Xem Nhiều 6/2023 #️ Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ 46 Thế Giới # Top 12 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ 46 Thế Giới # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ 46 Thế Giới mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngân hàng Thế giới vừa công bố số liệu chính thức về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo danh nghĩa của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2018. Theo đó, GDP của Việt Nam đạt 245 tỉ USD, đứng thứ 46 thế giới, thứ 14 châu Á và thứ 6 trong Đông Nam Á.

So với năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã tuột mất một hạng.

Trước đó, Tổng cục Thống kế công bố GDP 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm nhẹ từ 7,1% năm 2018 xuống còn 6,7% trong năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, Fitch vẫn cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ngân hàng DBS Bank cũng đưa ra dự báo trong thập niên tới, Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 6% – 6,5% cho nền kinh tế quốc dân. Với đà này, kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào năm 2029.

Năm 2018, quy mô nền kinh tế thế giới ghi nhận đạt gần 86.000 tỉ USD. Trong đó, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương chiếm 30,2%, Liên minh châu Âu (EU) chiếm 21,8%.

Mỹ và Trung Quốc vẫn là 2 cường quốc hàng đầu về kinh tế, với GDP lần lượt là hơn 20.000 tỉ USD và hơn 13.600 tỉ USD. Hai quốc gia này chiếm đến gần 40% tổng GDP cả thế giới.

Đứng thứ 3 là Nhật Bản, với gần 5.000 tỉ USD và thứ 4 là Đức với gần 4.000 tỉ USD.Tại Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia giàu nhất, với GDP lên đến 1.042 tỉ USD, đứng thứ 16 thế giới. Quốc gia hải đảo hình vòng cung này cũng là quốc gia duy nhất trong Đông Nam Á có GDP vượt mốc nghìn tỉ.

Mức độ chênh lệch về kinh tế của Đông Nam Á vẫn còn cao. 5 nước sáng lập ASEAN vẫn đứng đầu trong kinh tế khu vực, chiếm đến 87,4% tổng sản phẩm quốc nội của Đông Nam Á. Trong đó, kinh tế Indonesia gấp 4,3 lần Việt Nam và gấp 521 lần Đông Timo – nước có GDP thấp nhất khu vực. Đây sẽ là thách thức lớn cho ASEAN trong việc hoàn thành mục xây dựng nền kinh tế phát triển đồng đều trong Cộng đồng kinh tế (AEC).

Theo Báo cáo Tiêu điểm kinh tế Đông Nam Á của ICAEW vào tháng 3 năm nay, dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn khu vực sẽ giảm nhẹ xuống 4,8%, do tăng trưởng xuất khẩu giảm.

Đây là hệ quả của việc leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu và sự hạ nhiệt chung của nền kinh tế thế giới.

Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ Mấy Trên Thế Giới?

Trong thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kinh ngạc.

Không tự nhiên mà Việt Nam trở thành câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á.

Dĩ nhiên không phải vì nền kinh tế Việt Nam là lớn nhất hay tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực…

…mà điểm thu hút ở đây đó là công cuộc tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Nhờ đó mà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về của cải, thương mại và đầu tư.

Vậy so với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang đứng ở đâu?

Top 10 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới

Nhắc đến quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất, hiển nhiên ai cũng biết là Mỹ.

Cho đến năm 2018, Mỹ vẫn giữ vững vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

Vị trí thứ hai là Trung Quốc, với giá trị nền kinh tế đạt 14 nghìn tỷ đô, tăng tận 2 nghìn tỷ so với năm trước đó.

Tiếp theo ngay sau đó là Nhật Bản với 5.1 nghìn tỷ đô, tăng nhẹ so với năm 2017.

Những vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng lần lượt thuộc về 3 nước châu Âu: Đức, Anh, Pháp

Ấn Độ bất ngờ vượt lên chiếm vị trí thứ 7 ngay sau Pháp. Ngay sau đó là Ý và Brasil.

Vị trí cuối trong top 10 thuộc về Canada.

Tuy cùng nằm trong top 10, nhưng tổng giá trị nền kinh tế của các nước thuộc top sau cộng lại vẫn chưa bằng Mỹ.

Có thể khẳng định vị trí dẫn đầu của Mỹ khó có thể lật đổ trong vài năm sắp tới.

Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy trên bảng xếp hạng?

Năm 2018 giá trị nền kinh tế của Việt Nam đạt mức 240 tỷ đô.

Việc tăng 20 tỷ đô so với năm 2017 đã giúp Việt Nam lọt vào top 50 với vị trí 49 trong bảng xếp hạng.

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển khá thuận lợi.

Xét về nợ công, theo báo cáo đánh giá cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, khi đó nợ công của Việt Nam là 64.8% GDP.

Mức này chỉ thấp hơn một chút so với ngưỡng cho phép của Quốc hội là 65%.

Nhưng tính đến thời điểm đầu năm 2018, quy mô nền kinh tế tăng cao, nợ công giảm xuống còn 61%. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế.

Quy mô GDP lúc bấy giờ đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Tình hình sẽ còn cải thiện đáng kể nếu đạt trên 7 tỷ đồng với tốc độ 6.7%/năm.

Về tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD vào cuối nhiệm kỳ, sau 2 năm rưỡi tăng lên gần 64 tỷ USD.

Bên cạnh đó tỷ giá cũng ổn định hơn và lạm phát thấp.

Một tín hiệu đáng mừng nữa cho nền kinh tế Việt Nam đó là việc cả nước có thêm 127,000 doanh nghiệp mới thành lập vào năm 2017.

Riêng quý I/2018 cũng đã thêm đến 49,000 doanh nghiệp ra đời. Nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, việc làm cho người dân được cải thiện.

Từ đó, ta dễ nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến hết sức tích cực.

Thị trường chứng khoán đã tăng hơn 250% từ 2012 đến nay.

Nếu cứ tiếp tục nỗ lực trên đà như thế này,…

…kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể và sớm trở thành một nền kinh tế vững mạnh.

Tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam những năm sắp tới

Nếu đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, có thể thấy…

…tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ.

Gần đây, PwC (PricewaterCoopers) đã đưa ra những nhận định về vị trí của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo kết quả của nghiên cứu “Thế giới năm 2050” của PwC – một dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất – Việt Nam xếp thứ 32 trong danh sách này.

Thời gian sắp tới, các thị trường mới nổi sẽ có thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dài hạn.

Các chuyên gia của PwC cho rằng, sẽ có sự chuyển dịch kinh tế từ các nước đã phát triển sang các nước có nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu.

Do đó, thứ hạng dựa trên GDP giữa các nước cũng sẽ có sự thay đổi lớn.

PwC chỉ ra Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh sẽ là các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ nay đến 2050, mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%.

Cũng bởi vậy, PwC dự đoán năm 2050 Việt Nam sẽ có thể vươn lên…

…tới vị trí 20 trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu.

Tuy tình hình có vẻ tích cực là vậy, nhưng hiện tại tất cả mới chỉ nằm trong dự đoán.

Với sự biến động không ngừng của kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực hoàn thiện hơn nữa.

Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng, tái cơ cấu kinh tế bền vững, thể chế hoàn thiện hơn.

Đặc biệt cần chú tâm hoàn thiện giáo dục – đào tạo hiệu quả hơn…

…để tạo ra nguồn lao động chất lượng cho nền kinh tế dài hạn.

Lượng Khách Việt Nam Du Lịch Campuchia Đứng Thứ Hai

Lượng khách Việt Nam du lịch Campuchia đứng thứ hai

Tổng kết lượng khách du lịch quốc tế đến với Campuchia trong đầu năm 2018 thì Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách chỉ sau khách Trung Quốc. Được tổ chức vào tối 07/09/2018, đêm hội văn hóa Campuchia (nằm trong khuôn khổ hoạt động của chợ Du lịch Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh 2018) diễn ra với mục đích thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực du lịch giữa hai đất nước anh em Việt Nam – Campuchia đồng thời là một điểm đến thu hút sự chú ý của khách du lịch quốc tế.

Những món ăn tạo nên văn hóa ẩm thực của Campuchia – Phần 2

Tổng kết lượng khách du lịch quốc tế đến với Campuchia trong đầu năm 2018 thì Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách chỉ sau khách Trung Quốc.

Được tổ chức vào tối 07/09/2018, đêm hội văn hóa Campuchia (nằm trong khuôn khổ hoạt động của chợ Du lịch Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh 2018) diễn ra với mục đích thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực du lịch giữa hai đất nước anh em Việt Nam – Campuchia đồng thời là một điểm đến thu hút sự chú ý của khách du lịch quốc tế.

Những khách mời đặc biệt quan trọng trong đêm hội bao gồm bộ trường du lịch Campuchia, phó GĐ sở du lịch TP. Hồ Chí Minh, bộ trưởng văn hóa du lịch Lào cùng với rất nhiều đại biểu cấp cao đến từ 5 nước trong khu vực: Việt Nam – Lào – Thái Lan – Campuchia – Myanmar.

Rất nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật văn hóa Campuchia được trình diễn.

Dẫn lời ông Lã Quốc Khánh (phó GĐ sở du lịch HCM) trong bài phát biểu cho biết khách quốc tế rất quan tâm tới chương trình liên tuyến giữa 3 quốc gia Việt Nam – Lào – Campuchia chính vì thế mà việc hợp tác giữa Việt Nam đang cần đẩy mạnh hơn nữa để phối hợp với 2 nước bạn nhằm đưa ra những chương trình du lịch thật hấp dẫn. Vì sao du khách lại quan tâm tới 3 nước này đến như vậy? câu trả lời là vì cả 3 quốc gia đều thuộc tiểu vùng song MêKông cũng như đường biên giới liền với nhau. Mặt khác, các đường bay thẳng sang Lao cũng như Campuchia còn rất hạn chế vì vậy mà Việt Nam – đất nước giáp biển, được coi là cửa ngõ và vì thế tạo thành một chuỗi các điểm du lịch đầy lý tưởng.

Buổi trình diễn tãi hiện lại những hình ảnh vô cùng quen thuộc của đất nước bạn Campuchia qua những bài hát,điệu múa dân tộc.

Bộ trưởng Du lịch Campuchia – Ông Thong Khon cho biết từ năm 2017 đến 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 12,7% mang lại nhiều hứa hẹn cho tương lai và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, du lịch Campuchia đã có bước nhảy vọt đáng kể.

Khẳng Định Vai Trò Của Ngành Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Việt Nam

Trong khóa tập huấn, các chuyên gia quốc tế và trong nước của Dự án EU-ESRT đã giới thiệu về phương pháp quốc tế do Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO và Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới hướng dẫn và thực tế quy trình, phương pháp đã thực hiện tại Việt Nam để xác định đóng góp của du lịch vào Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014.

Chuyên gia Dự án EU-ESRT chia sẻ kết quả việc hỗ trợ của Dự án đối với tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng thành công tài khoản du lịch cấp tỉnh.

Đồng thời, chuyên gia Dự án EU-ESRT cũng chia sẻ kết quả việc hỗ trợ của Dự án đối với tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng thành công tài khoản du lịch cấp tỉnh và xác định đóng góp của du lịch vào kinh tế tỉnh Quảng Ninh.

Từ năm 2013, nhóm chuyên gia quốc tế và trong nước của Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch xác định đóng góp của Du lịch Việt Nam vào GDP năm 2013 và 2014 trong Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam theo phương pháp quốc tế, góp phần làm rõ vị trí của Du lịch trong nền kinh tế.

Quang cảnh buổi tập huấn.

Từ bài học điển hình của Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam 2014 và kết quả của tỉnh Quảng Ninh, Dự án EU-ESRT tin tưởng ngành Du lịch Việt Nam sẽ áp dụng phương pháp tiên tiến của quốc tế để có thể đánh giá đúng và đủ sự đóng góp của du lịch Việt Nam trên quy mô cả nước và theo từng tỉnh.

Tại Việt Nam hiện nay, thước đo được dùng phổ biến để so sánh sự phát triển về du lịch giữa các tỉnh/vùng với nhau và số liệu quốc gia giữa năm sau so với năm trước vẫn là số lượng khách du lịch đến địa phương/toàn quốc và tổng thu từ khách du lịch. Tỷ lệ du lịch đóng góp vào GDP được một số địa phương tính toán bằng phương pháp kinh nghiệm, chưa đánh giá đúng và đủ mức độ đóng góp của du lịch đối với kinh tế.

Theo chuyên gia quốc tế về thống kê du lịch David McEwen, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO và Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới đã hướng dẫn phương pháp xây dựng Tài khoản vệ tinh du lịch quốc gia TSA và tài khoản vệ tinh du lịch vùng/tỉnh RTSA để xác định đúng đóng góp trực tiếp của du lịch đối với kinh tế. Việc sử dụng Bảng cân đối liên ngành (Bảng IO của Tổng cục Thống kê 2012 với 168 ngành), xác định cả cung – cầu trong du lịch, cho phép ước tính được các đóng góp gián tiếp và đóng góp tạo thêm/lan tỏa của du lịch.

Việc xác định rõ đóng góp trực tiếp và gián tiếp của du lịch đối với nền kinh tế sẽ là cơ sở tốt cho việc hoạch định các chính sách phát triển du lịch, xây dựng các chiến lược kinh tế, quy hoạch tổng thể du lịch phù hợp và hiệu quả, từ đó phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Theo Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam 2014 do Dự án EU-ESRT hỗ trợ Tổng cục Du lịch xây dựng, đóng góp tổng hợp của du lịch vào GDP năm 2014 là 255,54 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,49%. Trong đó phần đóng góp trực tiếp là 3,68% và gián tiếp (lan tỏa) là 2,81%.

Du lịch tạo ra một khối lượng việc làm đáng kể cho xã hội. So với 52.744.339 tổng lao động cả nước năm 2014, thì số lượng lao động của du lịch nói chung (2.952.678) chiếm 5,6%. Lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch là 1.597.887 người chiếm 3,03% lao động cả nước, trong đó nhiều nhất là lao động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.

Du lịch là lĩnh vực mang về nhiều ngoại tệ, đóng góp đáng kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ quốc gia, trong hai năm 2013 và 2014 Việt Nam có giá trị xuất siêu về dịch vụ du lịch gần 5,2 tỷ đô la mỗi năm.

Bạn đang xem bài viết Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ 46 Thế Giới trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!