Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn Cách Xin Visa Schengen, Visa Châu Âu 2022 Từ A mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mách bạn kinh nghiệm xin visa Schengen 2019 từ A – Z
Visa Schengen, visa Châu Âu là gì?
Visa Schengen (Visa Châu Âu) là visa dành riêng cho các quốc gia thuộc khối hiệp ước chung Schengen. Sở hữu tấm visa này, du khách có thể di chuyển tự do qua 26 quốc gia Châu Âu. Các nước Schengen bao gồm: Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Slovenia, Latvia, Litva, Estonia, Malta, Iceland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein.
Visa Schengen giúp du khách di chuyển tự do tại 26 quốc gia
Visa khối Schengen hiện nay có 3 loại:
Nhập cảnh 1 lần ( Single Entry)
Nhập ảnh 2 lần ( Double Entry)
Nhập cảnh nhiều lần ( Multiple Entry)
Nộp hồ sơ xin visa Schengen tại đâu?
Quý khách cần nộp hồ sơ xin visa Schengen tại cơ quan ngoại giao của nước mà quý khách dự định đến hoặc sẽ lưu lại lâu nhất trong khối Schengen. Nếu thời gian lưu lại giữa các nước này là như nhau thì phải nộp hồ sơ xin visa tại nước Schengen đầu tiên mà quý khách dự định đến.
Trường hợp quý khách muốn xin visa du lịch Châu Âu thì chỉ có Pháp, Italia, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận visa du lịch cho các du khách có quốc tịch Việt Nam. Đối với các quốc gia còn lại, quý khách cần có giấy mời của người bảo lãnh bởi phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam.
Hướng dẫn thủ tục xin visa Schengen
Bước 1: Đặt lịch hẹn (bắt buộc)
Để đi nộp hồ sơ xin visa, quý khách cần phải đặt lịch hẹn trước. Việc đặt lịch có thể đặt trực tiếp qua gọi điện hoặc làm online. Hiện nay, LSQ Pháp không tiếp nhận hồ sơ xin visa dạng du lịch hay thăm thân nên nếu muốn, quý khách sẽ nộp tại Agency tiếp nhận hồ sơ của LSQ là trung tâm TLS:
– Địa chỉ TLScontact ở Hà Nội: Tòa nhà Capital Tower, Tầng 17, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662
– Địa chỉ TLScontact ở Saigon: Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662
Cách đặt lịch hẹn online:
– Vào link: https://fr.tlscontact.com/vn/, chọn nơi nộp hồ sơ.
– Đăng ký và kích hoạt tài khoản.
– Làm theo hướng dẫn.
– Sau khi hoàn tất, in giấy xác nhận lịch hẹn ra giấy và đem theo khi đến nộp hồ sơ.
Lưu ý: Địa điểm nộp hồ sơ xin visa của Pháp phụ thuộc vào địa điểm quý khách làm hộ chiếu. Nếu quý khách làm hộ chiếu ở Hà Nội mà lại đang sống ở Sài Gòn thì phải bay ra Hà Nội làm hồ sơ.
Để xin visa Schengen không hề dễ dàng
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cần thiết
Bước 3: Nộp hồ sơ
– Quý khách cần đến nộp hồ sơ đúng giờ như trong lịch hẹn.
– Đem theo toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của phía LSQ, kể cả giấy xác nhận lịch hẹn. Quý khách nên mang hết cả bản chính đi để nhân viên LSQ đối chiếu, sau đó họ sẽ trả lại, chỉ giữ passport và sẽ trả lại bạn khi cấp visa.
– Khi đi nộp hồ sơ, hình trên visa sẽ được chụp trực tiếp tại TLS, nên quý khách cần ăn mặc chỉn chu.
– Nếu hồ sơ được nhận, chi phí làm visa sẽ là 60 Euro phí thị thực + 29 Euro phí dịch vụ của TLS. Quý khách có thể trả bằng tiền Việt, tỉ giá theo ngày hôm nộp hồ sơ.
Bước 4: Chờ để nhận lại passport
– Hồ sơ của mọi người sẽ được Lãnh sự Pháp xét duyệt. Nếu có nghi vấn hoặc cần thêm thông tin, Lãnh sự quán có thể yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ hoặc tham dự phỏng vấn. Trong trường hợp này, quý khách không cần quá lo lắng vì sẽ được email đầy đủ thông tin hướng dẫn.
– Khi phỏng vấn, thường sẽ có 1 người Việt và 1 người Pháp hỏi để xác minh thông tin, quý khách chỉ cần trả lời tự tin, thể hiện được mong muốn đi du lịch của mình và đảm bảo không làm gì hại đến đất nước của họ là có thể qua dễ dàng.
Hồ sơ xin visa Schengen gồm những gì ?
Những lý do phổ biến nhất khi xin visa Schengen hay xin visa Châu Âu là: Thăm thân nhân, du lịch, công tác. Tùy vào mục đích chuyến đi mà quy khách sẽ được yêu cầu cung cấp những giấy tờ tương ứng như:
Với trẻ em dưới 18 tuổi thì cần bổ sung thêm các giấy tờ sau :
Giấy cho phép do cha và mẹ viết và kí tên.
Bản sao hộ chiếu của cha và mẹ (hoặc giấy tùy thân khác có ảnh).
Giấy tờ chứng minh mối liên hệ gia đình.
Thời gian cấp visa là bao lâu?
Thông thường, thời gian để làm visa Schengen là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ của quý khách cần phải xác minh thêm. Trong một số trường hợp đặc biệt, thời gian xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng. Để đảm bảo cho việc khởi hành đúng lịch trình, quý khách nên nộp hồ sơ sớm.
Châu Âu xinh đẹp luôn chờ bạn tới khám phá
Phí xin visa Schengen là bao nhiêu ?
Khi nộp hồ sơ, quý khách cần đóng một số tiền để hỗ trợ cho phí quản lý. Phí này sẽ không được hoàn lại khi visa bị từ chối. Các nước thuộc khối Schengen đã đưa ra thỏa thuận về mức phí này. Theo quy định, quý khách sẽ đóng phí bằng tiền của nước mình. Trong một số trường hợp ngoại lệ, quý khách cũng có thể trả bằng ngoại tệ nếu không thể đổi tiền được.
Các từ khóa được tìm kiếm nhiều: visa Schengen, visa Chau Au, làm visa đi châu âu
Kinh Nghiệm Xin Visa Schengen, Visa Châu Âu Nhanh Chóng
Để việc xin visa châu Âu, Mỹ, Australia trở nên đơn giản và nhanh chóng, bạn nên lưu ý cách tìm kiếm thông tin, thứ tự sắp xếp hồ sơ, cách viết hồ sơ, cách trả lời phỏng vấn…
Tìm kiếm thông tin hướng dẫn
Việc đầu tiên bạn nên làm là tìm kiếm thông tin cơ bản tại website chính thức của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước sở tại. Các thủ tục hồ sơ yêu cầu được cung cấp và hướng dẫn đầy đủ ngay trong chuyên mục “Visa/Thị thực”. Bạn cũng có thể gọi điện để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên viên bộ phận thị thực. Tuy nhiên, tại một số website của đại sứ quán, bạn không thể tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt, nhất là những hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng đương đơn, từng trường hợp cụ thể hoặc đơn giản chỉ là một số loại giấy tờ để xác định mục đích chuyến đi của bạn.
Do đó, việc tìm đến một số đơn vị thực hiện vai trò hỗ trợ thủ tục nhập cư, di dân là việc nên làm. Theo đó, bạn có thể tìm đến những công ty Visa có uy tín và kinh nghiệm về lĩnh vực visa nhờ tư vấn và thực hiện dịch vụ. Các công ty này có thể tư vấn và chuẩn bị hồ sơ giúp bạn, phân tích điểm mạnh và yếu của từng hồ sơ, hỗ trợ bổ sung giấy tờ, nhất là trong trường hợp đi công tác khẩn cấp hoặc chuyến du lịch cận kề mà một số lý do nào đó làm cho việc xin visa bị trễ lại.
Kinh nghiệm chuẩn bị, nộp hồ sơ và quá trình phỏng vấn
Khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực tại các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán, hầu hết đương đơn phải có mặt để thực hiện các bước phỏng vấn, chụp ảnh, lấy dấu vân tay… Việc chuẩn bị hồ sơ mang đến trong buổi phỏng vấn rất quan trọng. Nếu sắp xếp đúng hồ sơ theo hướng dẫn, bạn sẽ tránh được rủi ro phải xếp hàng lại vì một số sứ quán quy định chặt chẽ về việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu nào trước, tài liệu nào sau.
Ngay cả đối với một số sứ quán không yêu cầu cụ thể về việc sắp xếp hồ sơ, bạn vẫn nên chuẩn bị hồ sơ cẩn thận. Thông thường, thứ tự sắp xếp sẽ là:
Hộ chiếu kẹp ngoài tờ khai.
Một số giấy tờ chứng minh nghề nghiệp (Đăng ký kinh doanh, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm…)
Giấy, thư mời hoặc giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi của bạn.
Giấy tờ chứng minh tài chính (nếu bắt buộc do quy định của mỗi sứ quán là khác nhau và tùy từng mục đích chuyến đi mà chứng minh tài chính khác nhau).
Giấy tờ về hôn nhân gia đình.
Sau đó mới là các giấy tờ khác (nếu có).
Trường hợp bạn đi theo đoàn thì việc sắp xếp một hồ sơ chỉn chu cũng đòi hỏi người đại diện nộp phải có kinh nghiệm, từ hồ sơ chung đến hồ sơ riêng của từng thành viên trong đoàn (ai trưởng đoàn, ai hồ sơ mạnh nhất…).
Cách trả lời phỏng vấn
Đầu tiên bạn nên nắm chắc toàn bộ thông tin về chuyến đi như: đi làm gì, bao nhiêu ngày, đi với ai, ai chi trả cho chuyến đi… Những thông tin cơ bản này bạn chỉ cần nắm được và trả lời chính xác thì việc phỏng vấn coi như thành công. Tuy nhiên, kết quả không phụ thuộc vào mỗi việc phỏng vấn mà còn phụ thuộc vào yếu tố nhân thân và việc chuẩn bị hồ sơ như tư vấn ở trên.
Cách khai hồ sơ
Trong trường hợp du khách có mục đích du lịch kết hợp công tác hoặc thăm thân thì việc xin cấp thị thực phải được khai đầy đủ trong đơn xin cấp thị thực, càng sáng tỏ bao nhiêu thì việc được cấp thị thực càng thuận lợi hơn bấy nhiêu. Nếu mục tiêu chính chuyến đi của bạn là đi công tác thì nên khai công tác. Nếu đi thăm thân dài ngày thì theo dạng hồ sơ thăm thân. Trong trường hợp du lịch kết hợp thăm thân ngắn ngày, nên xin thị thực dưới dạng du lịch.
Việc khai không đúng sự thật trong hồ sơ và trả lời không khớp với nội dung hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến kết quả visa của bạn.
Các công ty dịch vụ Visa chuyên nghiệp có thể tư vấn và hỗ trợ bạn từ bước đầu đến khi bạn kết thúc việc phỏng vấn và chờ đợi kết quả. Tuy nhiên, kết quả visa không được quyết định bởi công ty lữ hành. Các đơn vị này chỉ giải quyết giúp bạn những thủ tục ban đầu cẩn thận và đầy đủ nhất cho từng trường hợp cụ thể, phân tích hồ sơ chuyên nghiệp, truyền đạt những kinh nghiệm trong phỏng vấn. Du khách nên chọn công ty du lịch uy tín, nhiều kinh nghiệm trong việc xin thị thực.
(Theo:dulich.vnexpress.net)
TONKIN rất hân hạnh được phục vụ. Quý khách hàng cần tư vấn trực tiếp hoặc trợ giúp làm hồ sơ, khai form xin visa nhanh chóng thuận tiện xin vui lòng liên hệ Hotline: 04.3927-5660
Bảo Hiểm Du Lịch Châu Âu Xin Visa Schengen 2022
Bảo hiểm du lịch Châu Âu xin visa Schengen khi đi đu lịch, công tác hay thăm thân có thể bạn phải đối mặt với những rủi ro ốm đau, bệnh tật và những thiệt hại như mất hành lý, chuyến bay bị trễ chúng tôi do vậy việc tham gia bảo hiểm du lịch quốc tế là điều cần thiết cho du khách Việt Nam trước khi chuyến đi
Nếu như việc xin visa tại các quốc gia Châu Âu, việc mua bảo hiểm du lịch có thể được khuyến cáo tham gia trước chuyến đi, thì các quốc gia thuộc khối schengen quy định này là bắt buộc
BẢO HIÊM DU LỊCH CHÂU ÂU XIN VISA SCHENGEN 2019
Tuân thủ theo Nghị định (EC) No 810/2009 của nghị viện Châu Âu ban hành ngày 13/07/2009 và có hiệu lựa thi hành vào ngày 05.04.2010 đã quy định như sau:
“… Applicants for a uniform visa for one or two entries shall prove that they are in possession of adequate and valid travel medical insurance to cover any expenses which might arise in connection with repatriation for medical reasons, urgent medical attention and/or emergency hospital treatment or death, during their stay(s) on the territory of the Member States. The insurance shall be valid throughout the territory of the Schengen Area Member States and cover the entire period of the person’s intended stay or transit. The minimum coverage shall be EUR 30,000″ (…)
Ngoài các khoản chi phí y tế, bảo hiểm du lịch còn được sử dụng để bồi thường các khoản tổn thất khác nhau trong chuyến đi. Những sự kiện bất ngờ như hành lý bị mất, hủy chuyến bay vào phút chót, hãng du lịch hoặc phá sản chỗ ở chắc chắn sẽ hủy hoại chuyến đi . Vì vậy, đơn bảo hiểm du lịch được thiết kế để cung cấp quyền lợi bảo hiểm hủy bỏ bằng cách hoàn lại toàn bộ hoặc một phần tiền tour.
Cho dù bạn đi du lịch trong một khoảng thời gian ngắn, đơn bảo hiểm du lịch sẽ phù hợp và bao gồm số ngày chính xác của những ngày ở lãnh thổ quốc tế ( thời gian nhập cảnh – xuất cảnh).
Ai phải mua bảo hiểm du lịch xin visa schengen ?
Bất cứ ai đi du lịch tạm thời đến châu Âu từ một quốc gia phải tuân theo các yêu cầu về thị thực, có thể là khách du lịch cá nhân hoặc khách đoàn, du khách hoặc khách doanh nhân.
Công ty nào bán bảo hiểm du lịch Châu Âu xin visa schengen
Hơn 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam có thể cung cấp các đơn bảo hiểm du lịch quốc tế để xin visa schengen. Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý một số đơn bảo hiểm được cấp ra mà không sử dụng các công ty cứu trợ toàn cầu – ví dụ SOS, IPA… thì khi xảy ra tổn thất ở nước ngoài, du khách hoàn toàn không có sự trợ giúp hay hỗ trợ nào.
Khách hàng có thể lựa chọn giải pháp mua bảo hiểm du lịch trực tuyến từ một số nhà cung cấp như AIG, Eroscare hay Chubb để có thể nhanh chóng nhận được đơn bảo hiểm gửi qua email và dịch vụ hỗ trợ tức thì.
Kinh nghiệm bảo hiểm du lịch xin visa châu âu
Như đã nói ở trên, trước khi mua bảo hiểm du lịch khác cho chuyến đi sắp tới của bạn tới châu Âu hãy chắc chắn rằng bạn đơn bảo hiểm du lịch quốc tế có sử dụng một công ty trợ giúp y tế khẩn cấp.
Tùy thuộc vào điểm đến du lịch, nguy cơ bệnh tật thay đổi theo sự thay đổi về khí hậu hoặc môi trường sống tự nhiên. Nó rất khuyến khích cho những người có các chứng bệnh có sẵn như dị ứng, ví dụ, mang theo hồ sơ y tế của họ từ bác sĩ cá nhân của họ mô tả các điều kiện và các loại thuốc kê để duy trì nó. Trong trường hợp một người bị bệnh mãn tính, cần mang theo các loại thuốc quy định với số tiền cần thiết cho những ngày dành cho lĩnh vực quốc tế.
Quyền lợi bảo hiểm du lịch
Thông thường đơn bảo hiểm du lịch quốc tế sẽ có những quyền lợi bảo hiểm như sau:
Tai nạn cá nhân hoặc tử vong trên toàn cầu
Bảo hiểm chi phí y tế
Hỗ trợ 24 giờ thông qua Đường dây nóng Hỗ trợ
Di chuyển y tế khẩn cấp
Hủy chuyến đi
Trì hoãn chuyến bay
Hành lý đến chậm
Mất giấy tờ thông hành
Trách nhiệm cá nhân và chi phí pháp lý
Những điểm loại trừ bảo hiểm du lịch quốc tế
Thông thường đối với các đơn bảo hiểm, người được bảo hiểm luôn phải ý thức rằng không phải mọi rủi ro xảy ra trong chuyến đi sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Đấy gọi lài điểm loại trừ bảo hiểm. Và đây là một số điểm loại trừ
– Bệnh đặc biệt, bệnh có sẵn
– Rủi ro khi tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm
– điểm đến là các quốc gia có nguy cơ rủi ro cao
Cần yêu cầu tư vấn mua bảo hiểm du lịch Châu Âu xin visa Schengen
Cần tư vấn và hỗ trợ mua bảo hiểm du lịch châu âu với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt thành.
#baohiemdulichchauau
Kinh Nghiệm Xin Visa Schengen Du Lịch Châu Âu Tự Túc
Hãy khởi động chuyến hành trình du lịch châu Âu của mình bằng một việc đau đầu và vất vả nhất: xin visa Schengen.
Trước chuyến đi có lẽ vấn đề Visa châu Âu là vấn đề mà khiến tôi nản lòng nhất, không chỉ vất vả mà còn rất nhiều các điều kiện khó khăn mà khối Schengen đặt ra, và nhất là tâm lý hoang mang khi lên các diễn đàn về Phượt đều có một số trường hợp khó hiểu như việc có hồ sơ ngon lành và hoàn hảo mà vẫn trượt visa như thường.
Rất may là động lực bước chân lên mảnh đất châu Âu quá lớn, thôi thúc tôi cố gắng và đã thành công. Ở đây tôi nói rõ về mục đích xin visa của tôi là đi du lịch tự túc một mình, thời gian chuyến đi tầm 1 tháng, và cũng tự xin visa mà không phải qua môi giới.
Visa Schengen là visa cho phép bạn được nhập cảnh vào 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen. Những nước này bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu).
Điều kiện tiên quyết để xin được Visa Schengen
Xin Visa cũng giống như khi tôi muốn sang thăm nhà một người nào đó vậy, họ sẽ chỉ cho tôi vào nhà khi họ thực sự tin tưởng tôi. Do đó ở đây, hồ sơ xin visa của chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
– Đảm bảo các thông tin trung thực, có mục đích rõ ràng, không có các yếu tố lập lờ thiếu minh bạch. – Đảm bảo điều kiện về tài chính để có thể sống và chi tiêu trong khối trong suốt quá trình lưu trú. – Chứng minh được mình đủ nhận thức và văn minh để không làm thiệt hại về lợi ích của đất nước và con người họ, đảm bảo không trốn ở lại sau khi hết hạn visa.
Hoàn thiện hồ sơ Visa
Đầu tiên bạn phải xác định Lãnh sự quán mà mình định xin Visa. Để xin visa một nước trong khối Schengen thì bạn phải thoả mãn 1 trong 2 tiêu chí sau:
Phải là nước mà bạn đặt chân lên đầu tiên
Hoặc đó là nước mà bạn dự định ở lại lâu nhất trong hành trình du lịch châu Âu của mình.
Trường hợp xin visa du lịch châu Âu của tôi là: Du lịch tự túc, đi một mình và không có người thân bên nước tôi xin visa mời, thời gian chuyến đi tầm 1 tháng. Nguyên tắc của hồ sơ xin visa là ngôn ngữ đều phải bằng tiếng Anh, nếu giấy tờ nào tiếng Việt các bạn cần phải dịch sang tiếng Anh.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm (khá nhiều):
Giấy tờ về thông tin cá nhân
1. Visa application form – Download từ trang chủ của LSQ Pháp tại Việt Nam và điền vào đó. 2. Ảnh (3.5×5.5) 3. Passport (Original, Copy) còn thời hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản photocopie tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có). 4. Chứng minh thư nhân dân (Copy) 5. Sổ hộ khẩu (dịch thuật và công chứng tiếng Anh)
Giấy tờ chứng minh tài chính
6. Xác nhận ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm. Bạn nên có một sổ tiết kiệm giá trị tầm 100-200tr, và đã gửi được từ 3 tháng trở lên. 7. Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng (xác nhận của ngân hàng, hoặc bạn có thể in các mail báo nợ hàng tháng cũng được). 8. Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng (đây là tài khoản trả lương để chứng minh thu nhập từ lương hàng tháng của bạn), có xác nhận từ ngân hàng.
Giấy tờ chứng minh công việc
9. Hợp đồng lao động, giấy đăng ký kinh doanh (bản copy), đơn xin nghỉ phép được chấp nhận của công ty đang làm việc (nếu là sinh viên bạn cần có xác nhận của trường đang học) và phiếu lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận của công ty). Nếu bạn có công ty riêng các bạn cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty mình, và các tờ kê khai thuế của công ty hàng tháng.
Giấy tờ cho chuyến đi
10. Chứng nhận bảo hiểm du lịch: hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp loại bảo hiểm này, bạn có thể mua ở đâu cũng được. Thường thì phí bảo hiểm cho 1 chuyến du lịch châu Âu trong vòng 1 tháng là khoảng 500.000đ, và bạn sẽ được hoàn khoảng 90% số tiền phí này nếu bạn trượt visa, bạn nên hỏi trước nhân viên tư vấn bảo hiểm. Mình thì mua của BIC (BIDV) có thể mua online hoặc đến trực tiếp văn phòng ở Vincom Hà Nội, lấy rất nhanh gọn chỉ mất tầm 30′.
11. Bản in vé máy bay điện tử, xác nhận đặt phòng cho toàn bộ nơi ở trong suốt cuộc hành trình. Để đảm bảo độ tin cậy, với vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Paris các bạn đặt ở chế độ thanh toán sau (của Vietnam Airlines), còn đặt phòng các bạn đặt chi tiết cho từng thành phố mà mình đến và nghỉ lại phù hợp với lịch trình gửi trong hồ sơ.
Bạn cũng nên lựa chọn những dịch vụ đặt phòng trực tuyến để đưa vào hồ sơ như chúng tôi Hostelworld hay Agoda, những booking này sẽ hay hơn là các dịch vụ share phòng như AirBnb hay Couchsurfing. Các booking này các bạn đặt những khách sạn cho phép huỷ free trước 1,2 hôm sử dụng dịch vụ, để khi có được visa Schengen rồi mình sẽ huỷ đi và đặt lại cho chính xác và thực tế hơn.
13. Thư bày tỏ (letter of expression) – đây là một bức thư bằng tiếng Anh để tôi bày tỏ mong muốn của tôi được đi du lịch châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của nước sở tại.
Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ toàn bộ hồ sơ như trên, bạn cần gọi điện trước cho LSQ để đặt lịch hẹn. Bạn vào website LSQ của nước mà muốn nộp visa để tìm số điện thoại, sau đó yêu cầu đặt lịch hẹn với nhân viên tư vấn. Bạn nào cần visa gấp thì nên lưu ý vì số lượng lịch hẹn khá đông, nên thường họ sẽ hẹn mình lên nộp hồ sơ phải sau 3-4 ngày mình gọi đặt lịch với họ.
Đến ngày hẹn bạn lên LSQ để nộp hồ sơ, bảo vệ sẽ giữ lại CMND và đưa số thứ tự cho bạn. Bạn vào trong ngồi chờ đến lượt, sẽ có 2 ô tiếp hồ sơ, một bên là nhân viên người Việt, một bên là người Pháp. tôi nhận thấy là nộp hồ sơ bên ô nhân viên người Pháp có vẻ ‘dễ chịu’ hơn. Các bạn nhớ chuẩn bị trang phục và đầu tóc gọn gàng vì lúc này LSQ sẽ yêu cầu chụp ảnh, và ảnh này sẽ được dán lên tờ visa được cấp cho bạn sau đó. Sau khi nhận hồ sơ, họ sẽ đưa cho bạn một cái giấy hẹn và đến ngày đó lên lấy visa (nếu pass) và passport. Thường trên giấy hẹn sẽ là sau 15 ngày, nhưng sau từ 3-7 ngày, bạn nên chủ động đến LSQ hỏi kết quả visa của mình, vì họ có thể cấp rất nhanh mà mình không biết.
Như trường hợp của tôi thì LSQ Pháp họ không yêu cầu phỏng vấn, nhưng theo tìm hiểu thì việc phỏng vấn ở những LSQ khác cũng khá đơn giản thôi, thường sẽ có 1 người Việt và 1 người Pháp hỏi, và câu hỏi cũng đơn giản (nếu hồ sơ của bạn khá đầy đủ rồi họ chỉ hỏi thêm để xác minh thông tin thôi). Các bạn chỉ cần trả lời tự tin, và thể hiện được khát khao đi du lịch của mình, đồng thời đảm bảo không làm điều gì phương hại đến lợi ích của đất nước họ, thì cũng dễ dàng qua thôi.
Thực ra thì khi các bạn chuẩn bị được đầy đủ các loại hồ sơ như trên, các bạn sẽ đảm bảo được 99% là pass visa rồi, kể cả khi các bạn không cần phải nộp đầy đủ như trên vẫn qua. Tuy vậy tôi vẫn thấy có một số trường hợp cá biệt hồ sơ còn đẹp hơn tôi, vẫn không nhận được visa Schengen, lý do ở đây là gì? Câu trả lời vẫn là việc quay lại 3 điều kiện tiên quyết tôi đã đề cập ở trên thôi.
1. Hồ sơ minh bạch:
Một số trường hợp các bạn thiếu giấy tờ, các bạn chế hồ sơ, khi nhân viên LSQ xác minh thấy gian dối tất nhiên họ sẽ loại hồ sơ. Chế hồ sơ có thể như việc khai gian nghề nghiệp, làm hợp đồng lao động giả hoặc giấy nghỉ phép giả. Việc xác minh là hãn hữu, tuy nhiên nghiệp vụ của LSQ là rất tốt, họ sẽ thực hiện nếu thấy có nghi vấn.
2. Điều kiện tài chính:
Có lẽ ai có ý định đi châu Âu đều đã có kế hoạch tài chính rõ ràng, tuy vậy việc các bạn trình bày trong hồ sơ không tốt hoặc không rõ ràng có thể sẽ cản trở bạn việc pass visa.
3. Đảm bảo không trốn ở lại:
Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất, vì hiện nay tình trạng nhập cư trái phép ở các nước châu Âu đang rất nóng, rất nhiều trường hợp người Việt Nam qua bên đó rồi trốn ở lại luôn. Vì vậy các bạn phải làm thế nào chứng minh được mình chỉ có ý định sang châu Âu đi du lịch thôi, tuyệt đối không ở lại. Việc này có thể được thể hiện qua việc các bạn chứng minh tình hình tài chính là khá giả, không phải là người thiếu thốn mà phải sang bên đó trốn lại. Hoặc các bạn đang có công ăn việc làm rất tốt, gia đình bạn bè đều ở Việt Nam và có nhiều ràng buộc ở Việt Nam mà không thể ở lại nước ngoài như có vợ/chồng, con cái đều ở Việt Nam, tài sản như nhà cửa đất đai đứng tên bạn, bạn chứng minh bằng các loại như giấy tờ tài sản đứng tên mình (ô tô, sổ đỏ), giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con cái, v.v.. Ví dụ như trường hợp tầm có tuổi mà chưa lập gia đình, không có gì ràng buộc ở Việt Nam thì họ sẽ rất hay để ý đấy. Trong trường hợp đó các bạn hãy chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, thư bày tỏ hãy viết như một bức tâm thư, hay khi phỏng vấn trả lời thành thật, làm thế nào để cho họ thấy khát khao đi du lịch của mình là như thế nào, tạo cho họ niềm tin rằng mình sẽ quay trở lại ngay khi kết thúc cuộc hành trình.
Update 2017
Update 1: LSQ Pháp đã thay đổi cách nhận biết về nơi nộp hồ sơ visa Schengen như sau:
Trong trường hợp sẽ lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, cần nộp hồ sơ xin thị thực Schengen ngắn hạn tại cơ quan lãnh sự là “điểm đến chính” của chuyến đi.
Cách xác định quốc gia nào là ” điểm đến chính ” ?
Quốc gia ” điểm đến chính ” là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.
Trong trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, Quốc gia ” điểm đến chính ” là nơi mà đương đơn sẽ lưu lại lâu nhất.
Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia ” điểm đến chính ” là nơi mà đương đơn sẽ đặt chân xuống đầu tiên.
NHIẾP ẢNH VÀ PHƯỢT
Bạn đang xem bài viết Mách Bạn Cách Xin Visa Schengen, Visa Châu Âu 2022 Từ A trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!