Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Và Di Chứng Của Miến Điện mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lê Mạnh Hùng
Có lẽ Miến Điện là một trong những quốc gia kém may mắn nhất tại Đông Nam Á. Là một quốc gia rất giàu có về tài nguyên đáng lẽ phải trở thành sung túc nhất nhưng cuối cùng lại trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất trong vùng.
Cái không may đầu tiên của Miến là ông Aung San, người lãnh đạo phong trào giành độc lập của Miến, bị ám sát chết cùng với hầu hết chính phủ của ông ngay sau khi được Anh trả lại độc lập. Với cái chết của Aung San, thỏa hiệp mà ông ký kết với các lãnh tụ sắc tộc thiểu số Panglong Agreement không còn hiệu lực nữa, dẫn đến một cuộc nổi dậy của các sắc tộc này chống lại chính quyền của người Miến.
Thành ra trong suốt 14 năm đầu độc lập của Miến Điện, nước này bị xáo trộn bởi một loạt các cuộc nổi dậy. Nổi bật nhất trong các cuộc nổi dậy này là của đảng Cộng Sản Miến – Cờ Trắng (CPB-WF) của Thakin Than Tun, đảng Cộng Sản Miến – Cờ Đỏ (CPB-RF) của Thakin Soe, của quân đội Cách Mạng Miến (Revolutionary Burma Army) của các sĩ quan Cộng Sản Bo Zeya, Bo Yan Aung và Bo Ye Htut và của Liên Minh Quốc Gia Karen (KNU).
Các cuộc nổi dậy này, cùng với những cố gắng của chính phủ dân sự nhằm thương thuyết với các phe nổi dậy nhất là Cộng Sản dẫn đến việc quân đội bất mãn cho rằng chính sách của chính phủ dân sự sẽ làm tan rã đất nước.
Ngày 2 Tháng Ba, 1962, tư lệnh quân đội, Tướng Ne Win tổ chức đảo chánh và bắt giữ tất cả các lãnh tụ dân sự, và chính quyền Miến đã nằm trực tiếp hoặc gián tiếp dưới tay các tướng lãnh kể từ đó.
Từ năm 1962 đến 1974, Miến Điện bị một “Hội Đồng Cách Mạng” bao gồm các tướng lãnh cai trị. Hầu hết mọi khía cạnh của xã hội (doanh nghiệp, truyền thông, sản xuất) đều bị quốc hữu hóa, hay đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ trong cái gọi là “Con Đường Miến Điện Tiến Tới Xã Hội chủ Nghĩa” (Burmese Way to Socialism).
Năm 1974, một Hiến Pháp mới được đưa ra trong đó đất Miến được cai trị dưới một đảng duy nhất, đảng Chương Trình Xã Hội Chủ Nghĩa Miến (Burma Socialist Programme Party – BSPP) trong đó các tướng lãnh hay sĩ quan cởi bỏ quân phục trở thành lãnh đạo đảng. Các cuộc phản đối đặc biệt là cuộc nổi dậy năm 1974 nhân đám ma nhà lãnh tụ U Thant đều bị đàn áp một cách tàn bạo.
Năm 1988, một cuộc nổi dậy khổng lồ chống lại việc chính quyền quản lý tồi bại nền kinh tế dẫn đất nước đến phá sản lật đổ chế độ Ne Win. Nhưng sau đó, những mâu thuẫn trong phong trào chống đối dẫn đến việc Tướng Saw Maung tổ chức một cuộc đảo chánh giết chết hàng ngàn người biểu tình và thành lập Hội Đồng Phục Hồi Luật Pháp và Trật Tự (SLORC) và hứa hẹn sẽ lập lại chế độ dân chủ.
Tháng Năm, 1990, chính quyền cho tổ chức cuộc bầu cử tự do đa đảng lần đầu tiên từ 30 năm và đảng Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (National League for Democracy – NLS) của bà Aung San Suu Kyi, con gái lãnh tụ Aung San chiếm được 392 trong tổng số 492 ghế của Quốc Hội. Tuy nhiên chính quyền quân sự hủy bỏ kết quả bầu cử và tiếp tục cai trị với tư cách là SLORC đến năm 1997 và sau đó là Hội Đồng Hòa Bình và Phát Triển (State Peace and Development Council – SPDC) cho đến khi được giải tán vào năm 2011.
Tháng Tám, 2007, việc tăng giá nhiên liệu dẫn đến việc biểu tình phổ biến do các tăng lữ cầm đầu, được gọi là cuộc Cách Mạng Vàng (Saffron Revolution) và bị đàn áp mạnh mẽ. Nhưng nó cũng dẫn đến việc Miến Điện bị quốc tế trừng phạt mạnh về kinh tế và là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giới quân phiệt phải nhả bớt quyền lực vào năm 2011.
Ngày 10 Tháng Năm, 2008, chính quyền cho tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến Pháp. Mục tiêu đặt ra là thành lập một “nền dân chủ có kỷ luật.” Đồng thời cũng đổi tên tiếng Anh của nước mình thành “Nước Cộng Hòa Liên Bang Myanmar” (Republic of the Union of Myanmar).
Tổng tuyển cử được tổ chức vào năm 2010 trong đó đảng của quân đội Liên Minh Đoàn Kết và Phát Triển (Union Solidarity and Development Party USDP) chiến thắng với 80% số phiếu với hầu hết các đảng đối lập nhất là đảng NLD tẩy chay cuộc bầu cử.
Chính quyền quân sự được giải tán vào năm 2011 và thay thế bằng một chính quyền dân sự, nhưng quân đội vẫn nằm giữ cán cân quyền lực với 25% số ghế trong Quốc Hội được dành cho quân đội không qua bầu phiếu và ba bộ quan trọng gồm Nội An, Quốc Phòng và Biên Phòng do quân đội nắm giữ.
Tổng tuyển cử được tổ chức lần thứ hai vào Tháng Mười Một, 2015. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1990 có sự tham dự của các đảng đối lập. Kết quả cho đảng NLD đa số tuyệt đối tại cả hai viện Quốc Hội.
Quốc Hội mới nhóm họp vào Tháng Hai, 2016, và đến ngày 15 Tháng Ba, 2016, ông Htin Kyaw được bầu làm tổng thống. Lãnh tụ đảng Aung San Suu Kyi bị Hiến Pháp cấm không làm tổng thống (vì có chồng ngoại quốc) được cử giữ chức vụ Quốc Vụ Khanh (State Counselor) một chức vụ đặc biệt tạo ra cho bà.
Cuộc bầu cử thứ ba vào Tháng Mười Một, 2020, lại một lần nữa dẫn đến chiến thắng tuyệt đối của đảng NLD, chiếm 396 trong số 476 ghế trong Quốc Hội dành cho dân bầu. Đảng USDP của quân đội chỉ giành được 33 ghế. Ngay khi biết kết quả cuộc đầu phiếu, đảng USPP và giới chức quân đội đã lên tiếng tố cáo đầu phiếu gian lận.
Sáng ngày 1 Tháng Hai, 2021, ngày Quốc Hội mới nhóm họp, quân đội Miến tổ chức cuộc đảo chính bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, các lãnh tụ của đảng cầm quyền và tuyên bố một tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới, giới hạn đi lại và cắt giảm các liên lạc điện tử trên toàn quốc.
Kể từ đó các cuộc biểu tình chống đối của dân chúng cũng như đình công và bãi công của công chức và công nhân liên tục xảy ra với quân đội càng ngày càng dùng bạo lực gia tăng để đàn áp. Cho đến nay số người bị quân đội bắn chết đã lên tới cả trăm người.
Kết cục của cuộc nổi dậy lần này hiện còn chưa được biết. Tuy nhiên so với những lần nổi dậy trước, lần này có nhiều thay đổi.
Miến Điện đã thay đổi nhiều trong thập niên kể từ lúc nước này bắt đầu tiến trình dân chủ hóa. Nếu các tướng lãnh Miến nghĩ rằng họ có thể quay đất nước trở lại quá khứ chuyên chế, thì họ sẽ thất vọng. Các cuộc đình công của công nhân, nhất là trong khu vực ngân hàng đã làm cho nền kinh tế hầu như khựng lại. Ngân hàng đóng cửa khiến các tướng lãnh gặp khó khăn trong việc trả lương cho lính.
Tương lai một đất nước chỉ có thể quyết định bởi chính dân chúng nước đó. Nhưng những người có cảm tình với nền dân chủ bên ngoài có thể đóng góp rất nhiều trong việc giúp những người đấu tranh trong nước chống lại sự đàn áp của chế độ. Những biện pháp trừng phạt kinh tế và tẩy chay đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho những kẻ độc tài chùn bước. Một phản ứng phối hợp của các quốc gia chính trên thế giới sẽ đủ sức làm cho những tên tướng hiếu sát nhất phải chùn bước. [qd]
Miến Điện Và Việt Nam, Lịch Sử Sẽ Song Hành?
Nằm giữa Đông Á cùng Đông Nam Á và dọc theo vịnh Bengal, Miến Điện là một quốc gia cựu thuộc địa Anh, đã trải qua không ít những thăng trầm lịch sử trong nhiều thế kỷ. Với hơn hai ngàn cây số biên giới với Trung Hoa lục địa, Miến Điện cũng chẳng thể thoát khỏi giấc mộng Đại Hán bạo tàn hay trở thành miếng mồi thuộc địa của phương Tây.
Từ những cuộc chiến đấu chống lại gót giày quân Nguyên Mông xâm lược vào cuối thế kỷ thứ 13 sang những phong trào giành độc lập từ người Anh vào nửa đầu thế kỷ 20, cho đến hành trình đi tìm dân chủ ở đầu thế kỷ 21 với cuộc bầu cử lịch sử hồi năm 2015, sinh lộ một quốc gia Phật Giáo với những đền chùa linh thiêng huyền bí như Miến Điện đã vượt lên nhiều thử thách để nhắm đến việc hình thành một quốc gia dân chủ, mở ra một hướng đi mới cho dân tộc này trong tương lai.
So sánh và nhìn lại những giai đoạn cùng biến cố lịch sử của quốc gia với khoảng 55 triệu dân này hiện nay, Miến Điện quả có những điểm tương đồng với Việt Nam từ địa chính trị cùng lịch sử cho đến giữa thế kỷ 20 qua. Và để thấy tương lai của mỗi dân tộc sẽ như thế nào tùy thuộc vào sự chọn lựa và chính sách của mình hôm nay.
Năm 1277, vó ngựa quân Nguyên từ Vân Nam do tướng Hốt Đô kéo sang tấn công Miến Điện sau khi triều đình phương Bắc nhiều lần buộc dân tộc này thần phục và cống nạp không được, nhưng quân xâm lược đã bị đánh cho tan tác ngay biên giới nước này. Sáu năm sau, năm 1283 Hốt Tất Liệt lại hung hãn cho quân xâm chiếm Miến Điện một lần nữa, dù thành công và cai trị đất nước này gần mười năm nhưng với tinh thần quật cường không khuất phục, những cuộc khởi nghĩa của người dân Miến Điện lại đánh đuổi được quân Nguyên Mông khỏi đất nước mình lần thứ hai. Năm 1301, lần thứ ba phương Bắc lại xua 12 vạn quân sang tấn công Miến Điện và cũng đành nuốt hận quay về sau khi bị thiệt hại nặng nề.
Tinh thần quật cường của Miến Điện đưa chúng ta về với những trang sử hùng tráng của dân tộc Việt cũng trong cùng giai đoạn lịch sử. Khi nhắm đường chinh phạt về hướng Nam, Bắc triều đã tấn công Đại Việt và cũng bị triều đình nhà Trần cùng danh tướng Hưng Đạo Vương đánh chẳng còn manh giáp, lần đầu vào năm 1257 và lần cuối vào năm 1288, lưu danh ba lần đại thắng quân Nguyên.
Trải qua những triều đại khác nhau trong vài thế kỷ, dù có những tranh giành quyền lực mang tính sắc tộc và dăm cuộc chiến lớn nhỏ với các lân bang, Miến Điện trên căn bản vẫn giữ được quyền tự trị của mình. Đến năm 1885, vương triều cuối cùng của Miến Điện bị sụp đổ sau các cuộc tấn công của quân Anh, đưa dân tộc này hoàn toàn nằm trong vòng cai trị của nước Anh hơn nửa thế kỷ. Bị sáp nhập thành một vùng của Ấn Độ đang thuộc về người Anh lúc bấy giờ, Miến Điện trở thành một lãnh thổ thuộc quyền bị hai tròng thuộc địa, mà người dân Miến gọi là một ”thuộc địa của thuộc địa”.
So sánh cột mốc thời gian thì đây là giai đoạn Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay người Pháp, bị phân chia ba miền và trở thành thuộc địa của Pháp từ sau Hòa Ước Patenotre vào năm 1884.
Nếu tinh thần dân tộc của người dân Miến Điện luôn quật khởi để chống lại ách cai trị của thực dân Anh qua những phong trào đấu tranh và khởi nghĩa bền bỉ từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 do các cao tăng và giới trí thức Miến Điện lãnh đạo thì phong trào chống Pháp, giành độc lập cho nước Nam cũng liên tục và quật cường không kém. Nếu Miến Điện có những cuộc khởi nghĩa của thiền sư Xaya Xan, phong trào Thakin yêu nước, phong trào dành độc lập của tướng Aung San thì tại Việt Nam có phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi vào năm 1885 cùng vô số những cuộc khởi nghĩa như của Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…, cho đến những phong trào đấu tranh của những nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… vào đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.
Cả hai dân tộc đã viết tiếp những trang sử liệt oanh cho dân tộc mình cho đến ngày cả hai dân tộc thoát khỏi vòng thuộc địa vào giữa thế kỷ 20. Nhưng cũng từ đây, con đường của hai dân tộc đã đi theo hai ngõ rẽ khác nhau.
Nhìn vào lộ trình dân chủ của Miến Điện để đi đến hôm nay, có lẽ cũng cần nhìn kỹ hơn về chặng đường Miến Điện trải qua trong thế kỷ 20 đến nay. Trong những trang sử của mình, người dân Miến Điện vẫn không quên và luôn tôn thờ vị lãnh tụ dân tộc Aung San, tức cha của bà Aung San Suu Kyi hiện nay. Ông là một người đã đóng góp to lớn vào việc đem lại độc lập cho Miến Điện.
Sinh năm 1915, ở tuổi đôi mươi, Aung San đã nổi lên như một lãnh tụ sinh viên sáng giá trong các phong trào yêu nước. Năm 25 tuổi, Aung San tham gia vào chính trường Miến Điện qua việc thành lập các đảng phái chính trị và quân đội, trở thành một vị tướng trẻ tài ba với các chủ trương chống lại Anh và chủ nghĩa thực dân, giành được nền độc lập cho Miến Điện.
Như Cường Để hay Phan Bội Châu của Việt Nam, Aung San thoạt đầu cũng bị thuyết phục và đi theo Nhật bởi học thuyết Đại Đông Á, cho rằng Châu Á phải thuộc về người Châu Á, là những quốc gia chung sống hòa bình và thịnh vượng, không bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng ông cũng kịp nhận ra đó chẳng qua cũng là giấc mộng của một dân tộc Phù Tang “thượng đẳng” muốn làm bá chủ các dân tộc nhược tiểu Á Châu.
Ông cũng bị quyến dụ từ chủ nghĩa cộng sản với chiêu bài giành độc lập và giải phóng dân tộc, nhưng kịp thời dừng lại khi nhận ra một chiêu bài nguy hiểm khác. Quay lại cùng phe đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến để chống lại chủ nghĩa Phát-xít, với một tinh thần dân tộc vô biên cùng khả năng và uy tín của mình, ông thuyết phục được các sắc tộc Miến Điện ngồi lại với nhau để đòi hỏi và đàm phán với Anh về việc trao trả độc lập cho Miến Điện, tiến hành bầu cử để thành lập một chính phủ lâm thời có quyền tự trị.
Cuộc tổng tuyển cử năm 1947 thành công, Aung San trở thành Thủ Tướng Miến Điện nhưng chỉ ba tháng sau đó đã bị phe đối lập ám sát. Aung San không có cơ hội chứng kiến ước nguyện của mình khi người Anh chính thức trao trả độc lập cho Miến Điện ngày 4 tháng 1 năm 1948, ngày lễ Độc Lập của Miến Điện. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi tài ba kiệt xuất Aung San mất đi ở tuổi 32, nhưng đã truyền lại cho con gái mình là bà Aung San Suu Kyi, chỉ hai tuổi lúc bấy giờ, một di sản lớn lao về tinh thần và ý chí dân tộc tự chủ mạnh mẽ.
Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945 từ tay người Pháp, chấm dứt thể chế quân chủ, dẫn đến những cuộc chiến tranh ủy nhiệm rồi từng bước rơi vào tay những người cộng sản mà hệ lụy là trở thành một thể chế cộng sản cho đến nay, thì Miến Điện cũng trở thành một quốc gia quân phiệt với những cuộc tương tàn và đàn áp không kém phần đẫm máu từ sau năm 1948.
Reuters
Với Miến Điện, tiếp bước cha mình, bà Aung San Suu Kyi từ Anh đã về nước năm 1988 để cùng tham gia vào tiến trình dân chủ cho Miến Điện. Từ việc thành lập đảng Liên Minh Dân Tộc cho Dân Chủ (NLD), vận động tổng tuyển cử rồi bị bắt và quản thúc tại gia, bà vẫn kiên trì tranh đấu, trở thành biểu tượng và dẫn dắt phong trào dân chủ quốc gia này đi đến thành công qua cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà giành thắng lợi và nắm quyền từ 2015 cho đến nay.
Không có tiến trình dân chủ nào không gặp nhiều thách đố, bà Aung San Suu Kyi, thực chất xem như đang nắm quyền điều hành quốc gia trong vai trò cố vấn tối cao kiêm ngoại trưởng hiện nay, cũng bị thế giới lên án về vấn đề nhân quyền khi cho rằng quân đội của bà đã đàn áp và muốn tiêu diệt sắc tộc Hồi Giáo Rohingya. Hồi cuối năm trước bà cũng đã phải ra đối chất trước tòa án quốc tế Hague về các cáo buộc “diệt chủng” từ năm 2017.
Dù có dăm thái độ khuyến cáo Miến Điện về vấn đề nhân quyền, các chính sách của Hoa Kỳ dành cho Miến Điện từ năm 2012 đã giúp cho quốc gia này đi theo đường lối cải cách để trở thành một quốc gia dân chủ, thoát Trung và thân Mỹ hơn.
Trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai quốc gia được tuyên bố theo sau: “Dù có những hành động dẫn đến một số bất đồng trong mối quan hệ song phương, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược cam kết qua việc ghi nhận những bước tích cực đã được Miến Điện thực hiện và khuyến khích sự cải cách xa hơn nữa. Nguyên tắc chủ đạo này nhằm giúp sự cải tổ nền chính trị và kinh tế của Miến Điện, thúc đẩy việc hòa giải dân tộc, xây dựng các định chế, trách nhiệm và sự minh mạch của chính phủ, trao quyền cho cộng đồng địa phương và xã hội dân sự, thúc đẩy mối can dự quốc tế đầy trách nhiệm, đồng thời tăng cường việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo” (US Relations with Burma, 01/21/2020 – US Department of State). Trên thực tế, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Miến Điện khoảng 1.5 tỉ đô la từ năm 2012 đến nay, cũng theo bản tuyên bố này cho biết.
Nằm sát sườn và mang cùng truyền thống chống giặc phương Bắc như Việt Nam, quốc gia bán dân chủ này cũng chịu đầy áp lực trong chính sách ngoại giao uyển chuyển và khôn ngoan trước một Trung Cộng láng giềng khổng lồ đầy mưu mô và một Hoa Kỳ chưa chính thức là đồng minh để phát triển quốc gia. Miến Điện và Việt Nam đã có những điểm tương đồng trong quá khứ, còn sinh lộ và vận mệnh của hai dân tộc ra sao trong tương lai sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự chọn lựa và chính sách phù hợp nhất từ giới lãnh đạo quốc gia hiện nay.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Hành Hương Miến Điện Myanmar
NGÀY 1: HỒ CHÍ MINH – YANGON (ĂN TRƯA, TỐI)
Trưởng đoàn công ty đón Quý khách tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. làm thủ tục xuất cảnh để khởi hành đi Yangon – thành phố trung tâm kinh tế lớn nhất của Myanmar, trên chuyến bay Vietjet hoặc Vietnam Airline (09:30 -11:05). Đến sân bay Yangon, Xe đón đoàn Du lịch Hành Hương Quốc Tế Sukha Travel hành hương và đưa đi ăn trưa. Đoàn viếng chùa Chauk Htat Gyi , nổi tiếng với bức tượng Phật nằm khổng lồ được tạc năm 1906, Dài 66m, Cao 16m lớn nhất tại Yangon. Sau đó, đoàn chùa Kyauk Taw Gyi với tượng Phật ngồi được tạc từ 1 tảng đá cẩm thạch và tham quan các chú Bạch Tượng – biểu trưng của sức mạnh và hoàng tộc. Tiếp đến, đoàn chiêm bái Quần Thể Thánh Tích với Tháp Vàng Shwedagon cao 99m – Nơi tôn nghiêm, diệu kỳ, tâm linh nhất của người dân Myanmar và củng là biểu tượng của đất nước này (Thân tháp ốp 8688 tấm, ngọn tháp 15153 tấm vàng ròng. Đỉnh tháp, mắt thường khó nhìn rõ, được trang hoàng bằng cả một kho báu: 5448 viên kim cương, 2317 viên hồng ngọc, bích ngọc, 1065 lục lạc chuông vàng, và trên đỉnh cao chót vót, viên kim cương sáng chói 76 carat). Vào khách sạn nhận phòng, dùng cơm chiều, nghỉ ngơi. Buổi tối tự do khám phá thành phố Yangon về đêm.
Hành Hương Miến Điện Myanmar
NGÀY 2: YANGON – KYAIKHTIYO (ĂN 3 BUỔI)
Sau khi điểm tâm sáng, Quý khách khởi hành đi Kyaikhtiyo (Bang Mon), trên đường đi Quý khách đến viếng Chùa linh thiêng Shwemawdaw Paya với ngọn tháp chính cao 114 mét – được xem là ngôi chùa cao nhất, nơi đang lưu giữ Xá Lợi Tóc của Đức Phật và chùa Kyak Pun Paya. Ăn trưa tại Bago sau đó đoàn hành hương tiếp tục hành trình, đến Kyaikhtiyo. Quý khách tự do chiêm bái tham quan kỳ quan đầy huyền bí “Golden Rock” đến sửng sốt và quyền lực siêu nhiên của Đức Phật mà không một khoa học gia và máy móc hiện đại nào giải thích được sự mầu nhiệm này. Chiều đoàn về lại Yangon dùng cơm chiều nghỉ ngơi. Buổi tối quý khách tự do khám phá Yangon về đêm.
NGÀY 3: THAM QUAN THỦ ĐÔ YANGON (ĂN 3 BUỔI)
Thanh tịnh yên bình trong buổi sáng để cầu nguyện cho mình và người thân những điều hạnh phúc nhất nơi chốn bồng lai mầu nhiêm và ngắm cảnh bình minh mê hoặc bước chân lữ khách hay các tín đồ. Sau khi ăn sáng, Quý khách viếng thăm các chùa do các bậc Cao Tăng Đại Trí Tuệ lào thông nằm lòng Tam Tạng Kinh Điển bậc nhất tại thủ đô Yangon, không nơi nào trên thế giới, có được các bậc Cao tăng như thế nên quý Ngài được người dân Miến cũng như cả thế giới xem như Thánh sống với lòng tôn trọng và quý mến. Đoàn có cơ hội nghe Pháp do các Ngài thuyết giảng và tạo duyên. Ăn trưa xong, chiều đoàn tham quan chợ Trung Tâm BogYoke Aung San lớn nhất thủ đô Yangon nơi chế tác các loại đá quý tốt nhất thế giới và cửa hàng lưu niệm. Quý khách mua những món quà kỷ niệm với người thân. Tham quan Khu phố China Town là nơi có rất nhiều những hàng quán ăn uống và các cửa hàng buôn bán sầm uất của cộng đồng người Hoa tại Myanmar. Chụp hình Tòa thị chính đây là Tòa nhà với kiến trúc đẹp và độc đáo theo phong cách hiện đại . Quảng Trường Trung Tâm Yangon có biểu tượng “Nhất Trụ Kình Thiên” nổi tiếng được nhiều du khách viếng. Tòa Án tối cao được xây dựng theo trường phái cổ điển Anh. Đoàn về khách sạn, nhận phòng, nghỉ ngơi. Buổi tối quý khách tự do khám phá Yangon về đêm.
NGÀY 4: YANGON – T.P HỒ CHÍ MINH (ĂN SÁNG)
Đoàn dậy sớm, xe đưa Đoàn đến Thiền Viện Shwe Oo Min hoặc là Thiền viện Mahasi – một trong những Trường thiền nổi tiếng nhất tại Myanmar để làm phước và nghe pháp thoại của Thiền sư và thực tập thiền. Sau đó, đoàn tham quan Chùa Shwe Daw – nơi lưu giữ xá lợi răng của Đức Phật , và Trường Đại học Phật Giáo Quốc tế Nguyên Thủy – nơi đào tạo và tu học Phật Pháp của Chư tăng, tu nữ, nam nữ cư sỉ của các nước trên thế giới.
Đoàn tiếp tục tham quan Hang động Mahapasana – nơi kết tập Tam tạng kinh điển và chú giải Phật Giáo lần thứ 6, kế đến viếng Chùa Kaba Aye – Đại Bảo Tháp hòa bình thế giới.
Đến giờ, đoàn ra sân bay Yangon, đáp máy bay về Việt Nam. Đến sân bay Tân Sơn Nhất. Kết thúc chương trình tham quan du lịch hành hương. Trưởng đoàn chia tay quyến luyến và hẹn ngày gặp lại quý khách lần sau.
BTC trân trọng kính mời và kính chúc quý khách
(***)Tỉ giá có thể thay đổi tại thời điểm thanh toán
1. Giá Tour Bao Gồm:
Vé máy bay khứ hồi hãng hàng không Quốc tế VIETNAM AIRLINE/AIRASIA/VIETJETAIR/.. theo chương trình tour + Thuế phi trường hai nước Việt nam – Myanmar , lệ phí an ninh, phụ thu xăng dầu hàng không + Hành lý 12kg xách tay + 20kg khứ hồi mỗi lượt.
Xe ô tô chất lượng cao có máy lạnh đưa đón tham quan suốt tuyến tại nước ngoài.
Khách sạn 3 sao (2 người/ phòng, phòng 3 người nếu trường hợp lẻ khách trong đoàn).
Vé vào cổng tham quan theo chương trình.
Các buổi ăn theo chương trình. Gồm: 3 buổi ăn sáng + 6 buổi ăn chính (trưa, chiều).
Hướng dẫn viên Tiếng Việt suốt tuyến.
Phí bảo hiểm du lịch Quốc tế (mức bồi thường tối đa: 10.000 USD / trường hợp).
2. Giá tour không bao gồm:
Hành lý quá cước qui định (12kg xách tay + 23kg ( khứ hồi mỗi lượt )). Quý khách có nhu cầu đăng ký thêm hành lý ký gửi vui lòng đăng ký với công ty ngay khi đặt tour.
Chi phí cá nhân: điện thoại, giặt ủi, mua sắm….
Tiền tip cho HDV và tài xế (5 usd/người/ngày)
Hộ chiếu (Passport) của quý khách phải còn thời hạn trên 6 tháng (tính từ ngày khởi hành).
Quý khách từ 70 tuổi trở lên vui lòng đóng thêm phí bảo hiểm cao cấp (phí thay đổi tùy theo tour).
Quý khách từ 75 tuổi trở lên yêu cầu phải có giấy xác nhận đầy đủ sức khỏe để đi du lịch nước ngoài của Bác sĩ và phải có người thân dưới 60 tuổi (đầy đủ sức khỏe) đi theo.
Du lịch Hành Hương Sukha Travel không nhận khách có thai từ 5 tháng trở lên tham gia các tour du lịch nước ngoài.
4. Quy định về cách đặt tour và hủy tour:
Cách Đặt tour: Quý khách cung cấp thông tin trên Giấy CMND/Passport và số điện thoại của người đi tour và nêu rõ các yêu cầu khác (nếu có) khi liên hệ đặt lịch khởi hành.
Quý khách nộp lại Giấy biên lai thu tiền cho Công ty Du Lịch vào ngày khởi hành. Mọi trường hợp không mang theo Giấy biên lai thu tiền sẽ không được giải quyết và tour xem như bị hủy. Giấy biên lai thu tiền đó không còn hiệu lực đăng ký sử dụng các đợt khởi hành sau.
Trường hợp quý khách đặt lịch khởi hành vào ngày đã kín chỗ hoặc không đủ số lượng để khởi hành, công ty Du Lịch sẽ thông báo cho quý khách biết trước ít nhất 05 ngày và cùng thống nhất chọn ngày khác phù hợp. Mong quý khách thông cảm.
Cách Hủy tour: Hủy 10 ngày trước ngày khởi hành: phí huỷ là 50% giá tour; Hủy 07 ngày trước ngày khởi hành: phí huỷ là 90% giá tour; Hủy 48 giờ trước giờ khởi hành: phí huỷ là 100% giá tour.
5. Các quy định khác:
Trong trường hợp bất khả kháng do thời tiết, thiên tai, đình công, bạo động, phá hoại, chiến tranh, dịch bệnh, chuyến bay bị trì hoãn hay bị hủy do thời tiết hoặc do kỹ thuật…..dẫn đến tour không thể thực hiện tiếp tục được, Công ty sẽ hoàn trả lại tiền tour cho quý khách sau khi đã trừ lại các chi phí dịch vụ đã thực hiện như phí làm visa,… và không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ chi phí nào khác.
Các điểm tham quan có thể không theo thứ tự trong chương trình nhưng vẩn đảm bảo đầy đủ nội dung theo trong chương trình.
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT CHUYẾN THAM QUAN THẬT VUI VẺ & THÚ VỊ
Chuyến Tông Du Miến Điện, Thông Điệp Của Đức Giáo Hoàng Cho Trung Quốc
Chuyến tông du Miến Điện của Đức giáo hoàng Phanxicô được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài ” Chuyến đi gian truân của Đức giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh “, Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.
Còn không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên, tối qua đã lên đường sang châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.
Sự nhân nhượng của Vatican ở Miến Điện
Le Figaro cho biết, chương trình tông du đã có nhiều chỉnh sửa vào phút chót tại Roma, dưới ảnh hưởng của Hồng y Charles Bo, tổng giám mục Răngun. Vị chủ chăn Miến Điện đã đích thân đến Vatican tuần trước để thuyết phục vị Giáo hoàng – thường có những tuyên bố thẳng thừng về nhân quyền – cần phải có một số nhượng bộ để tránh làm bốc lửa một tình hình vô cùng nhạy cảm.
Trước hết, là không dùng từ ” Rohingya “ trong chuyến thăm, thay vào đó là “ người Hồi giáo ở bang Arakan “. Một nhân nhượng lớn nữa là không rời Miến Điện mà không đến thăm nhân vật quyền lực thật sự, tướng Min Aung Hlaing, trước khi bay sang Bangladesh. Cuối cùng, để tránh sự cố ngoại giao, Đức giáo hoàng chỉ tiếp các đại diện người thiểu số Rohingya một khi đã ở trên lãnh thổ Bangladesh.
Tờ báo đặt câu hỏi, Giáo hội lùi bước trước quyền lực quân sự chăng ? Theo luật pháp Miến Điện, các tướng lãnh nắm ba bộ quan trọng là Quốc Phòng, Nội Vụ và Biên Giới. Quân đội chiếm một phần tư số đại biểu Quốc Hội, cộng với quyền đảo chính hợp pháp nếu sự đoàn kết quốc gia bị đe dọa. Thế nên sự tinh tế ngoại giao phải đặt lên hàng đầu.
Trước tiên, chuyến tông du được quyết định cách đây hai năm, rất lâu trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng Rohingya. Tiếp đến, vì Tòa Thánh, dựa theo các thông tin của giáo hội địa phương, quan ngại trước xu hướng Hồi giáo bạo động. Và cuối cùng, các nhà ngoại giao Vatican cũng như Đức giáo hoàng đều biết rằng giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, bị chỉ trích dữ dội do sự im lặng trước thảm kịch Rohingya, có vị thế rất mong manh. Nếu bà bị gạt khỏi chính phủ, giới quân sự sẵn sàng nắm lấy mọi quyền lực. Điều quan trọng với Vatican là một sự chuyển đổi dần dà sang dân chủ tại Miến Điện.
Bóng dáng Bắc Kinh phía sau cuộc xung đột Rohingya
La Croix dẫn lời ông Greg Burke, phụ trách báo chí ở Tòa Thánh : ” Còn hơn một chuyến tông du, đây là cả một cuộc phiêu lưu ! “. Cha Bernado Cervellera, giám đốc hãng tin AsiaNews của Ý nhận xét, cuộc tiếp xúc chiều thứ Tư tới giữa Đức giáo hoàng và các nhà sư Phật giáo là rất quan trọng. ” Cách đây mười năm, chính các nhà sư đã khởi đầu những cuộc tuần hành vì dân chủ. Nhưng từ vài năm qua, giới quân sự đã đưa người vào các thiền viện để kích động chủ nghĩa dân tộc “.
Trong chuyến tông du châu Á lần này, Đức giáo hoàng Phanxicô muốn xúc tiến đối thoại với người Phật giáo ở Miến Điện, người Hồi giáo ở Bangladesh và cả Ấn giáo. Một chuyến thăm Ấn Độ tương lai đang vấp phải trở lực : những tuyên bố dân tộc chủ nghĩa và chống Công giáo của đảng cầm quyền ở New Delhi. Như vậy, từ hai nước nhỏ (giáo hội Công giáo chỉ chiếm 0,24% ở Bangladesh và 1,27% tại Miến Điện), Đức giáo hoàng muốn nhắn gởi đến hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ (tổng cộng 2,7 tỉ dân). Theo ông Greg Burke, ” đây sẽ là chuyến tông du thú vị nhất của ngài về mặt ngoại giao “.
Vương quốc tí hon Bhutan chênh vênh giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Cũng về châu Á, trang địa chính trị của Le Monde đăng bài phóng sự ” Bhutan, chênh vênh giữa Ấn Độ và Trung Quốc “. Nhờ có sự bảo trợ của Ấn Độ, vương quốc nhỏ bé này giữ được chủ quyền trong nhiều thập niên, không giao du với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Nhưng ngày nay, New Delhi lo ngại khi Bắc Kinh đang xích lại gần với Bhutan, thành lũy cuối cùng trước ảnh hưởng Trung Quốc tại tiểu lục địa Ấn Độ.
Khi Bắc Kinh tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dự án ” Một vành đai, một con đường “ (OBOR – One Belt, One Road), Bhutan là quốc gia duy nhất ở Nam Á, không kể Ấn Độ, không gởi đến đại diện nào. Hàng tỉ nhân dân tệ đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á và xa hơn nữa, nhưng không vào được vương quốc 700.000 dân nằm kẹt giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trên dãy Himalaya.
Làm thế nào một đất nước thuộc loại kém phát triển nhất lại có thể làm ngơ trước nền kinh tế thứ nhì thế giới, có chung 240km đường biên giới ? Theo Le Monde, Ấn Độ, nước đầu tiên công nhận Bhutan năm 1958, có thể đã cứu vương quốc nhỏ bé này ra khỏi móng vuốt của Bắc Kinh.
Năm 1950, Giải phóng quân Trung Quốc đã tràn sang Tây Tạng, và rất có thể tiến chiếm Bhutan ; nhưng năm 1959, sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Nehru, Bhutan đóng cửa biên giới với Tây Tạng và xích lại gần hơn với New Delhi. Ba năm sau, quân đội Ấn Độ sang đóng tại bình nguyên Haa của Bhutan, về mặt chính thức là nhằm huấn luyện quân đội nước này. Cùng năm 1962, Ấn Độ thua trận trước Trung Quốc, và Bắc Kinh chiếm lấy Aksai Chin ở tây bắc bình nguyên Tây Tạng. Tại Haa, quân đội Ấn nay sẵn sàng can thiệp khi có xung đột.
Trung Quốc đang từng bước sử dụng quyền lực mềm để tranh giành ảnh hưởng, chẳng hạn mời các nhà thương thuyết biên giới của Bhutan cùng với gia đình sang hành hương Phật giáo ở bất kỳ địa phương nào họ muốn. Bhutan nhỏ bé đang phải ” đi dây “ giữa hai cường quốc châu Á láng giềng, nếu nghiêng về bên nào cũng có nguy cơ đánh mất chủ quyền lâu nay có được. Hồi năm 2012, thủ tướng Bhutan Jigmi Thinley chỉ bắt tay ông Ôn Gia Bảo, mà sau đó Ấn Độ đã hủy trợ cấp xăng dầu, và vài tuần sau ông Thinley thất cử.
Angela Merkel, nước Đức và tương lai châu Âu
Nhìn sang châu Âu, cây bút Dominique Moisi giải thích trên nhật báo Les Echos ” Vì sao bà Angela Merkel phải tiếp tục là người đứng đầu nước Đức “. Theo tác giả, tuy vị thế thủ tướng Đức có yếu đi do thất bại trong việc lập liên minh cầm quyền, nhưng bà Merkel vẫn phải là lãnh đạo nước Đức, vì tương lai châu Âu chịu ảnh hưởng lớn vào điều này.
Lần đầu tiên kể từ khi thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, nước Đức mới bị một cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng thấy. Việc các đảng chính trị không thỏa thuận được để lập chính phủ liên minh, tuy là điều bình thường với các láng giềng châu Âu, nhưng trường hợp nước Đức thì khác hẳn. Ít nhất là do ba nguyên nhân : vị thế của Đức tại châu Âu, vai trò của bà Angela Merkel, và vấn đề lịch sử.
Theo tác giả, thất bại của bà Merkel là bài học cho việc đặt đạo đức lên trên chính trị. Khi mở cửa nước Đức cho một triệu di dân Hồi giáo, bà Angela Merkel đã tự đóng lại cánh cửa cho nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư. Chỉ có một nhân vật có thể cứu vãn được tình thế, đó là tổng thống Stenmeier, tuy lâu nay chỉ đóng vai trò tượng trưng, nay lại mang ý nghĩa chính trị to lớn.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cột trụ cho sự ổn định của mô hình dân chủ, trong thời buổi Brexit và Trump, cần phải đứng vững, vì một châu Âu tốt đẹp hơn. Người Đức có thể dửng dưng với số phận của Angela Merkel, nhưng các nước châu Âu thì không thể.
Iran mở rộng ảnh hưởng tận Đại Tây Dương
Còn tại Trung Đông, Le Figaro cho biết ” Iran áp đặt sự tăng trưởng của phe Shia “. Thông qua các lực lượng dân quân Shia, Teheran đã thiết lập được vùng ảnh hưởng kéo dài đến tận Đại Tây Dương.
Tờ báo cho rằng có một ” trước và sau Abu Kamal “. Thành phố cuối cùng của Syria nằm trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) dọc theo dòng sông Euphrate chạy dài theo biên giới Irak, vào giữa tháng 11 đã được quân của Assad tái chiếm cùng với các đồng minh Vệ binh Cách mạng Iran, dân quân Shia của Liban và Irak. Lần đầu tiên kể từ khi Cộng hòa Hồi giáo Iran được thành lập năm 1979, đã hình thành được một hành lang nối liền Teheran với Bagdad, Damas và Beyrouth. Dân quân Kurdistan, đồng minh Mỹ ở miền bắc Syria đã cố chận bước nhưng không thành công.
Tuy là thiểu số đối với Hồi giáo thế giới nhưng chiếm đa số ở Irak, người Shia đã nắm lại quyền từ sau cuộc chiến do ông Bush tiến hành, và người kế nhiệm Obama từ chối hỗ trợ quân nổi dậy Sunni vốn cố gắng lật đổ Assad từ năm 2011. Trong cuộc chiến tại các nhà nước yếu kém này, mô hình Iran tỏ ra rất hiệu quả, dựa trên lực lượng dân quân đôi khi còn mạnh hơn quân đội chính quy. Teheran dệt nên một mạng lưới chân rết địa phương, nên có thể kiểm soát mà không cần đổ quân ồ ạt tại thực địa.
Trong bài xã luận mang tên ” Trò chơi lớn phương Đông “, Le Figaro nhận định phương Tây hầu như đã để mặc cho Iran tự do hành động ở Syria. Bên cạnh trục Iran-Irak-Syria, quân Hezbollah tung hoành ở Liban và tại Yemen, quân nổi dậy Houthi thách thức Riyad. Teheran theo hệ phái Shia có hẳn một dây chuyền vừa mang tính tôn giáo, vừa quân sự và chính trị để ra mệnh lệnh. Ngược lại hệ phái Sunni thì tản mác như rắn không đầu. Trong bối cảnh đó, nước Pháp tìm kiếm một giải pháp dung hòa, và vụ đưa thủ tướng Liban Saad Hariri ra khỏi Ả Rập Xê Út là một bước khởi đầu, để tránh cho Liban không bị rơi vào vòng xoáy.
Tàu ngầm Achentina mất tích do quân đội kém trang bị ?
Về số phận chiếc tàu ngầm San Juan của Achentina mất tích cùng với 44 thủy thủ, Les Echos cho biết ngân sách èo uột của quân đội được cho là thủ phạm.
Chỉ chiếm có % tổng sản phẩm nội địa, ngân sách quốc phòng Achentina ngày càng chiếm vị trí hết sức khiêm tốn. Nỗi ám ảnh do thời kỳ độc tài quân sự (1976-1983) để lại với 30.000 người mất tích, và những thiệt hại trong cuộc chiến Malouines (1982) với Anh quốc, đã khiến Achentina tiến hành giải trừ quân bị từ thập niên 90. Hiện nay, trên 80% ngân sách của quân đội được dùng để trả lương và lương hưu, chỉ có gần 5% để mua trang thiết bị.
Tờ báo La Nación có được nhiều báo cáo nội bộ, hôm Chủ Nhật 26/11 tiết lộ có những bất thường trong việc mua bình điện cho tàu ngầm đã được cảnh báo. Giáo sư Sergio Eissa, trường đại học Buenos Aires nhận định : ” Sự kiện vừa qua không có gì bất ngờ, mà điều đáng ngạc nhiên là sao không xảy ra sớm hơn “. Theo ông : ” Achentina đang đối mặt với nghịch lý : làm thế nào một quốc gia có thể có sức nặng trên trường quốc tế nếu không có được một quân đội xứng tầm ? “
Cho đến nay, chính phủ vẫn từ chối nhìn nhận cái chết của thủy thủ đoàn chiếc San Juan, và mở rộng tìm kiếm. Hiện đã có 4.000 người tham gia với sự hỗ trợ của 12 quốc gia. Nữ dân biểu Elisa Carrió thuộc liên minh trung hữu cầm quyền thẳng thắn : ” Tôi xin nói điều mà chính quyền không thể nói : tất cả chắc đều đã chết “.
Thuốc ung thư, bạo hành phụ nữ, Trung Đông, Rohingya : Tựa chính báo Pháp
Đề tài chính của nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay tập trung cho ” Y tế : Quỹ an sinh tấn công vào giá trị phát minh “. Giúp cho một lượng bệnh nhân ngày càng lớn có được thuốc trị ung thư mới mà không bị thâm hụt quá nhiều, đó là mục tiêu của Quỹ an sinh xã hội Pháp. Sau sáu tháng thương lượng, cơ quan này đã đạt được thỏa thuận về giá cả hai loại thuốc mới, tuy hiệu quả nhưng rất đắt tiền, hy vọng kềm được số chi khoảng 600 triệu euro một năm cho hai dược phẩm mới này.
Cũng trên lãnh vực xã hội, Libération quan tâm đến ” Trẻ em nghèo, trường học ở tuyến đầu “. Trước cảnh nghèo khổ của một số học sinh, các thầy cô giáo cố gắng giúp đỡ các em chỗ ở, thức ăn…
Le Figaro nhìn sang vùng Trung Đông, chạy tựa trang nhất : ” Liban, Syria, Irak : Iran đã mở rộng tầm ảnh hưởng như thế nào “. Iran đã trở thành một cường quốc khu vực mà ảnh hưởng trải dài từ biên giới Afghanistan cho đến Đại Tây Dương. Sự đối địch với Ả Rập Xê Út làm khu vực Trung Đông thêm rạn nứt.
La Croix ” Đến với người Rohingya, dân tộc vô tổ quốc “. Nhân sự kiện Đức giáo hoàng Phanxicô đến Miến Điện sáng nay, nhật báo công giáo đăng bài phóng sự về sắc dân thiểu số mà số phận đang được quốc tế quan ngại.
Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Và Di Chứng Của Miến Điện trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!