Xem Nhiều 4/2023 #️ Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch # Top 13 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 4/2023 # Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lào Cai: Đẩy mạnh thế mạnh về sản phẩm Du Lịch

Lào Cai – một trong những địa danh du lịch hút du khách. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của mình. Nhằm thu hút du khách, tận dụng có hiệu quả tiềm năng du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai đã phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng và phong phú.

Du lịch Lào Cai đang từng bước bay cao- bay xa

Lào Cai – một trong những địa danh du lịch hút du khách. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của mình. Nhằm thu hút du khách, tận dụng có hiệu quả tiềm năng du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai đã phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng và phong phú.

Tính riêng từ đầu năm tới nay, Lào Cai đã đón trên 1,4 triệu lượt khách đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 39,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh thực hiện các phim, phóng sự quảng bá cho du lịch Lào Cai, công tác thông tin tư vấn cho khách được duy trì thực hiện tốt; việc tổ chức đón tiếp các đoàn khách được thực hiện chu đáo.

Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục triển khai chương trình tour xe ngựa tham quan một số bản dân tộc địa phương quanh thị trấn Bắc Hà và mô hình nấu rượu, trưng bày và bán sản phẩm nông sản địa phương cho khách du lịch tại Nhà du lịch Bắc Hà. Hỗ trợ duy trì hoạt động 3 mô hình làng nghề thủ công tại cụm xã Tả Van, bao gồm 2 làng nghề thổ cẩm, 1 làng nghề sản xuất nhạc cụ truyền thống phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc Lào Cai của khách chương trình.

Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phát triển một số sản phẩm du lịch mới như: Tour du lịch xe đạp vượt núi theo lộ trình TP Lào Cai – Bát Xát – Sa Pa; điểm du lịch nông nghiệp tại thung lũng hoa (Bắc Hà). Phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm Mường Hum, Y Tý (Bát Xát), Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ (Sa Pa)…

Như vậy, một trong những điểm mới của ngành văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai lần này là tiếp tục đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch thông qua đó để quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh tới du khách. Cùng với đó, cũng trong lần này tỉnh Lào Cai còn hấp dẫn những mô hình du lịch cộng đồng.

Đẩy Mạnh Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Cao Bằng

Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Cao Bằng có lợi thế để phát triển du lịch với các điểm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: thác Bản Giốc (Trùng Khánh), khu sinh thái Phia Oắc, Phia Đén (Nguyên Bình), khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng), rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình), khu di tích Chiến thắng chiến dịch biên giới 1950… bên cạnh đó còn có các điểm di sản địa chất nổi bật.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo cho biết, xác định phát triển du lịch là mục tiêu trọng tâm, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng Chương trình phát triển du lịch, với mục tiêu đến năm 2020 đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ. Tính đến 9 tháng năm 2017, lượng khách đạt 747.510 lượt, đạt 88% kế hoạch năm, tăng 22% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 40.364 lượt, tăng 39%, khách nội địa đạt 707.146 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ; doanh thu 149,6 tỷ, đạt 86% kế hoạch năm, tăng 19% so với cùng kỳ; tăng trưởng du lịch đạt 22,4%.

Tại tọa đàm, hơn 40 đại diện doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia du lịch đã thẳng thắn trao đổi và đánh giá khách quan về hoạt động du lịch tại các điểm đến ở Cao Bằng, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác quy hoạch, quản lý điểm đến, về cơ chế, chính sách… để từ đó đề xuất các giải pháp, tìm ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của Cao Bằng.

Bên cạnh khu di tích Pác Bó, khu du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao đang được khai thác khá tốt, là điểm nhấn của du lịch Cao Bằng, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần khai thác hợp lý và bền vững, tăng cường công tác bảo vệ bảo tồn hang động một cách tuyệt đối, cải thiện nhà vệ sinh, công tác bảo vệ môi trường ở khu du lịch thác Bản Giốc, nâng cao hạ tầng giao thông, đường đi thuận tiện hơn cho khách du lịch trong quá trình ngắm cảnh tại các khu du lịch này. Các doanh nghiệp đề xuất khu vực Trùng Khánh cần có thêm nhiều nhà hàng, khách sạn hơn để thuận tiện cho các đơn vị lữ hành triển khai thu hút phục vụ khách du lịch.

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thiện hồ sơ “Công viên địa chất non nước Cao Bằng” trình UNESCO xem xét công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu, trong đó xác định 3 tuyến du lịch trọng điểm gồm: tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phia Oắc – vùng núi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình); tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (huyện Hòa An, Hà Quảng); tuyến du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” (4 huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang). Theo lộ trình, UNESCO sẽ xem xét đanh giá các hồ sơ công viên địa chất, trong đó có hồ sơ Công viên địa chất non nước Cao Bằng vào quý 4 năm 2017 và sẽ công bố kết quả vào đầu năm 2018.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Thị Thanh Hương ghi nhận những ý kiến đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng cũng như các doanh nghiệp, đồng thời cho biết trước mắt TCDL sẽ tổ chức Hội thảo khoa học phát triển du lịch Cao Bằng vào tháng 1/2018; có những chương trình hỗ trợ Cao Bằng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thuyết minh viên du dịch và phát triển du lịch homestay… Phó Tổng cục trưởng cũng đề xuất tỉnh Cao Bằng nên song song hai hướng vừa tìm các nhà đầu tư chiến lược vừa quan tâm tới phát triển du lịch cộng đồng; tập trung thị trường khách châu Âu, khách nội địa và khách du lịch biên mậu; giữa Cao Bằng và Long Châu (Trung Quốc) và các tỉnh lân cận; tăng cường quảng bá qua kênh truyền thông số; giữ gìn bản sắc đồng bào dân tộc đồng thời quan tâm vấn đề môi trường, cải thiện giao thông… Phó Tổng cục trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp lữ hành tham gia đoàn khảo sát nghiên cứu xây dựng các tour đưa khách lên Cao Bằng thúc đây phát triển du lịch nơi đây. Với các đơn vị báo chí truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về điểm đến, con người Cao Bằng – miền đất đẹp nhưng còn đang ngủ quên.

Cũng nhân dịp này, Tổng cục Du lịch phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) trao tặng cho UBND tỉnh Cao Bằng hai video cảnh quan các điểm đến du lịch ở Cao Bằng, đặc biệt là vẻ đẹp Phục Hòa, phục vụ cho công tác giới thiệu, quảng bá du lịch của địa phương.

Hoa Trang

Đẩy Mạnh Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Lào Cai Theo Hướng Bền Vững

Đến nay dịch vụ homestay liên tục gia tăng ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tại các xã Tả Van (huyện Sapa) có 42 hộ, Trung Đô (huyện Bắc Hà) có 10 hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay… Doanh thu du lịch tại các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch khá cao bình quân tại các hộ xã Tả Van 25 – 27 triệu đồng/hộ/năm… Đặc biệt, du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hàng loạt các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu du khách. Tại huyện Sapa, mỗi dân tộc đều khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch. Dân tộc Dao Đỏ (xã Tả Phìn) đã biết khai thác vốn tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và đã phát triển thành thương hiệu thuốc lá tắm của dân tộc Dao Đỏ – Tả Phìn. Dân tộc Mông, Dao… khai thác văn hóa truyền thống thêu trang trí trên trang phục của mình tạo thành sản phẩm thủ công thêu tay rất độc đáo… Bên cạnh đó, việc phát triển và hình thành 12 tuyến, 17 điểm du lịch cộng đồng đưa vào khai thác phục vụ du khách cùng với tuyến đường đi bộ trải nghiệm tại Sapa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Simacai hàng năm thu hút được trên 20 vạn lượt khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm. Thời gian qua, tại các điểm du lịch này cũng đã xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng với tên gọi “Một ngày làm cô dâu người Mông”, “Một ngày làm nông dân người Dao”, thi nấu rượu, thi dệt thổ cẩm với du khách…

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ khách du lịch cho thấy, hơn 70% số du khách quốc tế đến Lào Cai (đặc biệt là Sapa) có nhu cầu đi du lịch xuống các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2006 đến nay, Lào Cai đã có gần 400.000 lượt khách đi theo tuyến du lịch cộng đồng, trong đó tập trung chủ yếu các tour du lịch ở Sapa. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ chức Phát triển du lịch Hà Lan (SNV): mặc dù Lào Cai có những nguồn lực du lịch ấn tượng và xu hướng thị trường tốt, song vẫn chưa phát huy hết các giá trị văn hóa dân tộc để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng. Ngoài một số ít những điểm du lịch hiện đã được xây dựng, tới nay sản phẩm du lịch đặc biệt là việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng diễn ra rất chậm và chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh. Bởi vậy, để tạo sức bật cho du lịch cộng đồng ở Lào Cai rất cần sự tham gia tích cực của người dân bản địa; chú trọng phát huy mô hình du lịch cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”: Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng, người dân tham gia làm du lịch có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng bá đưa du khách đến tham quan và các nhà tư vấn có trách nhiệm tư vấn cho người dân các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Có làm được như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc mới trở thành nguồn lực cho du lịch cộng đồng phát triển. Ngược lại, du lịch càng phát triển thì càng khuyến khích người dân bảo tồn được di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, phát hiện để có thể mở thêm các tuyến du lịch hấp dẫn ở vùng sâu, vùng xa, kết hợp với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo của bà con dân tộc thiểu số, qua đó tạo điều kiện để người dân chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng; đồng thời cần nghiên cứu đưa sắc thái văn hóa để phát triển thành sản phẩm du lịch như tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, duy trì các phiên chợ văn hóa vùng cao nhằm hướng tới việc khôi phục, bảo tồn nét văn hóa địa phương, đồng thời khai thác văn hóa vào phát triển du lịch. Hơn nữa, việc phát triển du lịch cộng đồng không thể nóng vội, chạy theo phong trào mà cần có chiến lược bài bản, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

Malaysia Đẩy Mạnh Quảng Bá Du Lịch

Malaysia tham dự VITM Hà Nội 2019 trong nỗ lực quảng bá nhằm thu hút mạnh mẽ khách du lịch Việt Nam đến Malaysia, thông qua đẩy mạnh giới thiệu và tăng cường nhận biết Malaysia là điểm đến du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ, đồng thời thắt chặt quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành và cơ quan đơn vị trong ngành du lịch. Khách tham quan tại VITM Hà Nội có thể gặp gỡ các nhà cung ứng từ Malaysia như Công viên Giải trí Sunway Lagoon, công ty lữ hành Columbia Leisure, Hội đồng Du lịch Y tế Malaysia (MHTC) và hãng hàng không Malindo Air.

Ông Abdul Hadi Che Man, Giám đốc Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia tại Việt Nam cho biết: “Malaysia là điểm đến lý tưởng với chi phí hợp lý và có nhiều lựa chọn du lịch phù hơp với tất cả nhu cầu của thị trường Việt Nam.”

Các đối tác của Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia như Hãng hàng không Malindo Air, Tổ hợp Công viên Giải trí và Khách sạn Sunway, Hội đồng Du lịch Y tế Malaysia (MHTC) và công ty lữ hành Columbia Leisure sẽ tham gia cùng Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của mình. Đồng thời, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia cũng hợp tác cùng Câu lạc bộ Lữ hành Hà Nội UNESCO (HUTC) để mang đến cho du khách các gói du lịch hấp dẫn như: Kuala Lumpur – Sunway Lagoon (4N3Đ) giá từ 8,9 triệu đồng; Kuala Lumpur – Sky Mirror (4N3Đ) giá từ 10,49 triệu đồng; Penang (4N3Đ) giá từ 10,69 triệu đồng; Kuala Lumpur – Ipoh (4N3Đ) giá từ 10,89 triệu đồng và Kuala Lumpur – Langkawi (5N4Đ) giá từ 13,9 triệu đồng.

Tại VITM 2019, văn hóa Malaysia sẽ được thể hiện qua các điệu múa truyền thống của Đoàn Văn hóa Hội đồng Thành phố Kuala Lumpur, tiết mục trình diễn gói cơm lá chuối và trà 3 tầng do các nghệ nhân Malaysia thực hiện.

Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia cũng tổ chức buổi Hội thảo Du lịch để các nhà cung ứng từ Malaysia giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình cũng như gặp gỡ các khách hàng Việt Nam tại Khách sạn Melia Hà Nội vào ngày 28/3/2019.

Việt Nam là 1 trong 15 thị trường hàng đầu mang khách du lịch đến Malaysia với tổng cộng 375.578 lượt du khách Việt Nam trong năm 2018, tăng 50.9% so với năm 2017. Những nỗ lực quảng bá phù hợp với thị trường cùng với tần suất 151 chuyến bay hằng tuần, cung cấp 26.676 chỗ từ các thành phố Việt Nam đến Malaysia góp phần vào mức tăng trưởng du khách này.

Malaysia hy vọng đạt 425.345 lượt du khách từ thị trường Việt Nam trong năm 2019.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

– Chị Đỗ Phan Vĩnh Hải – Marketing Manager

ĐT: 0962285999

Email: vinhhai@tourism.gov.my

– Chị Nguyễn Vũ Ái Như – Marketing Executive

ĐT: 0909131316

Email: ainhu@tourism.gov.my

Thông tin thêm:

Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia hay Tourism Malaysia là cơ quan trực thuộc Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hoá Malaysia. Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể trong việc thúc đẩy du lịch Malaysia là điểm đến được yêu thích. Với mục tiêu đó, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia đã trở thành nhân tố quan trọng trong bức tranh du lịch quốc tế. Năm 2018, Malaysia cán mốc 25,8 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt 84.1 tỷ Ringgit Malaysia, trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới.

Bạn đang xem bài viết Lào Cai: Đẩy Mạnh Thế Mạnh Về Sản Phẩm Du Lịch trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!