Cập nhật thông tin chi tiết về Một Dự Án Của Công Ty Hoa Sen: Rất Cần Chính Quyền Chung Tay Giải Quyết mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(CATP) Tại thôn 2, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2011 Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen tiến hành thực hiện dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh B’Nom Lumu – Hoa Sen” theo giấy phép đầu tư do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp. Dự án này đang vấp phải một số vấn đề với người dân địa phương cần sớm được chính quyền chung tay giải quyết.
Dự án lớn vấp chuyện… không nhỏ
Dự án trên do Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (gọi tắt là Công ty Hoa Sen), trụ sở chính tại thôn 2, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai – Lâm Đồng đầu tư có tổng vốn đầu tư 589,395 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích quy mô gần 600 ha (trong đó phần lớn là đất có rừng, phần còn lại là đất nông nghiệp.
Sự xuất hiện của dự án này đã khiến vùng đất nơi đây có nhiều thay đổi. Nhiều hộ gia đình nhờ bán được đất rẫy, vườn ở xa cho công ty, có tiền, họ làm thêm việc khác hoặc chuyển về tập trung lo vườn cây trái quanh nhà, đời sống an nhàn hơn, như hộ anh Truyền (trú tại TP.Đà Lạt), vợ chồng anh Phạm Văn Hợp, chị Trần Thị Oanh, Đỗ Thị Thúy, Ngô Tam (đều ở thôn 2, xã Đạ M’ri)…
Đường vào dự án – Ảnh: Ngọc Hà
Hàng chục gia đình tại địa phương có con em được doanh nghiệp nhận vào làm lao động phổ thông. Trò chuyện với chúng tôi, các công nhân cho biết, mong muốn được làm việc ở đây lâu dài, để được gần nhà, có nguồn thu nhập ổn định. Thêm những con đường trải nhựa khang trang, thông thoáng, hứa hẹn sự chuyển mình ở một vùng quê.
Trong thời gian triển khai dự án, một số ít người dân có thái độ gây khó dễ với doanh nghiệp chúng tôi; một số người vào rừng chặt cây mum, đốt tổ ong phá rừng, khi bị bảo vệ rừng của chúng tôi nhắc nhở, thì bị họ đe dọa. Những việc này chúng tôi đã báo với các cơ quan chức năng địa phương xử lý” – đại diện phía Công ty Hoa Sen cho biết.
Người trong cuộc nói gì?
– PV: Thưa ông, vì sao Công ty Hoa Sen rào lại con đường cũ, buộc họ đi chung con đường mới thuộc dự án?
+ Ông Trần Huy Tâm (PGĐ dự án của Công ty Hoa Sen): Con đường đất lâu nay các hộ dân vẫn dùng để đi lại vào phần đất rẫy canh tác hiện nằm trong khu vực quy hoạch của dự án. Với trách nhiệm là đơn vị được giao quản lý rừng, chúng tôi phải kiểm soát người ra vào nhằm hạn chế các đối tượng xấu vào đốt phá rừng, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của người dân có đất nằm trong dự án.
Ngoài ra, hiện tại chúng tôi đã triển khai một số hạng mục quan trọng của dự án, nhiều tài sản, nguyên vật liệu được vận chuyển và tập kết trên phạm vi rộng của dự án, trong khi đó con đường hiện hữu đang nằm ngay khu vực đang thi công nên phải tổ chức bảo vệ, kiểm soát.
Vì vậy, việc Công ty xây dựng con đường khang trang phục vụ người dân cũng như phục vụ dự án và lập chốt bảo vệ rừng là nhu cầu cần thiết. Việc này Cty đều được sự cho phép của chính quyền địa phương.
– Có hay không việc Cty cho rào barie gây cản trở người dân đi lại vào đất rẫy của họ, và khi đi qua cổng bảo vệ này bị chặn lại, yêu cầu xuống xe máy, dắt gây khó dễ với người dân?
+ Ông Trương Quang Thái – người trực tiếp quản lý dự án: Thông tin đó chưa chính xác. Chuyện đó xảy ra ngày 19-5-2015, một số người dân chạy xe máy vào rẫy, bảo vệ trực không biết, nên chưa nâng barie cho họ đi mà hỏi họ vào đây làm gì, khi biết là người dân vào rẫy của họ thì để họ đi, không có chuyện ngăn cản. Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo chúng tôi phải tạo điều kiện tối đa cho người dân đi lại nên chúng tôi đã bố trí anh em trực 24/24 giờ để thực hiện.
– Ông có thể nói rõ hơn về con suối nhỏ trong khu vực dự án?
+ Ông Trần Huy Tâm: Tại dự án này có một con suối nhỏ, quang cảnh khá đẹp chảy từ đỉnh núi B’Nom Lumu, hiện phía nhà đầu tư muốn trực tiếp quản lý để phục vụ dự án không bị tác động khác, vì đây là điểm nhấn cùng với đỉnh B’Nom Lumu có giá trị thiên nhiên cao của vùng này, trong khi trước đó đây là một trong những nguồn nước mà các hộ dân nơi đây có thể dùng để tưới cây trồng. Điều này khiến các hộ dân chưa đồng thuận.
Tại hai văn bản do lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và Phó chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai ký, đều khẳng định: “Do tính chất đặc thù của dự án, nguồn nước này là cốt lõi của dự án, do vậy, nguồn nước này sẽ được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của dự án.
Như vậy, cùng lúc giao nguồn nước từ con suối cho doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương sớm tìm được nguồn nước mới cho người dân. Khi trình xin thực hiện dự án, doanh nghiệp đã nhấn mạnh điều này: nguồn nước từ con suối là một trong hai điểm nhấn quan trọng (cùng với thế núi) để có thể xây dựng khu du lịch sinh thái – văn hóa tâm linh kết hợp quản lý, bảo vệ rừng nên cần được giao nguồn nước “sạch” để phục vụ dự án.
Được sự chấp thuận, chúng tôi mới tiến hành đầu tư. Kể từ năm 2011 đến nay, chúng tôi chú tâm chăm sóc, tạo cảnh quan bằng cách rải đá sạch, trồng nhiều cây xanh mang ý nghĩa tâm linh, thanh tịnh quanh dòng suối và đất trống để nâng giá trị điểm nhấn.
Tôi cũng muốn nói thêm là doanh nghiệp chúng tôi luôn chủ trương hài hòa lợi ích các bên, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Hiện tại, khu vực dự án có lực lượng lao động là người dân địa phương thường xuyên từ 50-70 người, trong đó có 12 công nhân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, không để xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại trái phép.
Năm 2014, Công ty đã nộp ngân sách huyện Đạ Huoai 4,9 tỉ đồng; quý 1-2015 là hơn 6,5 tỉ đồng, dự kiến năm 2015 là 17,5 tỷ đồng. Ngoài ra trong thời gian qua, chúng tôi đã chi gần 5 tỷ đồng cho nhiều hoạt động xã hội, giúp đỡ người nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chúng tôi mong muốn không vì một vài thông tin sai lệch hay thành kiến, mà làm ảnh hưởng đến dự án đầu tư lâu dài và bền vững nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương nói riêng, và tỉnh Lâm Đồng nói chung…
– Về phía xã, đề nghị ông cho biết việc triển khai nguồn nước khác phục vụ bà con thôn 2 đến đâu rồi, thưa ông?
+ Ông Vũ Hồng Doanh – Chủ tịch UBND xã Đạ M’ri: Việc này lãnh đạo các cơ quan chuyên môn hai cấp tỉnh, huyện chủ trì, đang khẩn trương tiến hành khảo sát theo hai hướng: xây đập thủy lợi dẫn nước từ thôn 1 hoặc tìm nguồn suối quanh khu vực dân sinh dẫn nước về nhằm phục vụ bà con toàn vùng về lâu dài, theo kế hoạch ngày 15-6-2015 sẽ báo cáo kết quả khảo sát.
Trước đó, khi có quyết định giao nguồn nước cho Công ty Hoa Sen, UBND huyện đã đưa về xã 7 máy bơm nước cùng đường ống, trị giá gần 300 triệu đồng phục vụ bà con lấy nước tưới. Hiện đã bắt đầu vào mùa mưa nên việc cần nguồn nước tưới của bà con đã không còn quá căng thẳng.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết: “Khi phê duyệt dự án của nhà đầu tư, tỉnh đã phải cân nhắc rất kỹ. Vùng đất Đạ Huoai vốn “nổi tiếng” khô cằn sỏi đá, cây công nghiệp chủ lực là điều và một số loại cây ăn trái. Đất xấu, nên thu nhập của người dân không cao, đời sống bà con khó khăn; là một trong các huyện nghèo của địa phương, ngân sách thu được hàng năm đạt 54-55 tỷ đồng, trong khi tổng chi ngân sách luôn ở mức gần 300 tỷ đồng/năm.
Xác định Công ty Hoa Sen là nhà đầu tư có năng lực, nghiêm túc, tỉnh Lâm Đồng quyết định tạo điều kiện để dự án được khả thi, nhằm thay đổi diện mạo một vùng đất, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Việc thay thế nguồn nước tưới phục vụ bà con, tỉnh đang đôn đốc chỉ đạo thực hiện”.
Mong rằng chính quyền tỉnh Lâm Đồng sớm có những động thái tích cực, làm tốt vai trò của mình, cùng người dân và doanh nghiệp hóa giải những vấn đề nảy sinh góp phần hiện thực hóa phương châm “nhà đầu tư hài lòng, người dân vui vẻ” của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 1-6, ông Vũ Hồng Doanh – Chủ tịch xã Đạ M’ri, Đạ Huoai, Lâm Đồng đã viết thư gửi lãnh đạo một cơ quan báo chí đề nghị đính chính ý kiến của ông trả lời câu hỏi phóng viên tờ báo này vào ngày 26-5 rằng “nhà đầu tư có ép dân bán đất cho mình hay không?”.
Ý kiến của ông là “Địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Cty như tổ chức cho Cty gặp gỡ và trao đổi với bà con tại trụ sở UBND xã, ngoài ra còn cử cán bộ dẫn người của Cty đến từng hộ để trao đổi, thỏa thuận. Tôi khẳng định đây là việc thỏa thuận giữa công ty và người dân chứ không phải như nội dung mà báo đã đăng”
Ngọc Hà
Chậm Thi Hành Án Tại Dự Án Thụy Việt (Cam Lâm): Chờ Kết Quả Giải Quyết Của Chính Phủ
Ông Trần Quang Hoành – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Trường Long – viết tắt Công ty Trường Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh) gửi đơn đến Báo Khánh Hòa nêu bức xúc về việc chậm thi hành bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tỉnh, khiến công ty ông gặp rất nhiều khó khăn.
8 lần yêu cầu thi hành án
Năm 2010, Công ty Trường Long ký hợp đồng xây dựng một số hạng mục thuộc dự án Khu du lịch Thụy Việt, do Công ty TNHH Ngọc Lan – viết tắt Công ty Ngọc Lan (Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm) làm chủ đầu tư. Hợp đồng có trị giá hơn 20,4 tỷ đồng. Công ty Trường Long đã thi công được một số hạng mục, nhưng Công ty Ngọc Lan không thanh toán như thỏa thuận. Từ năm 2012 đến 2014, Công ty Trường Long nhiều lần yêu cầu thanh toán mà không được.
Ngày 3-9-2015, UBND tỉnh có quyết định thu hồi dự án trên của Công ty Ngọc Lan và phê duyệt trị giá tài sản còn lại đã đầu tư trên đất gần 23,3 tỷ đồng cho Công ty Ngọc Lan do Nhà nước thu hồi đất. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh (viết tắt là trung tâm) được chỉ đạo gửi số tiền trên vào tài khoản của trung tâm quản lý. Công ty Ngọc Lan đã giao trả dự án.
Để đảm bảo quyền lợi, Công ty Trường Long đã khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại đối với Công ty Ngọc Lan để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Ngày 7-12-2015, Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm và tuyên buộc Công ty Ngọc Lan thanh toán cho Công ty Trường Long hơn 3,77 tỷ đồng nợ gốc và nợ lãi. Sau đó, Công ty Trường Long làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Cam Lâm và yêu cầu phong tỏa số tiền trên. Tuy nhiên, 3 năm rưỡi trôi qua, Công ty Trường Long đã 8 lần gửi đơn đến Chi cục THADS huyện Cam Lâm; đồng thời nhiều lần kiến nghị Cục THADS tỉnh, nhưng tình hình vẫn giậm chân tại chỗ. Hiện nay, ngân hàng đã gửi thông báo khởi kiện, phát mãi tài sản… vì Công ty Trường Long không trả được lãi.
Chờ kết quả giải quyết của Chính phủ
Căn cứ vào kết quả xác minh thi hành án, ngày 21-12-2015, Chi cục THADS huyện Cam Lâm đã ban hành các quyết định thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba (trung tâm) giữ. Sau đó, chi cục lại có công văn yêu cầu trung tâm phối hợp chuyển tiền của người phải thi hành án vào tài khoản tạm giữ của chi cục tại Kho bạc Nhà nước chi nhánh Cam Lâm để đảm bảo thi hành án; ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của trung tâm để thi hành án.
Theo thông tin từ Cục THADS tỉnh, do bản án đã có hiệu lực pháp luật và Công ty Trường Long đã có yêu cầu thi hành án nên việc thi hành không dừng. Tuy nhiên, qua xác minh điều kiện thi hành án, Công ty Ngọc Lan hiện nay không có tài sản nào khác ngoài tài sản tranh chấp và khiếu nại đang do Chính phủ giải quyết. Do vậy, để xử lý phần tài sản của Công ty Ngọc Lan phục vụ thi hành án, phải chờ kết quả giải quyết của Chính phủ.
NGUYỄN BÌNH
Công Ty Du Lịch Hoa Sen Châu Á
Đăng nhập
Để kết nối mạng lưới 20,000 Hướng dẫn viên chuyên nghiệp cùng với 30,000 + đối tác du lịch & lữ hành
Điểm Nhấn Dự Án Làng Sen Việt Nam
Mang những nét kiến trúc đặc trưng của văn hóa ba miền Bắc, Trung, Nam, dự án khu đô thị văn hóa – thương mại – du lịch Làng Sen Việt Nam kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên, hiện đại cùng nhiều dịch vụ tiện ích.
Không gian xanh, nghỉ dưỡng thanh bình tại Làng Sen Việt Nam.
Dự án tọa lạc tại trung tâm huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cận kề với các tiện ích như trung tâm hành chính tỉnh Long An, bệnh viện Hữu nghị Việt Nhật, chợ An Hạ, Đại học Tân Tạo… Từ đây, cư dân mất khoảng 30 phút là có thể di chuyển vào khu Chợ Lớn, quận 1 hay sân bay Tân Sơn Nhất, 15 phút để đến bến xe miền Tây.
Dự án được kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa – tác giả của nhiều công trình kiến trúc xanh mang tầm cỡ quốc tế đảm nhiệm thiết kế. Ông đã dành 60% diện tích dự án cho phát triển mảng xanh và các không gian sinh hoạt cộng đồng đan xen. Mỗi ngôi nhà là một thiết kế thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí xây dựng, biến các khối bê tông thành những mảng vườn treo, vườn rau sạch và vườn cây trái riêng biệt cho cả gia đình.
Điểm nổi bật của Làng Sen Việt Nam là dải thương mại Cửu Long – Sông Hồng mang dáng dấp của các khu thương mại, phố cổ sầm uất nhất Việt Nam như chợ Bến Thành, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội.
Khu Nam Bộ nhộn nhịp với không gian trên bến dưới thuyền, hàng dừa đan xen. Khu miền Trung duyên dáng với con hẻm nhỏ, khu Bắc Bộ không thể nhầm lẫn với sân trong và ngõ… Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động, kinh doanh đặc sản khắp 3 miền, nơi làm sống lại không khí văn hóa truyền thống độc đáo.
Quang cảnh náo nhiệt và nhộn nhịp về đêm tại dải thương mại Cửu Long – Sông Hồng.
Trung tâm hội nghị Tre Việt trên Hồ Tịnh Đế Liên là nơi tổ chức các sự kiện, hội nghị, chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu ẩm thực – với không gian ấm cúng, thanh bình nhưng không kém phần sang trọng.
Ngoài dải văn hóa thương mại Cửu Long – Sông Hồng dài 1,8km mang kiến trúc đặc trưng 3 miền, trung tâm triển lãm và thương mại Sen Việt sẽ mang đến cho du khách những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, thưởng lãm văn hóa và đặc sản các vùng miền. Đây là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như kết nối và phát triển thương mại của cả vùng.
Hồ nước trung tâm Tịnh Đế Liên sẽ là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi truyền thống và hiện đại trên mặt hồ như câu cá giải trí, đờn ca tài tử, hát quan họ, ca nô mô hình, chụp hình sen…
Thiết kế xanh với các khoảng sân, khoảng xanh giữa các nhà, khu phố cùng diện tích mặt hồ rộng tại công viên trung tâm và tính toán lấy gió thông minh sẽ cho cả toàn khu luôn được tận hưởng gió thiên nhiên và không khí trong lành.
Cư dân Làng Sen Việt Nam sẽ được hưởng đầy đủ các tiện ích văn minh và hiện đại như trung tâm thương mại, khu mua sắm, chiếu phim, siêu thị, hồ bơi, gym, yoga, khu vui chơi hiện đại, trường học…
Phổi cảnh Hồ Tịnh Đế Liên
Dự án sẽ xây dựng trường Phù Đổng Thiên Vương chuyên đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em, cung cấp kiến thức, kỹ năng sống quốc tế và giáo dục các em về lịch sử, văn hóa Việt theo các giáo trình hiện đại.
Trường Phù Đổng Thiên Vương
Các tiện ích và những con đường trong khu đô thị được đặt tên theo văn hóa truyền thống thuần Việt như một bức tranh mang giá trị lịch sử gồm công viên trung tâm Bách Việt, đường Văn Lang, Âu Lạc, Cửu Long, Sông Hồng… Ngoài ra, khu vực cho thuê đất làm vườn rau sạch sẽ góp phần giúp cả gia đình thoát khỏi cuộc sống thành thị bận rộn, trở về hòa hợp với thiên nhiên.
Chủ đầu tư cam kết pháp lý sổ đỏ rõ ràng, dễ dàng thanh toán và sở hữu. Thời gian thanh toán linh động kéo dài đến 24 tháng với 0% lãi suất.
Để biết thêm thông tin chi tiết Quí Khách vui lòng liên hệ với Chúng tôi:
Hotline: 0909.0585.97 ; Email: thanhnh@phuckhang.vn
Bạn đang xem bài viết Một Dự Án Của Công Ty Hoa Sen: Rất Cần Chính Quyền Chung Tay Giải Quyết trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!