Xem Nhiều 3/2023 #️ Lễ Hội Du Lịch Biển Sầm Sơn 2022 Sẽ Đem Đến Cho Du Khách Những Trải Nghiệm Thú Vị # Top 4 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lễ Hội Du Lịch Biển Sầm Sơn 2022 Sẽ Đem Đến Cho Du Khách Những Trải Nghiệm Thú Vị # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Du Lịch Biển Sầm Sơn 2022 Sẽ Đem Đến Cho Du Khách Những Trải Nghiệm Thú Vị mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chương trình nghệ thuật trong đêm Lễ hội biển du lịch Sầm Sơn năm 2019 gồm 3 chương: Chương 1: “Sắc màu của biển”; chương 2: “Sắc màu biển ngọc”, chương 3: “mặt trời ngày mới”.

Tham dự chương trình có sự góp mặt của nhiều ca sĩ, người mẫu nổi tiếng là người Thanh Hóa như ca sĩ Lê anh Dũng, Phương Linh, Quang Anh (Quán quân The Voice Kids); người mẫu Hoàng Thùy (Quán quân Vietnam’s Next Top Model), Nguyễn Ngọc Anh (Hoa hậu các dân tộc Việt Nam)… Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của ngôi sao nhạc trẻ Noo Phước Thịnh.

Vào lúc 20h ngày 13-4, tại sân khấu Bãi B, đường Hồ Xuân Hương sẽ chính thức Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2019. Kết thúc chương trình nghệ thuật du khách sẽ được ngắm nhìn bức tranh sinh động của ánh sáng trong màn pháo hoa mang tên: “Sắc màu biển ngọc”.

Ngoài ra, đến với Lễ hội du khách sẽ được tham dự nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như: Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt; giải Gofl Sầm Sơn mở rộng; Carnaval đường phố; giải đua xe đạp các CLB xe đạp toàn quốc; khai trương tuyến phố đi bộ và chợ đêm; giải bóng đá Futsal TP Sầm Sơn mở rộng…

Được biết, trong hai ngày 12 và 13-4, lượng người, phương tiện đổ về dự lễ hội carnaval và khai trương Lễ hội du lịch biển 2019 sẽ rất đông. Do vậy, TP Sầm Sơn cấm xe trên 15 tuyến phố chạy theo hướng Đông – Tây từ đường Thanh Niên đến đường Hồ Xuân Hương.

Gồm các khung giờ 15h-19h (ngày 12-4); 8h-12h và 15h-19h (ngày 13-4) sẽ cấm 10 tuyến phố gồm Tây Sơn, Lê Lai, Nguyễn Văn Cừ, Bà Triệu, Tống Duy Tân, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Nguyễn Thị Lợi, Nguyễn Hồng Lễ, Hai Bà Trưng.

Các tuyến Lê Lợi, Lê Hoàn, Tây Sơn, Nguyễn Bá Ngọc, Lê Lai, Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường Nguyễn Du đến đường Hồ Xuân Hương); tuyến Hồ Xuân Hương, Thanh Niên (đoạn từ đường Tô Hiến Thành đến đường Bà Triệu) sẽ bị cấm từ 17h đến khi kết thúc lễ hội đêm 13-4.

Theo phân làn, xe ôtô tải chỉ được phép đi vào thành phố về phía Bắc theo tuyến đường Trần Hưng Đạo, xe buýt theo đường Lý Tự Trọng. Các phương tiện khác như xe điện, xích lô, xe đạp đôi và xe đẩy bán hàng không được hoạt động trên các tuyến phố kể trên.

Mặc dù là buổi tổng duyệt nhưng rất được đông đảo du khách cùng bà con nhân dân Sầm Sơn và các khu vực lân cận đến tham dự.

Hoài Thu – Hoàng Giang

Những Trải Nghiệm Thú Vị Khi Du Lịch Hội An

Ngồi thuyền khám phá kênh rạch ở rừng dừa Bảy Mẫu, học làm nông dân ở làng rau Trà Quế, thăm làng mộc Kim Bồng, thưởng thức cà phê vào lúc sáng sớm,… là một trong rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn của du lịch Hội An mà nhiều du khách không biết.

Những trải nghiệm thú vị không phải ai cũng biết khi du lịch Hội An

Học làm gốm ở làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây.

Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay.

Sản phẩm chủ yếu ở Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Đi thuyền khám phá kênh rạch ở rừng dừa Bảy Mẫu

Rừng dừa Bảy Mẫu nằm ở xã Cẩm Thanh, cách Hội An chỉ khoảng 5km, được ví như miền Tây Nam Bộ của phố cổ Hội An. Dường như cũng không có nhiều lời giải thích về cái tên Bảy Mẫu hình thành từ khi nào, chỉ biết rừng dừa xanh tốt trải rộng trên diện tích vài trăm héc ta đã vài trăm năm tuổi này là một tài sản quý giá, làm phong phú thêm cho vẻ đẹp của Hội An.

Với địa thế khá đặc biệt từ rừng dừa xanh ngút ngàn, ẩn dưới những tán rộng là kênh rạch chằng chịt, rừng dừa Bảy Mẫu từng là căn cứ địa cách mạng quan trọng của Quảng Nam trong thời chiến. Chính vì thế ngoài giá trị về thiên nhiên sinh thái, rừng dừa Bảy Mẫu còn là một di tích sống động có ý nghĩa lịch sử khá quan trọng với người Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung.

Đến thăm rừng dừa Bảy Mẫu, du khách không chỉ được tận hưởng bầu khí trong lành và cảnh quan đẹp của rừng dừa xanh mướt mà còn có dịp hòa mình vào nếp sống bình dị yên lành của người dân làng dừa Bảy Mẫu. Ngoài ra, du khách còn có thể đi thuyền trên các kênh rạch nhỏ câu cá, rồi trở về làng thưởng thức bữa cơm thôn dã đậm hương vị ẩm thực Hội An.

Ghé thăm làng mộc Kim Bồng

Nằm tại xã Cẩm Kim, làng mộc Kim Bồng có lịch sử lên tới 600 năm. Dưới thời vua chúa nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng với những tác phẩm mộc tinh xảo với từng con thuyền, ngôi nhà. Không chỉ vậy, kiến trúc những ngôi nhà hay chùa tại phố cổ Hội An cũng được thiết kế bởi bàn tay của thợ mộc Kim Bồng.

Để tới đây, du khách chỉ cần đi phà từ phố cổ trong khoảng 10 phút. Ngay từ khi đặt chân lên mảnh đất này, những âm thanh đục đẽo hay khoăn cắt đã khiến du khách rộn rạo về một điểm du lịch hấp dẫn. Các sản phẩm mộc tại làng nghề này được đánh giá nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo. Tại đây, du khách có thể tìm mua cho mình những bức hoành phi, tượng gỗ, ghế ngồi hay cả những món đồ chơi nhỏ độc đáo được đánh bóng nhẹ nhất để giữ màu sắc tự nhiên.

Hiện nay, làng mộc Kim Bồng không còn đóng thuyền, dựng nhà như xưa, thay vào đó là sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, nét tinh hoa và khéo léo vẫn còn in dấu mạnh mẽ trên từng sản phẩm.

Một ngày làm nông dân ở làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế nằm cách khu phố cố Hội An 2km về hướng Đông Bắc. Đến đây, bạn sẽ chứng kiến toàn cảnh quy trình trồng rau đúng tiêu chuẩn “xanh-sạch-đẹp”. Những người trồng rau trong làng sẽ hướng dẫn du khách cách trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch rau để bạn có thể tự “xoắn quần” gieo hạt và tưới rau. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức các món ăn chế biến với các loại rau xanh đặc trưng của Trà Quế như mỳ Quảng, cao lầu… và cưỡi trâu tham quan quanh làng.

Thưởng thức nghệ thuật cổ truyền

Thăm đảo Cù Lao Chàm không chỉ lặn san hô và thưởng thức hải sản

Nhắc đến Cù Lao Chàm, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc lặn san hô và thưởng thức hải sản. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, bạn hãy thử thuê một chiếc xe máy ngay tại bến của Bãi Làng và thực hiện chuyến tham quan quanh đảo, leo lên ngọn núi cao nhất để ngắm toàn cảnh Cù Lao Chàm đẹp như mơ là một trải nghiệm ít ai biết được. Ngoài ra, một chuyến lặn biển hay đi dạo trong khu rừng sâu thẳm, đêm đốt lửa trại trên những bãi biển vẫn còn rất vắng người sẽ cho bạn một bữa tiệc trên biển thực sự thú vị.

Thưởng thức cà phê vào lúc sáng sớm

Một trải nghiệm độc đáo khác ở Hội An là ra phố lúc mặt trời chưa ló dạng. Lang thang trên những con đường vắng tanh để cảm nhận một Hội An mộc mạc, yên tĩnh đến lạ thường. Sau đó, thử ghé vào một quán cà phê nhỏ ngay bến đò đi Cẩm Kim hoặc ở góc chùa Cầu, bạn sẽ được chứng kiến một Hội An trở mình từ vắng lặng bỗng trở nên tấp nập, nhộn nhịp khi mặt trời vừa lên. Đó là một Hội An đời thường nhất mà ít ai chịu dừng lại để cảm nhận.

13 Trải Nghiệm Thú Vị Ở Hội An

Ngoài nét văn hóa và phong cảnh truyền thống, Di sản văn hóa thế giới còn có rất nhiều trải nghiệm thu hút mà nếu bạn chịu khó tìm hiểu, sẽ rất hữu ích cho chuyến đi của bạn.

5. Đi xích lô ngắm nhìn phố cổ: Nếu ngại đi bộ hay đạp xe, bạn nên chọn xích lô làm phương tiên di chuyển để khám phá phố cổ Hội An. Xích lô đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng, được nhiều du khách biết đến chứ không bị đi vào quên lãng như những nơi khác. Đây sẽ là một trải nghiệm khá thú vị đối với bạn.

7. Thưởng thức món bánh mì ngon nhất thế giới ở Hội An

:

Bánh mì Hội An được David Farley – phóng viên đài BBC chuyên viết về du lịch và ẩm thực nhận xét là “bánh mì kẹp ngon nhất thế giới”. Những lát thịt lợn nướng thơm phức, pate, dưa leo cùng các loại rau và nước sốt thịt đặc trưng khiến bánh mì Hội An vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Ở phố cổ có hai tiệm mì rất nổi tiếng là bánh mì Phượng (ở đường Phan Châu Trinh) và bánh mì Madam Khanh (đường Trần Cao Vân)

.

8. Phố đèn lồng:

Nhắc đến Hội An chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ đến những phố đèn lồng lung linh rực rỡ về đêm. Dưới đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân địa phương, nhiều chiếc đèn lồng được tạo ra với đầy đủ màu sắc, kích cỡ. Đèn lòng xuất hiện trên khắp con phố và trong các cửa hàng, được làm khá bắt mắt và gọn nhẹ nên rất thích hợp cho du khách mua về làm vật kỷ niệm.

9. Đi thuyền và thả đèn lồng trên sông Hoài

:

Nếu đến Hội An mà bạn chưa một lần ngồi thuyền đi dọc bờ sông Hoài và thả đèn hoa đăng thì quả là một điều đáng tiếc. Bạn hãy thuê một chiếc thuyền nhỏ đi dọc bờ sông, và tự tay thả xuống những chiếc đèn hoa đăng nhỏ lấp lánh, cầu mong mang lại may mắn cho gia đình và người thân.

TP Hội An tổ chức cuộc thi ảnh “Hội An – Chuyện chưa kể” từ 28/3-3/6. Chương trình trao giải được tổ chức tại Hội An tối ngày 4/6. Các tác phẩm đạt giải sẽ được triển lãm từ ngày 5/6 đến 20/5.

Giải thưởng của cuộc thi có tổng trị giá 30 triệu đồng và các đêm nghỉ dưỡng tại Hội An.

– 1 giải nhất: 15 triệu đồng và 2 đêm nghỉ dưỡng.

– 1 giải nhì: 10 triệu đồng và 1 đêm nghỉ dưỡng.

– 1 giải ba: 5 triệu đồng và 1 đêm nghỉ dưỡng (Giải thưởng do độc giả chúng tôi bình chọn).

Những người yêu thích du lịch, nhiếp ảnh có thể đăng ký thông tin và gửi ảnh về email [email protected] của chương trình. Ban tổ chức sẽ đưa lên website và fanpage (www.hoianchuyenchuake.com) của cuộc thi và chấm sơ khảo.

Hội An

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp hai thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên; phía nam giáp huyện Duy Xuyên; phía bắc giáp thị xã Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam.

Dân số: 135,450 (2015)

Diện tích: 61,47km2

Phân chia hành chính: 9 phường, 4 xã

Mã điện thoại: 235 (Quảng Nam)

Biển số xe: 92 (Quảng Nam)

Nguyễn Ngọc Minh

ZING.VN

Khám Phá Hồ Hòa Bình: Trải Nghiệm Thú Vị Dành Cho Du Khách

Loại hình du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ kết hợp cùng tour du lịch khám phá hồ Hòa Bình đã tạo ra một điểm nhấn mới thu hút du khách trong và ngoài nước.

Cảnh quan hùng vĩ trên hồ Hòa Bình.

Trong những ngày nghỉ lễ, để tìm một điểm du lịch thú vị và mới lạ gần thủ đô Hà Nội, du khách có thể đến với tỉnh Hòa Bình để có một chuyến du lịch khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng đầy thú vị.

Khám phá nét đẹp hồ thủy điện

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Niềm chia sẻ Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong khu vực hồ thủy điện Hòa Bình – hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với diện tích mặt nước 8.000ha, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước.

Hồ Hòa Bình có 47 đảo lớn, nhỏ nằm rải rác. Tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình định hướng đến năm 2035, tạo cơ hội lớn cho tỉnh. Tuy vậy, đây cũng là thách thức cho ngành du lịch tỉnh Hòa Bình khi phải tìm cách thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, vừa phải giữ gìn, quảng bá và khai thác được vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa của người dân bản địa.

Một trong những định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh là trải nghiệm lòng hồ Hòa Bình – sản phẩm hấp dẫn giúp du khách khám phá đầy đủ, trọn vẹn về thiên nhiên, văn hóa cũng như mảnh đất, con người vùng hồ Hòa Bình.

Người dân sống tại bản Ngòi, xóm Ké, xóm Đức Phong, Đá Bia, Tiền Phong… luôn ý thức được việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong từng nếp nhà sàn với những giá trị văn hóa cổ xưa như những làn điệu dân ca Mường, màn diễn xướng Mo Mường hay màn trình diễn chiêng Mường đặc sắc.

Sự mến khách, sống chan hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây sẽ tạo thiện cảm với du khách khi muốn tìm hiểu đời sống văn hóa của người Mường.

Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị và phù hợp với mọi lứa tuổi tại Đá Bia như chèo thuyền kayak, bơi lội, đi thuyền ngắm cảnh, câu cá, kéo tôm, đạp xe, đi bộ ở những cung đường ngắm ruộng bậc thang hay cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng, thu hoạch nông sản, học nấu các món ăn truyền thống, gói bánh ốc, nhảy sạp, thưởng thức rượu cần của người Mường khi màn đêm buông xuống.

Du khách có thể tham quan các hang động đá vôi còn nguyên sơ trong khu du lịch hồ Hòa Bình như động Thác Bờ, động Hoa Tiên (xã Suối Hoa, Tân Lạc) – những danh thắng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

Đây là những hang động thạch nhũ đẹp với hình thù, màu sắc đa dạng nằm trong hệ thống cảnh quan thiên nhiên giao hòa giữa mặt nước hồ sông Đà trong xanh với cảnh núi non trùng điệp hùng vĩ.

Tạo điểm nhấn mới

Loại hình du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ kết hợp cùng tour du lịch khám phá hồ Hòa Bình đã tạo ra một điểm nhấn mới thu hút du khách trong và ngoài nước.

Nắm bắt lợi thế của địa phương và xu hướng của thị trường, ngành du lịch Hòa Bình đã và đang chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và nhân dân bản địa hiểu được tầm quan trọng của phát triển du lịch trong sự phát triển chung về kinh tế-xã hội của vùng.

Nhiều khu du lịch đã được đầu tư cơ sở vật chất, phát triển gắn với những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm du lịch cung cấp tới du khách.

Đến nay, Hòa Bình có hơn 100 bản du lịch cộng đồng, phân bố rộng khắp, nổi bật là khu nghỉ dưỡng cao cấp Ba khan village resort, Kim Bôi Serena cùng các điểm du lịch cộng đồng như bản Lác, bản Ké, xóm Đá Bia…

Chương trình khám phá, trải nghiệm du lịch cộng đồng kết hợp du lịch tâm linh để có cơ hội tìm hiểu phong tục, tập quán và cuộc sống của đồng bào Mường khu vực lòng hồ Hòa Bình đang nhận được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Ngắm bản làng trong những buổi sớm mai hay những buổi chiều hoàng hôn cùng khói lam chiều bảng lảng thực sự sẽ mang đến cho du khách những cảm nhận thật ấn tượng và yên bình về một vùng đất chứa đựng nhiều điều hấp dẫn của văn hóa Mường Hòa Bình.

Chủ nhà nghỉ Lake View homestay (xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc) Đinh Thị Yệu cho biết du lịch lòng hồ Hòa Bình là một tour mới và rất đa dạng các hoạt động trải nghiệm.

Đến đây, du khách được tìm hiểu văn hóa của người Mường Ạu Tá, thông qua nghi lễ tâm linh, ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất và ẩm thực. Du khách rất thích thú khi được nghe câu chuyện về nhà sàn. Bên cạnh đó, họ được tham gia lao động sản xuất với người dân, từ việc thu nuôi cá trên lòng hồ đến chăn nuôi, trồng trọt.

Bến thuyền phục vụ du khác du ngoạn lòng hồ Hòa Bình cách trung tâm thành phố khoảng 2-3km.

Vào mùa Hè, khách du lịch lựa chèo thuyền, lội suối… Giữa khung cảnh thiên nhiên xanh mát, thơ mộng của xứ Mường, du khách sẽ cảm nhận sự thư thái, bình yên và tái tạo năng lượng sau những ngày làm việc.

Sau chuyến đi, du khách đã có những chia sẻ và đánh giá rất tốt chất lượng phục vụ cũng như những giá trị của tour du lịch khám phá hồ Hòa Bình và có mong muốn tiếp tục trở lại đây vào một ngày gần nhất.

Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016, đưa ra các định hướng tổng thể phát triển du lịch cho khu vực, là cơ sở và động lực quan trọng để triển khai lập các quy hoạch, dự án thành phần nhằm phát huy giá trị hồ Hòa Bình, góp phần phát triển du lịch và kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình nằm trên địa bàn thành phố Hòa Bình (xã Thái Thịnh, các phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh) và 4 huyện Đà Bắc (xã Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn), Cao Phong (xã Bình Thanh và Thung Nai), Tân Lạc (xã Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa), Mai Châu (xã Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan).

Với sự thuận lợi về vị trí địa lý như gần thủ đô Hà Nội, sân bay Nội Bài, có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng những nỗ lực mở cửa, chính sách phù hợp để chào đón, khuyến khích các nhà đầu tư, trong tương lai nơi đây sẽ trở thành một điểm đến hàng đầu trong hành trình lựa chọn các loại hình du lịch của du khách trong và ngoài nước./.

Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Du Lịch Biển Sầm Sơn 2022 Sẽ Đem Đến Cho Du Khách Những Trải Nghiệm Thú Vị trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!