Xem Nhiều 3/2023 #️ Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc # Top 3 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việt Nam tăng 8 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh ngành Lữ hành và Du lịch (TTCI) năm 2017 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 67/136 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 8 bậc so với năm 2015 (75/141).

Du lịch Việt Nam có nhiều triển vọng trong thời gian tới.

WEF xếp hạng TTCI định kỳ 2 năm một lần, dựa trên 4 yếu tố chính: Môi trường, chính sách, cơ sở hạ tầng, các nguồn tự nhiên và văn hóa cho ngành du lịch. Tất cả đều được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7.

Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng thứ 67/136, được 3.78 điểm, tăng 8 hạng (+8) so với năm 2015. Lần xếp hạng này, Việt Nam đã tiến bộ hơn, được xếp vào nửa trên, lấy mức trung bình là 68/136 so với năm ngoái nước ta ở nửa dưới, mức trung bình là 70/141, Việt Nam chỉ đạt 75/141. Việt Nam có cùng điểm số với Oman (đứng thứ 66/136) và Romania (đứng thứ 68/136).

Trong nhóm chỉ số về An ninh và an toàn, Việt Nam xếp thứ 57/136 (tăng 18 hạng so với 75/141). Chỉ số cao nhất chúng ta đạt được nhóm này là “Chỉ số của tỷ lệ khủng bố” xếp thứ 1/136. Về chỉ số thống kê hằng tháng chúng ta cũng đứng số 1 thế giới. Trong tình hình bất ổn an ninh đang gia tăng, tình trạng khủng bố xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và khu vực ASEAN nhưng với vị trí số 1, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và chính trị ổn định.

Tuy nhiên, trong nhóm “Sự cởi mở đối với quốc tế”, Việt Nam còn nhiều hạn chế, đứng thứ 73/136. Trong đó, “Tính mở cửa song phương vận chuyển hàng không” chúng ta xếp thứ 40, tăng 3 bậc; “Yêu cầu về thị thực nhập cảnh” xếp thứ 113/136 (tăng 6 bậc so với 119/141); thấp nhất là chỉ số “Thỏa thuận tự do thị thực” xếp thứ 116. Trong khi đó, các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia dù đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh nhưng những nước này vẫn duy trì chính sách thị thực nhập cảnh thông thoáng, đánh giá đúng những lợi ích mà ngành Du lịch mang lại cho quốc gia. Do đó, nếu Việt Nam không nâng cao được chỉ số “Yêu cầu về thị thực nhập cảnh” thì năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam khó có thể đuổi kịp các nước trong khu vực; khó có thể thu hút được khách ở những thị trường xa, khách đi nhiều nước, ở dài ngày và có chi tiêu cao như châu Âu, Bắc Mỹ. Hơn nữa, không đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, du lịch Việt Nam càng khó kết nối với các điểm đến trong khu vực, hạn chế khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhóm các chỉ số về nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa Việt Nam được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao khi nguồn nhân lực xếp thứ 37, tăng 18 bậc; tài nguyên tự nhiên đứng thứ 34 và tài nguyên văn hóa đứng thứ 30. Khả năng cạnh tranh giá của Việt Nam giảm 13 bậc, đứng thứ 35/136. Tuy nhiên, thứ hạng này vẫn thể hiện điểm đến Việt Nam có giá cả dịch vụ vừa phải, hợp túi tiền nhiều du khách và có khả năng thu hút khách trong tình hình kinh tế thế giới nói chung có nhiều khó khăn.

Nhóm các chỉ số về hạ tầng và môi trường của Việt Nam được đặc biệt lưu ý quan tâm khi phát triển. Trong đó cần tập trung vào tính bền vững môi trường vì chỉ số này được đánh giá rất kém, đứng thứ 129; mức phát thải xếp thứ 128; tính khắt khe về những quy định môi trường đứng thứ 115; xử lý nước hạng 107; tái trồng rừng xếp thứ 103.

Trong khu vực ASEAN, Singapore vẫn dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, được 4.85 điểm nhưng đứng vị trí thứ 13/ 136, tụt 2 hạng so với 11/141 năm 2015; Malaysia đứng thứ 26 (tụt 1 hạng); Thái Lan vị trí thứ 34 (tăng 1 hạng); Indonesia vị trí thứ 42 (tăng 8 hạng). Việt Nam đứng trên Philippines, vị trí 79 (tụt 5 hạng); Lào đứng thứ 94 (tăng 2 hạng); Campuchia đứng thứ 101 (tăng 4 hạng). Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam, là nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, thị trường du lịch lớn nhất thế giới xếp thứ 15, đạt 4.72 điểm (tăng 2 bậc).

• Top 10 quốc gia có chỉ số TTCI cao nhất năm 2017 lần lượt là Tây Ban Nha đứng thứ nhất, 5.43 điểm (0); Pháp ở vị trí số 2, 5.32 điểm (0); Đức đứng thứ 3, 5.28 điểm (0); Nhật Bản thứ 4, 5.26 điểm (+5); Anh thứ 5, 5.20 điểm (0); Mỹ xuống vị trí 6, 5.12 điểm (-2); Úc đứng thứ 7, 5.10 điểm (0); Ý vẫn giữ vị trí 8, 4.99 điểm (0); Canada lên vị trí số 9, 4.97 điểm (+1); Thụy Sĩ tụt xuống thứ 10, 4.94 điểm (-4)

-NK Tổng hợp-

Phát Triển Du Lịch Mice Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Du Lịch Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)

Trong những năm gần đây, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao và thành công của ngành du lịch đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT), nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao và phát triển du lịch MICE (Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng, triển lãm hoặc tổ chức sự kiện (Meeting – Incentives – Conventions – Exhibitions/Event)). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định mục tiêu “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững”. Chiến lược chú trọng phát triển loại hình du lịch MICE, thể thao, chăm sóc sức khỏe để thu hút cả thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa. Các điểm đến trong nước phát triển loại hình du lịch MICE được nêu rõ, gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam có nhiều thuận lợi đối với sự phát triển du lịch MICE Chính sách phát triển du lịch MICE: Năm 2020, Việt Nam xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về du lịch MICE – Yêu cầu về địa điểm tổ chức đối với khách sạn. Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 469/BVHTTDL-KHCNMT và công bố dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho Tiêu chuẩn MICE để lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL trên trang web của Bộ đến hết ngày 30/4/2020. Kết quả, Tiêu chuẩn MICE đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong năm 2020. Điều kiện về CSLTDL: Năm 2019, hệ thống cơ sở lưu trú đã tham gia phục vụ chu đáo các sự kiện lớn của ngành và đất nước như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội, Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019 tại Hạ Long, Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 và nhiều sự kiện quan trọng khác, thể hiện vai trò, vị thế, khả năng của Việt Nam trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế lớn. Năm 2020, tại Lễ trao giải của ASEAN Tourism Forum 2020 (ATF) được tổ chức tại Brunei (ngày 16/1), trong khuôn khổ tuần lễ Diễn đàn du lịch Đông Nam Á, nhiều CSLTDL của Việt Nam đã được trao giải thưởng ASEAN MICE Venue Award- Giải thưởng dành cho khách sạn có địa điểm tổ chức hội nghị tốt nhất, gồm các khách sạn: Furama Resort (Đà Nẵng); Vạn Phát Riverside (Cần Thơ); Mường Thanh Luxury (Quảng Ninh); Diamond Bay (Khánh Hòa); Novotel Phú Quốc (Kiên Giang). Thách thức đối với phát triển du lịch MICE Thách thức về nâng cao NLCT du lịch MICE với các nước trong khu vực Tuy nhiên, báo cáo về NLCT du lịch Việt Nam của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong những năm gần đây cũng cho thấy còn một số hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch MICE ở Việt Nam. Báo cáo của WEF năm 2017 và 2019 đều chỉ ra các chỉ số có xu hướng giảm sút gồm: an ninh và an toàn, y tế và vệ sinh, nhân lực và thị trường lao động, mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng mặt đất và cảng.

Ghi chú: Thang điểm từ 0 đến 7. Điểm 7 là mức cạnh tranh cao nhất Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF, 2019)

Nguồn: WEF, 2019

Thách thức về nguồn lực trong nước Cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Khách du lịch đến Việt Nam qua đường biển chưa nhiều. Cuối năm 2018, Quảng Ninh khai trương cảng tàu khách quốc tế Hạ Long có khả năng đón các tàu biển du lịch có tải trọng lớn. Năm 2019, Khánh Hòa khai trương bến du thuyền Ana Marina Nha Trang có sức chứa 220 du thuyền. Tham quan, nghỉ dưỡng vẫn là động cơ du lịch chủ yếu của cả thị trường khách quốc tế và nội địa (74,4% và 78,3%) (TCDL, 2020), thị trường khách thương mại – công vụ và khách du lịch MICE còn chiếm tỷ trọng thấp. Điều đó cho thấy, để phát triển mạnh mẽ và bền vững du lịch MICE, các yếu tố trên cần phải được cải thiện. Một số cảng hàng không trong nước, nhất là tại trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng quá tải, là điểm nghẽn cần giải quyết để tạo điều kiện thu hút nhiều hơn khách du lịch. Lựa chọn MICE với ý nghĩa là một sản phẩm quan trọng trong hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam Du lịch MICE có quan hệ chặt chẽ với các sản phẩm du lịch khác Định hướng phát triển sản phẩm du lịch MICE trong hệ thống sản phẩm vùng Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định sản phẩm du lịch MICE, thể thao, đặc thù theo vùng như sau:

Vùng Sản phẩm đặc thù Sản phẩm chính Sản phẩm bổ trợ

Trung du, miền núi

Bắc Bộ

Thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên Du lịch gắn với thiên nhiên Du lịch tâm linh

Đồng bằng sông

Hồng và duyên hải Đông Bắc

Du lịch tham quan thắng cảnh biển Du lịch đô thị, MICE Du lịch cuối tuần

Bắc Trung Bộ Du lịch di sản văn  hóa, sinh thái Tham quan di tích,  tìm hiểu văn hóa, lịch sử Du lịch MICE

Duyên hải Nam

Trung Bộ

Nghỉ dưỡng biển, du lịch di sản Nghỉ dưỡng biển, du lịch di sản Thể thao biển, khám phá thiên nhiên, sinh thái biển, MICE

Tây Nguyên Tìm hiểu văn hoá dân tộc Tây Nguyên, du lịch sinh thái Du lịch dựa vào thiên nhiên Du lịch thể thao mạo hiểm, MICE

Đông Nam Bộ Du lịch tâm linh, tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng Du lịch MICE Du lịch sinh thái

Đồng bằng sông Cửu Long Trải nghiệm đời sống sông nước, sinh thái, di sản Trải nghiệm đời sống sông nước, sinh thái, di sản, nghỉ dưỡng biển đảo Du lịch MICE, cộng đồng, nông thôn

Nguồn: Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Một số kiến nghị, đề xuất Chính sách phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, bền vững với môi trường. Tuy dịch Covid-19 gây ra những tác động tiêu cực nặng nề, nhưng đây cũng là cơ hội tốt để cơ cấu lại hệ thống sản phẩm du lịch, trong đó sản phẩm du lịch quan trọng như MICE là định hướng quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu du lịch tăng cao trở lại, Việt Nam cần định hướng phát triển thị trường du lịch quốc tế và nội địa về du lịch MICE, qua đó nâng cao NLCT. Cần chuyển sự tập trung sang chất lượng và hướng đến phát triển ngành du lịch một cách bền vững hơn về môi trường, văn hóa và xã hội, cơ cấu lại thị trường khách du lịch chi tiêu cao hơn. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Đề nghị Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, xem xét ban hành theo quy định của Luật Dạy nghề, gồm có: nghề Quản trị Du lịch MICE, nghề Quản trị Khu Resort và nghề Quản trị dịch vụ thể thao giải trí (Quy hoạch Phát triển Nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 – 2020 (Ban hành theo Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)). Tăng cường nguồn nhân lực du lịch và liên kết kinh tế địa phương. Cần đảm bảo có: đủ số lượng lao động và doanh nghiệp địa phương trong các ngành liên kết phục vụ du lịch MICE đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của các phân khúc thị trường du lịch khác nhau. Giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng và chất lượng thông qua các chương trình đào tạo có mục tiêu cho chuyên gia ngành du lịch và hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty nhằm có được các loại chứng nhận chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ du lịch MICE đảm bảo bền vững môi trường. Đảm bảo tính bền vững đòi hỏi cả đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển cũng như tăng cường tiêu chuẩn chất lượng. Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng của Việt nam để tránh tắc nghẽn giao thông và cơ sở hạ tầng dịch vụ như quản lý vệ sinh môi trường và chất thải để giảm thiểu các hậu quả tiêu cực đối với môi trường. Chất lượng của cơ sở hạ tầng phải đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn. Điều phối, quy hoạch điểm đến và phát triển sản phẩm. Khuyến khích các địa phương phát triển và xúc tiến sản phẩm du lịch MICE đóng góp vào sự đa dạng du lịch tại Việt Nam. Cần phải tăng cường liên kết với các ngành khác để làm mới sản phẩm du lịch. Bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng mà nhiều khách du lịch lựa chọn, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp địa phương, du lịch MICE và giải trí trong điều kiện đảm bảo an toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: TCDL. (2020). Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019. In NXB Lao động. WEF. (2019). The Travel and Tourism Competitiveness Report 2019. http://www3.weforum.org/docs/WEF_TTCR_2019.pdf

CN. Nguyễn Chiến Thắng Phòng QLKH&HTQT – Viện Nghiên Cứu Phát triển Du lịch

Luận Văn Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Du Lịch Hương Giang Chi Nhánh Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường việc các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu. Hiện nay, du lịch được coi du lịch là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức được điều này, Nghị quyết đại hội Đảng IX đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ra đời hàng loạt. Sự phát triển về quy mô cũng như số lượng các doanh nghiệp du lịch nói chung và các công ty lữ hành nói riêng một mặt đã tạo ra bước ngoặt trưởng thành của ngành du lịch, mặt khác tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các công ty lữ hành. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển được các công ty lữ hành luôn luôn phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhận thức được vấn đề này, sau khi thực tập tại Công ty Du lịch Hương Giang Chi nhánh Hà Nội, thấy được áp lực cạnh tranh của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội lên Chi nhánh là rất lớn. Đồng thời thấy được những lợi thế, điểm mạnh của Chi nhánh. Em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Giang Chi nhánh Hà Nội” để góp phần giảm bớt áp lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường du lịch Hà Nội.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Du Lịch Việt Ứng Dụng Công Nghệ Để Cạnh Tranh

Để đạt mục tiêu đón 77 triệu khách nội địa và quốc tế năm 2017, ngành du lịch Việt Nam phải hoà mình vào xu hướng chuyển dịch sang số hoá (Digital Transformation) gia tăng cạnh tranh. Hiện nay, các công ty trong ngành du lịch tại Việt Nam như bán vé máy bay, khách sạn và đại lý du lịch được xem như các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với Internet. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ chỉ ở mức cơ bản, chưa khai thác và tối ưu những lợi ích từ công nghệ để gia tăng cạnh tranh, thu hút khách khi họ thậm chí chưa thực sự có ý định du lịch.

Cuộc chiến trên di động trong ngành du lịch

Với du khách hiện đại ngày nay, di động là thiết bị trung tâm trong mọi kết nối của họ với thế giới số (digital). Trong báo cáo 2016 của Google cho biết 72% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh (smartphone). Trung bình, mỗi người sẽ dành 2 giờ mỗi ngày để sử dụng Internet qua di động.

Với số lượng người dùng di động lớn, đây là cơ hội để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty ngành du lịch.

Trong báo cáo này cũng cho biết 3 nhóm ứng dụng hàng đầu khi du lịch, người Việt Nam dùng các ứng dụng tìm chỗ ở là phổ biến nhất với 53%, theo sau là tìm hướng dẫn du lịch 44%.

“Người du lịch so sánh giá sẽ kết hợp cả sử dụng web và ứng dụng (mobile app)” – Báo cáo của Google

Báo cáo của Google cho biết chỉ có 24% người dùng lịch chỉ dùng web để nghiên cứu giá, trong khi kết hợp giữa ứng dụng và web lên đến 62%. Để tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay ở bước tìm kiếm, lựa chọn chỗ ở trước chuyến đi, đầu tư vào ứng dụng sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp.

Số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành khách sạn như Vivu, Chudu24, MyTour, Vntrip đã mang lại lựa chọn phong phú và tiện lợi cho khách hàng. Trong số đó, chỉ có Vntrip, MyTour là có ứng dụng trên di động.

Khi bỏ ngỏ việc xây dựng ứng dụng cho di động, các doanh nghiệp trong ngành đã bỏ qua cơ hội cạnh tranh với các đối thủ của mình, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các thương hiệu toàn cầu như Agoda, Booking trong cuộc chiến không biên giới trên Internet.

Chiến lược ưu tiên di động – Mobile First

Trong ngày Giáng sinh, Ryanair có đến 90% khách hàng sử dụng di động trên nền tảng của họ.

Ông Kenny Jacobs, CMO của Ryanair cho biết: “Qua Giáng Sinh, chúng tôi có hơn 17 triệu lượt tải app từ Châu Âu, trở thành ứng dụng số 1 tại Châu Âu trong ngành hàng không.”

“Hãy lên thuyền. Hãy chắc chắn bạn xây dựng được một phương pháp uyển chuyển (agile way) và những gì bạn tạo ra hôm nay có thể được xây dựng sau này” – Ông Kenny Jocobs kêu gọi các nhà tiếp thị di chuyển nhanh hơn vào không gian số.

“Có quá nhiều ngành công nghiệp nói rằng: chúng tôi muốn tốt nhất về giá, lựa chọn, digital, chất lượng và dịch vụ. Tôi chỉ có thể chúc họ may mắn với điều mà họ theo đuổi. Chúng tôi chấp nhận kỹ thuật số nhanh hơn bất kỳ ai khác, nhưng chúng tôi vẫn giữ giá”.

Ở Việt Nam, tất cả các hãng hàng không như VietnamAirlies, Jetstart, VietJetAir đều triển khai bán vé trên Internet. Chỉ vài thao tác, vé máy bay đã sẵn sàng cho chuyến đi. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh đã được Jetstart, VietJetAir triển khai. Vietnam Airlines có ứng dụng riêng cho hội viên Bông Sen Vàng thay vì ứng dụng đặt vé như các hãng khác.

Báo cáo của Google cho biết chỉ có 24% người dùng lịch chỉ dùng web để nghiên cứu giá, trong khi kết hợp giữa ứng dụng và web lên đến 62%. Để tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay ở bước tìm kiếm, lựa chọn chỗ ở trước chuyến đi, đầu tư vào ứng dụng sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp.

Số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành khách sạn như Vivu, Chudu24, MyTour, Vntrip đã mang lại lựa chọn phong phú và tiện lợi cho khách hàng. Trong số đó, chỉ có Vntrip, MyTour là có ứng dụng trên di động.

Khi bỏ ngỏ việc xây dựng ứng dụng cho di động, các doanh nghiệp trong ngành đã bỏ qua cơ hội cạnh tranh với các đối thủ của mình, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các thương hiệu toàn cầu như Agoda, Booking trong cuộc chiến không biên giới trên Internet.

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Một bài học từ việc tối ưu trải nghiệm người dùng của Hãng hàng không Virgin America rất thích hợp để tham khảo. Bài được FastCompany phỏng vấn các chuyên gia và trưởng dự án từ Virgin America.

Luanne Calvert, Giám đốc Marketing (CMO) của Hãng hàng không Virgin America cho biết “Sự dịch chuyển sang di động sẽ tiếp tục gia tăng, ước tính đến cuối 2016 sẽ có hơn 50% vé du lịch sẽ diễn ra trên di động. Công ty trong ngành nên tìm kiếm các hướng mới để duy trì khách hàng và gia tăng mức độ hài lòng của họ để tạo lợi thế cạnh tranh.”

Quá trình thiết kế và phát triển ứng dụng mất một năm rưỡi, một phần vì Virgin America muốn sản phẩm xuất hiện trên cả hai nền tảng di động Apple iOS và Google Android có ít lỗi nhất có thể. Cốt lõi ứng dụng phải càng ít bối rối cho người sử dụng càng tốt.

Ứng dụng di động của Virgin America đổi màu theo các địa điểm, tạo sự hứng khởi khi chọn địa điểm du lịch – Ảnh: FastCompany

Trong kỷ nguyên di động, ứng dụng chỉ tập trung vào tính năng là chưa đủ, vì nó không có “não”

Để mua vé, ứng dụng sẽ hỏi bạn về điểm đến, ngày bạn muốn bay, số lượng hàng khách, bao nhiêu người lớn, trẻ em.. trước khi hiện ra danh sách các chuyến bay và giá tương ứng. Nếu bạn chọn một chuyến bay khứ hồi, ứng dụng sẽ xuất hiện bảng giá thấp nhất trong tháng để bạn so sách. Toàn bộ quá trình này chỉ trong 60 giây.

Sau khi bạn đặt vé, bạn sẽ thấy thông tin về chuyến bay, QR code và màu sắc tùy theo điểm đến mà bạn chọn.Luanne Calvert, Giám đốc Marketing (CMO) của Virgin America cho biết: “Khác với các ứng dụng hàng không khác, chúng tôi tập trung vào việc cân bằng giữa tính năng và thiết kế đẹp trong quá trình phát triển sản phẩm. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng ứng dụng này sẽ mang lại quá trình đặt vé đơn giản, trực quan và nhanh chóng – điều cũng làm khách hàng chúng tôi thoải mái và phấn khích trong hành trình của họ.”

24 giờ trước chuyến bay, ứng dụng sẽ chuyển sang trạng thái “Nghiêm túc” (serious) với giả định bạn sẽ mở ứng dụng để checkin. Màu sắc chuyển từ nền trắng sang màu đen, để giúp bạn kiểm tra thông tin một các hiệu quả.

Một giá trị “vuốt ve” khách hàng khi ứng dụng của Virgin America cũng mang lại một điểm mới là tích hợp sẵn với dịch vụ âm nhạc Spotify. Tùy theo điểm đến, bạn sẽ có một danh sách bài hát để nghe tương ứng.

Tích hợp ứng dụng với đối tác khác không phải là cách các hãng hành không hay làm, tuy nhiên cơ hội và tính ứng dụng cho tương lai là rất rộng mở. Hãy tưởng tượng một nhóm hẹn hò qua Tinder hay trò truyện qua Facebook Messenger, chỉ bấm nút để đặt vé cùng bay với Virgin.

Digital Transformation – Chuyển dịch sang số hoá: xu thế tất yếu của ngành du lịch

Với sự dịch chuyển thói quen của người sử dụng sang di động và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành du lịch, doanh nghiệp nào nắm bắt cơ hội để cung cấp giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng thông qua digital sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Với các doanh nghiệp nhỏ vốn có tốc độ triển khai nhanh hơn, sẵn sàng thử nghiệm sẽ là lợi thế tương đối khi cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Airbnb cũng từng bắt đầu khiêm tốn trước khi trở thành một doanh nghiệp có giá trị hơn 30 tỉ USD và không ngừng phát triển như hiện nay.

Nguồn: chúng tôi via Tuoi Tre

Bạn đang xem bài viết Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!