Cập nhật thông tin chi tiết về Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cần Những Gì Về Kỹ Năng mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghề hướng dẫn viên du lịch đang được nhiều bạn trẻ chú ý. Vậy hướng dẫn viên du lịch cần những gì về kỹ năng. Hay để trở thành HDVDL tài ba bạn cần kỹ năng gì.
Đối với nghề HDVDL yếu tố quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp. Làm hướng dẫn viên du lịch tức là luôn sẵn sang gặp gỡ, tiếp xúc với những vị khách lạ. Những vị khách đó không chỉ là người Việt mà họ còn có thể là người nước ngoài, tiếng nói khác, nền văn hóa, phong tục khác,… Có một kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tự tin tiếp xúc với du khách.
Kế hoạch chu đáo tỉ mỉ đến đâu, trên chặng đường du lịch thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong du lịch thường có những hành trình du lịch khám phá hoặc mạo hiểm. Với những hành trình như vậy rủi ro là điều khó tránh. Nhưng nếu người HDVDL có kỹ năng phản ứng nhanh sẽ làm chủ tốt được tình huống.
Kỹ năng thuyết trình là một yếu tố quan trọng trong nhiệm vụ của HDVDL. Công việc của họ là truyền tải thông tin đến du khách. Nếu không đủ tự tin thuyết trình sẽ chỉ là nói lan man mà không ai hiểu. Một HDVDL tài ba sẽ là người hiểu được tâm lý du khách và tự tin thuyết trình truyền cảm hứng cho người nghe.
Mỗi địa danh đều có những nội dung nhất định được chuẩn bị sẵn. Nhưng nếu không có kỹ năng thuyết trình thì những nội dung ấy sẽ nhàm chán như “ru ngủ”.
Trước khi bắt đầu một tour du lịch thường sẽ có sẵn lịch trình về thời gian, địa điểm,…Nhưng nếu chỉ dựa theo bản kế hoạch có sẵn đó một cách máy móc thì chuyến đi sẽ chẳng có gì thú vị. Làm chuyến đi du lịch trở nên thú vị dựa nhiều vào khả năng tổ chức của người HDVDL.
Ngoại ngữ tốt là một yếu tố bắt buộc với người HDVDL. Bởi đặc thù công việc nên người HDVDL phải là người thành thạo nghe – nói. Và luôn phải rèn cho mình kỹ năng ngoại ngữ để hiểu được du khách và ngay cả những từ “ngoài ngôn từ”.
Công việc của HDVDL giống như những nghề “làm dâu trăm họ”. Mỗi du khách có tính cách, thái độ,… khác nhau. Bạn sẽ luôn phải vui vẻ, cởi mở, thoái mái, điềm tĩnh trước mọi tình huống, mọi du khách. Luôn giữ sự tôn trọng lịch thiệp để du khách an tâm va thoải mái nhất có thể. Để làm được nghề này kỹ năng làm chủ càm xúc luôn luôn cần rèn luyện.
Yêu cầu cuối cùng về kỹ năng của người HDVDL là kỹ năng quan sát. Quan sát tức là nhìn và thu nhận phản hồi của du khách. Dù chỉ là cử chỉ, ánh mắt hay một cái nhíu mày,… cũng sẽ thể hiện thái độ của du khách. Là một người HDVDL muốn giỏi thì phải quan sát tốt và “ứng phó” sao để thay đổi được cảm xúc của du khách theo hướng tích cực.
Cao đẳng du lịch Hà Nội vừa chia sẻ những kỹ năng cần có của người hướng dẫn viên du lịch. Thông tin trong bài viết cũng đã giải đáp cho bạn thắc mắc hướng dẫn viên du lịch cần những gì. Nếu có đam mê với nghề hướng dẫn viên du lịch đừng ngại theo đuổi đam mê.
4 Điều Cần Biết Về Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch, bạn phải được Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch cấp Tỉnh, thành phố cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Ngoài những điều kiện là công dân có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại VN; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không mắc những bệnh truyền nhiễm; không sử dụng chất gây nghiện thì yêu cầu bắt buộc để được cấp thẻ cho HDV nội địa và quốc tế là khác nhau.
Đối với HDV nội địa, bạn phải tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành HDV du lịch trở lên. Với những bạn không tốt nghiệp những chuyên ngành về du lịch thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. Thẻ HDV nội địa áp dụng cho những hướng dẫn viên dẫn những đoàn khách mang quốc tịch Việt Nam đi du lịch trong nước.
Những bạn muốn được cấp thẻ HDV quốc tế phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành HDV du lịch trở lên. Những bạn học chuyên ngành khác, phải có thẻ HDV nội địa hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, bạn còn phải thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ. Thẻ HDV quốc tế cấp cho những hướng dẫn viên dẫn các tour khách có quốc tịch nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam. Thẻ này không có giá trị khi ra nước ngoài.
Những kỹ năng hướng dẫn viên du lịch cần có
Ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành một HDV du lịch giỏi, bạn cần có những kỹ năng sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng quan sát.
Tất nhiên với một sinh viên mới ra trường, bạn không thể có hết và thành thạo được những kỹ năng này. Bạn sẽ có được những điều này nếu biết cố gắng học hỏi từ những HDV có kinh nghiệm, từ môi trường công việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Nhiều người xem nghề HDV là nghề vừa làm vừa chơi. Bởi HDV du lịch được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, ở khách sạn “nhiều sao” và thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn.
Chính việc dẫn khách đi tham quan, HDV cũng được đi du lịch miễn phí khắp mọi nơi, được tìm hiểu về phong tục, tập quán của những vùng đất mới. Cơ hội được gặp gỡ với nhiều người giúp HDV mở rộng được nhiều mối quan hệ, làm quen với những người bạn mới, có thể là “người bạn đời” của bạn sau này.
Hướng dẫn viên du lịch là nghề được hưởng một mức lương khá hấp dẫn. Ngoài khoản tiền lương cố định, HDV còn nhận được tiền “Tip” của du khách… Khi hướng dẫn viên đã hết lòng vì công việc thì những khoản tiền “Tip” như thế này cũng góp phần động viên tinh thần cho các HDV du lịch.
Thời gian làm việc là một yếu tố gây khó khăn cho những HDV nữ đã có gia đình. Bởi HDV có khi phải thức dậy lúc 1 – 2 giờ sáng để đi đón khách, luôn phải xa nhà nhiều ngày nên ít có thời gian dành cho gia đình.
Nghề HDV yêu cầu lúc nào bạn cũng phải tươi cười trước mặt khách, cho nên dù tâm trạng không tốt thì khi gặp khách cũng phải tươi cười. Hướng dẫn viên còn phải chịu khá nhiều áp lực, phải chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện sức khỏe của khách, đôi khi phải hòa giải nhiều mối quan hệ cùng một lúc.
Nghề hướng dẫn viên cũng là một nghề nhiều cám dỗ. Nếu không đủ bản lĩnh thì HDV cũng dễ bị khách “cậy” tiền mà đòi hỏi những hành động khiếm nhã, thậm chí là “gạ tình”.
Chính vì những khó khăn này mà đa phần những hướng dẫn viên du lịch đều gắn bó với nghề một thời gian để “tích góp” rồi sau đó chuyển sang một bộ phận khác, làm nghề khác hoặc tự kinh doanh. Tất nhiên, nghề nào cũng có những nỗi khổ riêng, quan trọng là nếu thực sự yêu nghề thì bạn sẽ vượt qua được tất cả.
Sale Tour Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Thiết Của Nhân Viên Sale Tour
Khái niệm sale tour là gì?
Công việc của sale tour là gì?
Nghiệp vụ của nhân viên sale tour là gì?
Nắm chắc nghiệp vụ về sale
Nghiệp vụ về du lịch
Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt với nhiều phương thức
Khả năng chịu áp lực và cường độ công việc cao
Là hoạt động gắn bó mật thiết với quá trình bán các gói du lịch, sale tour được người trong ngành sử dụng rất phổ biến. Để xác định về khái niệm này, trước tiên bạn cần hiểu khái niệm cũng như bản chất. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về khái niệm của sale tour là gì?
– Sale là danh từ tiếng Anh chỉ hoạt động một người bán hàng hoặc động từ chỉ hoạt động mang hàng hóa đến cho người mua nhằm thu về nguồn lợi tức tính bằng tiền mặt.
– Tour là danh từ chỉ chuyến đi du lịch.
Với sự kết hợp của 2 từ trên, có thể hiểu sale tour là bán sản phẩm du lịch đến cho khách hàng. Hoạt động sale tour muốn có hiệu quả cần đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng và mang lại doanh thu tốt cho doanh nghiệp.
Công việc của sale tour là gì?
Tiếp cận khách hàng có thể là khách lẻ hoặc khách đi theo đoàn để giới thiệu các gói du lịch.
Nhân viên sale tour cũng thường xuyên cần phải thực hiện công việc tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Đây là một trong những thao tác rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến doanh thu.
Nếu khách hàng không thích các gói du lịch sẵn có, nhân viên sale tour cần tiến hành nắm bắt thông tin và thiết kế tour phù hợp để đáp ứng mong muốn của khách hàng. Đồng thời kèm theo các chi tiết tour cá nhân cũng cần thông báo giá hợp lý để khách hàng có được cân nhắc lựa chọn kịp thời.
Khi nhắc về định nghĩa sale tour là gì người ta cũng thường kể về công việc cần phải nắm bắt các chi tiết đặc trưng của một chuyến du lịch. Đặc biệt hơn, nhân viên sale tour cần hiểu rõ nội dung hay tinh thần đặc trưng của các tour du lịch để tạo nên dấu ấn riêng cho thương hiệu của công ty.
Trong trường hợp khách hàng đặt mua tour thì công việc của nhân viên sale tour sẽ là triển khai bán vé và ký hợp đồng tour với khách.
Các công việc khác như liên hệ với các nhà cung cấp các dịch vụ: đại lý máy bay, hãng xe, nhà hàng, khách sạn…cũng là nhiệm vụ của một nhân viên sale tour.
Cuối cùng, nhân viên cần đảm bảo kết nối và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, chủ động tìm kiếm cơ hội với các khách hàng mới.
Nghiệp vụ của nhân viên sale tour là gì?
Bất kì ngành nghề nào cũng đòi hỏi những kỹ năng nghiệp vụ nhất định và nhân viên sale tour cũng không ngoại lệ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời hướng đến phát triển bản thân tốt hơn. Một nhân viên sale tour cần có những nghiệp vụ như sau:
Nắm chắc nghiệp vụ về sale
Yếu tố quan trọng nhất của một nhân viên sale tour đó chính là cần nắm vững nghiệp vụ của mình. Điều này bao gồm những đảm bảo từ các mặt bề ngoài đến kỹ năng giao tiếp và kỹ thuyết phục. Một nhân viên sale tour cũng cần có sự tinh tế để nhanh chóng nắm bắt ý của khách hàng, từ đó giới nhiều những sản phẩm du lịch phù hợp.
Nhân viên sale tour cần thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách tour du lịch bao gồm: bảng giá, các khung giá khuyến mãi, giảm giá, quà tặng,…để kịp thời tư vấn cho khách hàng. Nhân viên cũng cần thường xuyên tham khảo và tìm hiểu về xu hướng du lịch để tìm ra những sản phẩm mới, có tính đột phá nhằm mang lại lợi thế riêng.
Nghiệp vụ về du lịch
Không chỉ cần có kỹ năng bán hàng, nhân viên sale tour cần có nền tảng kiến thức du lịch tốt. Điều này bao gồm các kiến thức về điểm đến, các thông tin về khách sạn, nhà hàng,….Chúng không chỉ là thông tin để bạn tư vấn cho khách khi cần. Mà đó còn là phương thức để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình trao đổi, thỏa thuận với khách.
Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt với nhiều phương thức
Ngày càng có nhiều phương thức liên hệ được phát triển như gặp mặt trực tiếp, email, thư tay hay điện thoại,…Do đó, khi nhắc về công việc của một nhân viên sale tour là gì người ta cũng thường đề cập đến những hiểu biết về cách thức sử dụng các phương tiện này một cách tốt nhất. Việc thực hiện các giao tiếp trên các phương thức này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng.
Sale tour du lịch là công việc thường xuyên tiếp cần với các ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Vì vậy, một nhân viên sale tour cũng cần có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh bản. Ngoài ra, cũng cần sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint,…
Khả năng chịu áp lực và cường độ công việc cao
Đây là một yếu tố cần để bạn có thể gắn bó với công việc sale tour. Hãy hiểu rằng công việc nào cũng có những áp lực riêng. Việc bạn chấp nhận chịu áp lực chính là thử thách và cần kiên trì tới cùng.
Hướng Dẫn Viên Du Lịch Việt Nam Thiếu Và Năng Lực Nghề Kém
Việc các HDV du lịch nước ngoài hoạt động trái phép ở Việt Nam, có một phần do chính các HDV du lịch Việt đã không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Thậm chí có một bộ phận HDV du lịch Việt Nam đã chấp nhận làm sitting guide (chỉ đi theo đoàn, nhận liên hệ các dịch vụ của Việt Nam khi đặt ăn, phòng nghỉ, mua sắm…). Bộ phận này sẵn sàng trình thẻ, nhận mình đang hướng dẫn cho đoàn khách nước ngoài khi có cơ quan kiểm tra, thanh tra… tiếp tay cho HDV du lịch nước ngoài qua mặt các cơ quan chức năng, có những hành vi sai trái ở Việt Nam.
Để cho những vụ việc HDV du lịch nước ngoài tác quái ở Việt Nam, ngoài việc quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu là HDV du lịch đặc biệt là HDV du lịch nước ngoài của Việt Nam vừa thiếu vừa yếu năng lực nghề, ý thức nghề cũng rất kém. Không ít các HDV du lịch chỉ vì ham lợi cá nhân (hay cho công ty của mình) đã không ngần ngại để cho các HDV nước ngoài thao túng tour.
Thay vì hoàn thành chức trách HDV của mình, giới thiệu những cái hay cái đẹp, lịch sử của vùng miền, địa điểm tham quan, tự hào về đất nước con người Việt Nam, truyền đến khách sự thân thiện, sự thú vị khám phá, để khách yêu quý đất nước Việt Nam, hẹn quay lại… thì các HDV du lịch Việt lại rất lơ đãng, giới thiệu qua quýt (có thể kém kiến thức, hay ý thức nghề kém), rồi chỉ chăm chăm đưa khách đến các nơi mua sắm để kiếm hoa hồng…
Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), trong những năm tới nghề HDV du lịch sẽ khan hiếm nhân lực do học sinh, sinh viên theo học ngành này ít, trong khi bởi những đòi hỏi khắt khe về nghề nên không phải ai cũng đáp ứng được. Mỗi năm, cả nước có khoảng 30.000 sinh viên du lịch ra trường, trong đó hơn 40% là hệ đại học. Và chỉ khoảng 1/3 sinh viên trung cấp – cao đẳng du lịch ra trường làm việc gắn với ngành học, còn hệ đại học chưa tới 5%. Hệ đại học thường đào tạo thập cẩm kiểu “quản trị du lịch” và đủ thứ chuyên ngành, từ “địa lý du lịch”, “môi trường du lịch” đến “Việt Nam học”… Trong khi các công ty lữ hành chỉ cần HDV hoặc thiết kế hay điều hành tour.
Trong số 9.920 HDV quốc tế thì tiếng Anh có 5.595 người, tiếng Trung Quốc có 1.586 người, tiếng Pháp có 1.135 người, tiếng Nga có 521 người, tiếng Nhật Bản có 512 người… Xét về cơ cấu của các tỉnh, thành thì càng phi lý. chúng tôi có 2.556 HDV quốc tế và 2.357 HDV nội địa. Số liệu này của Hà Nội là 2.819 và 1.303; Đà Nẵng là 1.353 và 931; Cần Thơ là 82 và 250… Đặc biệt HDV du lịch thông thạo những ngôn ngữ “hiếm” như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Phi, Ả Rập… gần như rất hiếm và không có.
Chính vì thế thực trạng hướng dẫn viên không đáp ứng được yêu cầu của du khách vẫn là bài toán chưa có lời giải của Ngành Du lịch nói chung và các công ty lữ hành nói riêng. Bởi nhiều HDV “được” ngoại ngữ, thì lại “trống” hoàn toàn về nghiệp vụ. Đó là chưa kể, không ít HDV còn không có bằng cấp, không có thẻ hành nghề, không khác gì hành nghề “chui”.
Và dễ dàng nhận thấy, đội ngũ HDV du lịch đang chênh giữa cung và cầu. Ngoài ngoại ngữ là “vốn” cần có, thì các nghiệp vụ nghề cũng không được trang bị kiến thức đầy đủ. Cho đến nay, vẫn không phân biệt được nhiệm vụ và chức năng nên thường ghép chung và cho rằng chức năng lớn hơn nhiệm vụ. Ngay như trong giáo trình giảng dạy ở Khoa du lịch của các trường Đại học cũng chỉ dạy những điều cơ bản như: 1. Người dẫn đường; 2. Thuyết minh tuyến điểm; 3. Sắp xếp và thực hiện các dịch vụ theo chương trình; 4. Xử lý các tình huống; 5. Đại diện công ty.
Và thiếu rất nhiều các vấn đề kỹ năng như: Kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam; Linh hoạt đa năng và nhạy cảm; Thân thiện với khách như một đại sứ ngoại giao; Có ý thức của một công dân yêu nước có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Thực tế, ai cũng nhận ra rằng tình trạng HDV du lịch “chui” xuất hiện ngày càng nhiều tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước, đây là một trong những hệ lụy từ việc đào tạo không theo kịp nhu cầu mà ngành Du lịch đang phải đối mặt. Có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do lực lượng HDV du lịch chưa phát triển đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Đại sứ văn hóa và chiến sĩ bảo vệ chủ quyền
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đang hướng đến một thị trường khách đa dạng. Bên cạnh nguồn khách đến từ các thị trường truyền thống châu Âu, châu Á, còn quan tâm các thị trường mới như Ấn Độ, Ả Rập… Để “đón đầu” được những dự báo và những “mục tiêu” phấn đấu này, không gì khác là phải cân đối ngay lập tức quan hệ cung – cầu HDV du lịch.
Nghề HDV du lịch ngoài ý thức yêu nghề cao, có trách nhiệm mang lợi nhuận kinh tế, còn phải tròn trách nhiệm như là một đại sứ ngoại giao văn hóa, một chiến sĩ “biên phòng” bảo vệ chủ quyền đất nước. Đây cũng chính là yêu cầu thiết thực, cấp bách, một trong những “chuẩn” của một HDV du lịch Việt Nam, để có thể tránh việc HDV nước ngoài thao túng, khách du lịch nước ngoài khinh thường, vi phạm luật của Việt Nam.
HDV du lịch Việt được xem như là người phát ngôn đại diện của Việt Nam với du khách về các vùng miền suốt chiều dài đất nước. Thông qua lăng kính của HDV, du khách sẽ hiểu được lịch sử từng vùng, miền, các phong tục dân gian, văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam. Đây cũng là hình thức quảng bá Việt Nam tại chỗ hiệu quả nhất để khách có thể quay lại lần tiếp theo hay giới thiệu bạn bè cùng đến Việt Nam.
Ngoài kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ nghề, cần lắm trong các giáo trình giảng dạy HDV du lịch tương lai phải thêm các chuyên mục về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa của nước mình và các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt cần giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, như nhiệm vụ- trách nhiệm của HDV du lịch Việt. Mỗi HDV du lịch Việt còn phải là một chiến sĩ bảo vệ đất nước bằng ý thức công dân.
Để khi đứng trước du khách, HDV du lịch Việt ngoài một nhà kinh doanh tiếp thị, còn phải là một đại sứ ngoại giao văn hóa, một người lính biên phòng bảo vệ chủ quyền đất nước… vừa làm hài lòng khách, đồng thời ngăn ngừa và ứng xử đúng luật với những vị khách “khiếm nhã” xúc phạm đất nước Việt Nam./.
Hoài Hương
Nguồn : Theo http://vov.vn
Bạn đang xem bài viết Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cần Những Gì Về Kỹ Năng trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!