vực. Phòng mình book trước hơn 1 tháng vì đúng đợt cao điểm nghỉ lễ.
Tuy nhiên có điểm trừ là lễ tân không làm việc 24/7 mà chỉ làm đến 7 giờ tối, dù mình thấy trong policy ghi là làm việc đến 9 giờ tối. Thời gian nhận phòng chỉ trước 8 giờ 30 tối. Có lẽ vì địa lý đặc biệt, không có chuyến tàu muộn hơn nên giờ check in như vậy cũng hợp lý. Điều đó dẫn đến các vấn đề phát sinh sau 7 giờ tối không được giải quyết. Thứ 2, bạn lưu ý giờ check out ở đây hơi đặc biệt, là 10 giờ sáng, không phải 12 giờ để tránh rắc rối. Thứ 3, trong thời gian ở đây, nhà mình thuê 2 phòng, thì 1 phòng bị (sandflies) bọ chét/ ruồi cát cắn dị ứng sưng hết người, 1 phòng không sao. Nhà mình ở đây 2 đêm nhưng phải đến khi về Hà Nội mới bị ngứa và sưng, nghĩ không nghiêm trọng nên khi ở đó mình không kịp kêu xử lý ngay sau đêm đầu tiên.
Chính xác hơn, sau đêm đầu tiên bị cắn không thể ngủ được dù đã xịt đủ thứ thuốc chống côn trùng các loại, bọn mình cũng bỏ hết chăn đệm của họ ra. Sáng hôm sau, mình định nhờ lễ tân thay ga, chăn, gối… thì sợ muộn tour Adam nên bọn mình định để đến tối về thay sau. Do cả ngày đi biển không tiện mang nhiều đồ nên không muốn họ vào phòng. Ai ngờ tour Adam đi muộn 1 giờ, về muộn 1 giờ, về đến khách sạn 8 giờ hơn thì lễ tân không làm việc nên phải sống chung thêm 1 đêm với lũ bọ chét/ruồi cát! 😥
Chưa bao giờ mình thấy lễ tân 24/7 quan trọng đến thế!
Các bạn lưu ý, tuy lễ tân nghỉ nhưng nhà bếp và hàng quán, các nhân viên vẫn hoạt động đến 1 giờ đêm.
Update: Mình mới đọc được thông tin khi du lịch ở New Zealand, phải mua thuốc chống sand flies (tạm dịch là ruồi cát). Thuốc này phải sang New Zealand mới mua được chứ không chuẩn bị trước từ Việt Nam. Do giống sandflies (ruồi cát/bọ chét gì đó) với những vết cắn kinh hoàng không có ở Việt Nam nên thuốc ở đây diệt không nổi! Có lẽ đó là lý do “liên hoàn thuốc” của mình không ăn thua gì với lũ sandflies ở Koh Rong!
Cuối cùng, là wifi, dù họ nói wifi everywhere nhưng thực tế wifi chỉ quẩn quanh khu vực lễ tân, bán kính cỡ <2 m. Nhà mình phòng ở tầng 2, là một trong những phòng gần lễ tân nhất, hoàn toàn không bắt được wifi. Khu vực quán bar tầng 1 khá hơn nhưng tậm tịt, lúc được lúc không! Sim du lịch ở Campuchia mình mua không vào được mạng, nên tạm ngắt kết nối với thế giới đôi ngày!
À, cái này chắc chắn là cuối cùng, không có nước nóng lạnh, có lẽ ở đảo, mọi khách sạn đều như thế, có vẻ không thể yêu cầu hơn được! Điều này mình đã biết từ trước nên chấp nhận thôi! 😉
Hành trình ở Koh Rong còn tiếp tục…
Ho Tieu Giang is a travel blog, the tiny lady that love to wander on the Earth to contemplate this world. After a few journeys, even long or short, even wise or stupid, even happy or sad, I determined to write a Blog about Travel to share my experiences. Especially the LADIES who wanna TRAVEL ALONE or SELF-SUFFICIENT in TRAVEL VIETNAM! Welcome to Vietnam!
Ký Sự Du Lịch Bắc Việt Thượng Lào,Ky Su Du Lich Bac Viet Thuong Lao
KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO
Một vài cảm nhận chung của tôi về chuyến đi vừa rồi: có đi mới biết vẻ đẹp của đất nước mình tuyệt vời như thế nào, và có đi mới biết được tình cảm keo sơn giữa nhân dân Việt nam và Lào như thế nào, có đi mới biết không ngẫu nhiên mà du lịch Lào lại đang trở nên phát triển và là điểm đến thú vị của dân Phượt…
KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO (PHẦN 2)
Một con người mê rong ruổi, theo đuổi và khám phá những điều mới, điều đơn giản của cuộc sống này thì…đến bất cứ nơi đâu, tôi luôn muốn ghi lại những gì mình thấy trên hành trình của chính bản thân mình như: thói quen thấy hồ, thấy nước là nghĩ tới chuyện câu hay những điều giản dị mà tôi được trải nghiệm khi homestay.
Hôm nay, tôi xin chia sẻ với mọi người một số hình ảnh mà tôi ghi lại được từ chuyến đi vụi Bắc Việt – Thượng Lào vừa qua.
Một vài cảm nhận chung của tôi về chuyến đi vừa rồi: có đi mới biết vẻ đẹp của đất nước mình tuyệt vời như thế nào, và có đi mới biết được tình cảm keo sơn giữa nhân dân Việt nam và Lào như thế nào, có đi mới biết không ngẫu nhiên mà du lịch Lào lại đang trở nên phát triển và là điểm đến thú vị của dân Phượt…
Bắc Việt – Thượng Lào du ký!
Đến hẹn lại lên, kỳ nghỉ phép bắt buộc năm nay tôi cũng phải tìm chỗ nào đó để đi đây đó, tìm hiểu thăm thú cảnh vật, con người của vùng đất nào đó. Tôi tự xác định và mong muốn phải đi, đến, tìm hiểu và biết tất cả các tỉnh thành của đất nước Việt Nam mến yêu. Sau chuyến ‘phượt’ Đông Bắc năm ngoái, tới nay, tôi còn sót lại vài tỉnh thành chưa biết tới nên chuyến rong chơi này tôi nhắc các bạn đồng hành những điểm mình chưa biết để còn lên chương trình.
Xếp lịch vài lần rồi cũng thống nhất trước được 3 tuần để tìm hiểu lộ trình, địa điểm sẽ đi, nơi nghỉ chân… nhóm tôi quyết định sẽ đi theo một cung đường hoàn toàn mới mẻ với chúng tôi. Nghe sơ bộ thì mù tịt, nhưng không sao, đã lăn lóc bụi bặm thì ‘một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai’. Quả thật, chương trình ‘Chẳng biết ngày mai ra sao nữa, mà có ra sao cũng chẳng sao’ đem lại nhiều trải nghiệm thật đã, thật cảm giác. Những dòng ghi chép sau chuyến đi cả tuần lễ nhưng với tôi nó như mới ngày hôm qua.
Ngày 1: Sài Gòn – Hà Nội – Mai Châu: Bản Lác
Đập xả tràn thủy điện Hoà Bình.
Bên trên đập.
Một góc hồ Hoà Bình nhìn từ thân đập chính, chỗ này có lẽ cấm câu. Đứng ở đây nhìn xuống thấy cá quẫy rất nhiều, tôi còn kịp nhìn thấy một chú cá gì không biết như đứa trẻ quẫy nước nghe ầm.
Xa xa bên kia bờ bên dưới đập xả, một bác đang câu. Đem theo ống kính, lấy gần hết cỡ mà cũng chỉ thấy được chừng này.
Tiếp tục hành trình theo hướng Sơn La, điểm đến nghỉ đêm sẽ là Bản Lác, một bản làng người Thái ở Mai Châu, Hoà Bình. Bản này khá nổi tiếng làm du lịch theo kiểu tìm hiểu, hoà mình vào cộng đồng, với dịch vụ ăn ngủ ngay tại nhà người dân địa phương (homestay) rất thú vị.
Xe tôi chạy trước, chạy khá xa mà chẳng thấy bạn đồng hành đâu, dừng lại hỏi thăm thì mới biết các bạn gặp mấy chú cảnh sát giao thông hỏi thăm. Bị mấy chú bắn tốc độ! Ôi thôi, nào là năn nỉ ỉ ôi, khóc lóc đủ kiểu mà xui sao hôm nay gặp mấy chú trên tỉnh xuống làm, các chú ấy kiên quyết bắt quay lại lại Hoà Bình nộp phạt. Dù kiên quyết thế nhưng có lẽ các chú ấy hơi áy náy nên các chú ấy cũng hỏi han, tám chuyện đủ điều với một vài bạn ở lại chờ. Mất hết gần tiếng rưỡi đồng hồ, nhóm tôi chạy tiếp, gặp đường bị chặn vì phải dọn đất đá trên núi, mất thêm nữa tiếng nữa. Mất khá nhiều thời gian ngoài dự kiến, trời đã tối hẳn, bọn tôi tranh thủ chạy thật nhanh nhưng cũng không nhanh được trên đường đèo dốc quanh co, trơn trợt trong mưa và sương mù. Hơn 8h tối, Bản Lác chào đón bọn tôi trong cơn mưa như trút nước.
Không cần phải làm gì khác, lạnh và bụng đói, bọn tôi chỉ muốn ăn cái gì đó. Rất may đã dặn một chủ nhà dân trước, đồ ăn đã được chuẩn bị sẵn.
Thịt nướng, cá suối, măng ớt, cơm trắng…, ôi chao, sao mà ngon quá!
Cộng với chút sinh tố gạo và trà đá bọt trong bữa tối, bọn tôi qua đêm rất ngon trên nhà sàn của một người Thái địa phương. Một ngày nhiều sự kiện và thử thách.
Ngày 2: Hoà Bình – Mộc Châu – Sơn La
Sáng thức dậy, tôi rảo một vòng thăm thú bản làng người dân nơi đây. Công bằng mà nói, người dân tộc Thái địa phương thật thà, sạch sẽ, cách làm du lịch của họ có lẽ nhiều địa phương khác cần phải học hỏi.
Một góc Bản Lác
Sinh hoạt thường ngày
Cánh đồng Bản Lác
Theo quốc lộ 6, điểm đến là Sơn La, lộ trình ngày này sẽ đi qua cao nguyên Mộc Châu, một nơi nơi nổi tiếng với những sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc. Để ngắm cảnh vật trên đường, bọn tôi rẽ qua đèo Hua Tat, đèo trên đường 6 với cảnh sắc rất đẹp.
Một bản người Thái nhìn từ trên cao
Vài căn nhà người H’mông dưới thung lũng
Một góc cao nguyên Mộc Châu nhìn từ đèo Hua Tat
Cao nguyên Mộc Châu nhìn từ quốc lộ 6
Trên đường đi, thấy bảng chỉ vào thác Dải Yếm, rẽ vào cho biết. Lăn ra cái chòi của ai đó, mát mẻ lắm, nghỉ trưa được một lát, sướng!
Mùa này nuớc lớn, lười đi xuống xa, chỉ chụp được cái chân thác.
Tiếp tục lên đường, cảnh vật trên đường khá đẹp. Một cánh đồng xanh muớt, trải dãi giữa hai dãy núi.
Túc tắc đến 7 giờ tối, nhóm tôi đã có mặt tại thành phố Sơn La, điểm dừng chân ngày thứ 2. Ngay sát nơi nghỉ là quán thịt trâu và ngựa, làm nồi thắng cố và dĩa trâu né cộng thêm chút cay cay, rất ổn cho bữa tối.
Ngày 3: Sơn La – Điện Biên – Tây Trang – Phongsaly
Ngày hôm nay, nhóm tôi sẽ lên Điện Biên, điểm dự định sẽ nghỉ đêm. Buổi sáng tranh thủ lòng vòng Sơn La để tìm hiểu đời sống nguời dân.
Sản vật địa phương: táo mèo, sắn nuớc, me rừng… và trái gì quên mất tên rồi.
Đường lên Điện Biên sẽ phải qua đèo Pha Đin, một trong tứ đại đèo của vùng núi Tây Bắc gồm Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Mã Pìn Lèng, và Pha Đin. Các đèo tôi đã đi qua, quả đúng danh xưng tứ đại đèo, đường đi hiểm trở, dốc núi liên tục và dựng đứng. Chạy xe máy trên những cung đường như thế này thật sự đem lại cho tôi những cảm giác và trải nghiệm khó quên. Con người quá nhỏ bé trước thiên nhiên, cảnh vật thật ấn tượng và khó có thể nào miêu tả hết sự hùng vĩ của núi non, rừng cây. Phải nín thở và chậm rãi để có thể chiêm nghiệm, nhìn ngắm những cung đường quanh co giữa núi rừng trùng điệp.
Bảng giới thiệu đèo Pha Đin.
Núi đồi Tây Bắc nhìn từ đỉnh đèo.
Đường đèo quanh co nhìn từ trên cao.
Chạy xe máy và tận hưởng cảm giác đổ đèo trên những con đèo này là một trong những trải nghiệm cực phiêu lưu và hoang dã của vùng núi Tây Bắc. Ghé quán nuớc bên đường nghỉ trưa chốc lát rồi tiếp tục hành trình lên Điên Biên.
Cửa khẩu Tây Trang.
Cột mốc biên giới, chính thức buớc chân qua đất bạn Lào.
Làm thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh mất khá nhiều thời gian do vô ngày Chủ Nhật, thêm nữa, mấy bạn cán bộ Lào mắc đi chơi bi sắt nên tìm một hồi mới được các bạn mà giúp dùm.
Trời chuẩn bị tối khi mọi thủ tục đã xong, bọn tôi cắm đầu cắm cổ mà chạy. Hoàn toàn là đường đèo núi hoang vu và vắng ngắt; vô gần rằm Trung thu nhưng trời nhiều mây tối thui nên có vẻ như chỉ có mỗi nhóm tôi trên đường, lâu lâu mới gặp được một vài nhà dân chỉ mong sao gặp thị trấn hay phố xá nào đầu tiên để nghỉ đêm. Một cảm giác hơi rờn rợn giữa núi rừng tối như mực ở một đất nuớc xa lạ lần đầu tiên mới đặt chân đến, trong nhóm tôi một chữ Lào bẻ đôi cũng chẳng ai biết. Bọn tôi cứ chạy chầm chậm dò dẫm trong bóng tối phần vì xa lạ phần vì đường quanh co và còn đá dăm rất nhiều, chạy không khéo té như chơi.
Khoảng 7h30, may quá, lờ mờ trong bóng tối là vài bóng đèn heo hắt. May hơn nữa, thấy một bảng hiệu quán ăn để tiếng Việt, nhóm tôi ghé lại hỏi thăm ngay, chủ quán người Yên Bái rất nhiệt tình chỉ dẫn. Rồi cũng tìm được chỗ nghỉ đêm ở ngày đầu tiên trên đất bạn Lào, thị trấn Muong May, tỉnh Phongsaly…
Còn tiếp…..
Bạn đang xem bài viết Ký Sự Myanmar Qua Góc Nhìn Của Riêng Tôi (P.1),Ky Su Myanmar Qua Goc Nhin Cua Rieng Toi P1 trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!