Cập nhật thông tin chi tiết về Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nam Định có bờ biển dài 72km với nhiều tiềm năng giá trị đã được đưa vào khai thác để phát triển kinh tế du lịch biển. Cụ thể đã hình thành các khu du lịch biển Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy). Khu vực ven biển còn có các làng nghề khai thác, đánh bắt, chế biến hải sản với phong tục, tập quán sinh hoạt đậm nét văn hóa của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy) với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được đánh giá là điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn. Tuy nhiên, đến nay du lịch biển của tỉnh chưa thu hút được lượng khách như mong đợi, lượng du khách sử dụng dịch vụ lưu trú, mức chi tiêu của du khách thấp, đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế địa phương ở mức khiêm tốn.
Du khách trải nghiệm dịch vụ ngắm cảnh làng quê ven biển tại bãi biển Thịnh Long.
Trước thực trạng này, tỉnh định hướng các cấp, ngành, địa phương có biển phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng kinh tế biển, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế du lịch biển. Theo đó, để phát triển ngành du lịch biển, huyện Hải Hậu xác định giai đoạn 2020-2025 sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng tại bãi biển Thịnh Long, khu nhà thờ đổ xã Hải Lý. Tăng cường mối liên kết giữa các điểm du lịch biển với các điểm du lịch khác trên địa bàn huyện, tỉnh; hình thành các tour du lịch biển, nghỉ dưỡng dài ngày kết hợp với các loại hình vui chơi, giải trí, thi đấu thể thao. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm phục vụ khách du lịch; tạo chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch, nhất là các sản phẩm hàng hóa du lịch từ tài nguyên biển, các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Huyện Nghĩa Hưng xác định phát triển kinh tế biển (trong đó có du lịch biển) trở thành vùng kinh tế động lực là 1 trong 2 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện. Quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện: Quy hoạch hai bên tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển của tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; Quy hoạch hai bên tuyến đường bộ ven biển và cầu Thịnh Long đoạn qua Nghĩa Hưng; quy hoạch đô thị Rạng Đông. Thu hút mọi nguồn lực để xã hội hóa đầu tư hạ tầng kinh tế biển, triển khai xây dựng khu chức năng phía Nam và hình thành đô thị Rạng Đông theo hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực như phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hình thành các tổ hợp đô thị – thương mại – du lịch – dịch vụ chất lượng cao, khu vui chơi giải trí, khách sạn, resort, sân golf… gắn với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Huyện Giao Thủy xác định giai đoạn 2020-2025 sẽ tập trung phát triển du lịch biển trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Khai thác có hiệu quả các điểm du lịch hiện có như Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Bảo tàng Đồng quê… Nâng cấp khu du lịch Quất Lâm trở thành khu du lịch cấp tỉnh. Tổ chức kết nối các điểm du lịch thành các tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn huyện trong quan hệ hợp tác liên vùng. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Giao Phong. Phấn đấu giai đoạn 2020-2025 ngành du lịch biển của huyện bình quân đón 550 nghìn lượt khách/năm; doanh thu du lịch bình quân đạt 200 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương, tỉnh cũng chủ động xác định lộ trình, phương án huy động, sắp xếp nguồn lực để phát triển vùng kinh tế biển và thúc đẩy, khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển theo quy mô liên vùng, bao trùm cả 3 địa phương có biển. Trong đó, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch; khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương trong mối tương quan với du lịch của vùng. Trong Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 12-10-2020 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy xác định: Tập trung triển khai Quyết định số 1453/QĐ-TTg ngày 24-9-2020 của Thủ tướng Chính phủ xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ thành trung tâm lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tạo động lực trong phát triển kinh tế – xã hội của các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Xây dựng và phát triển các đô thị ven biển (Thịnh Long, Quất Lâm, Rạng Đông), trong đó xây dựng đô thị Thịnh Long – Rạng Đông trở thành thành phố trung tâm phía tây nam của tỉnh với chức năng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Từng bước xây dựng không gian kinh tế liên kết khu vực biển huyện Nghĩa Hưng gồm đô thị Rạng Đông Thịnh Long – KCN Dệt may Rạng Đông – Khu chức năng phía nam đô thị Rạng Đông theo hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Tiếp tục đầu tư và hoàn thành các tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch kết nối khu kinh tế biển của tỉnh với các khu du lịch trong vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển các trung tâm vui chơi, giải trí để khai thác những điều kiện, lợi thế về cảnh quan, sinh thái, các giá trị văn hoá, tâm linh; cải tạo, nâng cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch truyền thống. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động phát triển du lịch; có chế độ ưu đãi phù hợp để thu hút nhân lực du lịch có trình độ cao, chuyên nghiệp về công tác tại địa phương; ưu tiên nguồn nhân lực là người dân địa phương phục vụ du lịch cộng đồng. Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch, áp dụng các giải pháp và công nghệ du lịch thông minh để cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành. Nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch Nam Định; kết hợp sử dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Youtube, Facebook, Instagram… để xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu du lịch biển Nam Định. Đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến và quảng bá du lịch trong và ngoài nước, đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của địa phương đến du khách và nhà đầu tư; chú trọng kết hợp nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm với các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch biển để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn mới./.
Bài và ảnh: Thanh Thúy
Phát Triển Kinh Tế Biển Việt Nam
Cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt Hạ Long tại Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh_Ảnh: TTXVN
Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam
Về phát triển giao thông đường biển
Nước ta có lợi thế về giao thông đường biển, khi gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép vận chuyển nhanh chóng, thuận lợi hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, cũng như đi đến các nước trong khu vực và thế giới. Bờ biển dài và khúc khuỷu, với 114 cửa sông, khoảng 52 vịnh nước sâu ven bờ miền Trung (vũng, vịnh, đầm phá chiếm 60% chiều dài đường bờ biển), có hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn. Vùng biển Việt Nam nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Với vị trí thuận tiện cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, rất thuận lợi làm cảng biển; không gian rộng lớn ở ven biển và trên bờ biển thuận lợi để phát triển các khu kinh tế.
Về khai thác và chế biến khoáng sản
Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng. Đặc biệt, tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Thời gian qua, ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Ngoài ra, ven biển nước ta đã phát hiện được các sa khoáng, khoáng vật nặng của các nguyên tố hiếm quý, như: titan, ziacon, xeri. Một số mỏ cát vật liệu xây dựng dưới đáy biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng với trữ lượng trên 100 tỷ tấn và một dãy cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỷ tấn). Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.
Về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
Nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta có độ phong phú cao. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế, như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ. Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc ven biển có trên 37 nghìn héc-ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu, như: tôm, cua, rong câu… Ngoài ra, còn có hơn 50 nghìn héc-ta các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ, như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong,… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.
Về phát triển du lịch biển
Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển. Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc trưng vùng biển, đảo đã tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đông lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển. Những năm gần đây, ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Những thách thức trong phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay
Một là, nhận thức chung về phát triển bền vững đất nước dựa vào tiềm năng biển, đảo còn chưa sâu sắc, chưa đầy đủ. Cùng với đó, nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân chưa đầy đủ, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu các ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế biển chưa hợp lý, chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Vẫn còn nặng tư duy khai thác tự phát, chưa thực sự coi biển là ngôi nhà chung, do vậy sống nhờ biển hơn là dựa vào biển mà giàu lên, khai thác chưa thực sự gắn liền với bảo tồn, phát triển.
Hai là, kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp, kém bền vững. Các cảng biển, các khu kinh tế, sân bay ven biển còn nhỏ bé, chưa hình thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn… Hiện nay, hầu như tỉnh nào ở ven biển cũng quy hoạch cảng biển, nhưng không đủ kinh phí xây dựng, nên nhiều công trình dang dở; một số địa phương xây dựng cảng nhưng không thể khai thác, sử dụng, vì tính toán không hợp lý, gây lãng phí, kém hiệu quả.
Ba là, các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư xứng đáng; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,… ở ven biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được nghiên cứu áp dụng, như: quản lý tổng hợp dải ven biển, quản lý không gian biển, quy hoạch sử dụng biển chưa chú ý nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển tiên tiến trong khai thác tài nguyên biển.
Bốn là, tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa đạt hiệu quả cao, thiếu bền vững do khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển đảo. Phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn theo hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, chủ yếu là ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo; chú trọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các dạng tài nguyên. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát việc khai thác nguồn lợi biển còn nhiều yếu kém. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân vùng ven biển.
Sáu là, môi trường biển bị ô nhiễm và biến đổi theo chiều hướng xấu. Ngày càng có nhiều chất thải chưa qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển được đổ ra biển, một số khu vực ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang chịu tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Đặc biệt, việc Trung Quốc mở rộng, tôn tạo trái phép các bãi rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo…, khiến cho môi trường rạn san hô ở đây bị phá hủy vĩnh viễn, nguồn lợi thủy sản suy thoái đến mức khó có thể phục hồi và nghề cá khu vực có nguy cơ đổ vỡ.
Một số giải pháp phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng bền vững
Trước hết, cần xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho toàn quốc mang tính tổng hợp với phương thức tiếp cận sinh thái. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện nền kinh tế biển xanh bằng việc bảo đảm tối ưu hóa các lợi ích. Tăng cường tính liên ngành trong phát triển và quản lý kinh tế biển vì lợi ích chung và lâu dài qua các công cụ chính sách, quy hoạch lồng ghép. Phối hợp thành lập và quản lý các khu bảo tồn ven biển và hải đảo để bảo toàn chức năng sinh thái của vùng biển và nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển biển bền vững.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về kinh tế biển bền vững, giảm thiểu các hành vi gây hại đối với môi trường và tài nguyên biển, cũng như cách ứng xử, đối phó với thiên tai, kiểm soát tốt nguồn thải, làm sạch bãi biển, bảo tồn hệ sinh thái biển nhằm tạo ra môi trường sống phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai. Cùng với đó, tạo sinh kế, phúc lợi cho người dân từ biển; khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch sinh thái, thám hiểm – khoa học, du lịch cộng đồng, gắn với nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân trong phát triển bền vững biển Việt Nam.
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia chất lượng cao, cần ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho người dân, bảo đảm nhu cầu lao động của các ngành kinh tế biển. Đồng thời, phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường điều tra cơ bản biển, đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật; ưu tiên đầu tư đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế, như: hàng hải, chế biến hải sản, nuôi trồng thủy, hải sản, năng lượng tái tạo, thông tin và công nghệ số biển, nano biển, sinh dược học biển,…
Thứ tư, tôn trọng các yếu tố đặc thù, các giá trị cốt lõi trong vùng và từng địa phương, bảo đảm tốt liên kết vùng trong phát triển “chuỗi” khu kinh tế biển đảo, chuỗi đô thị ven biển và chuỗi đô thị đảo. Mỗi địa phương cần tìm ra nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch từ biển hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi du lịch biển nhằm khai thác lợi thế chung. Tăng cường đầu tư vào giá trị tự nhiên, bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học thông qua mở rộng diện tích và lập mới các khu vực bảo tồn biển; phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.
Thứ năm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai từ biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, ngập lụt, xâm nhập mặn do triều cường, nước biển dâng cho các vùng duyên hải. Đồng thời, phải tiến hành cơ cấu lại các ngành kinh tế biển và ven biển dựa trên hệ sinh thái và phù hợp với lợi thế, tiềm năng tự nhiên. Trong đó, cần ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực như du lịch biển, đảo, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng dòng chảy thủy triều và năng lượng sóng biển), từng bước đầu tư phát triển công nghệ sinh học biển, dược liệu biển, bên cạnh việc thúc đẩy các ngành kinh tế biển truyền thống, như kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản, nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, hạ tầng nghề cá, công nghiệp đóng tàu,…
Thứ sáu, chú trọng tính tổng thể, toàn diện; phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự_ nhiên, vị trí địa lý, bảo đảm tính kết nối giữa các địa phương ven biển với nhau, cũng như với các địa phương trong nội địa, qua đó tăng cường sự gắn kết, tạo thành chuỗi kết nối khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh cho các ngành, địa phương và các vùng trong cả nước. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác quản lý biển theo cách tiếp cận tổng hợp nhằm giảm thiểu tác động từ hoạt động của các ngành kinh tế khác đến môi trường và tài nguyên biển./.
Theo THS. HOÀNG VĂN KHẢI/Tạp chí Cộng sản
An Nhơn Bình Định Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế
Bình Định với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều đặc sản hấp dẫn khách du lịch, tiêu biểu đó chính là thị xã An Nhơn. Nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của Bình Định – hứa hẹn tiềm năng kinh tế trong tương lai thu hút nhà đầu tư
Vị trí địa lý
Thị xã An Nhơn ở phía nam của tỉnh Bình Định, có toạ độ địa lý 13 042 đến 13 049 vĩ độ bắc và 109 000 đến 109 0 11 kinh độ đông; phía bắc giáp huyện Phù Cát; phía nam giáp huyện Vân Canh và Tuy Phước; phía tây giáp các huyện Tây Sơn và Vân Canh; phía đông giáp huyện Tuy Phước.
Phía Tây Nam giáp Quy Nhơn: TP. Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định, có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhận được sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua. Là hạt nhân trong kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh Bình Định.
Là nơi giao nhau của các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước và khu vực: Quốc lộ
19 (là tuyến đường nối ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Campuchia) Quốc lộ 1A (tuyến giao thông huyết mạch của cả nước).Các đường can tốc Quảng Ngãi – Bình Định , Bình Định – Nha Trang đều có điểm bắt đầu hoặc kết thúc ở đây.
Tiềm năng rất lớn phát triển Du Lịch – Lịch Sử khi có nhiều các di tích văn hoá – lịch sử
đặc sắc. Các Tour Du lịch Văn Hoá cũng đang được chú trọng đầu tư.
Đô Thị Đập Đá, Đô Thị Bình Định, Khu Đô Thị Phía Tây là những động lực để phát triển Thị Xã An Nhơn.
An nhơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió tây và gió tây nam. Từ tháng 5 đến tháng 8 có gió nam khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Hằng năm, thường có mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11. Tổng số ngày mưa trong năm là 130 ngày, độ ẩm tương đối trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình ngày từ 6-8 giờ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,8 0 C.
Đặc điểm địa hình- thủy văn
Thị xã thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Bình Định có xu hướng nghiêng từ tây sang đông với độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình là 20m so với mực nước biển. Mạng lưới thuỷ văn tự nhiên phân bố khá đều với mật độ cao. Hệ thống hạ lưu sông Kôn chia thành hai nhánh Nam phái và Bắc phái, tiếp với sông An Tượng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã, cùng với Hồ Núi Một và mạng lưới kênh mương nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch đầu tư xây dựng và phát triển toàn diện đô thị.
Địa danh du lịch thu hút du khách
Tọa lạc tại làng Nam An, trên địa bàn xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng Tây Bắc, tháp Cánh Tiên được xây dựng ở thế kỷ XVI. Tháp là biểu tượng cho loại hình kiến trúc phổ biến của văn hoá Champa. Được xây dựng trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, tháp Cánh Tiên thờ bà Nữ Thần Y A Na. Đã có cơ hội đến thăm Bình Định nên dừng chân tham quan tháp Cánh Tiên đồng thời tìm hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ.
Thừa Thiên Huế: Định Hướng Phát Triển Du Lịch Là Kinh Tế Mũi Nhọn
Chia sẻ
Du lịch Huế: “Chẳng nơi nào có được”
Thừa Thiên Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thừa Thiên Huế – Thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN, trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước
Có 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, thành phố khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi.
Thừa Thiên Huế có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền.
Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm lễ hội cung đình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, lễ hội thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn, Lễ Truyền Lô..), các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo (lễ hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản…), lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (lễ hội Cầu ngư, Vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, Đu tiên Phong Điền, lễ hội Làng Chuồn, lễ hội đua ghe…) và nhiều lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế, Lăng Cô huyền thoại biển, Festival Thuận An Biển gọi, Ấn tượng Bạch Mã…
Đặc biệt, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất.
Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.
Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.
Bức tranh du lịch đầy màu sáng
Trao đổi với PV, ông Lê Hữu Minh – Quyền giám đốc Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Năm 2018 là năm thành công của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đưa ra chính sách phát triển và thu hút đầu tư phù hợp.
Tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động trình diễn tại phố đêm đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu; sắp xếp chuỗi thiết chế văn hóa nghệ thuật tuyến đường Lê Lợi (đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân); từng bước hình thành tuyến phố đi bộ dọc sông Hương (đường Nguyễn Đình Chiểu) gắn với không gian nghệ thuật dọc đường Lê Lợi. Tổ chức thành công Festival Huế 2018, khẳng định thương hiệu “Thành phố Festival”.
Năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 4.250 nghìn lượt khách, đạt kế hoạch, tăng 11,8% so năm 2017.
Trong đó khách quốc tế 1.950 nghìn lượt khách, tăng 30%, khách nội địa 2.300 nghìn lượt khách, bằng cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 2.100 nghìn lượt, tăng 13,6%. Ngày khách lưu trú bình quân đạt 1,79 ngày/khách, trong đó khách quốc tế là 2,1 ngày/khách, khách nội địa 1,5 ngày/khách. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch ước đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 25%.
Vươn tầm thế giới
Ông Lê Hữu Minh cho biết thêm, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ ưu tiên, tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.
Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng: nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế
Theo đó, năm 2020 đạt từ 52 – 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.
Năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt, hơn 1,7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế và 1,05 triệu đồng đối với khách nội địa. Tổng thu ngân sách sẽ là 25.025 tỷ đồng chiếm 17, 2% so với GDP toàn tỉnh
Lộ trình hiện nay đang thuận lợi, các dự án lớn như các dự án nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, sân golf của các tập đoàn, công ty lớn như Minh Viễn, Spirit Sanctuar, PSH, Logi3, Laguna, My Way, Ecopark,…thị trường đang tích cực được triển khai; Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nâng cấp, mở rộng và đấu nối các con đường tiếp cận các điểm du lịch như đường tiếp cận điểm du lịch Thủy Biều, đường vào Lăng Gia Long, suối Voi, suối Mơ, một số tuyến đường kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đối với
Ngoài ra, dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II; nâng cấp các bến thuyền sông Hương và đầm phá; tiếp tục triển khai dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài giai đoạn 2018-2020 đang đảm bảo tiến độ.
“Tất cả đi theo 3 định hướng phát triển du lịch lâu dài mà tỉnh đã đề ra: Một, phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa, Hai, phát triển sản phẩm du lịch. Ba là tổ chức không gian du lịch”, ông Lê Hữu Minh nhấn mạnh.
Bạn đang xem bài viết Nam Định: Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!