Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những thiệt hại của ngành Du lịch vì dịch bệnh đã được các địa phương khẳng định, dựa trên số lượng khách hủy tour, hủy đặt phòng. Tại Huế, hoạt động du lịch giảm 10%. Tại Quảng Ninh, hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long chỉ thu hút được 3.000 khách, giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề khi lượng khách sụt giảm chưa từng thấy, hoạt động khách sạn chỉ đạt 30% so với cùng kỳ năm ngoái…
Trước những thiệt hại này, đại diện các Sở Du lịch, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch các địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp, phù hợp với từng địa phương trong việc phòng, chống dịch và quan trọng hơn là giải pháp để ổn định lại thị trường cũng như khôi phục ngành Du lịch ngay khi hết dịch.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, Sở Du lịch Hà Nội đã thành lập Ban Phòng chống dịch, công bố số điện thoại đường dây nóng để hỗ trợ du khách. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường phát huy thế mạnh các điểm đến, phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng, khẳng định Hà Nội luôn là điểm đến an toàn, thân thiện.
Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh, ngành Du lịch Việt Nam cần xây dựng kế hoạch, xúc tiến lại các thị trường trong nước và quốc tế, trong đó đặc biệt thúc đẩy du lịch nội địa. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần quan tâm tới việc giữ gìn lực lượng nhân sự trong giai đoạn khủng hoảng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới công tác quản lý…
“Thời điểm này, việc tính toán các phương án hồi phục thị trường là vấn đề cấp thiết nhất của ngành Du lịch. Việc làm này đòi hỏi sự chung tay của tất cả địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển trong cả nước”, ông Vũ Thế Bình nhận định.
Những Ảnh Hưởng Tích Cực Và Tiêu Cực Của Ngành Du Lịch
Quy mô và tầm ảnh hưởng của ngành công nghiệp du lịch đối với nền kinh tế trên toàn thế giới là rất lớn, vì vậy để phát triển một chính sách du lịch bền vững, các nhà kinh tế nên nên xem xét chu đáo về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của ngành du lịch.
Những ảnh hưởng về kinh tế
Lợi ích đầu tiên của ngành du lịch là lợi nhuận mà nó mang lại cho khu vực địa phương. Nhưng các nhà kinh tế cũng nên cân nhắc về gánh nặng tài chính để xây dựng và duy trì ngành công nghiệp du lịch. Phát triển du lịch khiến cho cộng đồng địa phương bị chèn ép bởi các tập đoàn nước ngoài chuyên cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, điều này sẽ khiến cho người dân địa phương bị mất đi những khoản lợi nhuận lớn.
Những ảnh hưởng về môi trường
Mặc dù bản thân ngành du lịch có thể phá vỡ các hệ sinh thái và môi trường nhưng mặt khác ngành du lịch cũng có thể là động lực cho các nhà kinh tế trong việc bảo tồn một cảnh quan hoang sơ.
Những ảnh hưởng về văn hóa
Ảnh: chúng tôi
Văn hóa là một trong những yếu tố thu hút hàng đầu của ngành du lịch. Khách du lịch thường muốn được trải nghiệm một nền văn hóa mới mẻ, đó là lý do họ đi du lịch, chính điều này mang đến lợi nhuận cao cho cộng đồng. Nhưng phát triển du lịch là quá trình đẩy cộng đồng truyền thống vào thế giới hiện đại, điều này sẽ đánh mất đi các giá trị văn hóa của cộng đồng.
Những ảnh hưởng xã hội
Ngành du lịch mang đến cho người dân địa phương những công việc mới và một nguồn thu nhập ổn định nhưng cũng hạn chế các cá nhân và khiến cho các hộ gia đình phụ thuộc quá nhiều vào các khoản thu nhập từ ngành du lịch. Vì vậy, các cá nhân và hộ gia đình địa phương sẽ có khuynh hướng ít tham gia vào các hoạt động xã hội khác.
Những ảnh hưởng về chính trị
Ảnh: chúng tôi
Du lịch được xem như là một phương tiện xóa bỏ khoảng cách giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo nhưng sự khác biệt khá lớn về sự giàu nghèo và lối sống giữa người dân địa phương và khách du lịch ở một số vùng có thể gây ra sự oán giận.
Du Lịch Việt Nam Sụt Giảm Do Ảnh Hưởng Của Virus Corona
Chia sẻ
Thống kê cho thấy, năm 2019, tổng lượng khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài là 170 triệu lượt người (so với 20 triệu tại thời điểm diễn ra dịch SARS năm 2003) với tổng chi tiêu lên đến 260 tỉ USD (theo ANZ). Các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều từ sự sụt giảm khách du lịch từ Trung Quốc, đặc biệt là Thái Lan với tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trên GDP ở mức 11,2%.
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, khi số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam trong năm 2019 tính theo từng tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách quốc tế, trung bình 30-50%. Trước khi các lệnh cấm đón khách từ vùng dịch được ban hành, trong tháng 1/2020, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận lượng khách quốc tế đến ước đạt gần 2 triệu lượt người, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, tăng mạnh nhất là khách Trung Quốc, tăng 72,6%, đạt 644.700 lượt khách.
142 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã hủy tour, mặt khác 1.663 lượt khách Việt Nam cũng đã hủy tour đi du lịch nước ngoài.
Tuy nhiên, từ khi dịch viêm phổi cấp bùng phát ở Trung Quốc, lượng khách từ thị trường này giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, khoảng 1 tháng sau khi dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 27/1, Chính phủ nước này đã ban lệnh cấm các chuyến đi du lịch ra nước ngoài theo nhóm. Điều này kéo theo việc, từ ngày 28/1, nhiều doanh nghiệp du lịch Trung Quốc bắt đầu hủy tour đến Việt Nam.
Đại diện Công ty du lịch Vietravel thông tin dịp Tết Nguyên đán 2020, Vietravel đã hủy khoảng 60 đoàn khách Trung Quốc sang Việt Nam (khoảng 1.000 khách). Hiện tại công ty đã hủy tất cả tour từ Trung Quốc sang Việt Nam đến hết tháng 3/2020. Vị này dự đoán để tình hình có thể ổn định, dịch bệnh được kiểm soát và phục hồi thì phải đến khoảng tháng 6/2020. Do đó chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thời gian tới sẽ gặp khó khăn và thiệt hại đáng kể.
Tương tự, sự bùng phát mạnh mẽ của virus Corona trong thời gian gần, cùng với khuyến cáo của các cơ quan chức trách về việc cấm tụ tập ở những địa điểm đông người như sân bay, trạm tàu, trạm xe buýt và cả các nhà hàng hay khu vực vui chơi giải trí cũng khiến nhu cầu đi lại, du lịch của khách hàng nội địa sụt giảm đáng kể.
Khách Việt Nam cũng sẽ ngần ngại trước nhiều tour du lịch nước ngoài. Đặc biệt các tour đi Trung Quốc tính đến thời điểm này đã hủy hết, thậm chí nhiều công ty lữ hành còn hủy tour Trung Quốc đến hết tháng 3 để nghe ngóng tình hình. Tính đến thời điểm hiện tại, 142 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã hủy tour, mặt khác 1.663 lượt khách Việt Nam cũng đã hủy tour đi du lịch nước ngoài, chủ yếu đăng ký đi du lịch Trung Quốc.
Báo cáo tại cuộc họp, về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona của UBND TP. Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch TP Trần Đức Hải cho biết, tính riêng tại TP đã có hơn 12 nghìn trường hợp hủy phòng khách sạn; hơn 3100 khách lữ hành hủy đến các lễ hội. Nhìn chung tại các điểm đến du lịch đều giảm từ 30-50% lượng khách.
Không chỉ khách Trung Quốc sụt giảm mạnh, mà lượng khách nước ngoài đến Việt Nam từ các thị trường Âu, Mỹ cũng đang có xu hướng hủy tour do lo ngại Việt Nam nằm trong vùng dịch.
Một số điểm đến du lịch như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm du khách đến từ châu Âu, Úc, Mỹ,… do khách đến từ các quốc gia này có khả năng cao sẽ hủy hoặc hoãn thời gian du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Khu vực Đông Nam Á, sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút khách quốc tế (138 triệu khách quốc tế trong năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt mức ấn tượng 7,8% trong vòng 9 năm trở lại đây) thì dự kiến trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm khách quốc tế tương đối lớn.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch cũng bày to quan điểm, lo ngại dịch viêm phổi virus Corona ảnh hưởng ngày càng lớn đến ngành du lịch, không chỉ khách Trung Quốc suy giảm, mà các nguồn khách khác cũng bị ảnh hưởng, như khách Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan giảm từ 10 – 30%, khách nội địa cũng giảm.
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona khởi phát tại Vũ Hán từ tháng 12/2019, lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày, virus có thể lây lan qua dịch thể khi ho và hắt hơi trước khi xuất hiện các triệu chứng giống những bệnh viêm đường hô hấp khác.
Cơ quan y tế Hồ Bắc sáng nay (4/2) cho biết hiện đã có thêm 64 người chết vì dịch viêm phổi do virus Corona tại Trung Quốc, qua đó nâng tổng số trường hợp tử vong trên toàn cầu lên 426 người (425 người ở Trung Quốc và 1 người ở Philippines)
Theo số liệu được cập nhật, hiện trên thế giới đã xác nhận 20.622 trường hợp nhiễm bệnh do virus Corona, trong đó bao gồm: 20.438 người ở Trung Quốc, 15 người ở Hong Kong, 8 người ở Ma Cao, 10 người ở Đài Loan, 96 người ở các nước châu Á khác, 21 người ở châu Âu, 15 người ở Bắc Mỹ, 12 người ở châu Đại Dương và 7 người ở các nước khác.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 4/2 đã ghi nhận 9 trường hợp mắc virus corona. Cả nước đã có tổng số 304 trường hợp nghi ngờ đã được cách ly theo dõi, trong đó có 214 trường hợp đã xét nghiệm loại trừ, còn 90 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly điều trị chờ kết quả xét nghiệm, phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế. Số tiếp xúc gần đang theo dõi là 270 trường hợp.
Phát Triển Du Lịch Vùng Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La: Lợi Thế, Hạn Chế Và Giải Pháp
Những lợi thế trong phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là khu vực tập trung số lượng lớn nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo, có chất lượng cao như: công trình thủy điện Sơn La, cầu Pá Uôn, nhà máy thủy điện Nậm Giôn…; các kỳ quan tự nhiên độc nhất vô nhị: khu vực lòng hồ thuộc địa phận huyện Mường La giống như vùng Biển Hồ mênh mông sóng nước và ngút ngàn nắng gió, khu vực lòng hồ thuộc địa phận thị trấn Quỳnh Nhai kéo dài đến tỉnh Điện Biên được ví như vịnh Hạ Long trên núi…; hệ sinh thái bán sông nước độc đáo, riêng có với quần thể sinh học đặc trưng mà đa dạng; bề dày lịch sử và văn hóa độc đáo. Tất cả đã tạo nên cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, mang lại những sản phẩm du lịch hấp dẫn có tính cạnh tranh cao trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Tài nguyên du lịch phong phúđa dạng của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ là tiền đề thuận lợi để phát triển du lịch tham quan, ngắm cảnh, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch nghiên cứu khảo sát khoa học, tìm hiểu về hệ sinh thái và lịch sử, văn hóa của các dân tộc bản địa và cả du lịch truyền thống với việc thưởng ngoạn, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống, ẩm thực của người dân tộc bản địa.
Những hạn chế trong phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La Điều kiện giao thông khó khăn
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La chủ yếu liên kết với các tỉnh trong khu vực bằng đường bộ và đường thủy. Tuy nhiên, phương tiện vận tải cũng như tuyến giao thông vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đều chưa được quy hoạch và quản lý một cách khoa học, thống nhất, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả khai thác du lịch vùng lòng hồ.
Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu và yếu Chất lượng dịch vụ kém, sản phẩm du lịch không bền vững
Sự đầu tư thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch dẫn đến kết nối giữa du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và thị trường nguồn khách hết sức khó khăn. Ngoài ra, sự đơn điệu, nghèo nàn, lạc hậu, kém vệ sinh của các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác ở khu vực vùng lòng hồ thủy điện Sơn La cũng gây khó khăn trong việc kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch, và thu hút khách du lịch.
Sức ép cạnh tranh của các khu du lịch khác trong khu vực Tây Bắc
Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La hầu như chưa có một điểm du lịch, điểm vui chơi giải trí hay một khu du lịch được quy hoạch, xây dựng và quản lý một cách hoàn chỉnh và quy củ. Hoạt động du lịch chủ yếu dừng ở tham quan nhà máy thủy điện Sơn La, lòng hồ thủy điện Sơn La, cầu Pá Uôn, tắm suối nước nóng và tham dự lễ hội đua thuyền. Hiện tượng bê tông hóa, đô thị hóa ở các làng bản ven hồ thủy điện Sơn La ngày càng phổ biến, không chỉ phá hỏng cảnh quan kiến trúc làng bản truyền thống, mà còn làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc. Vì vậy, các sản phẩm du lịch còn thiếu những sản phẩm đặc sắc mang bản sắc riêng, khó cạnh tranh.
Hiện nay khi du lịch ở một số vùng lòng hồ ở trong nước như hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Đại Lải, hồ Ba Bể… đã được khai thác trong thời gian khá dài, đã định vị được thương hiệu trên thị trường du lịch trong và ngoài nước, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế xã hội nhất định, thì du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La vẫn đang ở giai đoạn quy hoạch và định hướng phát triển; số lượng khách du lịch, hình ảnh điểm đến và sức ảnh hưởng trên thị trường du lịch vẫn còn hạn chế, trong khi năng lực đầu tư có hạn.
Mặt khác, do nguồn tài nguyên du lịch có nhiều điểm tương đồng, nên các sản phẩm du lịch của khu vực phụ cận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các điểm đến truyền thống của du lịch miền núi Tây Bắc như Mộc Châu, Mù Căng Chải, Sapa, Điện Biên Phủ…
Một số kiến nghị về giải pháp khai thác du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La
Ngoài ra, tuy nằm ở vị trí trung tâm khu vực Tây Bắc nhưng vị trí địa lý của tỉnh Sơn La nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng tương đối cách biệt và cách xa các thị trường nguồn khách lớn trong khu vực. Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La không nằm trên các tuyến du lịch chính, thậm chí chỉ là một điểm dừng chân trên các tuyến du lịch theo quốc lộ 6 và quốc lộ 279 kết nối tỉnh Sơn La với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Điều này, không chỉ hạn chế sự phát triển và mở rộng thị trường du lịch mà còn là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Du lịch.
Thứ nhất, tập trung mọi nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường.
Thứ hai, quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và vùng phụ cận một cách thống nhất và khoa học.
Thứ ba, ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài trong ngành Du lịch cho vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Thứ tư, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La với thị trường du lịch trong và ngoài nước.
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nếu được khai thác hợp lý và khoa học, sẽ mang lại những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường du lịch trong nước và quốc tế, từ đó xây dựng và định vị thương hiệu du lịch vùng lòng hồ nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế – xã hội và môi trường khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La phát triển toàn diện.
TS. Trần Hạnh NguyênLê Thị Thu Hòa
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nằm trên địa phận các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La thuộc tỉnh Sơn La, thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên và huyện Sìn Hồ thuộc tỉnh Lai Châu, với diện tích lưu vực là 43.760km² và dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m³. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, độc đáo, nếu được đầu tư khai thác bài bản và toàn diện, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn trên tuyến du lịch khám phá thiên nhiên và con người khu vực Tây Bắc bộ nói chung và tham quan bộ ba công trình thủy điện thế kỷ trên sông Đà: Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu nói riêng.
Bạn đang xem bài viết Ngành Du Lịch Tìm Giải Pháp Hạn Chế Những Ảnh Hưởng Của Bệnh Do Vi Rút Ncov trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!