Xem Nhiều 3/2023 #️ Mô Tả Công Việc: Người Điều Hành Tour Du Lịch # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mô Tả Công Việc: Người Điều Hành Tour Du Lịch # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Tả Công Việc: Người Điều Hành Tour Du Lịch mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các nhà khai thác du lịch có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị các tour du lịch. Họ luôn luôn theo dõi và nắm bắt xu hướng du lịch cũng như các gói dịch vụ phổ biến để điều chỉnh kế hoạch của công ty cho phù hợp.

Vậy nhà điều hành tour làm gì? Trách nhiệm của công việc thay đổi theo thời gian trong năm và quy mô của công ty, nhưng nói chung bao gồm:

– Quyết định có bao nhiêu ngày nghỉ để bán mỗi mùa và các khu nghỉ dưỡng / quốc gia / điểm đến để sử dụng

– Thăm các khu nghỉ dưỡng để đảm bảo chất lượng nhà ở và sự phù hợp

– Liên lạc với các nhà điều hành phương tiện vận chuyển, hãng hàng không, chủ khách sạn và đại diện khu du lịch

– Đồng ý mức độ dịch vụ, hợp đồng và chi phí

– Xác nhận tên khách hàng với các hãng hàng không / khách sạn

– Thu thập, đánh giá và trả lời (khi thích hợp) với phản hồi của khách hàng

– Sử dụng thông tin nghiên cứu thị trường để định hướng các quyết định

– Cung cấp thông tin về giá cả

– Xử lý đặt chỗ, lập hoá đơn và phát hành vé

– Dự đoán lợi nhuận hoặc số lượng đặt phòng.

Người sử dụng lao động tiêu biểu

– Các công ty du lịch tư nhân

– Nhà tổ chức tour chuyên nghiệp quy mô nhỏ

– Các nhà khai thác du lịch quốc tế lớn

– Nhà thiết kế du lịch trọn gói

– Du lịch đường biển

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Có những tuyến đường trở thành hướng dẫn viên du lịch cho cả sinh viên tốt nghiệp đại học và những người đi học.

Sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp về giải trí, đi lại, du lịch, quản lý, tiếp thị, CNTT, kinh doanh, ngôn ngữ hoặc quản lý khách sạn và ăn uống có thể có lợi thế. Các bằng cấp chuyên môn hoặc nghề nghiệp, cũng có thể có lợi.

Kinh nghiệm trước khi gia nhập được làm việc với công chúng hoặc trong ngành khách sạn, du lịch hoặc đi du lịch (đặc biệt ở nước ngoài) là thuận lợi.

Các kỹ năng chính cho các nhà điều hành tour du lịch

– Một quan tâm thể hiện trong du lịch

– Kiến thức về các điểm đến kỳ nghỉ chính

– Kỹ năng ngoại ngữ

– Kỹ năng quan hệ tuyệt vời

– Kĩ năng giao tiếp

– Kỹ năng phục vụ khách hàng

– Kỹ năng tổ chức

– Kĩ năng công nghệ thông tin

– Nhận thức thương mại

– Kỹ năng quản lý thời gian tốt

Mô Tả Công Việc Và Mức Lương Nhân Viên Sale Tour Du Lịch

Nhân viên Sale Tour là vị trí công việc chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm khách hàng và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp lữ hành. Vậy công việc cụ thể của nhân viên Sale Tour là gì? Mức lương của vị trí này ra sao? Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Ảnh nguồn Internet

Khai thác, tìm kiếm nguồn khách hàng mới

Thực hiện tìm kiếm và mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng bằng cách đi thị trường hoặc liên hệ qua mạng, điện thoại, fax, email,… nhằm đảm bảo tiếp cận tối đa nguồn khách hàng tiềm năng tại thị trường du lịch được phân công.

Giới thiệu các dịch vụ du lịch mới mà công ty đang áp dụng như: chương trình du lịch, bán vé máy bay, cho thuê xe,… cho các cơ quan, đơn vị, khách hàng mới, … nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.

Chịu trách nhiệm về tính hiệu quả trong việc khai thác nguồn khách hàng tại khu vực được phân công, bao gồm doanh số, doanh thu và mức độ trung thành,…

Chịu trách nhiệm giữ liên lạc với nguồn khách hàng cũ trung thành của công ty để quảng bá thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu của khách và bán sản phẩm dịch vụ.

Liên hệ với khách để cập nhật kịp thời những thông tin về giá dịch vụ, các chương trình khuyến mãi cho khách hàng

Tư vấn, đàm phán và thuyết phục khách hàng cũ sử dụng dịch vụ của công ty

Định kỳ tri ân những khách hàng thường xuyên (gọi điện hỏi thăm, chúc sinh nhật, chúc các dịp lễ tết, tặng quà khuyến mãi,…) theo chỉ đạo của ban giám đốc để giữ chân khách hàng trung thành.

Xây dựng chương trình du lịch và trực tiếp tư vấn, bán tour cho khách hàng

Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng

Thực hiện tư vấn những dịch vụ phù hợp, đồng thời linh hoạt thay đổi một vài điểm cụ thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách; đảm bảo đàm phán thành công

Phối hợp với Admin xây dựng, thiết kế chương trình du lịch mới khi có nhu cầu và phân công

Hàng ngày tiếp xúc và trực tiếp bán tour cho khách

Tiếp nhận và giải quyết các tình huống phát sinh kịp thời tại khu vực phụ trách trong phạm vi quyền hạn.

Chịu trách nhiệm về doanh số cá nhân tại thị trường du lịch được phân công

Thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh do Trưởng nhóm hoặc Trưởng phòng giao phó

Xác định thị trường mục tiêu, thiếp lập phương án kinh doanh phù hợp và chịu trách nhiệm phát triển thị trường du lịch theo định hướng khi được phân công

Đề xuất sáng kiến, biện pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn khách hàng

Định kỳ báo cáo công việc cho ban lãnh đạo công ty

Hỗ trợ với kế toán theo dõi, xử lý và thu hồi công nợ

Hỗ trợ các đội/ nhóm khác trong bộ phận hoặc các bộ phận khác hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp khi có yêu cầu.

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Theo ghi nhận của , mức lương hiện nay của nhân viên Sale Tour dao động trong khoảng . Ngoài lương và các chế độ xã hội khác, nhân viên Sale Tour còn nhận được mức chiết khấu/ thưởng theo doanh số trên tổng giá trị sản phẩm bán ra (thường khá nhiều). Do đó, tổng thu nhập của nhân viên Sale Tour hàng tháng luôn cao hơn 10 triệu đồng.

Ảnh nguồn Internet

Để trở thành một nhân viên Sale Tour giỏi và được trọng dụng, bạn phải có khả năng giao tiếp tốt và tự tin trước khách hàng – Sử dụng thành thạo Internet và vi tính văn phòng – Giao tiếp thành thạo ngoại ngữ – Nhanh nhẹn, cẩn thận, nhiệt tình, có trách nhiệm, chịu được áp lực công việc và linh hoạt giải quyết những tình huống phát sinh – …

Ms. Smile

Lữ Hành Là Gì? Khám Phá Công Việc Trong Lĩnh Vực Lữ Hành

Lữ hành là gì?

Lữ hành là khái niệm chỉ hoạt động thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác nhằm các mục đích khác nhau. Đặc biệt, các chuyến đi theo kiểu lữ hành không cần quay về điểm xuất phát. Lữ hành được sử dụng rộng rãi và quan trọng trong ngành Du lịch. Qua đó, các công ty lữ hành tiến hành xây dựng, bán, thực hiện một phần hay toàn bộ chuyến đi cho khách du lịch.

Quản trị du lịch và lữ hành có gì đặc biệt?

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học những gì?

Sinh viên học ngành Quản trị du lịch và lữ hành sẽ được đào tạo kiến thức tổng quan về Du lịch như:

Địa lý du lịch, văn hóa từng vùng miền, địa phương.

Kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch.

Thiết kế tour du lịch, quản lý và điều hành các tour.

Thiết kế, quản trị và thực hiện các sự kiện du lịch.

Khoa học quản lý và quản trị kinh doanh Du lịch.

Tìm hiểu về phong tục, tập quán của khách du lịch trên toàn thế giới để có cách phục vụ hợp lý.

Bên cạnh nội dung chính, các khóa học Quản trị du lịch và lữ hành còn mang đến nhiều kiến thức bổ ích, có thể áp dụng vào công việc và cuộc sống thực tiễn:

Tham gia nghiên cứu khoa học giảng dạy về Du lịch.

Nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong lĩnh vực Du lịch.

Thực hiện và điều chỉnh các chiến lược, dự án cả về nội dung, hình thức, ngân sách dựa theo chính sách của cơ quan quản lý và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.

Học lữ hành thì làm gì?

Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên thuộc các bộ phận tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện…

Thiết kế, điều hành, quản trị các tour du lịch thuộc công ty trong nước hoặc phi chính phủ; nhân viên các Sở – Ban – Ngành Du lịch.

Tham gia giảng dạy, nghiên cứu du lịch tại các tổ chức, cơ sở đào tạo.

Tự mở cơ sở kinh doanh lĩnh vực Du lịch.

Trong tương lai, Việt Nam có thể đón 20 triệu lượt khách du lịch mỗi năm, cung cấp khoảng 40.000 việc làm cho nhân sự ngành Du lịch – Nhà hàng Khách sạn. Tuy nhiên, số lượng nhân lực được đào tạo bài bản, chất lượng đang thiếu hụt trầm trọng. Nếu đã hiểu lữ hành là gì cũng như có đam mê với công việc này, bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký các khóa học trau dồi kiến thức và tự tin đối mặt với thử thách và cơ hội trong tương lai.

Ngành Du Lịch Làm Những Công Việc Gì

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang dần đẩy mạnh chuyển dịch tỉ trọng từ công nghiệp sang nhóm ngành dịch vụ, trong đó không thể kể đến sự đầu tư mạnh mẽ vào . Tại Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 7/2017 vừa qua, Chính phủ cũng xác định Du lịch là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam (bên cạnh Nông nghiệp và Công nghệ thông tin). Cũng vì thế mà xu hướng chọn theo học ngành Du lịch của học sinh, sinh viên Việt Nam đang gia tăng đáng kể. Mọi người vẫn hay truyền tai nhau: “Làm du lịch là kiếm được khối tiền” hoặc “Học du lịch mai sau ra không cần lo chuyện việc làm”. Vậy nhưng bạn có thực sự hiểu ngành du lịch làm những công việc gì và cơ hội xin việc của ngành hiện nay như thế nào chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ tất cả các vấn đề liên quan đến ngành du lịch.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH

Du lịch là gì?

Xét theo góc độ một ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.Ngành du lịch ngày càng phát triển tại Việt Nam

Tình hình phát triển ngành du lịch Việt Nam

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng và được biết đến nhiều hơn trên thế giới, rất nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2017, riêng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam là 9.448.331 lượt, tăng 28,4% so với cùng kì năm 2016 (chưa kể khách du lịch nội địa). Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú, có thể kể đến tiêu biểu như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An, Phố cổ Hội An, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Cao nguyên đá Đồng Văn…

Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm và giải quyết an sinh xã hội cho hàng triệu người dân Việt Nam. Đến năm 2013, ước tính đã có hơn 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.

Qua những số liệu thống kê trên, bạn có thể phần nào hình dung được tiềm năng làm việc tại ngành du lịch rồi chứ? Sau đây hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu thị trường việc làm của ngành du lịch – lữ hành nhé.

NGÀNH DU LỊCH LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Nhắc đến ngành du lịch có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến cụm từ Hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên xét trên góc độ doanh nghiệp, du lịch bao gồm rất nhiều khâu và mỗi khâu lại đảm nhận những công việc hoàn toàn khác nhau, trong đó Hướng dẫn viên du lịch chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số các công việc có thể làm tại ngành này. Về cơ bản du lịch có 7 nhóm việc chính sau:

1. Quản lý du lịch

Trái ngược với hướng dẫn viên du lịch, những người quản lý du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng với các báo cáo, đề án, hồ sơ… Bên cạnh đó họ cũng chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các đợt quảng bá du lịch, đến nhiều nơi để tham quan, khảo sát, học hỏi, áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy những nhà quản lý du lịch thường có mối quan hệ rộng, am hiểu và có kỹ năng giao tiếp tốt. Có thể nói đây là công việc của những người có năng lực quản lý và hiểu biết sâu rộng về du lịch. Với các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch (ví dụ như Quản lý nhà hàng, khách sạn…), ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn cần có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo nhân viên và các bộ phận dưới quyền. Mặc dù đây không phải công việc mà sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm có thể làm ngay nhưng hãy cứ coi nó là mục tiêu để phấn đấu trong tương lai nhé.

Lương khởi điểm: 10.000.000 – 15.000.000 VNDQuản lý khách sạn

2. Điều hành du lịch

Nhiệm vụ chính của những người điều hành du lịch (ví dụ Điều hành tour,…) là phân công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, những vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng giải quyết, đồng thời nhận và giải quyết những khiếu nại của khách sau khi tour kết thúc. Bên cạnh đó họ còn có nhiệm vụ điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón và phục vụ khách (nếu có). Mặc dù người điều hành du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng thoải mái nhưng hay phải chịu áp lực khá lớn với lượng thông tin khổng lồ đổ về từ các tour, đặc biệt là trong mùa cao điểm du lịch.

Lương khởi điểm: 6.000.000 – 10.000.000 VND

3. Nhân viên marketing du lịch

Nhân viên marketing du lịch là những người đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách cũng như những gì doanh nghiệp mình đã làm và cần làm để có hướng phát triển phù hợp, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa thu lợi nhuận cao, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành các nghiên cứu thị trường khác theo yêu cầu của nhà quản lý, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng chương trình quảng bá cho từng sản phẩm du lịch với các mức giá cả, chất lượng để khách hàng dễ tiếp cận và chọn lựa. Công việc này đòi hỏi sự di chuyển thường xuyên để giao dịch với khách hàng, đối tác nên phù hợp với những bạn trẻ năng động. Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, marketing đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong các doanh nghiệp du lịch vì thị hiếu, tâm lý khách hàng ngày một phức tạp và thị trường trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Hơn nữa với công việc này, những bạn học về marketing (mà không phải ngành du lịch) cũng có thể làm được, chỉ cần có sự nhanh nhạy và đam mê khám phá thị trường du lịch.

Lương khởi điểm: 4.000.000 – 6.000.000 VND

4. Kế toán lữ hành

Công việc kế toán lữ hành chủ yếu là lên kế hoạch chi phí, dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi trong tour, lập danh sách khách du lịch, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tour, quản lý, theo dõi tour và thu thập các chứng từ liên quan… Từ đó lập các báo cáo về chi phí, hiệu quả tour và quyết toán thuế của doanh nghiệp vào cuối kỳ. Công việc này đòi hỏi không chỉ chuyên môn về du lịch mà còn cả kế toán và khả năng làm việc linh hoạt, chính xác với các con số, vì chỉ cần một sai sót nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Tuy nhiên với những bạn đã có sẵn niềm yêu thích với ngành kế toán, làm việc trong lĩnh vực du lịch rất thú vị và đáng để thử thách bản thân.

Lương khởi điểm: 5.000.000 – 7.000.000 VNDCông việc kế toán lữ hành

5. Hướng dẫn viên du lịch

Đây chính là công việc hay được các bạn nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành du lịch. Nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu (hoặc liên hệ với người giới thiệu) tại các điểm du lịch, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm để được hướng dẫn… Hướng dẫn viên du lịch không cần ngoại hình quá xuất sắc, quan trọng nhất vẫn là kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, sức khỏe dẻo dai và tâm lý ổn định. Hướng dẫn viên du lịch có thể làm việc cho các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành, các đơn vị quản lý tài nguyên du lịch hay các trung tâm nghiên cứu, ban quản lý di tích, danh thắng, vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.

Lương khởi điểm: – Hướng dẫn viên nội địa: 3.500.000 – 6.000.000 VND – Hướng dẫn viên quốc tế: 5.000.000 – 9.000.000 VND

6. Nhân viên lễ tân

Công việc chính của nhân viên lễ tân là nhận điện thoại, trả lời các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình, tiếp đón khách, nhận thông tin về yêu cầu của khách, kiểm tra xem các dịch vụ có đáp ứng đúng yêu cầu của khách không và giúp khách trong các việc điện thoại, nhận và ký gửi đồ, thanh toán… Những công việc này đều yêu cầu nghiệp vụ và hành vi ứng xử theo các nguyên tắc giao tiếp quốc tế nhất định và phù hợp. Nhân viên lễ tân thường yêu cầu ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, nghe hiểu đúng thông tin từ khách, giao tiếp chính xác, rõ ràng, khéo léo, và đặc biệt là phải biết ít nhất một ngoại ngữ để đón tiếp khách nước ngoài. Sau khi chứng minh được năng lực và có đủ kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên chức vụ quản lý lễ tân, chịu toàn bộ trách nhiệm về các vấn đề ở bộ phận lễ tân.

Lương khởi điểm: 3.000.000 – 6.000.000 VND (tùy loại nhà hàng, khách sạn)

7. Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp

Thông thường các bữa ăn, bữa tiệc tại nhà hàng, khách sạn đều do các nhân viên phục vụ bàn, bếp, bar đảm nhận. Một bàn tiệc trong nhà hàng, khách sạn không chỉ phải thể hiện sự sang trọng, chuẩn mực của bài trí, sắp xếp, mà trình tự phục vụ khách cũng phải khéo léo, hấp dẫn, thể hiện cả chiều sâu văn hóa lẫn mục đích của bữa tiệc. Màu sắc, hương vị từng món ăn, nghệ thuật phục vụ, cho đến từng đoá hoa bài trí trên bàn tiệc, từng nếp gấp tinh tế của chiếc khăn ăn như chúng ta thấy đều là kết quả công việc của những nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế và các đầu bếp. Bên cạnh đó công việc buồng phòng cũng không hề đơn giản. Các buồng, phòng, nhất là những nơi đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về sự sạch sẽ, thoáng mát cùng cách sắp đặt hợp lý, có thẩm mỹ, thậm chí là theo “gu” của từng đối tượng khách. Không chỉ vậy, nhân viên buồng phòng còn phải kịp thời và nhanh chóng phục vụ khách, hướng dẫn khách tận tình.

Lương khởi điểm: – Phục vụ nhà hàng: 4.000.000 – 6.000.000 VND – Phục vụ yến tiệc: 8.000.000 – 10.000.000 VND – Trợ lý bếp: 3.000.000 – 4.000.000 VND – Bộ phận buồng phòng: 3.000.000 – 4.000.000 VND – Nhân viên pha chế: 5.000.000 – 9.000.000 VND – Nhân viên hành lý: 5.000.000 – 7.000.000 VND

Nhân viên phục vụNgoài ra, trong ngành du lịch còn nhiều công việc khác như chăm sóc khách hàng, chăm sóc sức khỏe, bán hàng lưu niệm, tổ chức vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh tại các khu du lịch, nhân viên bảo trì hệ thống, giáo dục môi trường du lịch, nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch…

Mức lương khởi điểm mà chúng tôi đưa ra ở trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, mức lương phụ thuộc chủ yếu vào quy mô công ty và năng lực cá nhân của bạn. Ngoài ra, nếu làm việc trong ngành du lịch thì không thể chỉ nhìn vào mức lương cứng, bạn còn có thể nhận được rất nhiều hoa hồng hoặc tiền tip từ khách nếu hoàn thành công việc tốt nữa.

HỌC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐÂU?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo ngành du lịch uy tín và chất lượng tại Việt Nam, tiêu biểu như: 1. Đại học Hà Nội, chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (tiếng Anh). 2. Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn. 3. Đại học Văn hóa Hà Nội, ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch/lữ hành, Hướng dẫn du lịch). 4. Viện Đại học Mở Hà Nội, Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn và Hướng dẫn du lịch. 5. Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Du lịch và Khách sạn, chuyên ngành Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. 6. Đại học Thương mại, Khoa Khách sạn, chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. 7. Đại học Huế, Khoa Du lịch, ngành Du lịch (Kinh tế du lịch, Quản lý lữ hành và hướng dẫn du lịch), ngành Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh du lịch, Tổ chức và quản lý sự kiện, Truyền thông và Marketing du lịch dịch vụ, Thương mại điện tử du lịch dịch vụ). 8. Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành, Quản trị Nhà hàng – Khách sạn – Resort. 9. Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Sinh viên ngành du lịchNgoài ra còn có các trường các như Đại học Phương Đông, Đại học Đông Đô, Đại học Hùng Vương, Đại học Văn Hiến, Đại học Duy Tân, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, Trung học Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn… cũng đào tạo ngành du lịch hoặc có liên quan đến du lịch mọi người có thể tham khảo.

TÌM CÔNG VIỆC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐÂU?

Để có được một công việc trong ngành du lịch, chắc hẳn điều đầu tiên các bạn nghĩ đến là các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tiêu biểu có thể kể đến như vietravel.com, saigon-tourist.com, dulichviet.com.vn, viettourism.com, hanoitourist.vn, fiditour.com… hoặc các nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch… Nếu muốn làm việc tại những nơi cụ thể mà bạn đã nhắm trước, hãy theo dõi website hoặc fanpage facebook của nó thường xuyên để không bỏ lỡ bất cứ tin tuyển nhân sự nào. Bên cạnh đó, nếu bạn không muốn chờ đợi lâu thì hãy tìm việc tại các website đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp như jobstreet.vn, hoteljob.vn, mywork.com.vn, topcv.vn… hoặc các group việc làm ngành du lịch trên facebook.

XIN VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Tùy vào nơi bạn xin việc mà sẽ có những yêu cầu về hồ sơ và cách thức ứng tuyển khác nhau. Tuy nhiên có một thứ luôn luôn bắt buộc và ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công của bạn, đó chính là CV xin việc. CV chính là nơi thể hiện khả năng, mong muốn, mục tiêu và phần nào đó con người thật của bạn để nhà tuyển dụng quyết định xem có nên tiếp tục phỏng vấn bạn hay không. Vì vậy không thể hoàn thành bản CV một cách qua loa.

Bạn có thể tham khảo cách viết CV xin việc ngành du lịch rồi sau đó tự hoàn thiện bản CV của riêng mình theo các mẫu tham khảo của từng ngành nghề như Hướng dẫn viên du lịch, Điều hành tour, Quản lý nhà hàng, Quản lý khách sạn, Nhân viên phục vụ, Bartender, Lễ tân, Bộ phận buồng phòng… tại đây.

Chúc các bạn thành công!

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA. Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Bạn đang xem bài viết Mô Tả Công Việc: Người Điều Hành Tour Du Lịch trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!